Ngày 17/2/1979 là ngày Tàu Cộng xua quân, vượt biên giới qua đánh phá Miền Bắc Việt Nam. Ba mươi ba năm sau, vào thời điểm này Đài Á châu Tự do ngày 17 tháng 2 năm 2012, có phát đi một phóng sự của Thông tín viên Định Nguyên. Khán thính giảnghe trên radio và xem trên mạng không khỏi ngậm ngùi, tức tửi cho thân phận những quân dân Việt Nam đã chết hay còn sống trong cuộc chiến đấu giữ gìn bờ cõi VN, bị nhà cầm quyền CS Hà nội cố ý bỏ quên một cách phũ phàng.
Trong trận chiến ấy, quân Tàu thẳng tay tàn sát sinh mạng tài sản quân dân VN ở biên giới Bắc Việt. Hàng trăm ngàn người quân dân Việt đã bỏ mạng. Số người bị thương, số phụ nữ bị hãm hiếp, số trẻ em bị chặt đầu, phanh thây quá nhiều. Tài sản củađồng bào VN bị quân Tàu Cộng cướp giựt, đốt phá quá lớn. Chủ Tịch Quân Ủy TrungƯơng của TC, Đặng tiểu Bình, nhựt lịnh hành quân cho quân Tàu Cộng: “Sát cách vô luận” (tàn sát vô tội vạ) cướp bóc thẳng tay.
Và khi rút quân sau 30 ngày tàn sát, Đặng Tiểu Bình đã hả hê công khai “báo công” cho Đảng, “Mười một ngày này trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang này hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”
Mối thù dân tộc, mối hận tổ tiên, lòng yêu nước thương dân, ý chí giữ gìn bờ cõi của ngưới Việt chụm lại thành tinh thần và ý chí vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, quyết tử chiến với quân thù Tàu Cộng. Quân dân VN ở Miền Bắc chống trả quyết liệt. Ô Lê Duẩn, lãnh đạo Đảng Nhà Nước VNCS lúc bấy giờ, dù thân Liên xô, chống TC vẫn không nói ra lập trường chánh trị của Đảng CSVN lúc bấy giờ thân Liên xô, mà chỉnhấn mạnh chánh nghĩa chống quân Tàu xâm lược bờ cõi VN, “động viên” tinh thần quốc gia của dân tộc Việt, gọi đó là “trận đánh xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc”.
Thếmà một thời gian ngắn sau, và suốt trên ba mươi năm qua vì quyền lợi của Đảng CS ở VN và Trung Quốc, CS Hà nội lại đã phũ phàng, cố ý bỏ quên những quân dân VN đã hy sinh mạng sốngđể bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc chiến đẩm máu kinh hồn suốt ba mươi ngày đêm. Hàng trăm ngàn chiến sĩ đồng bào đã tử chiến chống TC xâm lấn bờ cõi VN. Người chết cũng như người còn sống trong trận chiến đó bị Đảng Nhà Nước CS VN bỏ quên bỏxó một cách cố ý. Cũng như chế độ CS Hà nội đã từng bỏ quên những quân dân do chính CS Hà nội điều ra tử chiến với TC đã lùa quân qua đánh lấy biển đảo của VN.
Đành rằng trong ngọai giao tình hình mới thì đối sách mới, trong chánh trị không có thù muôn thuở, bạn muôn đời. Nhưng trong tinh thần, lương tâm dân tộc, lịch sửdân tộc, nghĩa vụ của chánh quyền đối với chiến sĩ đồng bào, nghĩa vụ đãi ngộ xứngđáng những chiền sĩ đồng bào đem sinh mạng ra bảo quốc an dân, là một nghĩa vụthiêng liêng, cao hơn ngoại giao, chánh trị,
Ngay như Mỹ sau cuộc Chiến Tranh Nam Bắc, Miền Bắc thắng nhưng vẫn tôn vinh chiến sĩMiền Nam, coi như người yêu nước, làm nhiệm vụ công dân một cách danh dự. Chánh quyền Miền Bắc, Quân đội Miền Bắc coi như chánh quyền, quân đội quốc gia chào kính chiến sĩ Miền Nam khi đến nạp vũ khí; cho quân lính Miền Nam đem ngựa vềcanh tác để sống - không có chuyện bắt tù cải tạo như CS Hà nội đối với quân dân cán chính VNCH ở Miền Nam. Cờ Miền Nam của Mỹ ai muốn treo thì cứ treo coi như di sản. Và đặc biệt nhứt là, chánh quyền trung ương Mỹ dành một khu vực qui mô và long trọng cho tử sĩ Miền Nam tại Nghĩa trang Quốc gia ở Arlington tọa lạcở Miền Bắc. Nhờ vậy mà nước Mỹ sau Cuộc Nội Chiến tạo được nội lực dân tộc về đối nội và trở thành siêu cường về đối ngọai.
Đằng này những quân nhân chết và bị thương trong cuộc chiến tranh chống quân Tàu Cộng là do chính Đảng, Nhà Nước, và Quân Đội của VNCS “điều” đi đánh trận; thế mà CS Hà nội bỏ quên một cách cố ý và phũ phàng. Trên phương diện đạo lý, đó là một phản bội. Không thể biện minh bằng lý do chánh trị, ngọai giao, đồng chí, “đồng rận” gì được cả. Trong tương quan ngọai giao không nước nào có quyền “định hướng” lòng yêu nước của một quốc gia dân tộc cả. Trong ngọai giao, quốc gia dân tộc, dân chúng không cho phép chánh quyền vì bất cứ lý do gì quỳ xuống, coi người khác cao lớn.
Tuy VN là một nước nhỏ đứng cạnh một người láng giềng khổng lồ Trung Hoa. Nhưng tinh thần bất khuất của người Việt đã trởthành tinh thần dân tộc. Cả thế giới đều biết VN là nước dũng cảm chống lại quân Tàu suốt một ngàn năm trong bốn ngàn năm lịch sử. Hầu hết những anh hùng dân tộc VN là những nhà quân dân đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân Tàu xâm chiếm, thống trị VN.
Dù sau khi chiến thắng, hầu hết các triều đại trong thời kỳ độc lập VN, đều sai sứ sang Tàu cầu phong như một hành động ngọai giao công nhận. Nhưng không có vị anh hùng VN nào đích thân đi qua Tàu làm việcấy. Và quan trọng nhứt những tướng tá, chiến sĩ, đồng bào nào có công đánh quân Tàu đều được các triều đại độc lập sống thì phong quan tiến chức, công hầu kiến địa, chết thì lần lượt phong làm Thần, dân chúng thỉnh sắc thần về tôn kính nhưThần Hòang bổn cảnh.
Chỉcó thời CS, lãnh đạo nhà nước CS Hà nội quá lệ thuộc Tàu Cộng nên tỏ ra vô ơn bạc nghĩa với những người lẽ ra chế độ phải chiếu cố, đãi ngộ xứng đáng, tri ơn nhưnhững người con yêu của Tỗ Quốc VN. Thái độ và hành động bỏ quên, bỏ xó một cách cố ý và phũ phàng, liên tục của chế độ CS Hà nội là vô ơn bạc nghĩa.
Vì những tử sĩ, thương bịnh binh, những chiến sĩ đòng bào chống quân Tàu Cộng ấy là, trên phương diện pháp lý cũng như đạo lý, những người vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, đem mạng sống của mình ra để bảo vệ bờ cõi, giang sơn gấm vóc. Chẳng những nhân dân và chánh quyền đương đại phải ghi ơn mà hậu thế cũng phải ghi ơn.
Nhứt là những người con yêu của Tố Quốc này làm nghĩa vụ là do chính nhà cầm quyền CS Hà nội điều động, mà nhà cầm quyền CS Hà nội lại cố ý bỏ quên, bỏ quên một cách phũ phàng và liên tục cả mấy chục năm; thế là CS Hà nội mang tội vô trách nhiệm và phản bội, không có lý do gì để biện minh.
Lời của một chiến sĩ bị chế độ CS Hà nội bỏ quên một cách phũ phàng, ghi trong phóng sự nghe mà đau đớn thấu tâm can cho thân phận quân dân bị CS Hà nội bỏ quên. Anh Hà Văn Đồng, một trong những người như thế,cho biết về cuộc sống của anh sau 33 năm trở về từ cuộc chiến: “Tôi cũng nhưmuôn nghìn người cầm súng bảo vệ biên cương. Tôi cũng đã hy sinh tất cả cho biên cương cho đất nước. Khi tôi về tôi cũng chả được gì.”
Và phóng sự cho thấy, “ Ngày này, ba mươi ba năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiếnđó trên quê hương Việt Nam. Đối với những nạn nhân trong chiến cuộc thì câu hỏi lớn và đau đớn nhất của họ trong ngày này đây là một sự lãng quên vô tình hay phản bội? Bởi toàn bộ hệ thống truyền thông, báo chí chính thống của nhà nước không hề nêu lên một chữ dù chỉ để nhắc nhớ như đã từng nhắc nhớ về những cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ? Trong hàng loạt những hoạt động tưởng nhớ, đềnơn những người có công với đất nước người ta không hề nghe đến những người đã hy sinh cho tổ quốc trong trận chiến với “quân xâm lược Trung Quốc”. vào tháng 2 năm 1979. Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, cũng không có lấy một tấm bia ghi nhớ cuộc chiến để nhắc nhớ con cháu đời sau.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét