Nguyễn
Việt Nữ
Sống dưới thời mà thi sĩ Nguyễn Chí Thiện kết án “Bác Hồ già hóa
dạng bác Hồ Ly”, nhà văn Nguyễn Tuân đã thú thật tâm tư của ông mà cũng chính
là của dân Việt Nam: “Tôi còn sống đến
hôm nay được là nhờ biết sợ”.
Cho nên từ năm 2011 khi Nguyễn Phú Trọng lên ngôi Tổng Bí Thư thay con của Hồ Chí Minh là Nông Đức
Mạnh, vẫn không chịu bỏ điều 4 Hiến Pháp 1992 tức như cái thung lũng tử thần
cho thường dân mà chính cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng cảnh cáo đảng
rằng bỏ nó là “tự sát” .
Vậy mà cũng từ năm 2011 có những đóa hoa hồng đã dũng cảm Vượt thung lũng sợ hãi của Nguyễn Tuân.
Đây là hành động can đảm
phi thường của những đóa hoa hồng trong vườn hồng Việt Nam.
Hai
chị em cô Trịnh Kim Tiến, con gái ông Trịnh Xuân Tùng, ngày
17/7/12
Họ đã
đồng loạt mặc đồng phục đen có in khẩu hiệu bằng tiếng Anh “Stop Police killing civilians” (Hãy
chấm dứt tình trạng công an giết dân) phía trước và sau lưng áo có hàng
chữ “Justice for all!” (Công lý cho
mọi người!)
Phiên tòa được báo chí là công khai nên
có đoàn người đồng hành tìm công lý, cũng đồng phục như nhau. Thật là một hiện
tượng lịch sử Vượt thung lũng Sợ hãi bạo quyền Cộng Sản.
Vượt thung lũng
sợ hãi cách nào?
Hồi
đầu năm 2011, ông Trịnh Xuân Tùng bị Công an Ninh bắt giữ vì không đội
mũ bảo hiểm khi giao thông và bị đưa về đồn Công an. Tại đây, ông Tùng
đã chết với các thương tích do bạo hành.
Lúc
ấy người dân Hà Nội biết rành nội vụ, rất phẩn uất việc Công an lộng hành đánh
chết người nhiều lần từ lâu chứ không phải mới lần nầy, nên họ đã biểu tình
treo biểu ngữ như sau đây để ủng hộ gia đình Trịnh Kim Tiến đòi công lý cho cha
trong phiên xử tên sát nhân Công an
Nguyễn Văn Ninh bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử về tội
danh làm chết người khi thi hành công
vụ.
Chỉ
nhìn người dân dám trương biểu ngữ như trên đây ta biết cái “thung lũng” sợ hãi không còn sâu như trước
nữa.
Tòa sơ
thẩm chỉ xét xử qua loa rồi tuyên án bị can 4 năm tù. Gia đình người Chết
thượng tố vì bản án không tương xứng với một mạng người đã ra đi, nên gia đình
ông Trịnh Xuân Tùng chống án.
Mạng người rẽ như bèo
Cũng mạng lưới Danlambao tường trình đầy đủ phiên tòa, đài BBC Luân Đôn phỏng vấn Trịnh Kim Tiến cũng loan tin y như vậy, là:
Y án 4 năm tù cho công an 'đánh chết dân'
“Phiên
tòa công khai mà chỉ có bốn người trong gia đình được tham dự còn
người thân và bạn bè của gia đình không được vào”, cô Trịnh Kim Tiến nói.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Văn
Ninh, Trung tá Công an đã gây ra cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng, vào
sáng thứ Ba ngày 17/7 đã y án sơ thẩm
đối với ông này.
Gia
đình Trịnh Xuân Tùng không hài lòng với bản án phúc thẩm dành cho
Nguyễn Văn Ninh
Trên
đây là 4 đóa hoa hồng gồm 2 con gái, mẹ và bà nội được vào phòng tòa án Nhân
Dân Hà Nội để phản bác bản án sơ thẩm cho cha, chồng và con mình là ông Nguyễn
Xuân Tùng.
Riêng
chúng tôi, theo dõi 11 cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa&Trường Xa từ Hà Nội vào
tới Sàigon vào năm 2011, chúng tôi đã thấy hình ảnh 2 người phụ nữ, một mặc áo
dài đỏ, một mặc áo dài trắng. Trịnh Kim
Tiến cho đến khi cha bị đánh gãy cổ chết là đã xuống đường 5 lần rồi; còn Bùi Thị Minh Hằng thì đầu tiên có lẽ riêng
chúng tôi không biết vì cánh tay cô vươn cao hô khẩu hiệu nên che mặt, cũng chưa
biết tên, sau đó mới biết.
Sang năm 2012 nhân vụ Thỉnh Nguyện Thư “Free
Việt Khang, Free Vietnam”, Quốc Hội Hoa Kỳ nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3,
có ba người Phụ Nữ Việt Nam trong đó có Bùi Thị Minh Hằng, vì các vị nầy đang bị nằm tù. Nhưng không có
Trịnh Kim Tiến, vì cô đang sống tự do, dù đang đau khổ vì mất cha một cách oan
ức, đang tranh đấu vạch mặt cường quyền cho gia đình mình và cho cả những người cùng cảnh ngộ ở Việt Nam.
Nên
với chủ đề “Việt Khang và những Hoa Hồng
Việt Nam nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế” (VNTP số 872, tr. 09) chúng tôi đã giới
thiệu Hoa Hồng Trịnh Kim Tiến trong cuộc biểu tình yêu nước (trích)
Kim Tiến ơi, em biết tạm
quên thù nhà
Mặc áo trắng để tang cha
Cùng các bạn trẻ khác mà
“Đáp lời sông núi”
Cho xứng đáng thế hệ
Trưng,Triệu, hai Bà
Nhưng “tạm” quên có nghĩa
là
Một góc trí não cần phải
nhớ
Xuống Hố Chủ Nghĩa
(XHCN)Việt Nam
Có ít nhất cũ, mới hai
hung thần
Khủng bố tên Minh
Cũ là Hồ Chí Minh mà Đảng
gọi Cha già
Sinh ra một bầy khủng bố trẻ
tên Minh
Bắt người biểu tình
Khiêng lên xe buýt
Tên Minh mới nầy tàn bạo
thiệt
Đứng trên xe đạp xuống
nhiều lần
Trước mắt bàng quang chẳng
chút ngại ngần
Youtube chiếu lên cho thế
giới
Thấy đó là cháu ngoan Hồ
Chí Minh!
Kim Tiến ơi! Cha em chết
vì Công An
Người biểu tình yêu nước
bị đánh bị đạp vì Công An…
(Ngưng trích)
Sau nầy cô Trịnh Kim Tiến cũng liên tục đi biểu tình đòi
HS&TS là của Việt Nam như cô Bùi Thị Minh Hằng, nên các nhà tranh đấu trong
nước tặng cô Kim Tiến là Hoa Hậu, còn Minh Hằng là Á Hậu biểu tình yêu nước.
Số
VNTP 872 có đăng nhiều hình
ảnh cuộc biểu tình đầy đủ, nhất là tên
Đại Úy Công An tên Minh lập thế nhiều bước để đạp mặt người biểu tình. Có cả
hình cô Minh Hằng nữa, có thể vì vậy không còn chỗ để tòa soạn đưa hình cô Kim
Tiến vào, nên kỳ nầy chúng tôi xin bổ
túc để quí vị thấy “Hoa Hậu biểu tình yêu
nước”.
Hiện tượng lịch sử Vượt thung lũng Sợ
hãi
Chính
các Hoa Hồng của Mẹ Việt Nam đã cuốn hút các tấm lòng yêu nước cùng đồng hành Vượt thung lũng
Sợ hãi lịch sử.
Bạn
bè gia đình Trịnh Xuân Tùng muốn kêu gọi công lý cho tất cả những
nạn nhân của công an
Sau
6 tháng chờ đợi, ba lần bị đình hoản, có khi vì chánh án…mệt, quên, cuối cùng
ta nghe được những luận điệu sắc bén của “Hoa Hậu biểu tình” Trịnh Kim Tiến
về một số điểm mà cô cho là khuất tất trong phiên tòa phúc thẩm hôm
thứ Ba 17/7/12 để thấy rõ Hiện tượng
lịch sử.
Dàn dựng sẵn để Bảo vệ bị cáo
Cô
Trịnh Kim Tiến đã nói với BBC sau khi kết thúc phiên tòa rằng bản án
này không khác gì bản án sơ thẩm và cáo buộc rằng đây là bản án
được “Dàn dựng sẵn”, gia đình cô phản đối bản án 4 năm dành cho bị
cáo và rằng đây là ‘một kết quả bất công’.
"Viện
kiểm sát cứ lặp đi lặp lại rằng quy trình xử sự của những người
công an trực ban hôm đó là đúng,
rất đúng và rằng họ không có lỗi gì ngoài việc không báo cáo
lên và không đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời".
Theo
như cô nói thì ở phiên tòa sơ thẩm này thì cả Viện Kiểm sát và hội
đồng xét xử đều có thái độ bảo vệ bị cáo Nguyễn Văn Ninh.
“Viện
kiểm sát cứ lặp đi lặp lại rằng quy trình xử sự của những người
công an trực ban hôm đó là đúng,
rất đúng”, cô nói.
“Họ
không có lỗi gì ngoài việc không báo cáo lên và không đưa nạn nhân đi
cấp cứu kịp thời”, cô thuật lại lời của Viện Kiểm sát tại phiên
tòa.
Tuy
nhiên cô Tiến phản bác các lập luận này của Viện Kiểm sát với bằng
chứng là công an đã giam giữ bố cô ‘trái pháp luật’.
“Họ
không thông báo cho gia đình em biết, không có giấy tờ rõ ràng, hồ sơ
thì tạo dựng”, cô giải thích.
Cô
cho biết chủ tọa phiên tòa phát biểu rằng ông Ninh có nhiều đóng góp cho ngành công an và hỏi ông này
‘có bao nhiêu các bằng khen và huân chương’.
“Ông
Ninh trả lời có hai huân chương còn bằng khen thì không nhớ, vậy mà
họ vẫn dùng như là yếu tố giảm nhẹ tội cho ông ta”, cô bức xúc.
“Họ
nói việc này cũng có lỗi của bố em và việc xảy
ra như thế là không mong muốn”, cô nói thêm.
‘Dẫn
dắt lời khai’
“Phiên tòa công khai mà chỉ có bốn người
trong gia đình được tham dự còn người thân và bạn bè của gia đình
không được vào”, cô nói.
Một
điều bất thường nữa, theo cô Tiến, là phiên tòa vẫn diễn ra bất chấp
sự vắng mặt của một số nhân chứng quan trọng dù gia đình cô đã đề
nghị phải triệu tập các nhân chứng này trong phiên tòa trước đó.
Cô
Tiến không được phép công khai đối chất và phải thông qua hội đồng
xét xử để hỏi những người liên quan đến vụ án, cô cho biết.
Tuy
nhiên, “câu trả lời không hề rõ ràng”, cô kể lại, “Họ nói là không
nhớ, quá lâu rồi hoặc chối cãi những gì đã khai trong hồ sơ vụ án”.
“Những
điểm bất công phi lý trong hồ sơ vụ án họ không hề giải thích được
mà Tòa không hề để ý đến trong khi Viện Kiểm sát phản bác những
quan điểm của gia đình em”, cô cho biết.
"Em
có cảm giác như là có sự dẫn dắt để những người này khai. Câu hỏi
gợi ra những câu trả lời có lợi (cho bị cáo Ninh)".
Cô
nghi ngờ những nhân chứng được triệu tập đến tòa ‘bị ép cung, mớm
cung’ vì ‘lời khai mâu thuẫn vô lý’.
“Em
có cảm giác như là có sự dẫn dắt để những người này khai. Câu hỏi
gợi ra những câu trả lời có lợi (cho bị cáo Ninh)”, cô nói.
Cô
lấy dẫn chứng khi tòa chất vấn việc ông Ninh đã hết thời gian làm
nhiệm vụ lại dẫn dắt ông vào ý là ông có quyền xử lý tình huống
ngay tại chỗ để ông Ninh trả lời.
Dẫn
chứng nữa về lời khai ‘không đúng sự thật’ là nhân chứng Trần Đức
Lợi nói ‘chắc chắn rằng bố em đi giày màu đen nhưng hôm đó bố em đi
dép có quai hậu’.
“Nhân
chứng Lê Văn Hiếu khai rằng ông Tùng bị say rượu dù ông đứng xa đến
cách 17 mét”, cô kể, “Ông Hiếu có giải thích rằng vì ông thấy bố em
to tiếng với ông Ninh khi bị bắt nón bảo hiểm”.
“Tôi
nghe thì tôi biết là có uống rượu”, cô thuật lại lời của nhân chứng
này và nói rằng tòa đã dựa vào ‘lời khai giả định’ này mà kết
luận là ông Tùng có uống rượu trong ngày xảy ra vụ việc.
"Phiên
tòa này không chỉ thể hiện công lý cho gia đình em mà là công lý
chung vì tình trạng công an đánh chết dân ngày càng nhiều và không có
sự chế tài của pháp luật thật nghiêm khắc".
Cô
cũng than phiền việc tòa bác bỏ yêu cầu của gia đình xét xử ông Ninh
về tội ‘cố ý gây thương tích làm chết người’.
Cô
lập luận rằng ông Ninh chủ ý bạo hành với bố cô khi ‘túm tóc giật
mình về phía sau một người đang trong tư thế đứng và đè sấp xuống
đất’ vì ‘ông Ninh biết rõ rằng hành vi này có thể gây tổn thương
tính mạng con người’.
Bên cạnh đó, ông Ninh còn ngăn chặn
việc cứu chữa kịp thời nạn nhân dù ‘gia đình đến van xin cho được đưa
đi cấp cứu’.
Khi
được hỏi có tiếp tục kháng cáo không, cô Tiến trả lời rằng ‘phiên
tòa này không chỉ thể hiện công lý cho gia đình em mà là công lý
chung vì tình trạng công an đánh chết dân ngày càng nhiều và không có
sự chế tài của pháp luật thật nghiêm khắc’.
“Sau
phiên tòa này em chưa thể trả lời sẽ làm gì tiếp theo”, cô nói,
“Nhưng công lý thì phải luôn đấu tranh để giành lấy”.
Nguồn: bbc.co.uk và BoxitVN
Phiên tòa khuôn mẫu của xứ sở ông nội Bí
thư Nông Đức Tuấn
Chúng
tôi xin đăng chi tiết lối lập luận của hệ thống luật rừng xứ Hồ Chí Minh, y hệt
như tỉnh Bắc Giang của Bí thư Tỉnh ủy Nông Đức Tuấn về luật pháp (vụ một thanh
niên cũng bị công an giao thông đánh chết, gia đình mang quan tài lên UBND tỉnh
đòi giải thích, kéo theo đám đông hàng chục nghìn người làm tắc nghẽn giao
thông từ năm 2010 đến nay rồi cũng chìm xuồng). Cũng như giáo dục phao thi công
khai nhưng Sở GD&ĐT vẫn cứ cho là hội đồng trường thi “làm đúng, rất đúng”,
rốt cuộc chỉ có người dám tố cáo sự công khai làm gương ăn gian ăn cắp của đảng
là bị xử tội!)
Y
như kiểu Viện Kiểm Sát phiên tòa phúc thẩm vụ ông Trịnh Xuân Tùng cũng cho là
băng đảng thủ phạm là “đúng, rất đúng”
và có huy chương, tuổi đảng là “Họ không
có lỗi gì ngoài việc không báo cáo lên và không đưa nạn nhân đi cấp
cứu kịp thời”. Việc cản trở không lo chở đi bệnh viện nên nạn nhân chết
thì cũng chẳng hề gì!
Tài
sản và sinh mạng anh em Đoàn Văn Vươn vụ Tiên Lãng, Hải Phòng và tất cả các vụ
khác gần đây sẽ cùng khuôn mẫu nầy thôi.
Ôi,
hèn chi nhà văn Xuân Vũ xưa kia sau hiệp định Geneve, di cư ra Bắc sống bên
cạnh trung ương đảng, Bắc bộ phủ của HCM, phải vượt Trường Sơn về Nam Hồi
chánh, ông có viết cả 74 quyển sách, trong đó có tác phẩm dày rằng CS coi con
người như lá cây để làm rác: “Mạng người
lá rụng”!
Tháng 7 năm 2012 còn nhiều sự kiện lịch
sử khác đáng ghi nhớ
--Nếu
lùi về trước ngày 17/7 vụ phiên tòa phúc thẩm ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội, ta
còn có ngày 10/7 bà Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đến Hà Nội, bà nhắc đối tác Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh và gặp cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nữa để nói thẳng họ phải chú ý đến
Nhân Quyền trước kinh tế, trước khi Mỹ nói đến giải tỏa cấm vận vũ khí sát
thương.
---Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc Phòng VNCS, hiện đang công tác tại Hoa
Kỳ từ 14 đến 24/7, tức 10 ngày. Có lẽ Cộng Đồng VN sẽ biểu tình?
--Ngày
11/7 Hillary Clinton sang Miên tham dự thượng đỉnh ASEAN, hoàn toàn thất bại vì
Chủ tịch là Thủ tướng Hun Sen không chịu đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào
nghị trình. Bởi Hun Sen xuất thân là Pol
Pot do Mao Trạch Đông yểm trợ tối đa từ thời chiến lẫn thời bình hiện nay mà,
làm sao Hun Sen dám cải lệnh Hồ Cẩm Đào?
---Nhắc
đến Hồ Cẩm Đào mà Việt Nam lẫn Hun Sen đều sợ, thì nhìn qua Hồng Kông, ngày 1
tháng 7 năm nào họ cũng biểu tình chống chánh sách của Bắc Kinh mà họ cho là
đang tiến hành tới trấn áp tự do ngôn luận. Nhưng tới ngày đầu tháng 7 năm 2012 là đúng 15
năm H. K bị trả về cho Trung Cộng, họ biểu tình hàng chục ngàn người, không
them cầm cờ sao đỏ của CS vì họ cho là TC “phá
hoại Hồng Kông và quyền dân chủ của người dân”. Dù có mặt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, dân Hồng Kông vẫn hô to “Chấm dứt chế độ độc đảng”, “Bài trừ đảng
Cộng sản” v.v…
---Còn tại Việt Nam, sau khi Quốc Hội CS ban hành Luật Biển,
và trước nguy cơ Hán hóa, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, lãnh đạo
GHPGVNTN, tuy đang nằm trong tay CS, cũng can đảm kêu gọi toàn dân trong, ngoài nước, ngày
1/7 xuống đường biểu tình chống ngoại
xâm, cứu nguy đất nước…. Quả thật, ngày 1/7 cả Hà Nội, Huế, Saigon đều có đoàn
người đi biểu tình, dĩ nhiên không thể nhiều như Hồng Kông, (vì thành phố nầy
thuộc “đế quốc Anh” từ trên 100 năm trước nên văn minh hơn) nhưng Hoa Hậu biểu
tình yêu nước Kim Tiến và Á Hậu Bùi Thị Minh Hằng đều tham gia, có thêm hoa hồng Huỳnh Thục Vy cũng xuống
đường.
Minh
Hằng và Huỳnh Thục Vy bị công an áp tải Minh Hằng về trú quán Vũng Tàu, Huỳnh Thục Vy về Quảng Nam.
Còn các Sư Phật giáo ở Huế, Saigon, cả Thầy Thích Quảng Độ không thể ra đường
vì bị Công an phong tỏa các Chùa từ ngày trước. Ngài định đi biểu tình y như đã
kêu gọi công dân và nhân tiện gửi thư cho Đại sứ Trung Cộng tại Sài gòn
nhưng không thể ra đường, nên các Sư thuộc GHPHVNTN Huế và Saigon, phải “biểu
tình tại Chùa” với bản “HS&TS là của VN” cũng như Kim Tiến, như hình
dưới đây “Không cho biểu tình ngoài
đường Thì Tôi biểu tình TẠI NHÀ!”
Trịnh Kim Tiến
Ngày
1/7/2012
Một tăng sĩ biểu tình yêu nước tại chùa
Cộng
Sản VN không từ bỏ mộng tiêu diệt hết
các tôn giáo, cả Công giáo cũng ngày 1/7 thêm giáo điểm Con Cuông—Thành phố
Vinh cũng bị đập phá. Tất cả những sự vụ trong tháng 7/12 nêu trên, khi khác sẽ khai thác kỷ, nhưng ta cần vui
mừng là quả thật, người dân trong nước, nhất là tuổi trẻ Việt Nam đã “Vượt qua thung lũng Sợ hãi” của một chế
độ độc tài toàn trị “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”
một cách hiên ngang để đáp lời sông núi.
Nguyễn
Việt Nữ
(18/7/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét