Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Hàng Không Mẫu Hạm Đầu Tiên Cuả Đế Quốc Hán Sẽ Hoạt Động vào ngày 1/7/2011

Nam Phong tổng hợp


LGT (11/6/2011). Một lần nửa cho thấy tập đoàn Hán nô tại Bắc Bộ Phủ quyết tâm thực hiện chính sách quốc phòng "Ba Không" là một "tử lệnh" cuả Trung Nam Hải ban phát. Trước sự bành trướng không ngừng, hung hăng và ngạo mạn cuà Hán quyền cho thấy rõ hơn khi chánh thức hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên vào ngày 1/7/2011 như hình trên.


Việc khống chế biển Đông ngày càng khắc khe hơn, tàn bạo hơn và coi thường công luận quốc tế hơn là chuyện phải xảy ra sau khi chiếc hàng không mẫu hạm nầy hoạt động ?.

Một chính sách quốc phòng "Tứ Kết, Ngựa Sắt và Nỏ Thần" mới có thể cứu nguy tình thế trước sự bành trướng cuả đế quốc Hán trên biển Đông ?

Làm thế nào để phá giặc Hán trên biển Đông ? Không thể tin tưởng được vào ngươì Mỹ giữ gìn thế quân bình và an ninh tại Đông Nam Á, vì quyền lợi cuả ngươì Mỹ vẫn là trên hết ?

Xin mời xem tham luận Quốc Phòng (bấm vào đây)

Xin mời xem chi tiết về tin nầy như dưới đây:


Hàng không mẫu hạm của TQ thách thức ai?

Trung Quốc dự kiến đưa Hàng không mẫu hạm đầu tiên vào hoạt động nhân lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản 1/7/2011.
Trung Quốc sắp đưa vào sử dụng hàng không mẫu hạm đầu tiên
Các nguồn tin chưa được xác nhận bởi chính quyền Trung Quốc tin rằng chiếc tàu chở trên 120 hỏa tiễn sẽ đến cảng ở đảo Hải Nam để phô trương uy lực của hải quân nước họ ra vùng biển Đông Nam Á.
Thách thức Hoa Kỳ
Hiện chiếc hàng không mẫu hạm loại Varyag (瓦良格号 - Kuznetsov class) mà Trung Quốc mua của Ukraina đang được hoàn tất ở cảng Đại Liên, miền Đông Bắc.
Cho đến ngày 18/4 năm nay, được biết chiếc tàu đã bắt đầu được sơn màu của Hải quân Quân Giải phóng, lực lượng mà lãnh tụ Đảng, ông Hồ Cẩm Đào cho là quan trọng bậc nhất cho chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.
Cũng có tin chưa được kiểm chứng nói tên chiếc tàu sẽ được đặt là Thi Lang (1621 - 1696), kỷ niệm vị Đô đốc chỉ huy hạm đội Phúc Kiến thời nhà Minh bỏ quân của Trịnh Thành Công để về với nhà Thanh.
Hoa Kỳ đã cho rằng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc trang bị và đưa vào sử dụng là một "thách thức" với thế thượng phong trên Thái Bình Dương của nước Mỹ.
Dù hiện nay Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ làm chủ năm tổ hợp tác chiến gồm các hàng không mẫu hạm, phi cơ và tàu ngầm, Đô đốc Tư lệnh Robert Willard đã nói Trung Quốc đang "biến đổi cán cân quyền lực trong vùng".
Chiếc tàu hạng Varyag được Trung Quốc mua năm 2001 ở dạng chưa hoàn tất và từ đó đem vào tái thiết kế và trang bị trong chiến lược thúc đẩy sức mạnh hải quân.
Hiện nay, giới quan sát chưa ngã ngũ về sự thách thức thực sự chiếc tàu này tạo ra với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á.
Dù cùng chia sẻ quan tâm là "chủ quyền của Trung Hoa" tại vùng Biển Đông, báo Đài Loan hôm 12/4 nêu ra lo ngại rằng "hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sắp hoàn tất sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Đài Bắc".
Cho tới nay, Đài Loan dựa vào sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để phòng ngừa Trung Quốc.
Người Việt Nam đang vừa cân bằng, vừa bám theo sức mạnh Trung Quốc và chú ý không thách thức trực diện trong lĩnh vực biển đảo
TS Richard Weitz
Trả lời BBC Tiếng Việt từ London hôm 18/4/2011, Tiến sĩ Richard Weitz, Giám đốc Viện nghiên cứu Hudson ở Washington DC, Hoa Kỳ, cho rằng "Một hàng không mẫu hạm thì chưa đủ để thách thức thế thượng phong của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương".
Tuy nhiên, ông cho rằng cả một hạm đội nhiều hàng không mẫu hạm của Trung Quốc sẽ làm được điều đó.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ thiết kế tiếp các tàu chiến và tàu sân bay ra sao nhưng có các nguồn tin nói Hải quân Quân Giải phóng đặt ra tham vọng lập một hạm đội vào 2016.
Ông Richard Weitz tin rằng "Người Trung Quốc biết được hạn chế của họ (về số hàng không mẫu hạm), nên sẽ không dừng lại, trừ khi họ dùng chiếc tàu mới nhất này chỉ vào việc huấn luyện và thử nghiệm".
'Cân bằng hoặc bám theo'
Trước câu hỏi sự xuất hiện của t̀àu sân bay đầu tiên Trung Quốc đem ra "trình làng" năm nay, các quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ có thể đóng vai trò cân bằng lại thế lực quân sự của Trung Quốc, tiến sĩ Richard Weitz trả lời:
Tướng Trung Quốc, ông Quách Bá Hùng thăm lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội hôm 13/4
"Nga và Ấn Độ tự mình có thể cân bằng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhưng các nước láng giềng khác của Trung Quốc thì phải dựa vào thế lực bên ngoài, như Hoa Kỳ, hoặc chấp nhận làm chư hầu của Trung Quốc."
Tiến sĩ Weitz giải thích rằng theo cách nói trong tiếng Anh, các nước khác có sự lựa chọn: "cân bằng hoặc bám theo" (balance or bandwagon).
Trong các đánh giá của giới chức Hoa Kỳ, một phần đáng ngại của quá trình xây dựng sức mạnh quốc phòng Trung Quốc là hỏa tiễn đạn đạo và các cách tấn công bằng tin tặc và mạng Internet trong không gian ảo.
Ông Weitz cho rằng "đây là những thứ rất đáng ngại và đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ, Nḥât Bản cùng một số nước khác".
Nhưng một trong những chủ đề tác động đến dư luận Việt Nam nhiều nhất vẫn là cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Trong những tuần qua, Đài Loan và Philippines cũng vào cuộc, lên tiếng mạnh hơn về chủ quyền của họ tại vùng quanh quần đảo Trường Sa.
Về phía mình, Trung Quốc hôm giữa tháng 4/2011 đã thẳng thừng bác bỏ thư Philippines gửi lên Liên Hiệp Quốc để phản đối yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh.
Trong một thư ngoại giao (note verbale) gửi lên Liên Hiệp Quốc hồi đầu tháng, Manila viết rằng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc "không có cơ sở theo luật quốc tế".
Tiến sĩ Richard Weitz cho rằng chiến lược của Hà Nội là "khôn ngoan"
Bình luận về các bước đi ngoại giao này, tiến sĩ Richard Weitz cho rằng điều đáng chú ý là thực ra, căng thẳng về biển đảo trong vùng Đông Nam Á "giảm đáng kể những tháng qua và xu hướng này sẽ tiếp tục".
"Trung Quốc hiểu rằng họ đã sai lầm khi hành xử quá hung hăng trước đó. Nay họ trở lại dùng chiến lược câu giờ và đợi có cơ hội thích hợp để bành trướng ra khu vực."
Tại diễn đàn Bác Ngao trên đảo Hải Nam gần đây, lãnh đạo Bấm Hồ Cẩm Đào lên tiếng kêu gọi hợp tác tốt hơn ở châu Á để tránh bất đồng đang gia tăng vì tranh chấp lãnh thổ.
Trong các bước đi quân ṣư - ngoại giao gần nhất, tướng lĩnh Trung Quốc đã sang thăm Việt Nam, nói chuyện với các lãnh đạo Đảng Cộng sản và Quân đội của nước chủ nhà.
Trong chuyến thăm của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Bấm Tướng Quách Bá Hùng đến Hà Nội, hai bên đã ra thông cáo cuối tuần trước, khẳng định hợp tác giữa quân đội hai nước.
Nhưng những năm qua, Việt Nam cũng tăng cường mua vũ khí và các tàu chiến, phi cơ chiến đấu trong chiến lược phòng ngừa và bảo vệ biên giới trên biển.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với Philippines quanh vấn đề Trường Sa.
Theo tiến sĩ Weitz, đây là cách làm "khôn ngoan", vừa "cân bằng, vừa bám theo" trước sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc và cố gắng không thách thức trực diện về biển đảo.
Tàu chiến Trung Quốc bắn hỏa tiễn C801 - hình tư liệu
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/04/110418_china_aircraftcarrier_challenge.shtml


Chinese Aircraft Carrier?




Pictures like the one above created quite a stir when they first appeared on the Internet, and blogs and forums were soon filled with stories of China secretly constructing thier first nuclear powered aircraft carrier. At first glance, this aircraft carrier looks quite real. The family resemblance to a US Navy Nimitz Class CVN is undeniable; however, upon examining the photos at the bottom of the page the viewer soon realizes that this ship, in fact, is landlocked.

So this is obviously not a real carrier. But what could it be? A non-functional prototype, the first step towards the PLN's first aircraft carrier? A stationary 'practice' carrier to train pilots? A life-sized simulation or 'proof of concept' platform?

Nope. Actually, it is just a really, really cool looking building. Namely, it is the award winning (for creative architecture) "Military Education Center" at the "Orient Green Boat After-School Camp for Youngsters."

Located about one hour west of Shanghai, the camp was constructed at the shores of Dianshan Lake. It covers 360 hectares, and had 8 major areas: Knowledge Boulevard; Bravery and Wisdom; Education on National Defense; Challenge to Survival; Scientific Exploration; Water Sports; Sports Training; and Practice in Living. The adjoining 5000-hectare campsite and village features a Global Village, with accommodation for 4,000 students in a series of hostels, cabins, and campsites themed to reflect the experience of being in 36 different countries. Sports facilities, a golf course, parasailing, windsurfing, a simulated gun range, rides in amphibious military vehicles, museum displays, video games, aircraft, replica spacecraft, ICBMs, and a park with statues of over 160 world-famous people are also included. Think of it as a cross between summer camp, a school field trip, and a communist EPCOT Center.

The "ship" itself is of traditional steel-frame building construction, and is a generic aircraft carrier about 7/8 scale to a Nimitz. Inside are military displays, exhibition halls, meeting rooms, games, and other attractions, and on the 'flight deck' there are Chinese military aircraft, such as helicopters, fighters, and attack planes.

If you ever get the chance, pay it a visit. Busses run from Shanghai and other nearby towns and cities, and admission is only 50 yuan, about $6 US.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét