Nhật ký chủ nhật - ngày 4 tháng 6 năm 2006
Tháng 6, trời Nắng thật ấm, nếu đứng trong vườn thử nhắm nghiền mắt lại thì ta chỉ nghe quanh đây tiếng Chim gọi nhau líu lo trên cành Thông, ta không nhìn thấy chúng vì không hiểu chúng nó đậu ở cành nào, tai chỉ nghe chúng gọi, có cảm tưởng Nắng ấm soi vào tận hồn ta, trái tim ta, nồng nàn hạnh phúc, tươi vui. Chỉ cần thiên nhiên ban tặng cho ta vài thứ đơn giản như thế là ta đã thấy hạnh phúc, mặc dù ta đang nhắm nghiền mắt lại. Chỉ cảm nhận thôi mà không nhìn thấy nhưng ta có cảm tưởng sờ mó được cái ta cảm nhận ấy. Ngẫm tạo hoá thật vô thường.
Tại sao đương không tôi lại nhắc tới cái không nhìn thấy mà lại cảm nhận và có vẻ như sờ mó được ? Đó là kỷ niệm đó bạn ạ. Ký ức nó nằm sâu trong tận đáy tim ta có bao giờ nhạt phai, hôm nay sao tôi nhớ con Susi của tôi như thế, không biết nữa! Gốc gác của tôi là gái Bến Tre, hàng xóm láng giềng mộc mạc sống gần gũi với thiên nhiên ruộng lúa đã tạo ra tôi, tôi thích sống gần với vườn tược, với chú chó, chú mèo con cuộn mình trên tay mỗi khi trời mưa lạnh lẽo, thói quen tôi thì khoái dựa lưng vào gốc cây Nhãn trong vườn vào buổi trưa để đọc tiểu thuyết, trong khi mấy chú chó con chạy cắn nhau nô đùa ngoài sân.
Tháng 6, trời Nắng thật ấm, nếu đứng trong vườn thử nhắm nghiền mắt lại thì ta chỉ nghe quanh đây tiếng Chim gọi nhau líu lo trên cành Thông, ta không nhìn thấy chúng vì không hiểu chúng nó đậu ở cành nào, tai chỉ nghe chúng gọi, có cảm tưởng Nắng ấm soi vào tận hồn ta, trái tim ta, nồng nàn hạnh phúc, tươi vui. Chỉ cần thiên nhiên ban tặng cho ta vài thứ đơn giản như thế là ta đã thấy hạnh phúc, mặc dù ta đang nhắm nghiền mắt lại. Chỉ cảm nhận thôi mà không nhìn thấy nhưng ta có cảm tưởng sờ mó được cái ta cảm nhận ấy. Ngẫm tạo hoá thật vô thường.
Tại sao đương không tôi lại nhắc tới cái không nhìn thấy mà lại cảm nhận và có vẻ như sờ mó được ? Đó là kỷ niệm đó bạn ạ. Ký ức nó nằm sâu trong tận đáy tim ta có bao giờ nhạt phai, hôm nay sao tôi nhớ con Susi của tôi như thế, không biết nữa! Gốc gác của tôi là gái Bến Tre, hàng xóm láng giềng mộc mạc sống gần gũi với thiên nhiên ruộng lúa đã tạo ra tôi, tôi thích sống gần với vườn tược, với chú chó, chú mèo con cuộn mình trên tay mỗi khi trời mưa lạnh lẽo, thói quen tôi thì khoái dựa lưng vào gốc cây Nhãn trong vườn vào buổi trưa để đọc tiểu thuyết, trong khi mấy chú chó con chạy cắn nhau nô đùa ngoài sân.
Nay
sang hải ngoại, nhớ lại hồi xưa khi còn ở nhà mướn tôi ước mơ tạo
được mái nhà riêng cho mình để nuôi chó nuôi mèo mà không bị chủ nhà cấm
đoán. Rồi giấc mơ đó trở thành sự thật. Lần đầu tiên chúng tôi đi mua
được
con chó Berger con, mới có 4 tuần, vừa dứt sữa mẹ, tôi sung sướng ôm nó
trong
tay, được ông xã chở về nhà. Đêm đầu tiên nó khóc vì nhớ mẹ, chạy lăng
xăng
trong phòng khách, nhưng dần dà rồi nó cũng quen với chủ mới, coi tôi
như mama
nuôi của nó, sáng nào tôi cũng trét bánh mì bơ thịt nguội đút ăn, nó
ngồi há mõm chờ như đứa con nít, xong rồi „hai mẹ con“ dắt nhau đi dạo. Nó
ngoan, bảo gì nghe nấy như một đứa bé lớn lên được hấp thụ giáo dục hoàn
toàn Việt nam, thích ăn cơm rang, khui đồ hộp chị ta cốc thèm dòm tới, chỉ chúm
mũi ngửi ngửi chờ mẹ cho đĩa cơm rang mà thôi.
Tên nó là Susi. Nuôi Susi được khoảng 3, 4 năm thì nó có triệu
chứng đau lỗ tai, nó hay cào cào vào tai của nó, thế là tôi bắt đầu lo đi bác
sĩ thú y. Bên Âu châu này nuôi chó phải có đóng bảo hiểm, phải đi chích ngừa,
phải có một thẻ sức khoẻ riêng cho chó. Tôi nghĩ khi không nuôi thì thôi, khi
nuôi nó rồi thì lẽ đương nhiên cuộc đời mình dính chặt vào đời nó, lo lắng cho
nó, đi du lịch xa phải đem nó theo, hay tìm người giữ hộ khi mình vắng mặt. Người
Đức hay gửi súc vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim vào Pension (nhà giữ súc
vật) khi họ đi nghỉ hè, có người còn tàn nhẫn hơn nữa là trước khi đi du lịch họ
thả mèo mẹ lẫn mèo con ra mé rừng cho rảnh nợ ! Nói chung không phải đơn giản
khi nuôi chó, mèo trong nhà. Nhưng bên này phần lớn người ta hay yêu chó mèo lắm.
Không ngờ tôi cũng rơi vào hoàn cảnh ấy dần mà mình không ngờ.
Mùa hè cũng là mùa tôi đi bán hàng ở bên bờ hồ, thời gian đầu tôi
hay thả Susi chạy rong ngoài vườn, nhà tôi bên Pháp thuộc ngoại ô hàng xóm dễ
dãi chứ bên Đức không được thế này đâu, chó chạy nhong
ngoài đường gây tại nạn xe cộ thì chủ chó bồi thường đến nghèo luôn chứ
chẳng phải chơi. Khi chó cái bị
hành kinh nó rất Hot, trong nhà phải mặc quần lót cho nó, ( mà khi
chưa có kinh nghiệm nuôi chó mình không ngờ trước mà phòng ).
Có lần chị Susi nhà ta bỏ nhà đi hoang, nó mê trai, chúng tôi đi kiếm khắp
nơi, nhà cửa buồn hiu, nào ngờ sau ba ngày thì thằng „ bồ „ của Susi đưa nó về tận cửa cái. Susi trông xuống sắc tàn tạ,
còn thằng „ trời đánh „ kia là một thằng
Cowboy nhỏ xíu con, lông đen thui, nhưng dáng mạo bãnh bao coi sang, đẹp ! Susi co một
chân trước đi cà nhắc nhìn tôi đau khổ như nài nỉ " Mẹ đừng giận à ! ". Bị đau chân chị ta
lên xuống cầu thang khó khăn tôi phải bế giúp chị ta. Chả hiểu hoang đàng ở
cánh rừng nào mà bị người ta cầm dao phang cho một cái vào cẳng như thế tôi chả
hiểu. Thoa thuốc đỏ, băng bó sau vài ngày rồi chị ta cũng lành lặn, nhưng chứng
nào vẫn tật ấy khi chị ta Hot thì chị ta lại trốn nhà đi hoang nữa! Lại một
lần nữa mất chó, bực quá khi còn nó tôi đã không muốn đi Bs thú y thiến ( à
không chị ta là con gái ) cột buồng trứng gì gì đó quách cho yên, vì tôi không
muốn xen vào đời tư của Susi, tôi nghĩ mình không có quyền phá niềm vui của nó,
nay nó đi mất tôi đâm ra hối hận.
Đến khi bé Quyên con gái đầu lòng của chúng tôi có sinh nhật, Jenny bạn
gái của Quyên định làm cho Quyên một niềm vui bất ngờ, là ngầm mua con chó mới
tặng, Jenny đã đến Sở Thú Y dưới phố, ngạc nhiên không ngờ gặp con
Susi của tôi đang bị nhốt trong chuồng, thì ra khi chị ta bỏ nhà đi theo trai
thì bị xe bắt chó dẫn về bót nhốt. Thay vì bỏ tiền mua con chó mới, Jenny chuộc
con Susi ra và âm thầm mang đến tặng cho cả gia đình vào dịp sinh nhật
Quyên.
Gặp lại chủ eo ui Susi nhảy chồm người lên ôm mẹ mừng rỡ sau sáu tháng xa nhà nằm ụ trong „tù“. Thế là tôi lại có chó để mà lo lắng, chạy chữa bịnh cho nó tiếp tục. Khi nuôi Susi được 10 năm, tình trạng đau lỗ tai nặng hơn, bác sĩ đề nghị mổ lỗ tai cho nó, hy vọng khỏi. Susi nằm điều trị tại clinic mất vài ngày, tiền tốn đến gần 500 Euro, ông nhà tôi la quá vì tốn khá nhiều tiền. Vào hè tôi lại sang bờ hồ làm việc, lần này tôi không thả Susi chạy nhong nhong ở nhà nữa, mà cột chị ta lại dưới một gốc cây táo có bóng mát, vừa cho nó nhìn ông đi qua bà đi lại trước sân vừa giữ nhà luôn thể.
Gặp lại chủ eo ui Susi nhảy chồm người lên ôm mẹ mừng rỡ sau sáu tháng xa nhà nằm ụ trong „tù“. Thế là tôi lại có chó để mà lo lắng, chạy chữa bịnh cho nó tiếp tục. Khi nuôi Susi được 10 năm, tình trạng đau lỗ tai nặng hơn, bác sĩ đề nghị mổ lỗ tai cho nó, hy vọng khỏi. Susi nằm điều trị tại clinic mất vài ngày, tiền tốn đến gần 500 Euro, ông nhà tôi la quá vì tốn khá nhiều tiền. Vào hè tôi lại sang bờ hồ làm việc, lần này tôi không thả Susi chạy nhong nhong ở nhà nữa, mà cột chị ta lại dưới một gốc cây táo có bóng mát, vừa cho nó nhìn ông đi qua bà đi lại trước sân vừa giữ nhà luôn thể.
Nhưng tối ngày hôm ấy khi về đến nhà thì
Pascal, anh hàng xóm qua gõ cửa nói:
- Ê, con Susi của tụi mầy bị chó của hàng xóm sang hiếp dâm! Không sớm thì muộn tụi mày thế nào cũng có Kinder!
Thay vì bực bội, tôi vui mừng hớn hở ra mặt, chờ đợi từng ngày, ngày nào tôi cũng sờ lên bụng Susi hỏi nó:
- Mầy có bầu chưa con ? Nhớ đẻ cho mẹ ba đứa nhé !
Chẳng hiểu nó có biết sự hồi hộp trông chờ của tôi hay không, chị ta nằm ngửa bụng ra, co chân đưa bốn cẳng lên trời, nhe răng cười cười khoái chí lắm, khi được tôi vuốt bụng nó như thế. Bụng nó càng ngày càng to, đến khi Susi chuyển bụng đẻ, chả hiểu tại sao trong nhà tôi nuôi con mèo con chó khi tụi nó đẻ cứ hay leo lên giường của bé Quyên mà đẻ, máu me tùm lum. Thấy thế, chúng tôi mau mau lót một tấm nilon to, không khiêng nó xuống hầm hay ra ngoài sân, mà để cho nó yên vì nhìn nó đau bụng trông thương lắm.
- Ê, con Susi của tụi mầy bị chó của hàng xóm sang hiếp dâm! Không sớm thì muộn tụi mày thế nào cũng có Kinder!
Thay vì bực bội, tôi vui mừng hớn hở ra mặt, chờ đợi từng ngày, ngày nào tôi cũng sờ lên bụng Susi hỏi nó:
- Mầy có bầu chưa con ? Nhớ đẻ cho mẹ ba đứa nhé !
Chẳng hiểu nó có biết sự hồi hộp trông chờ của tôi hay không, chị ta nằm ngửa bụng ra, co chân đưa bốn cẳng lên trời, nhe răng cười cười khoái chí lắm, khi được tôi vuốt bụng nó như thế. Bụng nó càng ngày càng to, đến khi Susi chuyển bụng đẻ, chả hiểu tại sao trong nhà tôi nuôi con mèo con chó khi tụi nó đẻ cứ hay leo lên giường của bé Quyên mà đẻ, máu me tùm lum. Thấy thế, chúng tôi mau mau lót một tấm nilon to, không khiêng nó xuống hầm hay ra ngoài sân, mà để cho nó yên vì nhìn nó đau bụng trông thương lắm.
Ngày đó ba mẹ con tôi, Quyên, Duy Quang thay phiên nhau suốt đêm túc trực
cạnh giường đẻ quay phim, nó rặn được con nào đều có quay phim hết ráo, được
hai con tưởng đâu xong, nào ngờ sáng hôm sau Susi thở hổn hển chạy cuống quýt nhanh
ra vườn, chui vào lùm cây, dùng chân đào một lỗ đất thật rộng, làm bụi hoa của
tôi văng tứ tung. Theo dõi xem Susi làm gì, nghĩ là nó đau bụng máu như phụ nữ
sau khi sanh xong, nào ngờ nó leo lên giường đẻ lần nữa, lần này nó rặn
lòi ra đứa Út ! Đứa này là đứa chúng tôi cưng nhất, mạnh khỏe nhất, đẹp nhất, và ở
với chúng tôi lâu nhất, trước khi quyết định “ bán con “ đi.
Khi ba con chó Berger con lớn lên chút xíu, eo ơi cả nhà lăng xăng nhộn nhịp, chúng nó phá, nó chạy vui không thể tả, làm bà Ngoại như tôi cũng mệt ứ hơi luôn. Ngày nào cũng nấu một nồi súp khoai tây trộn với gạo, xương hầm cho chúng, đứa nào đứa nấy mập thù lù. Tôi đóng vai bà Ngoại, lo cho cháu ăn, tập cho cháu chạy đua, đi dạo, còn tập cho chúng hiểu tiếng Việt nam nữa chứ. Đến ngày chúng được ba tháng thì chúng tôi đăng báo bán, vừa bán vừa cho trong số người quen bạn bè của mình.
Khi ba con chó Berger con lớn lên chút xíu, eo ơi cả nhà lăng xăng nhộn nhịp, chúng nó phá, nó chạy vui không thể tả, làm bà Ngoại như tôi cũng mệt ứ hơi luôn. Ngày nào cũng nấu một nồi súp khoai tây trộn với gạo, xương hầm cho chúng, đứa nào đứa nấy mập thù lù. Tôi đóng vai bà Ngoại, lo cho cháu ăn, tập cho cháu chạy đua, đi dạo, còn tập cho chúng hiểu tiếng Việt nam nữa chứ. Đến ngày chúng được ba tháng thì chúng tôi đăng báo bán, vừa bán vừa cho trong số người quen bạn bè của mình.
Chó Berger con xinh lắm và mắc tiền nữa, nhưng tôi chỉ đòi hỏi giá
100 Euro một con, bán chúng đi không phải vì
tôi cần tiền, mà là không thể nuôi hết cả bốn mẹ con chúng nó. Ngày
người ta đến lấy cháu Ngoại đi, tôi ngồi trước cửa nhìn theo bóng chúng
nó mà nước mắt lưng tròng, như thể mình vừa rời xa những đứa con ruột
thịt
vậy. Độ tuần sau bà bạn phôn lại cho tôi, bà ta nói:
- Tôi thấy bà buồn quá khi chia tay với nó, sau một tuần nó ở với tôi, tôi cũng
thương nó dữ lắm, nhưng thấy bà buồn, định đem nó về ở với bà một thời gian nữa
nghen.
Hốt hoảng tôi vội nói ngay:
- Thôi cảm ơn bà, chẳng thà xa trước cho đỡ nhớ, chứ nó sống với mình càng lâu càng nhớ, càng khó dứt .
Tôi chỉ giữ lại con chó mẹ, là Susi. Năm ngoái bịnh tình của Susi càng trở nên trầm trọng, bịnh lây sang thận cho nên nó không còn tiểu tiện được gì nữa hết, thấy “ con “ mình đau đớn chịu không thấu, tôi xin giờ hẹn ở clinic thú y và bác sĩ sẽ tiêm một mũi thôi là Susi sẽ được giải thoát khỏi sự đau đớn.
Hốt hoảng tôi vội nói ngay:
- Thôi cảm ơn bà, chẳng thà xa trước cho đỡ nhớ, chứ nó sống với mình càng lâu càng nhớ, càng khó dứt .
Tôi chỉ giữ lại con chó mẹ, là Susi. Năm ngoái bịnh tình của Susi càng trở nên trầm trọng, bịnh lây sang thận cho nên nó không còn tiểu tiện được gì nữa hết, thấy “ con “ mình đau đớn chịu không thấu, tôi xin giờ hẹn ở clinic thú y và bác sĩ sẽ tiêm một mũi thôi là Susi sẽ được giải thoát khỏi sự đau đớn.
Đậu xe trước cửa clinic, tôi và bé Quyên cầm dây dắt Susi vào, dường như nó
hiểu ngày cuối cùng của đời nó, nó khóc nước mắt rưng rưng, nhìn mẹ ai oán, quay đầu trì
dây lại đòi nhảy lên xe hơi về, nhất định không chịu vào cửa bệnh viện. Vào
labor, Bs chỉ mới tiêm một mủi thuốc là nó qụy xuống thật nhanh, ông Bs
thấy hai mẹ con tôi đứng khóc ròng, ông yên lặng ra khỏi phòng để chúng tôi lại
nói lời chia tay với Susi.
Nhớ lại ngày mới ôm nó về còn bé bỏng, mẹ đút từng miếng bánh mì trét bơ
cho đến ngày hôm nay là 11 năm. Tôi yêu cầu bệnh viện mai táng Susi giùm, mặc
dù tôi có thể đem xác Susi về chôn sau khu rừng nhà mình ( bên Pháp không cấm
), nhưng tôi không đủ sức làm chuyện ấy. Tôi sẽ khóc lả người vì nhớ con.
Có nhiều khi đi ngoài phố, chạm trán với bà bạn dắt thằng Lucky con chó có dòng máu của Susi trong người, cháu ngoại tôi, mừng quá đổi như thấy lại Susi vì nó giống Susi như đúc, nhưng thằng Lucky không nhớ tôi là ai, nhảy chồm lên sủa như kẻ xa lạ, chỉ có hai người là tôi và bà bạn là nhớ hồi chúng nó còn bé bỏng mà thôi.
Hôm nay ngoài vườn Nắng lên thật ấm, tôi đứng nhắm nghiền mắt lại, nghe gió đong đưa, cành Thông kêu vi vu, tai thì nghe tiếng chó của hàng xóm sủa vọng lại từ xa xa. Có thể đó là tiếng sủa của thằng chồng một thời của Susi, “con gái” tôi. Thằng rễ vô tình, không biết nó có buồn khi hay tin Susi đã nằm lâu rồi dưới mộ.
Có nhiều khi đi ngoài phố, chạm trán với bà bạn dắt thằng Lucky con chó có dòng máu của Susi trong người, cháu ngoại tôi, mừng quá đổi như thấy lại Susi vì nó giống Susi như đúc, nhưng thằng Lucky không nhớ tôi là ai, nhảy chồm lên sủa như kẻ xa lạ, chỉ có hai người là tôi và bà bạn là nhớ hồi chúng nó còn bé bỏng mà thôi.
Hôm nay ngoài vườn Nắng lên thật ấm, tôi đứng nhắm nghiền mắt lại, nghe gió đong đưa, cành Thông kêu vi vu, tai thì nghe tiếng chó của hàng xóm sủa vọng lại từ xa xa. Có thể đó là tiếng sủa của thằng chồng một thời của Susi, “con gái” tôi. Thằng rễ vô tình, không biết nó có buồn khi hay tin Susi đã nằm lâu rồi dưới mộ.
Võ thị Trúc Giang Lúa 9
Trích: Thà như giòng nước chảy ( 2007 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét