Có ít nhất 2 sự kiện liên quan tới báo chí Việt Nam đầu năm Nhâm Thìn.
Thứ nhất là bảng xếp hạng về tự do báo chí do tổ chức Phóng viên Không Biên Giới thực hiện. Theo đó, trong năm 2011, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đàn áp báo chí mạnh nhất. Về mức độ tự do, Việt Nam còn kém cả Miến Điện và đội sổ trong khu vực ASEAN. Trong số 179 nước được tổ chức này khảo sát, Việt Nam xếp thứ hạng 172, sau Miến Điện (169), Lào (165) và Campuchia (117).
So với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam bị tụt 7 bậc trong lúc cả Lào và Miến Điện đều tăng hạng. Bên cạnh đó, một số nước Bắc Phi vừa trải qua cách mạng Hoa Nhài cũng có những tiến bộ nhất định, đặc biệt là Tunisia, năm ngoái nước này xếp bên cạnh Việt Nam nhưng năm nay đã vượt lên gần 40 bậc so với Việt Nam.
Những cải cách dân chủ vào mấy tháng cuối năm 2011 cũng cho phép Miến Điện, một nước nhiều năm tụt hậu so với Việt Nam, bứt phá lên phía trước, vượt Việt Nam 3 bậc.
‘Thành tích’ của Việt Nam, ngoài việc kìm kèp, kiểm duyệt, định hướng báo chí, chặn tường lửa với Internet còn hàng loạt các vụ sách nhiễu, bắt bớ các blogger và những cây bút độc lập. Bản báo cáo của RSF nêu vụ giảng viên Phạm Minh Hoàng bị kết án tù như một trường hợp điển hình về trấn áp người cầm bút trong năm qua. Ông Hoàng, có lẽ còn may may hơn nhiều cây bút khác khi mang quốc tịch Pháp, bản án dành cho ông không tới mức quá nặng và ông đã mãn hạn tù vào giữa tháng Một vừa qua.
Thực tế, cần phải kể tới nhiều trường hợp khác như blogger Điếu Cày đã bị giam giữ hơn một năm sau khi đã mãn hạn bản án 2 năm rưỡi tù về tội “trốn thuế”. Kể từ đó (19/10/2010) tới nay , không ai biết tin tức gì về Điếu Cày. Gia đình đã làm hết đơn này tới đơn khác nhưng vẫn không được gặp mặt người thân của mình. Kế đến, là các cây bút khác thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đang bị cầm tù như Phan Thanh Hải (Anhbasg), Tạ Phong Tần. Và nhiều blogger khác, tuy không bị bắt giam nhưng họ thường xuyên bị thăm hỏi, sách nhiễu.
Facebook, ‘vương quốc’ của gần 1 tỉ người trên thế giới, trong đó có khoảng 4 triệu người truy cập từ Việt Nam vẫn bị ngăn chặn bằng tường lửa.
Báo chí Việt Nam tiếp tục nằm trong khoảng tối nhất của nền báo chí toàn cầu nhưng cũng vào thời khắc chuyển giao giữa năm Tân Mão sang Nhâm Thìn, tất cả những ai theo dõi sát sao báo chí lề phải đều phải thừa nhận một biến chuyển vượt bậc. Nói đúng ra là một sự đột biến trong cách đưa tin, viết bài và tác nghiệp của đội ngũ phóng viên nước nhà.
Đó cũng là sự kiện thứ 2 đáng lưu ý mà người viết muốn đề cập tới.
Nếu những bản tin sơ khởi đầu tiên liên quan tới sự việc nổ súng khi cưỡng chế đất đai ở Hải Phòng, báo chí chỉ đưa tin một chiều, trích nguồn tin của công an huyện Tiên Lãng như “đã hết hạn thuê đầm 20 năm nhưng ông Vươn không chịu bàn giao lại tài sản nên chính quyền đã tổ chức cưỡng”, thì ngay sau đó, các phóng viên đã có những điều tra ráo riết và cho ra lò những phóng sự chân thực nóng hổi.
Thay vì chỉ dẫn tin một chiều từ phía công an, chính quyền như nhiều vụ việc trước đây, các nhà báo đã phỏng vấn gia đình người bị hại, hàng xóm và những người dân địa phương trong vùng.
Phóng viên của các báo Thanh Niên, Người Lao Động, Dân Trí… đã tới tận khu đầm dù họ bị những bộ mặt hình sự đe dọa, xua đuổi, xô đẩy và giằng giật dụng cụ tác nghiệp. Một nữ phóng viên, để tiếp cận được với khu vực đầm tôm đang bị các nhóm xã hội đen cai quản và vơ vét hải sản, chị đã phải mượn bộ quần áo lao động lấm lem của dân địa phương, xách theo cái giỏ trong đựng máy ảnh để thâm nhập vào hiện trường.
Qua đó, công luận được biết tới công lao kè đê, trồng rừng, lấn biển của gia đình ông Vươn. Những việc mà thanh niên xung phong đã phải bó tay, thì gia đình ông đã đem hết sức lực, tiền của và cả sinh mạng 2 người thân ra để làm nó trong vòng 20 năm. Nhiều lần buổi tối đắp xong đoạn đập, buổi sáng ra nước đã cuốn phăng…
Cũng nhờ những bài phỏng vấn đó, người ta biết đương sự không phải “giang hồ đất cảng” như VnExpress vội vã liệt kê khi vụ nổ súng vừa xảy ra mà thực chất, ông là một anh hùng, một nông dân trí thức vừa có tâm vừa có tầm. Người dân địa phương kể về gia đình ông với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn. Nhờ kè biển của ông mà hàng ngàn người dân trong vùng đã thoát khỏi cảnh lũ lụt hàng năm.v.v.
Bên cạnh đó, các báo đã làm nhiều bài phỏng vấn các luật sư, cựu chiến binh, cựu chủ tịch nước… Có lẽ giá trị nhất phải kể tới bài phỏng vấn cựu thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường, Đặng Hùng Võ. Ông Võ – một chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực quản lý đất đai- đã khẳng định việc cưỡng chế ở Tiên Lãng vừa trái luật vừa trái đạo.
Nhưng đáng nể nhất là cái cách mà báo chí đã ‘xử’ lãnh đạo Hải Phòng. Bình thường, giới lãnh đạo, dù là lãnh đạo địa phương cũng thường được báo chí đề cập một cách khá dè dặt và kiệm lời.
Ngay sau lời phát biểu của ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND Tp. Hải Phòng rằng “Dân bất bình nên phá nhà ông Vươn“, diễn đàn báo chí Việt Nam càng trở nên sôi động. Hàng loạt các bài báo ra đời với những tít hấp dẫn như: “Vì sao lại vu oan cho nhân dân?” hay “Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn“, hoặc “Không thể có chuyện người dân phá nhà ông Vươn”…
Điều đặc biệt, giới lãnh đạo Hải Phòng đã bị ít nhất 2 tờ báo gọi là “vô liêm sỉ“, một từ hết sức hiếm gặp lâu nay trên truyền thông Việt Nam. Và chuyện “vô liêm sỉ” này lại được nhiều bạn đọc đồng tình. Cũng liên quan tới sự việc vừa qua, báo chí Việt Nam đã cho phép bạn đọc đóng góp ý kiến một cách khá thoải mái.
Bài “Vì sao lại vu oan cho nhân dân” của Dân Trí, có đoạn như sau: …”giả sử nếu do nhân dân bức xúc phá nhà ông Quý thì gần một trăm chiến sĩ công an, quân đội và nhiều vị lãnh đạo các cấp có mặt tại thời điểm đó tại sao không ngăn cản, bảo vệ? Trách nhiệm của công bộc đối với những người đóng thuế nuôi họ để đâu? Rồi “nhân dân bức xúc” là ai? Tên tuổi là gì? Tại sao cho đến giờ chưa có “nhân dân bức xúc” phá nhà nào bị truy tố vì tội phá hoại tài sản công dân? Đó là chưa kể có nhiều bức ảnh đã ghi lại cảnh đập phá này.
Đổ tội cho nhân dân, vu vạ cho cấp dưới là vô liêm sỉ. Sự lèo lá, tráo trở đã không còn giới hạn.”
Và dưới bài viết này, cho tới nay, có khoảng 500 bình luận, đa phần là đồng tình với lập luận của bài báo, xin trích dẫn vài ‘đường’:
- Đúng là vô liêm sỉ. Thế mà là người có học. Được làm quan à?
- Quá hay, Quá chính xác. Phó chủ tịch thành phố vô liêm sỉ cần phải thanh lọc để đất nước phát triển.
- Quả thực, như tôi nhận thấy người làm quan bây giờ, rất nhiều là người vô tâm, vô liêm sỉ. Mà đã là người vô tâm, vô liêm sỉ thì việc gì cũng có thể làm được.
- Mấy ông quan đó đã sống chung với cái danh hiệu “vô liêm sỉ”sự nhục nhã từ lâu rồi nên mấy ổng mới leo lên tới cái “ghế” đó…
- 1 phó chủ tịch TP mà phát biểu 1 câu ngu chưa từng có.
- Quan chức kiểu này đúng là hại nước, hại dân!
…
Sự cởi mở tới mức này lâu nay người ta chỉ có thể thấy ở các trang mạng lề trái hay các blog ngoài luồng, hoặc những phản hồi (mang tính nói cho nhau nghe) trên Facebook.
Một nhà báo trong nước tâm sự, năm hết Tết đến, mấy ông tuyên huấn bận bịu, chưa kịp ‘ra chiêu’ thì báo chí đã bung hết ra rồi, đến lúc mấy bố muốn bịt lại cũng không còn kịp nữa.
Nhận định của anh có thể đúng, có thể sai, nhưng dù sao đây cũng là một dịp hiếm hoi để người ta thấy tài năng thực sự của giới cầm bút lề phải. Và bạn đọc có thêm cơ sở để tin rằng, nếu có cơ hội, nếu thoát khỏi ràng buộc của kiểm duyệt và định hướng, những nhà báo Việt Nam sẽ thực sự trở thành nhà báo đúng nghĩa, họ sẽ tác nghiệp với nguyên tắc “trung thực, khách quan, công bằng”- nguyên tắc cơ bản của nền báo chí tiến bộ.
Vâng. Chúng ta hy vọng vào họ.
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
Thứ nhất là bảng xếp hạng về tự do báo chí do tổ chức Phóng viên Không Biên Giới thực hiện. Theo đó, trong năm 2011, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đàn áp báo chí mạnh nhất. Về mức độ tự do, Việt Nam còn kém cả Miến Điện và đội sổ trong khu vực ASEAN. Trong số 179 nước được tổ chức này khảo sát, Việt Nam xếp thứ hạng 172, sau Miến Điện (169), Lào (165) và Campuchia (117).
So với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam bị tụt 7 bậc trong lúc cả Lào và Miến Điện đều tăng hạng. Bên cạnh đó, một số nước Bắc Phi vừa trải qua cách mạng Hoa Nhài cũng có những tiến bộ nhất định, đặc biệt là Tunisia, năm ngoái nước này xếp bên cạnh Việt Nam nhưng năm nay đã vượt lên gần 40 bậc so với Việt Nam.
Những cải cách dân chủ vào mấy tháng cuối năm 2011 cũng cho phép Miến Điện, một nước nhiều năm tụt hậu so với Việt Nam, bứt phá lên phía trước, vượt Việt Nam 3 bậc.
‘Thành tích’ của Việt Nam, ngoài việc kìm kèp, kiểm duyệt, định hướng báo chí, chặn tường lửa với Internet còn hàng loạt các vụ sách nhiễu, bắt bớ các blogger và những cây bút độc lập. Bản báo cáo của RSF nêu vụ giảng viên Phạm Minh Hoàng bị kết án tù như một trường hợp điển hình về trấn áp người cầm bút trong năm qua. Ông Hoàng, có lẽ còn may may hơn nhiều cây bút khác khi mang quốc tịch Pháp, bản án dành cho ông không tới mức quá nặng và ông đã mãn hạn tù vào giữa tháng Một vừa qua.
Thực tế, cần phải kể tới nhiều trường hợp khác như blogger Điếu Cày đã bị giam giữ hơn một năm sau khi đã mãn hạn bản án 2 năm rưỡi tù về tội “trốn thuế”. Kể từ đó (19/10/2010) tới nay , không ai biết tin tức gì về Điếu Cày. Gia đình đã làm hết đơn này tới đơn khác nhưng vẫn không được gặp mặt người thân của mình. Kế đến, là các cây bút khác thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đang bị cầm tù như Phan Thanh Hải (Anhbasg), Tạ Phong Tần. Và nhiều blogger khác, tuy không bị bắt giam nhưng họ thường xuyên bị thăm hỏi, sách nhiễu.
Facebook, ‘vương quốc’ của gần 1 tỉ người trên thế giới, trong đó có khoảng 4 triệu người truy cập từ Việt Nam vẫn bị ngăn chặn bằng tường lửa.
Báo chí Việt Nam tiếp tục nằm trong khoảng tối nhất của nền báo chí toàn cầu nhưng cũng vào thời khắc chuyển giao giữa năm Tân Mão sang Nhâm Thìn, tất cả những ai theo dõi sát sao báo chí lề phải đều phải thừa nhận một biến chuyển vượt bậc. Nói đúng ra là một sự đột biến trong cách đưa tin, viết bài và tác nghiệp của đội ngũ phóng viên nước nhà.
Đó cũng là sự kiện thứ 2 đáng lưu ý mà người viết muốn đề cập tới.
Nếu những bản tin sơ khởi đầu tiên liên quan tới sự việc nổ súng khi cưỡng chế đất đai ở Hải Phòng, báo chí chỉ đưa tin một chiều, trích nguồn tin của công an huyện Tiên Lãng như “đã hết hạn thuê đầm 20 năm nhưng ông Vươn không chịu bàn giao lại tài sản nên chính quyền đã tổ chức cưỡng”, thì ngay sau đó, các phóng viên đã có những điều tra ráo riết và cho ra lò những phóng sự chân thực nóng hổi.
Thay vì chỉ dẫn tin một chiều từ phía công an, chính quyền như nhiều vụ việc trước đây, các nhà báo đã phỏng vấn gia đình người bị hại, hàng xóm và những người dân địa phương trong vùng.
Phóng viên của các báo Thanh Niên, Người Lao Động, Dân Trí… đã tới tận khu đầm dù họ bị những bộ mặt hình sự đe dọa, xua đuổi, xô đẩy và giằng giật dụng cụ tác nghiệp. Một nữ phóng viên, để tiếp cận được với khu vực đầm tôm đang bị các nhóm xã hội đen cai quản và vơ vét hải sản, chị đã phải mượn bộ quần áo lao động lấm lem của dân địa phương, xách theo cái giỏ trong đựng máy ảnh để thâm nhập vào hiện trường.
Qua đó, công luận được biết tới công lao kè đê, trồng rừng, lấn biển của gia đình ông Vươn. Những việc mà thanh niên xung phong đã phải bó tay, thì gia đình ông đã đem hết sức lực, tiền của và cả sinh mạng 2 người thân ra để làm nó trong vòng 20 năm. Nhiều lần buổi tối đắp xong đoạn đập, buổi sáng ra nước đã cuốn phăng…
Cũng nhờ những bài phỏng vấn đó, người ta biết đương sự không phải “giang hồ đất cảng” như VnExpress vội vã liệt kê khi vụ nổ súng vừa xảy ra mà thực chất, ông là một anh hùng, một nông dân trí thức vừa có tâm vừa có tầm. Người dân địa phương kể về gia đình ông với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn. Nhờ kè biển của ông mà hàng ngàn người dân trong vùng đã thoát khỏi cảnh lũ lụt hàng năm.v.v.
Bên cạnh đó, các báo đã làm nhiều bài phỏng vấn các luật sư, cựu chiến binh, cựu chủ tịch nước… Có lẽ giá trị nhất phải kể tới bài phỏng vấn cựu thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường, Đặng Hùng Võ. Ông Võ – một chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực quản lý đất đai- đã khẳng định việc cưỡng chế ở Tiên Lãng vừa trái luật vừa trái đạo.
Nhưng đáng nể nhất là cái cách mà báo chí đã ‘xử’ lãnh đạo Hải Phòng. Bình thường, giới lãnh đạo, dù là lãnh đạo địa phương cũng thường được báo chí đề cập một cách khá dè dặt và kiệm lời.
Ngay sau lời phát biểu của ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND Tp. Hải Phòng rằng “Dân bất bình nên phá nhà ông Vươn“, diễn đàn báo chí Việt Nam càng trở nên sôi động. Hàng loạt các bài báo ra đời với những tít hấp dẫn như: “Vì sao lại vu oan cho nhân dân?” hay “Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn“, hoặc “Không thể có chuyện người dân phá nhà ông Vươn”…
Điều đặc biệt, giới lãnh đạo Hải Phòng đã bị ít nhất 2 tờ báo gọi là “vô liêm sỉ“, một từ hết sức hiếm gặp lâu nay trên truyền thông Việt Nam. Và chuyện “vô liêm sỉ” này lại được nhiều bạn đọc đồng tình. Cũng liên quan tới sự việc vừa qua, báo chí Việt Nam đã cho phép bạn đọc đóng góp ý kiến một cách khá thoải mái.
Bài “Vì sao lại vu oan cho nhân dân” của Dân Trí, có đoạn như sau: …”giả sử nếu do nhân dân bức xúc phá nhà ông Quý thì gần một trăm chiến sĩ công an, quân đội và nhiều vị lãnh đạo các cấp có mặt tại thời điểm đó tại sao không ngăn cản, bảo vệ? Trách nhiệm của công bộc đối với những người đóng thuế nuôi họ để đâu? Rồi “nhân dân bức xúc” là ai? Tên tuổi là gì? Tại sao cho đến giờ chưa có “nhân dân bức xúc” phá nhà nào bị truy tố vì tội phá hoại tài sản công dân? Đó là chưa kể có nhiều bức ảnh đã ghi lại cảnh đập phá này.
Đổ tội cho nhân dân, vu vạ cho cấp dưới là vô liêm sỉ. Sự lèo lá, tráo trở đã không còn giới hạn.”
Và dưới bài viết này, cho tới nay, có khoảng 500 bình luận, đa phần là đồng tình với lập luận của bài báo, xin trích dẫn vài ‘đường’:
- Đúng là vô liêm sỉ. Thế mà là người có học. Được làm quan à?
- Quá hay, Quá chính xác. Phó chủ tịch thành phố vô liêm sỉ cần phải thanh lọc để đất nước phát triển.
- Quả thực, như tôi nhận thấy người làm quan bây giờ, rất nhiều là người vô tâm, vô liêm sỉ. Mà đã là người vô tâm, vô liêm sỉ thì việc gì cũng có thể làm được.
- Mấy ông quan đó đã sống chung với cái danh hiệu “vô liêm sỉ”sự nhục nhã từ lâu rồi nên mấy ổng mới leo lên tới cái “ghế” đó…
- 1 phó chủ tịch TP mà phát biểu 1 câu ngu chưa từng có.
- Quan chức kiểu này đúng là hại nước, hại dân!
…
Sự cởi mở tới mức này lâu nay người ta chỉ có thể thấy ở các trang mạng lề trái hay các blog ngoài luồng, hoặc những phản hồi (mang tính nói cho nhau nghe) trên Facebook.
Một nhà báo trong nước tâm sự, năm hết Tết đến, mấy ông tuyên huấn bận bịu, chưa kịp ‘ra chiêu’ thì báo chí đã bung hết ra rồi, đến lúc mấy bố muốn bịt lại cũng không còn kịp nữa.
Nhận định của anh có thể đúng, có thể sai, nhưng dù sao đây cũng là một dịp hiếm hoi để người ta thấy tài năng thực sự của giới cầm bút lề phải. Và bạn đọc có thêm cơ sở để tin rằng, nếu có cơ hội, nếu thoát khỏi ràng buộc của kiểm duyệt và định hướng, những nhà báo Việt Nam sẽ thực sự trở thành nhà báo đúng nghĩa, họ sẽ tác nghiệp với nguyên tắc “trung thực, khách quan, công bằng”- nguyên tắc cơ bản của nền báo chí tiến bộ.
Vâng. Chúng ta hy vọng vào họ.
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét