Ở Mỹ xăng lên giá, ứng cử viên tổng thống đấu đá nhau, dân chúng thêm tốn hao, méo mặt.
Theo sưu khảo của MasterCard SpendingPulse, giá trung bình một gallon xăng đã tăng lên cao nhứt hối tháng Hai này, tuần rồi $3.53 mỗi gallon, bây giờ ngày 22-2, như tại Burbank California là $4.
Các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa thêm một cơ hội bằng vàng đề tấn công TT Obama. Quí vị này đỗ lỗi cho TT Obama đã không làm đủ những việc cần để khai thác dầu mỏ ở nội địa. Đưa chứng cớ rõ ràng TT Obama đã ngăn chận việc thiết lập đường ống dẫn dầu từ Canada để lấy lòng phong trào bảo vệ môi sinh. Vạch “tiền sử, tiền sự” của TT Obama là người ủng hộ phong trào Xanh. Quí vị này lấy dân làm chứng, cho biết tiềng kêu dậy đất, tiếng la vang trời về nạn xăng lên giá của dân chúng Mỹ ở các Miền Tây như Colorado, Nevada và New Mexico, nơi dân chúng lái xe rất nhiều và bực bội về việc xăng lên giá.
Cựu TNS Rick Santorum, một trong bốn ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa móc hồ sơ thân phong trào xanh của TT Obamna. Ông nói “Quần chúng mới bắt đầu thở đuợc một chút, kinh tế phục hổi một chút, thất ngjhiệp bắt đầu giảm một chút tuần qua. Thình lình dân chúng bị luồng gió đã dập chúng ta hồi mùa hè năm 2008, dập lại nữa, lùa chúng ta vào thời kỳ kinh tế suy thoai.” Tại sao? Theo Ô. Santorum, vì TT Obama là người ủng hộ phong trào môi sinh, tiền sự, tiền sử không chối cãi vào đâu được.
Phát ngôn viên Carney của TT Obama đỡ liền, cho lời của Ô. Santorum là lời tuyên bố bốc đồng của một ứng cử viên muốn kiếm ghế. Theo người nói thay cho TT Obama. TT Obama là vị tổng thống đầu tiên đứng đầu trong việc chủ trương tăng gia sản xuất dầu nội địa kể từ TT Jimmy Carter, cũng của Đảng Dân Chủ.
Còn một ứng cử viên Cộng Hòa khác,Cựu Chủ Tịch Hạ Viên Newt Gingrich, hứa hẹn nếu Ông đắc cử làm tổng thống, dân Mỹ sẽ hưởng xăng $2.50 một gallon.
TT Obama đâu không phải tay vừa. Ông chuyển cái rủi thành cái may, lợi dụng việc xăng lên giá biện minh cho đường lối của một ứng cử viên ưu thời mẫn thế như ông, là phải tìm năng lượng thay thế để bớt lệ thuộc dầu mỏ ngọai quốc. Ông nói không có giải pháp đơn giản cho vấn đề giá xăng tăng cao, mặc dù có một số chính khách đang hứa hẹn là giá xăng có thể hạ thấp tới mức 2 đô la một gallon. Ông phản công, gia tăng hoạt động khai thác dầu không phải là một kế hoạch mà chỉ là một khẩu hiệu để các chính khách vận động bầu cử.
Ông nói đối với dân, việc Ông giảm thuế mới đây là cách giúp cho người dân có thể đối phó với xăng lên giá. Còn đối với các đại công ty xăng dầu Ông đã đề nghị - không phải lần đầu - bỏ việc giảm thuế cho các công ty ấy.
Ông bay xuống Florida, tuyên bố đang làm ra kế họach để đấu với các công ty xăng dầu hầu có thể giảm giá xăng.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney của Ông nhấn mạnh lại lý luận của “sư phụ” mình, rằng nói xăng lên giá cho thấy nhu cầu thiết yếu phải sớm thực hiện chủ trương và chiến lược xăng dầu của TT Obama đã đưa ra lúc còn ứng cử viên tổng thống.
Còn các cố vấn của TT Obama cũng nhảy vào “Lê lai cứu Chúa”, giải thích xăng lên giá vì Trung Quốc tiêu thụ quá nhiều và quá tăng và tình hình Trung Đông bất ổn.
Ứng cử viên tổng thống hai bên đấu đá ai đúng ai sai người dân sẽ nhận định bằng lá phiếu vào ngày 6 tháng 11 năm nay. Nhưng trước mắt người dân méo mặt khí rút bóp hay cà thẻ trả tiền đổ xăng. Giá xăng lên nhứt định làm cho kinh tế Mỹ khó khăn và dân chúng Mỹ thêm hao tốn. Bài tóan xăng dầu của Mỹ chánh quyền không thể giải quyết được chỉ từ phía chánh quyền không thôi. Dân chúng Mỹ không thay đổi tác phong tiêu thụ thì bài tóan xăng dầu lên giá còn làm người Mỹ méo mặt dài dài nữa. Vi sao?
Thưa, vì dân Mỹ đã “ghiền” xăng dầu rồi. Dân Mỹ đã từng bơi trong biển xăng dầu giá trẻ thời sau Thế Chiến Thứ Hai. Thói thường ăn quen nhưng nhịn không quen, giang sơn dễ đổi thói cũ khó dời. Và hậu quả đó đang đến với người Mỹ.
Thời đại hiện kim không phải chỉ còn Mỹ là tiêu thụ xăng dầu nhiều nhứt thế giới nữa. Trung Quốc và Ấn độ hai nước dân số đông nhứt nhì hành tinh, mức tiêu thụ xăng dầu cũng tăng theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế và cũng bắt đầu ghiền xăng dầu như Mỹ.
Mỹ mỗi ngày tiêu thụ hết 400 triệu gallons, phần lớn bơm vào để cho những chiếc xe Mỹ, Jeep Grand Cherokees và Hummers, uống như trâu uống nước. Dù từ tháng 11 năm 2001, Mỹ đã đẩy mạnh sản lượng xăng dầu tăng lên được 8.3%, nhưng mức tiêu thụ tăng lên tới 8.6 %, còn cao hơn sản lượng nữa. Và bây giờ, như TT Obama nói sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao nhất trong vòng 8 năm. Mà tỷ lệ tăng gia tiêu thụ vẫn tăng cao hơn tăng gia sản lượng. Nên phải tăng nhập cảng, tăng nhập cảng hoài. Giá xăng dầu ở Mỹ vì thế đã tăng cao nhứt so với hai thập trở lại đây.
Đối phó thế nào đây khi mà vì lợi tức của người dân Mỹ có hạn mà giá xăng lại tăng không ngừng? Xăng dầu dĩ nhiên là một nhu yếu phầm trong đời sống kỹ nghệ và cũng là tiện nghi cho cuộc sống nhứt là cuộc sống Mỹ tiện nghi vật chất quá cao, cao đến nổi thừa mứa. Xăng đã tăng ở Âu Châu. Âu Châu giải quyết vấn đề giảm tiêu thụ bằng chuyên chở công cộng.
Còn trong xã hội Mỹ dân Mỹ không có thói quen đi xe chuyên chở công cộng hay đi chung. Còn hàng hóa không có xe hơi thì không thể phân phối được. Xe hàng chở thực phẩm hàng hoá từ thành phố, tiểu bang này sang nơi khác cho đến việc giao bánh pizza, tờ báo tại nhà, tất cả đều làm bằng xe hơi và từ đó bị ảnh hưởng bởi giá xăng.
Thế mà chánh quyền Mỹ chẳng dám qui định các công ty sản xuất xe hơi phải chế biến bớt hao xăng. Loại xe SUV uống xăng như trâu uống nước, mà có chánh quyền nào dám có ý kiến gì đâu. Thật là tiếc uổng khi thấy một người một xe SUV ở ngoại ô phóng như tên bay, hao xăng như cầm thùng xăng đổ xuống đường – mà giản dị chỉ là chạy đi mua bình sữa, một hamburger, một gói thuốc, một tờ báo gì đó thôi.
58% tổng số dầu thô mà nước Mỹ lọc và xài là nhập cảng từ ngoại quốc. Trong số đó 13% là của Trung Đông. Hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ dầm bão cát, dan nắng sa mạc ở Iraq phải chăng là muốn bảo vệ cho nguồn xăng dầu để các xe Jeep Grand Cherokees và Hummers chạy như bay hầu người lái và chủ của nó thực hiện giấc mộng Mỹ.
Dù tiêu thụ xăng dầu quá nhiều như vậy, dù như ghiền xăng dầu như vậy, hiện tại Mỹ vẫn chưa ra tài trợ đầy đủ để tìm ra chất liệu thích hợp để thay thế xăng dầu.
Nhựt giải quyết cơn khủng khoảng xăng dầu của mình bằng cách dùng năng lượng mặt trời, mỗi nhà lắp bộ phận làm điện mặt trời để lấy điện gia dụng. Tây Âu giảm bớt áp lực xăng dầu bằng chuyên chở công cộng. Còn Mỹ không như thế, xe hơi cứ chạy vù vù, đi mua tờ báo, đi giao bánh pizzas.
Thay vì thay đổi thói quen tùy thuộc cuộc sống vào chiếc xe hơi riêng, bằng cách phát triễn và giảm, trợ giá chuyên chở công cộng, chánh quyền Mỹ tiếp tục nuôi đường lối sống bằng chiếc xe hơi, một lối sống khiến xã hội Mỹ tùy thuộc vào xăng dầu và kinh tế chết sống cũng vì xăng dầu.
Bi kịch của xã hội Mỹ không phải vì giá xăng lên 4$ hay 5 một gallon, mà do không làm cho người Mỹ bớt ghiền xăng dầu cho chiếc xe hơi của mình thay vì sữ dụng phương tiện chuyên chở công cộng.
Theo sưu khảo của MasterCard SpendingPulse, giá trung bình một gallon xăng đã tăng lên cao nhứt hối tháng Hai này, tuần rồi $3.53 mỗi gallon, bây giờ ngày 22-2, như tại Burbank California là $4.
Các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa thêm một cơ hội bằng vàng đề tấn công TT Obama. Quí vị này đỗ lỗi cho TT Obama đã không làm đủ những việc cần để khai thác dầu mỏ ở nội địa. Đưa chứng cớ rõ ràng TT Obama đã ngăn chận việc thiết lập đường ống dẫn dầu từ Canada để lấy lòng phong trào bảo vệ môi sinh. Vạch “tiền sử, tiền sự” của TT Obama là người ủng hộ phong trào Xanh. Quí vị này lấy dân làm chứng, cho biết tiềng kêu dậy đất, tiếng la vang trời về nạn xăng lên giá của dân chúng Mỹ ở các Miền Tây như Colorado, Nevada và New Mexico, nơi dân chúng lái xe rất nhiều và bực bội về việc xăng lên giá.
Cựu TNS Rick Santorum, một trong bốn ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa móc hồ sơ thân phong trào xanh của TT Obamna. Ông nói “Quần chúng mới bắt đầu thở đuợc một chút, kinh tế phục hổi một chút, thất ngjhiệp bắt đầu giảm một chút tuần qua. Thình lình dân chúng bị luồng gió đã dập chúng ta hồi mùa hè năm 2008, dập lại nữa, lùa chúng ta vào thời kỳ kinh tế suy thoai.” Tại sao? Theo Ô. Santorum, vì TT Obama là người ủng hộ phong trào môi sinh, tiền sự, tiền sử không chối cãi vào đâu được.
Phát ngôn viên Carney của TT Obama đỡ liền, cho lời của Ô. Santorum là lời tuyên bố bốc đồng của một ứng cử viên muốn kiếm ghế. Theo người nói thay cho TT Obama. TT Obama là vị tổng thống đầu tiên đứng đầu trong việc chủ trương tăng gia sản xuất dầu nội địa kể từ TT Jimmy Carter, cũng của Đảng Dân Chủ.
Còn một ứng cử viên Cộng Hòa khác,Cựu Chủ Tịch Hạ Viên Newt Gingrich, hứa hẹn nếu Ông đắc cử làm tổng thống, dân Mỹ sẽ hưởng xăng $2.50 một gallon.
TT Obama đâu không phải tay vừa. Ông chuyển cái rủi thành cái may, lợi dụng việc xăng lên giá biện minh cho đường lối của một ứng cử viên ưu thời mẫn thế như ông, là phải tìm năng lượng thay thế để bớt lệ thuộc dầu mỏ ngọai quốc. Ông nói không có giải pháp đơn giản cho vấn đề giá xăng tăng cao, mặc dù có một số chính khách đang hứa hẹn là giá xăng có thể hạ thấp tới mức 2 đô la một gallon. Ông phản công, gia tăng hoạt động khai thác dầu không phải là một kế hoạch mà chỉ là một khẩu hiệu để các chính khách vận động bầu cử.
Ông nói đối với dân, việc Ông giảm thuế mới đây là cách giúp cho người dân có thể đối phó với xăng lên giá. Còn đối với các đại công ty xăng dầu Ông đã đề nghị - không phải lần đầu - bỏ việc giảm thuế cho các công ty ấy.
Ông bay xuống Florida, tuyên bố đang làm ra kế họach để đấu với các công ty xăng dầu hầu có thể giảm giá xăng.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney của Ông nhấn mạnh lại lý luận của “sư phụ” mình, rằng nói xăng lên giá cho thấy nhu cầu thiết yếu phải sớm thực hiện chủ trương và chiến lược xăng dầu của TT Obama đã đưa ra lúc còn ứng cử viên tổng thống.
Còn các cố vấn của TT Obama cũng nhảy vào “Lê lai cứu Chúa”, giải thích xăng lên giá vì Trung Quốc tiêu thụ quá nhiều và quá tăng và tình hình Trung Đông bất ổn.
Ứng cử viên tổng thống hai bên đấu đá ai đúng ai sai người dân sẽ nhận định bằng lá phiếu vào ngày 6 tháng 11 năm nay. Nhưng trước mắt người dân méo mặt khí rút bóp hay cà thẻ trả tiền đổ xăng. Giá xăng lên nhứt định làm cho kinh tế Mỹ khó khăn và dân chúng Mỹ thêm hao tốn. Bài tóan xăng dầu của Mỹ chánh quyền không thể giải quyết được chỉ từ phía chánh quyền không thôi. Dân chúng Mỹ không thay đổi tác phong tiêu thụ thì bài tóan xăng dầu lên giá còn làm người Mỹ méo mặt dài dài nữa. Vi sao?
Thưa, vì dân Mỹ đã “ghiền” xăng dầu rồi. Dân Mỹ đã từng bơi trong biển xăng dầu giá trẻ thời sau Thế Chiến Thứ Hai. Thói thường ăn quen nhưng nhịn không quen, giang sơn dễ đổi thói cũ khó dời. Và hậu quả đó đang đến với người Mỹ.
Thời đại hiện kim không phải chỉ còn Mỹ là tiêu thụ xăng dầu nhiều nhứt thế giới nữa. Trung Quốc và Ấn độ hai nước dân số đông nhứt nhì hành tinh, mức tiêu thụ xăng dầu cũng tăng theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế và cũng bắt đầu ghiền xăng dầu như Mỹ.
Mỹ mỗi ngày tiêu thụ hết 400 triệu gallons, phần lớn bơm vào để cho những chiếc xe Mỹ, Jeep Grand Cherokees và Hummers, uống như trâu uống nước. Dù từ tháng 11 năm 2001, Mỹ đã đẩy mạnh sản lượng xăng dầu tăng lên được 8.3%, nhưng mức tiêu thụ tăng lên tới 8.6 %, còn cao hơn sản lượng nữa. Và bây giờ, như TT Obama nói sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao nhất trong vòng 8 năm. Mà tỷ lệ tăng gia tiêu thụ vẫn tăng cao hơn tăng gia sản lượng. Nên phải tăng nhập cảng, tăng nhập cảng hoài. Giá xăng dầu ở Mỹ vì thế đã tăng cao nhứt so với hai thập trở lại đây.
Đối phó thế nào đây khi mà vì lợi tức của người dân Mỹ có hạn mà giá xăng lại tăng không ngừng? Xăng dầu dĩ nhiên là một nhu yếu phầm trong đời sống kỹ nghệ và cũng là tiện nghi cho cuộc sống nhứt là cuộc sống Mỹ tiện nghi vật chất quá cao, cao đến nổi thừa mứa. Xăng đã tăng ở Âu Châu. Âu Châu giải quyết vấn đề giảm tiêu thụ bằng chuyên chở công cộng.
Còn trong xã hội Mỹ dân Mỹ không có thói quen đi xe chuyên chở công cộng hay đi chung. Còn hàng hóa không có xe hơi thì không thể phân phối được. Xe hàng chở thực phẩm hàng hoá từ thành phố, tiểu bang này sang nơi khác cho đến việc giao bánh pizza, tờ báo tại nhà, tất cả đều làm bằng xe hơi và từ đó bị ảnh hưởng bởi giá xăng.
Thế mà chánh quyền Mỹ chẳng dám qui định các công ty sản xuất xe hơi phải chế biến bớt hao xăng. Loại xe SUV uống xăng như trâu uống nước, mà có chánh quyền nào dám có ý kiến gì đâu. Thật là tiếc uổng khi thấy một người một xe SUV ở ngoại ô phóng như tên bay, hao xăng như cầm thùng xăng đổ xuống đường – mà giản dị chỉ là chạy đi mua bình sữa, một hamburger, một gói thuốc, một tờ báo gì đó thôi.
58% tổng số dầu thô mà nước Mỹ lọc và xài là nhập cảng từ ngoại quốc. Trong số đó 13% là của Trung Đông. Hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ dầm bão cát, dan nắng sa mạc ở Iraq phải chăng là muốn bảo vệ cho nguồn xăng dầu để các xe Jeep Grand Cherokees và Hummers chạy như bay hầu người lái và chủ của nó thực hiện giấc mộng Mỹ.
Dù tiêu thụ xăng dầu quá nhiều như vậy, dù như ghiền xăng dầu như vậy, hiện tại Mỹ vẫn chưa ra tài trợ đầy đủ để tìm ra chất liệu thích hợp để thay thế xăng dầu.
Nhựt giải quyết cơn khủng khoảng xăng dầu của mình bằng cách dùng năng lượng mặt trời, mỗi nhà lắp bộ phận làm điện mặt trời để lấy điện gia dụng. Tây Âu giảm bớt áp lực xăng dầu bằng chuyên chở công cộng. Còn Mỹ không như thế, xe hơi cứ chạy vù vù, đi mua tờ báo, đi giao bánh pizzas.
Thay vì thay đổi thói quen tùy thuộc cuộc sống vào chiếc xe hơi riêng, bằng cách phát triễn và giảm, trợ giá chuyên chở công cộng, chánh quyền Mỹ tiếp tục nuôi đường lối sống bằng chiếc xe hơi, một lối sống khiến xã hội Mỹ tùy thuộc vào xăng dầu và kinh tế chết sống cũng vì xăng dầu.
Bi kịch của xã hội Mỹ không phải vì giá xăng lên 4$ hay 5 một gallon, mà do không làm cho người Mỹ bớt ghiền xăng dầu cho chiếc xe hơi của mình thay vì sữ dụng phương tiện chuyên chở công cộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét