Nhà nước CSVN vuốt ve đàn anh Trung Quốc nhiều năm nay,
bây giờ mới sáng mắt ra rằng, không ai thực sự “anh em đồng chí xã hội
chủ nghĩa” cả. Chỉ nằm mơ thôi. Bây giờ có bám theo 16 chữ vàng và tinh
thần 4 tốt, cũng là thế ở lưng cọp.
Nguy hiểm là binh đường nào cũng bất tường cả, vì Trung Quốc đã bao vây quá chặt chẽ.
Thậm chí, trong khi Hồ Chí Minh và nhà nước Hà Nội một thời đã hưởng ứng lời kêu gọi của Mao Chủ Tịch để xua quân Bắc Việt đánh chiếm Sài Gòn theo chiến dịch biển người, thì bây giờ hóa ra là Bắc Kinh không hề làm trò anh em cốt nhục tương tàn đối với Đài Loan làm chi.
Thậm chí, báo Nhật Bản Asahi Shimbun hôm 27-7-2012 lại tiết lộ rằng đàn anh xã hội chủ nghĩa Trung Cộng đang tìm cách hợp tác với “ngụy quyền Đaì Loan” để băm xẻ Biển Đông của Việt Nam.
Bản tin của phóng viên Takio Murakami cho biết, TQ và Đài Loan có thể đang hợp tác về chủ quyền lãnh hải vùng Biển Đông và Trường Sa, dự kiến có thể sẽ hợp tác khai thác tài nguyên vùng biển sâu với căn cứ khai thác là đảo Taiping Island (còn có tên là Itu Aba Island). Đảo này (Taiping) hiện do Đài Loan kiểm soát, và vùng này được tin là trữ lượng lớn về dầu và khí đốt.
Hóa ra, trong khi TQ xúi Hà Nội xua quân chém giết “ngụy quyền Sài Gòn,” thì đàn anh Bắc Kinh hợp tác anh em một nhà với “ngụy quyền Đàì Bắc,” chớ hề giết nhau làm chi.
Bản tin Asahi cũng nói, có tin đồn rằng nếu TQ chấp thuận để Đài Loan được tham dự vào các tổ chức quốc tế, thì hợp tác băm xẻ Biển Đông của VN sẽ tiến hành.
Trong khi đó, báo The National Interest đăng bài của 2 nhà phân tích Morton Abramowitz và Stephen Bosworth hôm 27-7-2012, trong đó cho biết rằng Mỹ chỉ trình diễn thôi, thực sự sẽ không gắn bó với Biển Đông làm chi.
Bởi vì chính phủ Obama chỉ ồn ào, nhưng vùng Châu Á Thái Bình Dương không phải trung tâm suy nghĩ chiến lược của Mỹ. Bởi vì trọng tâm chiến lược của Mỹ là kết thân với Trung Quốc, thị trường lớn nhất và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Và Mỹ chỉ hy vọng mọi chuyện không biến đổi, bởi vì ngay cả nếu Trung Quốc suy sụp kinh tế thì cũng sẽ quá nhiều bất lợi cho Hoa Kỳ, còn bất lợi nhiều hơn là một quân lực TQ trổi dậy ở hàng thứ nhì.
Chúng ta không biết các thầy bàn Hoa Kỳ nói trúng cỡ nào, nhưng hiển nhiên là, Mỹ sẽ không bao giờ tin được chính phủ Hà Nội, một quôc gia trong nhiều thập niên đã vi phạm quá nhiều lời cam kết, kể cả điều nước Mỹ tôn trọng căn bản nhất là giá trị nhân quyền.
Thế nên, dù Nguyễn Tấn Dũng có đặt tay lên xác ông Hồ mà thề, thì Obama cũng không tin nổi. Thêm nưã, Mỹ hiện nay tập trung vào kinh tế, cần ưu tiên vực dậy kinh tế. Các bản thăm dò về bầu cử đều cho thấy đối ngoaị là chuyện nhỏ đối với dân Mỹ, và Obama hay Romney đều phải lắng nghe dân Mỹ. Chỉ duy có Đảng CSVN mới không cần nghe đồng bào của họ.
Một tin bi quan khác: Nga có vẻ như lạnh cẳng khi nói về Biển Đông.
Bản tin BBC viết:
“Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tin báo chí nói Moscow dự định thiết lập các căn cứ hải quân mới ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Trong ngày thứ Năm 26/7, khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang trong ngày đầu tiên ở Nga, hãng tin Nga RIA-Novosti dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga nói nước ông đang đàm phán để đồn trú hải quân ở Việt Nam, Cuba và quần đảo Seychelles.
Nhưng vào thứ Sáu 27/7, Bộ Quốc phòng Nga nói ông Chirkov chưa bao giờ có bình luận như vậy.
Việc thiếu tiền sau năm 1991 đã khiến đa số căn cứ của Nga ở nước ngoài phải đóng cửa.
Moscow rút khỏi quân cảng Cam Ranh vào năm 2002, và hiện quân Nga chỉ đồn trú ở Ukraine và Syria.
Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ phục hồi sức mạnh quân sự của Nga.
Những năm gần đây, Moscow đã mở rộng hoạt động của hải quân ở nước ngoài, trong đó có tham gia chống cướp biển gần Somalia.
Theo hãng tin RIA-Novosti, Phó Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố Nga "đang tiếp tục làm công việc bảo đảm việc đồn trú các lực lượng của Hải quân Nga ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga".
Nhưng sau đó Bộ Quốc phòng lại khẳng định ông Chirkov chưa bao giờ nói thế, và rằng chủ đề này không hề được nhắc trong cuộc phỏng vấn.
"Các vấn đề về quan hệ quốc tế không thuộc trách nhiệm tư lệnh hải quân," bộ này nói trong thông cáo trên trang web chính thức.
Bộ Quốc phòng Nga nói những lời được trích dẫn là "tưởng tượng của tác giả, người tìm cách ưu tiên chuyện giật gân thay vì đạo đức nghề nghiệp"...” (hết trích)
Thế là hỏng rồi.
TQ bắt tay với Đàì Loan, băm xẻ tàì nguyên Biển Đông trước mắt thế giới, và Đảng CSVN bó tay?
Thực tế, nếu Hải Quân Nga vào Cam Ranh, thì sẽ làm gì?
Hải Quân Nga có ra xua đuổi tàu cá TQ hay không?
Hải Quân Nga có săn đuổi các tàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông với Đài Loan hay không?
Hải Quân Nga có ra Biển Đông ngăn chận các tàu dầu TQ đang hợp tác với tàu dầu Đài Loan khai thác tài nguyên biển sâu hay không?
Hải Quân Nga có xách động quân đội TQ hãy vì ba dòng thác cách mạng mà xua quân đánh chiếm Đài Loan và lấy lại đảỏ Taiping để giao laị cho VN hay không?
Hải Quân Nga có đánh chiếm Hoàng Sa giùm cho VN hay không?
Than ôi. Cả nươc đều thấy bản Công Hàm Phạm Văn Đồng ký năm 1958 đã hiến đảỏ, hiến biển cho TQ, mà Luật Biển 2012 vẫn không thể nào xóa được vết nhơ naỳ.
Tình anh em xã hôi chủ nghĩa ở đâu? Kể cả khi hỏi Nga, thì bây giờ Nga lạị nói là không muốn vào Cam Ranh làm chi. Thật là tiếc.
Nguy hiểm là binh đường nào cũng bất tường cả, vì Trung Quốc đã bao vây quá chặt chẽ.
Thậm chí, trong khi Hồ Chí Minh và nhà nước Hà Nội một thời đã hưởng ứng lời kêu gọi của Mao Chủ Tịch để xua quân Bắc Việt đánh chiếm Sài Gòn theo chiến dịch biển người, thì bây giờ hóa ra là Bắc Kinh không hề làm trò anh em cốt nhục tương tàn đối với Đài Loan làm chi.
Thậm chí, báo Nhật Bản Asahi Shimbun hôm 27-7-2012 lại tiết lộ rằng đàn anh xã hội chủ nghĩa Trung Cộng đang tìm cách hợp tác với “ngụy quyền Đaì Loan” để băm xẻ Biển Đông của Việt Nam.
Bản tin của phóng viên Takio Murakami cho biết, TQ và Đài Loan có thể đang hợp tác về chủ quyền lãnh hải vùng Biển Đông và Trường Sa, dự kiến có thể sẽ hợp tác khai thác tài nguyên vùng biển sâu với căn cứ khai thác là đảo Taiping Island (còn có tên là Itu Aba Island). Đảo này (Taiping) hiện do Đài Loan kiểm soát, và vùng này được tin là trữ lượng lớn về dầu và khí đốt.
Hóa ra, trong khi TQ xúi Hà Nội xua quân chém giết “ngụy quyền Sài Gòn,” thì đàn anh Bắc Kinh hợp tác anh em một nhà với “ngụy quyền Đàì Bắc,” chớ hề giết nhau làm chi.
Bản tin Asahi cũng nói, có tin đồn rằng nếu TQ chấp thuận để Đài Loan được tham dự vào các tổ chức quốc tế, thì hợp tác băm xẻ Biển Đông của VN sẽ tiến hành.
Trong khi đó, báo The National Interest đăng bài của 2 nhà phân tích Morton Abramowitz và Stephen Bosworth hôm 27-7-2012, trong đó cho biết rằng Mỹ chỉ trình diễn thôi, thực sự sẽ không gắn bó với Biển Đông làm chi.
Bởi vì chính phủ Obama chỉ ồn ào, nhưng vùng Châu Á Thái Bình Dương không phải trung tâm suy nghĩ chiến lược của Mỹ. Bởi vì trọng tâm chiến lược của Mỹ là kết thân với Trung Quốc, thị trường lớn nhất và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Và Mỹ chỉ hy vọng mọi chuyện không biến đổi, bởi vì ngay cả nếu Trung Quốc suy sụp kinh tế thì cũng sẽ quá nhiều bất lợi cho Hoa Kỳ, còn bất lợi nhiều hơn là một quân lực TQ trổi dậy ở hàng thứ nhì.
Chúng ta không biết các thầy bàn Hoa Kỳ nói trúng cỡ nào, nhưng hiển nhiên là, Mỹ sẽ không bao giờ tin được chính phủ Hà Nội, một quôc gia trong nhiều thập niên đã vi phạm quá nhiều lời cam kết, kể cả điều nước Mỹ tôn trọng căn bản nhất là giá trị nhân quyền.
Thế nên, dù Nguyễn Tấn Dũng có đặt tay lên xác ông Hồ mà thề, thì Obama cũng không tin nổi. Thêm nưã, Mỹ hiện nay tập trung vào kinh tế, cần ưu tiên vực dậy kinh tế. Các bản thăm dò về bầu cử đều cho thấy đối ngoaị là chuyện nhỏ đối với dân Mỹ, và Obama hay Romney đều phải lắng nghe dân Mỹ. Chỉ duy có Đảng CSVN mới không cần nghe đồng bào của họ.
Một tin bi quan khác: Nga có vẻ như lạnh cẳng khi nói về Biển Đông.
Bản tin BBC viết:
“Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ tin báo chí nói Moscow dự định thiết lập các căn cứ hải quân mới ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Trong ngày thứ Năm 26/7, khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang trong ngày đầu tiên ở Nga, hãng tin Nga RIA-Novosti dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga nói nước ông đang đàm phán để đồn trú hải quân ở Việt Nam, Cuba và quần đảo Seychelles.
Nhưng vào thứ Sáu 27/7, Bộ Quốc phòng Nga nói ông Chirkov chưa bao giờ có bình luận như vậy.
Việc thiếu tiền sau năm 1991 đã khiến đa số căn cứ của Nga ở nước ngoài phải đóng cửa.
Moscow rút khỏi quân cảng Cam Ranh vào năm 2002, và hiện quân Nga chỉ đồn trú ở Ukraine và Syria.
Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ phục hồi sức mạnh quân sự của Nga.
Những năm gần đây, Moscow đã mở rộng hoạt động của hải quân ở nước ngoài, trong đó có tham gia chống cướp biển gần Somalia.
Theo hãng tin RIA-Novosti, Phó Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố Nga "đang tiếp tục làm công việc bảo đảm việc đồn trú các lực lượng của Hải quân Nga ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga".
Nhưng sau đó Bộ Quốc phòng lại khẳng định ông Chirkov chưa bao giờ nói thế, và rằng chủ đề này không hề được nhắc trong cuộc phỏng vấn.
"Các vấn đề về quan hệ quốc tế không thuộc trách nhiệm tư lệnh hải quân," bộ này nói trong thông cáo trên trang web chính thức.
Bộ Quốc phòng Nga nói những lời được trích dẫn là "tưởng tượng của tác giả, người tìm cách ưu tiên chuyện giật gân thay vì đạo đức nghề nghiệp"...” (hết trích)
Thế là hỏng rồi.
TQ bắt tay với Đàì Loan, băm xẻ tàì nguyên Biển Đông trước mắt thế giới, và Đảng CSVN bó tay?
Thực tế, nếu Hải Quân Nga vào Cam Ranh, thì sẽ làm gì?
Hải Quân Nga có ra xua đuổi tàu cá TQ hay không?
Hải Quân Nga có săn đuổi các tàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông với Đài Loan hay không?
Hải Quân Nga có ra Biển Đông ngăn chận các tàu dầu TQ đang hợp tác với tàu dầu Đài Loan khai thác tài nguyên biển sâu hay không?
Hải Quân Nga có xách động quân đội TQ hãy vì ba dòng thác cách mạng mà xua quân đánh chiếm Đài Loan và lấy lại đảỏ Taiping để giao laị cho VN hay không?
Hải Quân Nga có đánh chiếm Hoàng Sa giùm cho VN hay không?
Than ôi. Cả nươc đều thấy bản Công Hàm Phạm Văn Đồng ký năm 1958 đã hiến đảỏ, hiến biển cho TQ, mà Luật Biển 2012 vẫn không thể nào xóa được vết nhơ naỳ.
Tình anh em xã hôi chủ nghĩa ở đâu? Kể cả khi hỏi Nga, thì bây giờ Nga lạị nói là không muốn vào Cam Ranh làm chi. Thật là tiếc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét