Vũ Cao Đàm
Ngày 4/8/2011 tôi có bài viết gửi đăng trên Bauxite Vietnam “Vài lời với GS Võ Tòng Xuân” nhân bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnamnet với ông: “Chúng ta nên cảm ơn thương nhân Trung Quốc”, trong đó tôi đã cảnh báo những thủ đoạn thâm độc của bọn đế quốc Trung Cộng, như đã từng diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam, kể từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước.
Sự thật mà tôi cảnh báo trong bài viết đó đã đến.
Ngày 24/2/2012 trên trang web của báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh có bài viết về tình cảnh nông dân Vĩnh Long đang khó khăn vì giá khoai các thương nhân Trung Cộng mua bị đánh tụt xuống còn một nửa giá ban đầu. Bài báo viết [1]: “Thời điểm này những năm trước, giá khoai ở mức 300.000đ - 400.000đ/tạ, sau đó đến mùa thu hoạch (khoảng tháng Ba âm lịch) giá sẽ tăng lên, nhưng hiện giá khoai lại có chiều hướng giảm khi sắp đến thời điểm thu hoạch. Nhiều người trồng khoai đang lo lắng sẽ tái diễn tình trạng hai năm trước, khi giá khoai xuống chỉ còn 160.000đ/tạ”.
Thật ra, cũng chính bài báo này cho biết, ban đầu các thương lại Trung Cộng đã mua có lúc tới 1,1-1,2 triệu đồng/tạ!
Thật ra, cũng chính bài báo này cho biết, ban đầu các thương lại Trung Cộng đã mua có lúc tới 1,1-1,2 triệu đồng/tạ!
Cũng chính ngày 24/2/2012, một số chuyên viên của Bộ Khoa học và Công nghệ đến làm việc ở Vĩnh Long trở về đã cho chúng tôi biết, họ được chứng kiến một sự thực đau lòng là sau khi phía nông dân Việt nam đã thực hiện cam kết trồng khoai theo đúng hợp đồng, thì phía Trung Cộng đã cố tình chậm trễ trong việc thu mua. Kết quả là khoai bị hà (sùng) rất nhiều. Đương nhiên, họ sẽ không mua khoai hà (sùng), và số khoai còn lại bị chúng đánh giá là kém phẩm chất và thu mua với giá rẻ mạt.
Quả thật, đến bây giờ thì chúng ta mới thấy được là một số người đã quá ngây thơ và vội vã để cảm ơn thương nhân Trung Cộng.
Thật ra, bọn thương nhân Trung Cộng chưa thực hiện những âm mưu quá sâu như tôi đã dự đoán trong bài viết. Họ hơi “ăn non”, đánh ngay vào lợi ích quá khiêm nhường của những người nông dân nghèo ở tỉnh Vĩnh Long. Họ đã đánh ngay vào những lợi ích trước mắt của nông dân nghèo. Có lẽ họ đang chạy đua với thời gian hòng làm suy yếu kinh tế Việt Nam, được chừng nào hay chừng đó, và nhất là nhanh chừng nào tốt chừng đó. Chúng ta đừng quên rằng, trong bài nói về mười bước để đánh Việt Nam, mà tôi đã dịch đăng trên mạng, bọn đế quốc Trung Cộng đã công khai tuyên bố, chúng sẽ đánh Việt Nam toàn diện, về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Về kinh tế, chúng ta cần nhận rõ những sự kiện sau đây.
- Chúng sử dụng mọi biện pháp để triệt phá cơ sở kinh tế của nông dân nghèo: mua móng trâu và đuôi trâu để tiêu diệt sức kéo; thu mua “chè bẩn” và dụng cụ chế biến chè thủ công để triệt phá cơ sở kinh tế của nông dân các vùng trồng chè; thu mua râu ngô non để triệt phá những cánh nương ngô đến kỳ trổ bắp; thu mua mèo và bán thuốc kích dục chuột để kích thích phát triển các đàn chuột, bán ốc bươu vàng để triệt phá sản xuất lúa.
- Chúng tìm cách thắng thầu các công trình công nghiệp, rồi trì hoãn thực hiện để kéo chậm quá trình công nghiệp hóa.
- Chúng thu mua dây đồng để phá hoại mạng lưới điện, đồng thời tìm cách để thắng thầu xây dựng các nhà máy điện, rồi cũng trì hoãn thực hiện để đánh vào nguồn năng lượng cho công nghiệp hóa.
- Chúng thu mua cáp quang để phá hoại mạng lưới thông tin viễn thông.
- Vân vân và vân vân.
Chắp nối các sự kiện trên, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, với sự kiện thuê đất trồng khoai, chính là chúng muốn tàn phá vựa lúa Miền Nam, để Việt Nam mất hoàn toàn vị trí của một đất nước đang được xếp hạng cao về xuất khẩu gạo.
Và chính vì vậy, bây giờ chúng ta mới nên cảm ơn các thương nhân Trung Cộng, là họ đã giúp cho các đồng chí ngây thơ của Việt Nam “sáng mắt sáng lòng” [2], tỉnh ngộ về cái tình “Anh em”, “Đồng chí”, “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”.
Từ quan hệ mua bán mang tính lừa đảo nhỏ nhất với dân lành đến những cam kết bất bình đẳng lớn nhất giữa các nhà lãnh đạo, cùng với việc tàu chiến của bọn đế quốc hiếu chiến Trung Cộng liên tục uy hiếp, cướp bóc tàu cá của ngư dân Việt Nam ngay sau chuyến viếng thăm “hữu nghị” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhà lãnh đạo chóp bu của cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, liệu đã đủ liều lượng để những người Viêt Nam yêu nước thương nòi “ly dị” cuộc hôn nhân đầy oan trái với cái ý thức hệ “anh em”, “đồng chí” với bọn tráo trở Trung Cộng, vừa leo lẻo nam mô “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”, vừa giấu sau lưng cả bồ dao găm để sẵn sàng xỉa vào hông cái người mà chúng vuốt ve ru ngủ bằng những giọng điệu mỹ miều “anh em”, “đồng chí”.
Một lần nữa, chúng ta thấy không thừa khi nói lên một điều rằng, cái sự vuốt ve “anh em”, “đồng chí” của bọn Trung Cộng chính là để tạo lòng tin ngây thơ của các “đồng chí” Việt Nam, để các “đồng chí” Việt Nam lơ là cảnh giác, để chúng thả phanh phá hoại kinh tế Việt Nam.
Nhân sự kiện này, tôi mong muốn ngành an ninh kinh tế cần sớm vào cuộc, để ngăn chặn bàn tay phá hoại của một kẻ địch vô cùng nham hiểm, luôn đội lốt anh em đồng chí quốc tế vô sản để phá hoại Việt Nam. Tôi xin lưu ý thêm, cũng chính trong bài trên trang mạng của Báo Phụ nữ mà tôi đã trích dẫn còn cung cấp một sự kiện khác, đó là bọn thương lái Trung Cộng còn sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, là mượn tay nông dân Việt Nam và các đại gia Việt Nam thuê đất trồng khoai cho chúng. Tôi đề nghị ngành an ninh kinh tế cũng cần lưu ý tình huống này.
Để thấy hết hậu quả của các thủ đoạn phá hoại kinh tế của bọn đế quốc Trung Cộng, chúng ta cần nhớ rằng, vào đầu những năm 1980, hai nước Trung Quốc và Viêt Nam có trình độ phát triển tương đồng, thậm chí Trung Quốc còn kém Việt Nam nhiều mặt sau cuộc tàn phá vĩ đại của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thì chỉ không đầy hai thập niên, vào cuối những năm 1990, chính các bạn Trung Quốc đến từ Hoa Lục đã tự hào đưa số liệu để nói với tôi, rằng Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam chí ít là 30 năm.
V. C. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
[1] Báo Phụ nữ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, phunuonline.com.vn
[2] Lấy từ lời bài hát “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” do Phạm Tuyên phổ nhạc lời dịch của Tố Hữu bài thơ của nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét