Nguyễn
Công Trứ quê làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Công
Trứ sinh cuối năm 1778, kém thi hào Nguyễn Du 12 tuổi, là đồng hương
Nghi Xuân, hai làng cách nhau chỉ hơn một cây số. Nổi tiếng thông minh,
học giỏi từ ấu thơ, nhưng lận đận mấy lần thi cử, mãi tới năm 1819, ông
mới giành được giải nguyên trường Nghệ. Bước hoạn lộ bắt đầu ở tuổi
ngoài 40 (1820) với chức Hành tẩu Quốc sử quán nhưng lại gập ghềnh bao
chặng gian nan.
Đem thân vào chốn quan trường, 28 năm làm quan, 26 chức vụ khác nhau, lúc làm quan văn, khi thì quan võ. Ba lần Nguyễn tiên sinh được cử đi chấm thi hương (cử nhân), có lần đảm chức Chánh chủ khảo trường thi Hà Nội. Bốn lần được phong làm tướng cầm quân, ra Bắc, vô Nam, oai phong lẫm liệt. Nhưng con người tài hoa và khí phách ấy với nhân cách ngay thẳng, bộc trực, dám làm, dám chịu bị những kẻ gian nịnh trong triều, ngoài nội ganh ghép, gièm pha, vu vạ, chịu nhiều phen điêu đứng. Chúng vu ông buôn lậu, mưu phản triều đình, vượt quyền vua, toàn là trọng tội. Nhiều lần ông bị giáng chức từ ba, bốn cấp, có khi cách tuột, cho đi làm lính thú. Nhiều phen ông bị án oan, có khi phải chịu án "trảm giam hậu" (tội chém, nhưng giam chờ lệnh)!
Đem thân vào chốn quan trường, 28 năm làm quan, 26 chức vụ khác nhau, lúc làm quan văn, khi thì quan võ. Ba lần Nguyễn tiên sinh được cử đi chấm thi hương (cử nhân), có lần đảm chức Chánh chủ khảo trường thi Hà Nội. Bốn lần được phong làm tướng cầm quân, ra Bắc, vô Nam, oai phong lẫm liệt. Nhưng con người tài hoa và khí phách ấy với nhân cách ngay thẳng, bộc trực, dám làm, dám chịu bị những kẻ gian nịnh trong triều, ngoài nội ganh ghép, gièm pha, vu vạ, chịu nhiều phen điêu đứng. Chúng vu ông buôn lậu, mưu phản triều đình, vượt quyền vua, toàn là trọng tội. Nhiều lần ông bị giáng chức từ ba, bốn cấp, có khi cách tuột, cho đi làm lính thú. Nhiều phen ông bị án oan, có khi phải chịu án "trảm giam hậu" (tội chém, nhưng giam chờ lệnh)!
Thật nghịch lý với con người lúc nào cũng lo toan việc dân, việc nước, nuôi chí tang bồng "ra tay kinh tế" để cho dân thoát cảnh đói nghèo, lầm than. Thật đau đớn cho một tâm hồn cao thượng và hào phóng bộc lộ trong gần 150 áng thơ văn chói sáng để lại cho đời dấu ấn một kẻ sỹ đáng yêu và đáng kính. Cũng thật gớm ghiếc cho miệng lưỡi phường gian nịnh trong lốt vỏ "mũ cao, áo dài" vu vạ người có công thành kẻ có tội, làm cho mấy ông vua đầu triều nhà Nguyễn cũng "mắt mù, tai điếc" hiểu sai tấm lòng ngay thẳng của một bậc hiền tài.
Vua Minh Mệnh vốn rất quý Nguyễn Công Trứ, từng ban thưởng cho ông một tòa bích ngọc hình núi, một con ngựa bằng mã não, một chiếc kim khánh khắc bốn chữ "Lão năng khả tưởng" (ông già tài giỏi đáng được thưởng). Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là văn quan, võ tướng, còn lừng danh ở tài kinh tế. Khi vâng lệnh triều đình cầm quân dẹp loạn ở các tỉnh xứ Bắc, ông trăn trở một điều: "Dân làm loạn vì dân quá đói nghèo". Theo Nguyễn tướng công: "Phải làm cho dân có ruộng đất cấy cày, có công việc làm ăn, có được no ấm thì xã tắc mới yên vui".
Vị thượng quan Thư hữu tham tri bộ Hình sung Dinh điền sứ hai tỉnh Nam Định, Ninh Bình ở tuổi ngũ tuần dâng sớ về triều xin thực thi 3 việc: Nghiêm trị bọn du thủ, du thực, gian phi; trừng trị bọn lại dịch tham nhũng, thải bỏ kẻ vô tài, bất lực, khen thưởng người liêm chính; khẩn hoang mở đất cho dân cày cấy, có công ăn việc làm. Ông còn đề đạt nhiều ý kiến ích quốc, lợi dân như lên án tệ cường hào, ức hiếp, nhũng nhiễu dân; xây dựng quy ước của làng xã v.v... Trong vòng chưa đầy một năm đã chiêu mộ lưu dân khoanh đê, lấn biển lập được hai huyện mới: Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) và 2 tổng mới Hoành Thu, Ninh Nhất. Khi đảm trách việc quan ở miền Tây Nam Tổ quốc (Tây Nam Bộ), Nguyễn Công Trứ lại hợp sức với quan quân, dân chúng địa phương, đào kênh rạch, làm thủy lợi dẫn nguồn nước ngọt Cửu Long về đồng ruộng.
Tài ba, ơn nghĩa của Nguyễn Công Trứ được nhân dân đông đảo, nhất là tầng lớp nghèo khổ vô cùng biết ơn, cảm phục. Không chỉ là người có tâm huyết mà ông còn có trí tuệ, có năng lực tổ chức xuất chúng, ngày đêm lặn lội, lo toan, lắng nghe ý kiến tìm mưu hay, kế giỏi của quần chúng vận dụng vào việc làm thiết thực, có hiệu quả cao. Ông được dân chúng yêu thương, quý trọng, tôn thờ như bậc thánh hiền, như cha mẹ. Nhân dân huyện Tiền Hải, huyện Kim Sơn lập đền thờ sống Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (sinh từ).
Đền thờ Nguyễn Công Trứ
Thói đời thật chua chát! Bọn tham quan, ô lại, gian nịnh lại đem lòng ganh ghét, đố kỵ, tìm cách hãm hại ông bằng những chuyện bịa đặt, vu vạ... Con người chính trực ấy hàm oan, thời gian và cuộc đời nhân hậu đã dần làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho ông. Nguyễn Công Trứ ung dung tự tại, giữ vững khí phách, tiết tháo. Trong ông có chút ngất ngưởng của một kẻ sỹ, có cả màu men lãng tử, tài hoa, đúng hơn là một nhân cách vững vàng, đáng kính. Chẳng thế, người ta kinh ngạc khi Nguyễn Công Trứ hàm oan trọng tội. Từ địa vị cao sang, quyền uy của một đại quan nhất nhị phẩm bị giáng làm lính thú. Có người chế nhạo, nhưng ông bình nhãn: "Khi ta làm Đại tướng không lấy đó làm vinh, nay là lính cũng không hề thấy nhục!".
Trên 150 năm đi qua, người đời còn thuộc nhiều áng thơ của ông, biết những chuyện kể bi hùng, cả những giai thoại lý thú về con người tài cao, đức trọng, đa đoan ấy, nhất là hai câu thơ thật thâm thúy, hào sảng mà chua chát:
"Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".
Mùa thu năm Giáp Thân (10/2004), tôi về thăm Nghi Xuân, quê nội, quê ngoại của tôi, tranh thủ đến viếng mộ Nguyễn tướng công và ngôi đền nhỏ bé ở làng Uy Viễn. Lòng rưng rưng tưởng nhớ một danh nhân lừng lẫy với tâm hồn và tính cách đậm đặc "ông đồ xứ Nghệ" nửa đầu thế kỷ XIX. Cảnh sắc đơn sơ và âm thầm của một địa chỉ văn hóa chưa xứng với tầm vóc của một đại danh nhân có tài cao, tâm sáng đã làm cho bất cứ ai có hiểu biết, có lương tri không tránh được nghĩ suy, thổn thức .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét