Luật Sư Đào Tăng Dực
Như những người quan tâm đến tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam, phần đông chúng ta đều băng khoăn, trăn trở về những chướng ngại trong tiến trình xây dựng dân chủ cho đất nước mình. Nhất là khi chúng ta nhìn thấy những khó khăn đang xảy ra tại những quốc gia chưa có dân chủ, nhưng đang nổ lực xây dựng, như tại A Phú Hãn hoặc Iraq.
Nhất là tại A Phú Hãn. Tại quốc gia đang có nội chiến này, chính phủ đang nắm quyền hiên nương nhờ vào sự ủng hộ về quân sự lẫn tài chánh từ các quốc gia dân chủ Tây Phương, dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thực tế.
Trên nguyên tắc, các chính quyền Tây Phương, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia chính, biện minh cho sự tham chiến của mình tại A Phú Hãn, qua lập luận rằng: họ đang ủng hộ một chính quyền trong sạch và dân chủ thực sự, để chống lại một nhóm Taliban khủng bố,quá khính, độc tài và phi dân chủ.
Chính vì thế cuộc bầu cử Tổng Thống tại A Phú Hãn ngày 20 tháng 8, 2009 vừa qua được Hoa Kỳ và các nước Tây Phương phổ biến với cử tri mình, như một chứng minh và biện minh cho sự viện trợ và hy sinh đầy chính nghĩa tại quốc gia này.
Tuy nhiên kết quả hoàn toàn đi ngược lại kỳ vọng của họ. Ủy Ban Bầu Cử Ðộc Lập của A Phú Hãn giám sát cuộc bầu đã phải xác định yếu tố gian lận lớn lao, có hệ thống và không thể chối cãi của phe Tổng Thống Hamid Karzai. Sự gian lận bao gồm: bán phiếu, xử dụng vũ lực ép bầu, hoán đổi phiếu trong các thùng phiếu. Số phiếu gian lận nhiều đến mức độ, mặc dầu cuộc kiểm phiếu giai đoạn cho thấy Tổng Thống Hamid Kazai có hơn 50% số phiếu (16/9/09 với 54.6%), nhưng dưới áp lực quốc tế, Ùy Ban Bầu Cử phải xác định chung kết rằng TT Karzai chưa đủ 50% số phiếu (21/10/09 với 49.67%). Chính vì thế một cuộc bầu cử vòng nhì vẫn được tổ chức , dưới áp lực của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, ngõ hầu đem lại một mức độ chính danh tương đối cho chính phủ Karzai.
Tuy nhiên lãnh tụ phe đối lập Abdullah Abdullah, người có số phiếu sau Hamid Karzai, đòi hỏi phải cách chức vị Chủ Tịch Hội Ðồng Bầu Cử Ðôc Lập thì mới chịu tham gia vòng nhì. Khi TT Karzai từ chối thì vị này rút tên không ứng cử. Kết quả là TT Karzai độc diễn và được tuyên bố đắc cử chính thức mà không cần bầu phiếu vòng nhì.
Ðất nước chúng ta không xa lạ gì trong quá khứ với các cuộc gian lận bầu cử hoặc bầu cử độc diễn tại miền nam. Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa có nhiều quan sát viên quốc tế tố cáo rằng có nhiều phiếu bầu hơn số cử tri đi bầu. Thời quý ông Thiệu và Kỳ thì cũng có trường hợp ông Thiệu độc diễn.
Tại miền Bắc càng tệ hại hơn nữa. Từ trước đến nay chỉ có một màn kịch duy nhất, đó là độc tài độc đảng, đảng cử dân bầu. Không có đối lập mà vẫn có những tấng tuồng lố bịch như Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ðại Tướng Bộ Trưởng Công An Lê Hồng Anh đi vận động tranh cử như tại các quốc gia dân chủ thực sự. Là người Việt Nam sống trong thế kỷ 21, với hệ thống tin học toàn cầu, sự nhục nhã thật vô cùng tận.
Hậu quả của sự vắng bóng dân chủ và gian lận bầu cử là gì?
Nguyên nhân phát xuất từ đâu?
Trong trường hợp của A Phú Hãn, tính gian lận của cuộc bầu cử đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho các đồng minh Tây Phương của họ trong cuộc chiến sinh tử chống phe Taliban, nhất là dư luận quần chúng tại Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tại 2 quốc gia có đông đảo quân đội tại A Phú Hãn này, phong trào phản chiến rất mạnh. Tổng Thống Barack Obama và Thủ Tướng Gordon Brown đều gặp khó khăn. TT Obama thì phải làm sao biện minh cho nhu cầu gia tăng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại xứ này, khi dân chúng Hoa Kỳ cảm thấy mình bị rơi vào tình trạng phải dồn tài nguyên và đổ máu để bảo vệ cho một chế độ gian lận và thối nát, đành rằng phe Taliban cũng gồm toàn những tay khủng bố khát máu.
Thủ tướng Anh Quôc Gordon Brown cũng bị những áp lực tương tự. Có thể kết luận rằng, những sự gian lận của phe Hamid Karzai hoàn tòan vì quyền lợi phe nhóm và cá nhân, cũng như đi ngược lại quyền lợi của dân tộc họ.
Sự độc diễn đưới thời Ông Nguyễn Văn Thiệu, một phần nào làm giảm đi yếu tố chính danh, không những cho Hoa Kỳ, là chỗ dựa lưng của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn giảm đi yếu tố chính danh cho các chính quyền liên hệ tại miền Nam Việt Nam, trong cuộc chiến sinh tử chống lại độc tài CS từ miền Bắc nữa.
Trên phương diện chính trị, chúng ta không thể chống độc tài này bằng sự độc tài kia, hoặc gian xảo này bằng gian xảo nọ. Chỉ có dân chủ và sự trong sáng mới có thể chiến thắng được độc tài và xảo trá mà thôi.
Bức tường Bá Linh sụp đổ, đem lại tự do cho toàn cõi Ðông Âu va Liên Xô, không phải vì Hoa Kỳ và các nướcTây Âu độc tài và gian xảo hơn các chính quyền CS Ðông Âu và Nga Sô. Trái lại chính tinh thần dân chủ trong sáng, nền pháp trị công minh và lương tri của những nhà lãnh đạo Tây Phương, đã là những viên đạn có hiệu năng công phá thành trì của độc tài đảng trị lớn lao nhất.
Nếu các lãnh tụ thế giới tự do, vào giai đoạn đó của lịch sử, viện cớ là đối thủ CS của họ độc tài và gian xảo, và họ phải siết chặc kiểm soát, giảm thiểu các dân quyền và nhân quyền nơi quốc gia họ, thì chưa chắc bức tường Bá Linh đã sụp đổ vào thời điểm 9/11/1989.
Chân lý này áp dụng cho mọi sinh hoạt xã hội và chính trị, từ một cộng đồng người Việt nhỏ tại hải ngoại, đến một làng xã, một thành phố, một quốc gia hay một cộng đồng Quốc gia như Liên Hiệp Âu Châu. Những thành phần ích kỷ và thiển cận, viện cớ phải đối diện với một kẻ thù độc tài và gian xảo, để sau đó xiết chặc sự kiểm soát và giảm thiểu khả năng hành xử quyền tự do của con người, thông thường không có biện minh nào, ngoài quyền lợi vị kỷ của phe nhóm và cá nhân liên hệ.
Nguyên nhân của sự gian lận và vắng bóng dân chủ phát xuất từ đâu?
Tại các quốc gia Cộng Sản như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn, thì phát xuất từ hai yếu tố chính:
Ðó là sự thiếu vắng những định chế dân chủ thực sự và tính thiếu lương tri của giai cấp lãnh đạo.
Ðành rằng, CSVN và các đảng CS khác, đều biện minh bừa bãi rằng họ cũng có quốc hiệu rất dân chủ nào là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, hoặc hiến pháp và từ đó có Quốc Hội, Tòa Án Tối Cao, Nội Các như các quốc gia dân chủ thực sự khác.
Tuy nhiên danh từ rỗng và kêu to, không đồng nghĩa với thực chất. Khi phân tích kỹ thì các hiến pháp và định chế chỉ là những trò chơi chữ và lừa đảo lố bịch, không lừa gạt được ai trong kỷ nguyên tin học mới này. Giai cấp lãnh đạo VIỆT NAM thì rõ ràng tham nhũng và thiếu lương tri vào bật nhất của nhân loại đương đại.
Thế thì tại sao Việt Nam Cộng Hòa tại miền nam trước đây, cũng như A Phú Hãn ngày hôm nay, vẫn có những khuyết điểm phản dân chủ trầm trọng như thế, trong khi hiến pháp tại các quốc gia này, và những định chế hiến định liên hệ, rõ ràng có thực chất dân chủ?
Trước hết chúng ta phải xác định rằng, những khuyết điểm dù trầm trọng của các định chế dân chủ của VNCH trước đây và của A Phú Hãn bây giờ, là những khuyết điểm mà thôi. Ðiều này không có nghĩa là yếu tính dân chủ hòan toàn không hiện hữu trong những định chế chính trị VNCH hoặc A Phú Hãn.
Ðiều trên khác hẳn với các định chế chính trị Cộng Sản. Chúng chỉ là những tấm bình phong. Trong một chế độ độc đảng, qua điều 4 hiến pháp, thì nội dung dân chủ của các định chế hoàn toàn bi triệt tiêu.
Tuy nhiên có một điểm tương đồng giũa những người lãnh đạo CS và những người lãnh đạo A Phú Hãn hôm nay. Ðó là sự vắng bóng của lương tri trong cả hai chế độ.
Thật vậy, một nền dân chủ chân chính và có thực chất chỉ có thể được hình thành khi cả hai điều kiện lương tri và định chế đều hiện hữu.
Thậm chí, nếu chúng thực sự hiện hữu, thì một quốc gia hay xã hội có thể vượt thời gian để lập tức chuyển biến từ một chế độ độc tài sang một chế độ dân chủ chân chính.
Bằng cớ hiển nhiên và hung hồn trong lịch sử là Nhật Bổn. Sau đệ nhị thế chiến, Nhật Bổn bị Hoa Kỳ áp chế một bản hiến pháp và những định chế dân chủ. Nhật Bổn chưa từng có truyền thống dân chủ trước đó. Tuy nhiên vì giới lãnh đạo có lương tri nên từ một xã hội quân phiệt, nước Nhật đã trở thành cường quốc dân chủ đầu tiên tại Ðông Á. Ngay cả trong trường hợp những định chế chính trị có tính cách ngoạilai và bị áp đặt.
Trong hai yếu tố định chế và lương tri, thì định chế tuy phức tạp, nhưng vì là những cấu trúc biểu hiện Hiến Pháp và Luật Pháp hiện hành, vốn là những cấu trúc của trí năng và luận lý, nên dễ dàng thực hiện.
Sự nan giải cho các cộng đồng, phe nhóm và quốc gia, là làm sao xây dựng lương tri của con người, nhất là lương tri của giới lãnh đạo. Lương tri đòi hỏi thời gian, sự phản tỉnh nội tâm, truyền thống văn hóa và đạo đức gia đình.
Nếu đốt giai đoạn là phản văn hóa, thì hầu như vượt thời gian cũng không thể nào xây dựng được một thế hệ lãnh đạo có lương tri.
Chính vì thế, công tác xây dựng lương tri cho hàng ngũ cán bộ của mình là trách nhiệm hàng đầu của một tổ chức đấu tranh nghiêm chỉnh.
Sự khác biệt giữa nền dân chủ Hoa kỳ, Anh Quốc, Pháp, Úc Ðại Lợi bên này, và A Phú Hãn, Iraq, Miến Ðiện bên kia là một sự cách biệt chủ yếu về lương tri của giới lãnh đạo.
Tuy nhiên, sự các biệt giữa Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Ðại Lợi bên này, và CS Việt Nam, CS Trung Quốc, CS Bắc Hàn bên kia, ngoài sự cách biệt về định chế đã đành, nhưng quan trọng hơn hết, là một hố sâu thăm thẳm về lương tri của giới lãnh đạo.
Chính vì thế, sự khác biệt giữa một tổ chức chính trị nghiêm chỉnh và một tổ chức chính trị tầm thường, không lệ thuộc nhiều vào khả năng tài chánh cao hay thấp hoặc nhân sự phong phú hay nghèo nàn. Thay vào đó, sự khác biệt về phẩm chất nằm ở điểm tổ chức nào có khả năng và viễn kiến để xây dựng một đội ngũ cán bộ đầy đủ lương tri, vượt lên trên giới hạn quyền lợi cá nhân và phe nhóm.
Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, các định chế chính trị chỉ có thể phát huy tột đỉnh tiềm năng của mình, đem phúc lợi cho dân tộc, khi hàng ngũ lãnh đạo có đầy đủ lương tri.
Luật Sư Ðào Tăng Dực
Nhất là tại A Phú Hãn. Tại quốc gia đang có nội chiến này, chính phủ đang nắm quyền hiên nương nhờ vào sự ủng hộ về quân sự lẫn tài chánh từ các quốc gia dân chủ Tây Phương, dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thực tế.
Trên nguyên tắc, các chính quyền Tây Phương, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia chính, biện minh cho sự tham chiến của mình tại A Phú Hãn, qua lập luận rằng: họ đang ủng hộ một chính quyền trong sạch và dân chủ thực sự, để chống lại một nhóm Taliban khủng bố,quá khính, độc tài và phi dân chủ.
Chính vì thế cuộc bầu cử Tổng Thống tại A Phú Hãn ngày 20 tháng 8, 2009 vừa qua được Hoa Kỳ và các nước Tây Phương phổ biến với cử tri mình, như một chứng minh và biện minh cho sự viện trợ và hy sinh đầy chính nghĩa tại quốc gia này.
Tuy nhiên kết quả hoàn toàn đi ngược lại kỳ vọng của họ. Ủy Ban Bầu Cử Ðộc Lập của A Phú Hãn giám sát cuộc bầu đã phải xác định yếu tố gian lận lớn lao, có hệ thống và không thể chối cãi của phe Tổng Thống Hamid Karzai. Sự gian lận bao gồm: bán phiếu, xử dụng vũ lực ép bầu, hoán đổi phiếu trong các thùng phiếu. Số phiếu gian lận nhiều đến mức độ, mặc dầu cuộc kiểm phiếu giai đoạn cho thấy Tổng Thống Hamid Kazai có hơn 50% số phiếu (16/9/09 với 54.6%), nhưng dưới áp lực quốc tế, Ùy Ban Bầu Cử phải xác định chung kết rằng TT Karzai chưa đủ 50% số phiếu (21/10/09 với 49.67%). Chính vì thế một cuộc bầu cử vòng nhì vẫn được tổ chức , dưới áp lực của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, ngõ hầu đem lại một mức độ chính danh tương đối cho chính phủ Karzai.
Tuy nhiên lãnh tụ phe đối lập Abdullah Abdullah, người có số phiếu sau Hamid Karzai, đòi hỏi phải cách chức vị Chủ Tịch Hội Ðồng Bầu Cử Ðôc Lập thì mới chịu tham gia vòng nhì. Khi TT Karzai từ chối thì vị này rút tên không ứng cử. Kết quả là TT Karzai độc diễn và được tuyên bố đắc cử chính thức mà không cần bầu phiếu vòng nhì.
Ðất nước chúng ta không xa lạ gì trong quá khứ với các cuộc gian lận bầu cử hoặc bầu cử độc diễn tại miền nam. Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa có nhiều quan sát viên quốc tế tố cáo rằng có nhiều phiếu bầu hơn số cử tri đi bầu. Thời quý ông Thiệu và Kỳ thì cũng có trường hợp ông Thiệu độc diễn.
Tại miền Bắc càng tệ hại hơn nữa. Từ trước đến nay chỉ có một màn kịch duy nhất, đó là độc tài độc đảng, đảng cử dân bầu. Không có đối lập mà vẫn có những tấng tuồng lố bịch như Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Ðại Tướng Bộ Trưởng Công An Lê Hồng Anh đi vận động tranh cử như tại các quốc gia dân chủ thực sự. Là người Việt Nam sống trong thế kỷ 21, với hệ thống tin học toàn cầu, sự nhục nhã thật vô cùng tận.
Hậu quả của sự vắng bóng dân chủ và gian lận bầu cử là gì?
Nguyên nhân phát xuất từ đâu?
Trong trường hợp của A Phú Hãn, tính gian lận của cuộc bầu cử đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho các đồng minh Tây Phương của họ trong cuộc chiến sinh tử chống phe Taliban, nhất là dư luận quần chúng tại Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tại 2 quốc gia có đông đảo quân đội tại A Phú Hãn này, phong trào phản chiến rất mạnh. Tổng Thống Barack Obama và Thủ Tướng Gordon Brown đều gặp khó khăn. TT Obama thì phải làm sao biện minh cho nhu cầu gia tăng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại xứ này, khi dân chúng Hoa Kỳ cảm thấy mình bị rơi vào tình trạng phải dồn tài nguyên và đổ máu để bảo vệ cho một chế độ gian lận và thối nát, đành rằng phe Taliban cũng gồm toàn những tay khủng bố khát máu.
Thủ tướng Anh Quôc Gordon Brown cũng bị những áp lực tương tự. Có thể kết luận rằng, những sự gian lận của phe Hamid Karzai hoàn tòan vì quyền lợi phe nhóm và cá nhân, cũng như đi ngược lại quyền lợi của dân tộc họ.
Sự độc diễn đưới thời Ông Nguyễn Văn Thiệu, một phần nào làm giảm đi yếu tố chính danh, không những cho Hoa Kỳ, là chỗ dựa lưng của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn giảm đi yếu tố chính danh cho các chính quyền liên hệ tại miền Nam Việt Nam, trong cuộc chiến sinh tử chống lại độc tài CS từ miền Bắc nữa.
Trên phương diện chính trị, chúng ta không thể chống độc tài này bằng sự độc tài kia, hoặc gian xảo này bằng gian xảo nọ. Chỉ có dân chủ và sự trong sáng mới có thể chiến thắng được độc tài và xảo trá mà thôi.
Bức tường Bá Linh sụp đổ, đem lại tự do cho toàn cõi Ðông Âu va Liên Xô, không phải vì Hoa Kỳ và các nướcTây Âu độc tài và gian xảo hơn các chính quyền CS Ðông Âu và Nga Sô. Trái lại chính tinh thần dân chủ trong sáng, nền pháp trị công minh và lương tri của những nhà lãnh đạo Tây Phương, đã là những viên đạn có hiệu năng công phá thành trì của độc tài đảng trị lớn lao nhất.
Nếu các lãnh tụ thế giới tự do, vào giai đoạn đó của lịch sử, viện cớ là đối thủ CS của họ độc tài và gian xảo, và họ phải siết chặc kiểm soát, giảm thiểu các dân quyền và nhân quyền nơi quốc gia họ, thì chưa chắc bức tường Bá Linh đã sụp đổ vào thời điểm 9/11/1989.
Chân lý này áp dụng cho mọi sinh hoạt xã hội và chính trị, từ một cộng đồng người Việt nhỏ tại hải ngoại, đến một làng xã, một thành phố, một quốc gia hay một cộng đồng Quốc gia như Liên Hiệp Âu Châu. Những thành phần ích kỷ và thiển cận, viện cớ phải đối diện với một kẻ thù độc tài và gian xảo, để sau đó xiết chặc sự kiểm soát và giảm thiểu khả năng hành xử quyền tự do của con người, thông thường không có biện minh nào, ngoài quyền lợi vị kỷ của phe nhóm và cá nhân liên hệ.
Nguyên nhân của sự gian lận và vắng bóng dân chủ phát xuất từ đâu?
Tại các quốc gia Cộng Sản như Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn, thì phát xuất từ hai yếu tố chính:
Ðó là sự thiếu vắng những định chế dân chủ thực sự và tính thiếu lương tri của giai cấp lãnh đạo.
Ðành rằng, CSVN và các đảng CS khác, đều biện minh bừa bãi rằng họ cũng có quốc hiệu rất dân chủ nào là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, hoặc hiến pháp và từ đó có Quốc Hội, Tòa Án Tối Cao, Nội Các như các quốc gia dân chủ thực sự khác.
Tuy nhiên danh từ rỗng và kêu to, không đồng nghĩa với thực chất. Khi phân tích kỹ thì các hiến pháp và định chế chỉ là những trò chơi chữ và lừa đảo lố bịch, không lừa gạt được ai trong kỷ nguyên tin học mới này. Giai cấp lãnh đạo VIỆT NAM thì rõ ràng tham nhũng và thiếu lương tri vào bật nhất của nhân loại đương đại.
Thế thì tại sao Việt Nam Cộng Hòa tại miền nam trước đây, cũng như A Phú Hãn ngày hôm nay, vẫn có những khuyết điểm phản dân chủ trầm trọng như thế, trong khi hiến pháp tại các quốc gia này, và những định chế hiến định liên hệ, rõ ràng có thực chất dân chủ?
Trước hết chúng ta phải xác định rằng, những khuyết điểm dù trầm trọng của các định chế dân chủ của VNCH trước đây và của A Phú Hãn bây giờ, là những khuyết điểm mà thôi. Ðiều này không có nghĩa là yếu tính dân chủ hòan toàn không hiện hữu trong những định chế chính trị VNCH hoặc A Phú Hãn.
Ðiều trên khác hẳn với các định chế chính trị Cộng Sản. Chúng chỉ là những tấm bình phong. Trong một chế độ độc đảng, qua điều 4 hiến pháp, thì nội dung dân chủ của các định chế hoàn toàn bi triệt tiêu.
Tuy nhiên có một điểm tương đồng giũa những người lãnh đạo CS và những người lãnh đạo A Phú Hãn hôm nay. Ðó là sự vắng bóng của lương tri trong cả hai chế độ.
Thật vậy, một nền dân chủ chân chính và có thực chất chỉ có thể được hình thành khi cả hai điều kiện lương tri và định chế đều hiện hữu.
Thậm chí, nếu chúng thực sự hiện hữu, thì một quốc gia hay xã hội có thể vượt thời gian để lập tức chuyển biến từ một chế độ độc tài sang một chế độ dân chủ chân chính.
Bằng cớ hiển nhiên và hung hồn trong lịch sử là Nhật Bổn. Sau đệ nhị thế chiến, Nhật Bổn bị Hoa Kỳ áp chế một bản hiến pháp và những định chế dân chủ. Nhật Bổn chưa từng có truyền thống dân chủ trước đó. Tuy nhiên vì giới lãnh đạo có lương tri nên từ một xã hội quân phiệt, nước Nhật đã trở thành cường quốc dân chủ đầu tiên tại Ðông Á. Ngay cả trong trường hợp những định chế chính trị có tính cách ngoạilai và bị áp đặt.
Trong hai yếu tố định chế và lương tri, thì định chế tuy phức tạp, nhưng vì là những cấu trúc biểu hiện Hiến Pháp và Luật Pháp hiện hành, vốn là những cấu trúc của trí năng và luận lý, nên dễ dàng thực hiện.
Sự nan giải cho các cộng đồng, phe nhóm và quốc gia, là làm sao xây dựng lương tri của con người, nhất là lương tri của giới lãnh đạo. Lương tri đòi hỏi thời gian, sự phản tỉnh nội tâm, truyền thống văn hóa và đạo đức gia đình.
Nếu đốt giai đoạn là phản văn hóa, thì hầu như vượt thời gian cũng không thể nào xây dựng được một thế hệ lãnh đạo có lương tri.
Chính vì thế, công tác xây dựng lương tri cho hàng ngũ cán bộ của mình là trách nhiệm hàng đầu của một tổ chức đấu tranh nghiêm chỉnh.
Sự khác biệt giữa nền dân chủ Hoa kỳ, Anh Quốc, Pháp, Úc Ðại Lợi bên này, và A Phú Hãn, Iraq, Miến Ðiện bên kia là một sự cách biệt chủ yếu về lương tri của giới lãnh đạo.
Tuy nhiên, sự các biệt giữa Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Ðại Lợi bên này, và CS Việt Nam, CS Trung Quốc, CS Bắc Hàn bên kia, ngoài sự cách biệt về định chế đã đành, nhưng quan trọng hơn hết, là một hố sâu thăm thẳm về lương tri của giới lãnh đạo.
Chính vì thế, sự khác biệt giữa một tổ chức chính trị nghiêm chỉnh và một tổ chức chính trị tầm thường, không lệ thuộc nhiều vào khả năng tài chánh cao hay thấp hoặc nhân sự phong phú hay nghèo nàn. Thay vào đó, sự khác biệt về phẩm chất nằm ở điểm tổ chức nào có khả năng và viễn kiến để xây dựng một đội ngũ cán bộ đầy đủ lương tri, vượt lên trên giới hạn quyền lợi cá nhân và phe nhóm.
Trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, các định chế chính trị chỉ có thể phát huy tột đỉnh tiềm năng của mình, đem phúc lợi cho dân tộc, khi hàng ngũ lãnh đạo có đầy đủ lương tri.
Luật Sư Ðào Tăng Dực
Trang mạng www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét