Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Giáo chủ cộng sản: Karl Marx là người thờ quỷ satan

Tanyth Lawless (bạn đọc danlambao)

Kính thưa quý vị, Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên Trưởng,
Người Tàu và người Việt Nam chúng ta từ nhỏ đến lớn bị cưỡng chế truyền bá lý luận chủ nghĩa Marx, gọi là triết học Marx-Lenin – bác bỏ sự tồn tại của thần linh (vô thần luận) và tôn thờ vật chất. Tuy nhiên bản thân chúng ta lại không hề chân chính hiểu rõ Marx. Trong viện nghiên cứu Marx ở Nga có hơn 100 đầu sách do Marx viết, tuy nhiên chỉ có 13 quyển được xuất bản. Marx viết nhiều như vậy, rốt cuộc là về điều gì? Vì sao không cho xuất bản? Muốn giấu giếm điều gì đây?

Gần đây, xem thấy trên mạng lưu truyền một số bài viết về Marx và Sa-tăng giáo, tôi đã tìm được mấy cuốn sách tiếng Anh nói về sinh hoạt và công tác của Marx [1,2], nhờ đó mới biết bình sinh không để nhiều người biết của Marx.


Ngày 5 tháng 5 năm 1818, Marx sinh ra trong một gia đình luật sư người Do Thái giàu có. Khi Marx lên 6 tuổi, gia đình ông ta quy y Cơ Đốc giáo. Thời trẻ Marx là một giáo đồ Cơ Đốc và tín ngưỡng Thượng Đế. Sau khi tốt nghiệp trung học, thành tích của Marx rất tốt và tất cả đều xem ra bình thường. Cha Marx cũng đặt kỳ vọng rất lớn vào ông ta.

Tuy nhiên trong thời gian học đại học, tính cách Marx biến đổi lớn, trong tâm đầy rẫy thù hận và cuồng vọng tự đại, khiến cha mẹ ông ta trở nên bất an và đau khổ.

Với sự giàu có của gia đình, trong thời gian Marx học đại học, cha Marx đã cấp cho ông ta rất nhiều tiền để tiêu xài [3]. Tuy nhiên Marx và Jenny (Jenny von Westphalen) đã bí mật đính hôn (gia cảnh Jenny tốt hơn Marx, người vừa cao vừa xinh xắn, là đối tượng theo đuổi của nhiều chàng trai). Chiếu theo lý thường, cuộc đời Marx lúc này lẽ ra nên theo chiều hướng tích cực. Vậy vì sao Marx bỗng chốc trở nên đầy thù hận? Nguyên là sau khi vào đại học, Marx đã gia nhập giáo hội Sa-tăng (Satanist Church) do Joanna Southcott chủ trì [2] (người tự xưng là có giao tế với ma quỷ Shiloh), và trở thành một thành viên của giáo phái ma quỷ.

Theo tôn giáo Tây phương giảng, Sa-tăng là thiên sứ sa ngã (fallen angel), từ đó trở thành ma quỷ, chứa đầy thù hận và tật đố với Thượng Đế (God). Giáo hội Sa-tăng tuyên truyền thù hận đối với Thượng Đế, đồng thời cũng đầy thù hận đối với nhân loại (bởi vì Thượng Đế đã sáng tạo ra loài người).

Giai đoạn đầu học đại học, Marx dự định học tập thơ ca và hí kịch. Từ một số bài thơ và kịch bản mà ông ta viết, người ta có thể thấy sự thù hận của Marx đối với Thần và nhân loại. Ví như trong bài thơ “Câu ma chú của kẻ tuyệt vọng”Invocation of One in Despair) biểu đạt sự tuyệt vọng của bản thân, Marx viết: “Ta không còn lại gì ngoài thù hận!”“Ta sẽ dựng ngai của ta ở trên trời cao, Lạnh lẽo và kinh khiếp làm sao khi ở trên đỉnh, Cho bức tường thành của sự mê tín khủng khiếp, Sự thống khổ đen tối nhất cho kẻ ngồi trên…” (I shall build my throne high overhead, Cold, tremendous shall its summit be. For its bulwark– superstitious dread, For its Marshall–blackest agony.) Trong bài thơ này, tác giả đã bày tỏ tâm tư: Mơ ước trở thành Đại vương Khủng bố để hủy diệt cả thế giới. Marx còn thích lặp lại câu nói của ác ma Mephistopheles: “Hết thảy những gì tồn tại đều nên bị hủy diệt”. Trong bài thơ “Sự kiêu ngạo của con người” (Human Pride), Marx viết: “Rồi ta sẽ quăng đôi găng tay sắt lên, Khinh bỉ trước khuôn mặt mở rộng của thế giới, Dưới người lùn khổng lồ khóc thút thít, Lao xuống, nhưng không thể diệt niềm hạnh phúc của ta. Giống như Thượng Đế mà ta dám làm, Xuyên qua vương quốc hoang tàn trong khải hoàn, Mỗi lời nói là chiến công và ngọn lửa, Và ngực ta sẽ giống của Đấng Tạo Hóa.” (Then the gauntlet do I fling, Scornful in the World’s wide open face. Down the giant She-Dwarf, whimpering, Plunges, cannot crush my happiness. Like unto a God I dare, Through that ruined realm in triumph roam. Every word is Deed and Fire, And my bosom like the Maker’s own.) Tác giả bài thơ này đã có được khoái cảm từ việc hủy diệt thế giới, mức độ thù hận và cuồng vọng có thể thấy được từ đó. ( (Nothing but revenge is left to me!),

Mikhail Bakunin (một người Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, cùng Marx sáng lập “quốc tế thứ nhất”, cũng là một giáo đồ Sa-tăng), người từng có thời là bạn thân của Marx, viết: “Người ta nhất định phải sùng bái Marx. Người ta ít nhất cũng phải sợ ông ta để có được sự khoan dung của ông ta. Marx là người tự đại cực độ, tự đại đến mức ghê tởm và điên cuồng”.

Có một điểm cần phải chỉ rõ ở đây, đó là thành viên giáo hội Sa-tăng không phải là người theo chủ nghĩa duy vật; họ không chỉ không vô thần, mà còn tin rằng có sự sống sau khi chết. Tín đồ Sa-tăng giáo tin vào sự tồn tại của Thần, chỉ là họ thù hận Thần, muốn vượt qua Thần, leo lên trên cả Thần (ít nhất là ngồi ngang hàng với Thần). Ví dụ trong kịch bản “Oulanem” nói về quan hệ giữa mình và Sa-tăng giáo (“Oulanem” là một danh xưng nghi thức tôn giáo của Sa-tăng, “Oulanem is a ritualistic name for Satan [2]“), Marx không phủ nhận sự sống sau khi chết, mà cho rằng sự sống sau khi chết chứa đầy thù hận với Đấng Tối Cao. Trong vở kịch này, tác giả đã bán linh hồn mình cho ma quỷ [1].

Sau khi Marx chết không lâu, người hầu gái cũ của Marx là Helen Demuth nói: “Ông ta (Marx) là một người rất kính sợ thần. Khi mắc trọng bệnh, ông ta một mình trong căn phòng, đầu cuốn dây băng và cầu khấn trước ngọn nến đang cháy”. Theo phân tích, nghi thức cầu khấn của Marx không phải là của Do Thái giáo (cũng không phải của Cơ Đốc giáo), mà rất có thể là một loại nghi thức ma quỷ bí mật nào đó của Sa-tăng giáo. Thực sự Marx không phải là một người vô thần.

Tháng 3 năm 1854, người con trai Edgar của Marx đã xưng hô như sau trong câu mở đầu bức thư gửi cha mình: “Ác quỷ thân ái của con (My dear devil)”. Bởi vì giáo đồ Sa-tăng giáo chính là gọi người mình thương yêu như vậy, liệu có thể là trùng hợp chăng? Không chỉ có vậy, người con rể yêu quý Edward Eveling của Marx cũng là một tín đồ Sa-tăng. Người bạn thâm giao Proudhon (nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa người Pháp) của Marx cũng sùng bái Sa-tăng như vậy. Nhà thơ Đức nổi tiếng Heinrich Heine, một người bạn thân khác của Marx, cũng là một người sùng bái Sa-tăng, hơn nữa trong thơ còn công khai ca ngợi Sa-tăng, nói Sa-tăng “là một người đàn ông, khả ái mê ly”.

Mặc dù Marx công khai bày tỏ sự thù hận đối với chủ nghĩa tư bản trong các tác phẩm của mình, nhưng ông ta lại đầu cơ cổ phiếu vào thị trường Luân Đôn và thua một lượng lớn tiền. Lúc may mắn thắng được, tháng 6 năm 1864, Marx viết trong bức thư gửi người chú Leon Phillips rằng ông ta thắng được 400 bảng Anh trên thị trường cổ phiếu [2].

Marx được trợ giúp một lượng lớn tiền từ Engels, nhưng rõ ràng là vẫn không thỏa mãn. Khi một người bác vợ 90 tuổi sắp chết, Marx viết như sau trong bức thư gửi Engels: “Nếu như con chó già (old dog) đó chết, thì tôi không ngại gì nữa”. Engels phúc đáp như sau: “Chúc mừng ông, chướng ngại đối với di sản kế thừa của ông mắc bệnh rồi, tôi hy vọng ông ta vạ đến nơi rồi”. Sau khi cụ già 90 tuổi mà Marx gọi là “con chó già” qua đời, Marx lại viết: “Đây là một việc mừng. … Nếu không phải con chó già đó đem một đống của giao cho bà chủ giữ nhà, thì vợ tôi còn có thể được nhiều hơn”.

Marx và Engels đều là phần tử trí thức cao cấp, thế nhưng người ta phát hiện rằng, thư từ qua lại giữa họ đầy rẫy những từ ngữ hạ lưu thấp hèn. Ngoại trừ một lượng lớn ngôn từ dâm ô ra, giữa họ không hề có bất cứ bức thư nào trao đổi về niềm mơ ước chủ nghĩa xã hội nhân đạo.

Giờ lại xem thái độ của Marx đối với mẹ và vợ mình. Tháng 12 năm 1863, Marx viết trong bức thư gửi Engels: “Hai giờ trước, tôi đã nhận được một bức điện báo, nói mẹ tôi đã chết rồi. … dưới rất nhiều tình huống, điều mà tôi cần không phải là một người đàn bà già đó, mà là những cái khác. Tôi nhất định phải lên đường đến Trier để tiếp thu di sản (ghi chú của người viết: Trier là nơi Marx sinh ra).” Điều mà Marx quan tâm chỉ là di sản mà thôi. Ngoài ra, quan hệ giữa Marx và người vợ Jenny là không tốt, bà đã hai lần ly thân ông ta, nhưng sau đó lại trở về. Khi Jenny chết, Marx thậm chí còn không tham dự lễ tang.

Marx không bao giờ thực hiện nghĩa vụ nuôi gia đình; bất chấp mình có đủ tiền, Marx vẫn dựa vào Engels để sinh hoạt. Marx và vợ sinh được sáu người con, trong đó ba người chết vì thiếu dinh dưỡng, còn hai người con gái và một con rể thì tự sát (người con gái Eleanor từng nói khi Engels sắp chết rằng cô suy sụp khi biết Marx có con riêng và sau đó tự sát) [2]. Marx còn nát rượu nghiêm trọng [1].

Marx đối với người thân của chính mình còn tuyệt tình như vậy, đối với người khác thì có thể tưởng tượng được. Ai cũng biết Marx là người Do Thái, nhưng ông ta lại căm thù người Do Thái, còn viết riêng một cuốn sách bài Do Thái, gọi là “Về vấn đề Do Thái” (On the Jewish Question). Ông ta thù hận người Đức, người Trung Quốc, miệt thị: “Người Đức, người Trung Quốc, người Do Thái đều là kẻ bán hàng rong”. Ông ta gọi người Nga là “bị cơm”, gọi người Xla-vơ là “nhân chủng cặn bã”, là chủng tộc “phản động”, và nên bị hủy diệt trong cơn bão táp cách mạng thế giới.

Trong “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” và các cuốn sách khác, Marx tuyên bố phấn đấu vì giai cấp vô sản, thế nhưng lại gọi giai cấp vô sản là “ngu xuẩn, lưu manh, khó ngửi”, còn gọi người da đen là “đần độn”, thậm chí ủng hộ chế độ nô lệ ở Bắc Mỹ…

Ngày 9 tháng 1 năm 1960, tờ báo Đức “Reichsruf” đã tiết lộ một vụ bê bối lớn: Thủ tướng Áo Raabe đã từng bí mật gửi lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô một phong thư gốc của Marx. Trong thư đã chứng thực Marx từng là một kẻ mật báo lĩnh thưởng của cảnh sát Áo, ông ta từng là gián điệp trong đội ngũ cách mạng lưu vong tại Luân Đôn. Mỗi lần cung cấp một tin tức, Marx nhận được 25 đồng tiền thưởng. Phạm vi mật báo của Marx liên quan đến những người cách mạng lưu vong tại Luân Đôn, Paris và Thụy Sỹ [1].

Marx chết ngày 14 tháng 3 năm 1883, và được mai táng tại nghĩa trang Highgate (Highgate Cemetary) ở Luân Đôn, với chỉ 6 người tham dự tang lễ. Thế nhưng nghĩa trang Highgate này là trung tâm sùng bái Sa-tăng ở Luân Đôn, rất nhiều nghi thức đen tối sùng bái ma quỷ đã được cử hành tại nghĩa trang này.

Sự thực đã chứng tỏ rõ Marx là một tín đồ Sa-tăng giáo. Tất nhiên Marx không dám thừa nhận, và để che đậy, ông ta mới nói dối mình là người vô thần. Marx vận dụng thuần thục các mánh khóe của Sa-tăng — bịa đặt và lừa dối. Ở một góc độ khác, Marx là giáo chủ của đảng cộng sản, dùng vô thần luận, duy vật luận để che đậy diện mạo thật sự của ma giáo cộng sản, để mong đạt được mục đích hủy diệt tâm linh của nhân loại.

Mở đầu “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, Marx viết: “Một bóng ma, bóng ma chủ nghĩa cộng sản đang làm run sợ lục địa Châu Âu”. Không ít người cảm thấy nghi hoặc về đoạn này. Hiện tại chúng ta đã minh bạch rồi, “bóng ma chủ nghĩa cộng sản” này kỳ thực là Sa-tăng trong tâm Karl Marx. “Cửu bình cộng sản đảng” đã nói rõ điều này cho mọi người, gọi là “tà linh cộng sản”.

Marx đối với nhân loại không hề có yêu thương, mà chỉ có thù hận. Hơn 100 năm qua, chủ nghĩa cộng sản thực tiễn thực hiện giấc mộng của tín đồ Sa-tăng Marx đã đem đến cho nhân loại tai ương và thống khổ lớn phi thường. May có “Cửu bình cộng sản đảng” khiến ngày càng nhiều người Trung Quốc thức tỉnh, thoái xuất đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, thoát khỏi khống chế của Sa-tăng, từ đó được tân sinh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét