Nhật ký ngày 11 Sept 07 - Viết cho Thy -Thy Paris
Thy ạ,
Ta phải ghi vội ý tưởng đang dài như sợi dây nối ghép từng đoạn một thả xuống cái giếng sâu thăm thẳm nên ta phải chép thật nhanh, sợ nếu bị "đá ra khỏi mạng" thì ý tưởng bay mất hết. Mấy hôm vừa qua ta cứ như người roboter trong thành phố cái đầu căng cứng ngắc. Tại sao ta cứ hành hạ thân ta ? Sau chuyến Mỹ Du về ta nhận thấy bên đó bạn bè đứa giàu người nghèo, có chị lớn tuổi gần 70 đi xin việc không ai mướn, và bạn bè ta ở VN cũng nghèo, có người ao ước cho con mình sang Tây du học, nhưng chỉ là một ao ước thôi Thy, cha mẹ nào không mong con cái mình thành tài, nhưng hoàn cảnh đâu có cho phép, bởi vì nghèo !
Trước tình huống ấy, ta lại nổi cơn điên lao vào business, cái mà ta đã bỏ dở gần hai năm qua, tính về vườn vui thú điền viên nghỉ hưu sớm, nhưng nhìn xem khi ta Nghèo thì tình yêu thương ta tặng cho đời không chưa đủ. Mình cần có nhiều TIỀN Thy ạ !
Thế là ta lao theo
bon chen buôn bán, với cái đầu ham mê nghệ thuật của mình, gánh một bên vai nợ mình, nợ nhà, nợ nưóc non,
thêm nợ tha nhân trong cộng đồng địa phương mình ở ! Thy ạ,
Ta phải ghi vội ý tưởng đang dài như sợi dây nối ghép từng đoạn một thả xuống cái giếng sâu thăm thẳm nên ta phải chép thật nhanh, sợ nếu bị "đá ra khỏi mạng" thì ý tưởng bay mất hết. Mấy hôm vừa qua ta cứ như người roboter trong thành phố cái đầu căng cứng ngắc. Tại sao ta cứ hành hạ thân ta ? Sau chuyến Mỹ Du về ta nhận thấy bên đó bạn bè đứa giàu người nghèo, có chị lớn tuổi gần 70 đi xin việc không ai mướn, và bạn bè ta ở VN cũng nghèo, có người ao ước cho con mình sang Tây du học, nhưng chỉ là một ao ước thôi Thy, cha mẹ nào không mong con cái mình thành tài, nhưng hoàn cảnh đâu có cho phép, bởi vì nghèo !
Trước tình huống ấy, ta lại nổi cơn điên lao vào business, cái mà ta đã bỏ dở gần hai năm qua, tính về vườn vui thú điền viên nghỉ hưu sớm, nhưng nhìn xem khi ta Nghèo thì tình yêu thương ta tặng cho đời không chưa đủ. Mình cần có nhiều TIỀN Thy ạ !
Nàng nói Chúa cho ta trái tim yêu thương. Chúa ban cho ta ánh sáng. Chúa ban cho ta thân thể lành mạnh và trí tuệ nhận xét thì cớ vì sao ta có thể làm ngơ trước mọi sự việc chứ !
Hôm chủ nhật mình có gọi thăm con gái. Nó đang đi học đại học xa trên ký túc xá, nó khóc kể là trong lúc đang thực tập nó làm việc gì đó sai ! Nó tức mình! Nó không muốn làm sai, nó muốn là a perfect women !! Nó có ảnh hưởng cá tánh của mẹ nó chút nào không nhỉ ? Lắm khi, ta thấy sao mình ôm đồm việc tha nhân vào người cho mệt, có lẽ nhờ qua đó lấp đầy cái hố trống rỗng nhớ quê hương trong lòng, giúp mình thăng bằng cuộc sống hơn chăng.
Khi nào ta cảm thấy mình bất an, thì ta lại lôi trong tủ sách quyển Quẳng Gánh Lo Đi Mà Vui Sống của Dale Carnegie ra đọc ngấu nghiến mấy trang đầu và từ từ ta bình tâm trở lại rồi lo tiếp. Và ta tập cho mình mỗi ngày viết nhật ký. Nhật ký của ta là những trang tiếp xúc với bạn bè, những dòng tư tưởng hỗn độn như những đống rác khổng lồ mà suốt đời ta phải đi dọn dẹp !
Nghe họ kể lể, than van, vui
đùa, nếu như không có họ thì ta lấy gì làm chất liệu về đời sống. Vì net cũng
là một xã-hội-thu-nhỏ, dính vào đời chúng ta đó Thy.
****
Hồi năm 1992 tôi về Việt Nam thăm nhà lần đầu tiên, có dắt theo hai con
thăm ông bà Ngoại, cũng là dịp cuối cùng chúng hưởng những ngày ngắn ngủi với
ông bà vì khi
trở lại Đức chỉ một năm sau đó mẹ tôi qua đời. Trong thời gian ở nhà có đứa cháu ruột chạy vào thăm
cô sau mười lăm năm cô xa xứ. Tâm, tên cháu gái, mừng rỡ ôm chầm lấy tôi:
- Cô 13 mới về, cô khỏe hông cô?
- Cô khỏe con hổng thấy ha?
Lúc tâm sự giữa hai cô cháu, dò xét nó, tôi thấy Tâm lúc này độ 17 tuổi, mặt nó nổi lên từng cục mụn nung mủ sần sùi, hai bàn tay nó cũng đỏ rực vẻ đau đớn. Tôi lặng người nhìn cháu, hỏi:
- Tâm đang làm nghề gì vậy ?
- Dạ con đi gói kẹo đó cô, hãng gói kẹo dừa Bến Tre có mấy cái hãng sản xuất trong tỉnh bổ lên thành phố, nghe nói đâu còn chở ra Hà Nội bán nữa.
Người từ Âu châu về nhìn bàn tay và da mặt của Tâm, tôi ái ngại nhủ thầm „ Bên Tây phương ai mà có bịnh ngoài da ghẽ lở như thế này đâu có được đụng tới thực phẩm ! Bảo vệ sức khỏe, môi sinh bên mình ẩu quá !!„.Tôi nghĩ nhưng không dám nói ra, sợ chạm tự ái cháu mình. Tôi hỏi Tâm:
- Cô 13 mới về, cô khỏe hông cô?
- Cô khỏe con hổng thấy ha?
Lúc tâm sự giữa hai cô cháu, dò xét nó, tôi thấy Tâm lúc này độ 17 tuổi, mặt nó nổi lên từng cục mụn nung mủ sần sùi, hai bàn tay nó cũng đỏ rực vẻ đau đớn. Tôi lặng người nhìn cháu, hỏi:
- Tâm đang làm nghề gì vậy ?
- Dạ con đi gói kẹo đó cô, hãng gói kẹo dừa Bến Tre có mấy cái hãng sản xuất trong tỉnh bổ lên thành phố, nghe nói đâu còn chở ra Hà Nội bán nữa.
Người từ Âu châu về nhìn bàn tay và da mặt của Tâm, tôi ái ngại nhủ thầm „ Bên Tây phương ai mà có bịnh ngoài da ghẽ lở như thế này đâu có được đụng tới thực phẩm ! Bảo vệ sức khỏe, môi sinh bên mình ẩu quá !!„.Tôi nghĩ nhưng không dám nói ra, sợ chạm tự ái cháu mình. Tôi hỏi Tâm:
- Cô hỏi thật con thích học nghề gì?
Tâm sáng mắt vì chưa có ai quan tâm tới niềm mơ ước của đứa con gái có cha là Ngụy cải tạo cả. Tâm trả lời hồn nhiên:
- Con ham học nghề làm móng, uốn tóc lắm cô ơi, nhưng ba con đi cải tạo mãi mười ba năm mà vẫn chưa về, mẹ con lo không nổi, lấy tiền đâu ra...
Rồi Tâm nghẹn ngào rưng rưng nước mắt. Ba của Tâm, anh ruột tôi. Thiếu úy ANQĐ tỉnh, học tập mãi vẫn chưa được thả tự do, có lần chị dâu tôi thăm nuôi anh, khi về chị mang bầu đứa cuối, chị đặt tên cho thằng con út là Thái Bình. Tâm là chị cả. Thái Bình ra đời trong một hoàn cảnh thiếu thốn tủi nhục nhất, chị dâu tôi phải bắt ếch, cốc, nhái rồi bầm nấu cháo cho đàn con ăn. Tâm muốn kiếm tiền phụ với mẹ, nên thức khuya dậy sớm đi ra hãng người ta gói kẹo dừa, ăn lương rẻ mạc, nhưng có còn hơn không. Ba mẹ tôi thời ấy trông cậy vào số tiền của mấy đứa sống ở hải ngoại gửi về tiếp tế. Tội nghiệp ông bà đùm bọc đàn cháu nội nheo nhóc sau cuộc đổi đời.
Tâm sáng mắt vì chưa có ai quan tâm tới niềm mơ ước của đứa con gái có cha là Ngụy cải tạo cả. Tâm trả lời hồn nhiên:
- Con ham học nghề làm móng, uốn tóc lắm cô ơi, nhưng ba con đi cải tạo mãi mười ba năm mà vẫn chưa về, mẹ con lo không nổi, lấy tiền đâu ra...
Rồi Tâm nghẹn ngào rưng rưng nước mắt. Ba của Tâm, anh ruột tôi. Thiếu úy ANQĐ tỉnh, học tập mãi vẫn chưa được thả tự do, có lần chị dâu tôi thăm nuôi anh, khi về chị mang bầu đứa cuối, chị đặt tên cho thằng con út là Thái Bình. Tâm là chị cả. Thái Bình ra đời trong một hoàn cảnh thiếu thốn tủi nhục nhất, chị dâu tôi phải bắt ếch, cốc, nhái rồi bầm nấu cháo cho đàn con ăn. Tâm muốn kiếm tiền phụ với mẹ, nên thức khuya dậy sớm đi ra hãng người ta gói kẹo dừa, ăn lương rẻ mạc, nhưng có còn hơn không. Ba mẹ tôi thời ấy trông cậy vào số tiền của mấy đứa sống ở hải ngoại gửi về tiếp tế. Tội nghiệp ông bà đùm bọc đàn cháu nội nheo nhóc sau cuộc đổi đời.
Tôi „ cô ruột từ Tây Đức về „ nghe sao mà sang giàu quá!! Có ai biết bên này tôi cực khổ thức khuya dậy sớm đi làm kiếm tiền. Đồng tiền đổi bằng mồ hôi nước mắt đó mang về nhà điểm nụ cười nheo nhóc của đám cháu thất nghiệp lang thang, trong khi anh ruột thì ngồi tù! Nghe niềm mơ ước đó của cháu gái, tôi đề nghị:
- Hai cô cháu mình hôm nay lái xe Honda ra phố Bến Tre nha.
Tâm tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Chi vậy cô?
- Cô cháu mình đi đến mấy tiệm cắt uốn tóc làm móng tay ngoài phố tìm chỗ để gửi Tâm học nghề.
- Cô cháu mình đi đến mấy tiệm cắt uốn tóc làm móng tay ngoài phố tìm chỗ để gửi Tâm học nghề.
Tâm cố nén sự sung sướng, nó không ngờ chuyện xảy ra thật cho đời nó. Hai cô cháu ra phố, chúng tôi đến thẳng vài cửa tiệm quen biết với gia đình, hỏi giá cả và thời gian học. Thế là tiệm uốn tóc P.N nhận cho Tâm học nghề. Thời gian học hai năm, tôi trả trước tiền cọc cho một năm, nói với chủ là để xem cháu gái tôi có kiên nhẫn học hết khóa không, nên tôi chỉ ứng trước tiền cọc một năm thôi, số còn lại trả sau. Bà chủ là bạn thân với gia đình tôi nên mọi chuyện xảy ra nhanh chóng trong vòng một buổi sáng.
Tôi quay về Đức, hai năm sau
tôi về thăm nhà, Tâm đon đả chạy vào nhà thăm cô:
- Cô, cô khỏe không cô hìhì...
Tôi vào vấn đề ngay:
- Việc làm của Tâm ra sao rồi ?
- Dạ, con được họ nhận làm sau khi con học xong đó cô. Nhờ ơn của cô đó - rồi nó ôm tôi hôn vào má.
- Ồ, may quá vậy, họ trả lương cho con bao nhiêu một tháng ?
- Dạ con đi làm bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 11 giờ đêm mới về nhà, trưa về nhà mẹ nấu cơm, ăn xong đi tiếp, họ trả con 20 đô một tháng đó cô !
Mắt nó tròn xoe vừa kể vừa cười chấp nhận chuyện gì tới thì tới, miễn có việc làm mà nó từng mơ ước, không có gì để so sánh. Tôi ngao ngán. Trong khi Tâm đạp xe đi làm, tôi lấy điện thoại gọi lên Sài Gòn hỏi bà chị mình sống trên ấy:
- Cô, cô khỏe không cô hìhì...
Tôi vào vấn đề ngay:
- Việc làm của Tâm ra sao rồi ?
- Dạ, con được họ nhận làm sau khi con học xong đó cô. Nhờ ơn của cô đó - rồi nó ôm tôi hôn vào má.
- Ồ, may quá vậy, họ trả lương cho con bao nhiêu một tháng ?
- Dạ con đi làm bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 11 giờ đêm mới về nhà, trưa về nhà mẹ nấu cơm, ăn xong đi tiếp, họ trả con 20 đô một tháng đó cô !
Mắt nó tròn xoe vừa kể vừa cười chấp nhận chuyện gì tới thì tới, miễn có việc làm mà nó từng mơ ước, không có gì để so sánh. Tôi ngao ngán. Trong khi Tâm đạp xe đi làm, tôi lấy điện thoại gọi lên Sài Gòn hỏi bà chị mình sống trên ấy:
- Chị biết chỗ nào chỉ em, để em mua dụng cụ Second Hand phụ
tùng thiết kế trang trí tiệm uốn tóc, em muốn cho con Tâm nhà mình mở tiệm.
Đồng thời tôi ra trước nhà phía mặt tiền nhà ông anh cả của tôi, trình bày ý kiến, dự định mở tiệm uốn tóc cho con Tâm. Anh tôi nghe thấy ý kiến khá hay, cũng để giúp cháu và cho chính anh nữa, cho mướn mặt tiền anh thâu được tiền mỗi tháng ! Tâm có tiền phụ giúp nuôi gia đình đang túng thiếu, thế là anh chị bằng lòng cho tôi thuê mặt tiền căn nhà ngoài lộ cái cho Tâm mở tiệm.
Trong vòng hai ba tuần lễ tôi có mặt ở nhà vừa lo mua sắm, vừa lo mướn người vẽ bảng Khai Trương dựng tiệm, vừa sửa sang vòi nước thiết kế cho tiệm. Ngày khai trương tới, tôi đứng trước vườn nhà nhìn ra ngoài lộ, cái bảng treo màu sắc dễ thương với hàng chữ “ Tiệm uốn tóc Tường Vi “ .
Ngày khai trương tiệm, Tâm không có thời giờ gội đầu làm đẹp cho cô nó, vì khách khứa đến ngồi chờ đông nghẹt, tránh xúc động tôi quay vào nhà mình bước tới hàng lu nước mưa xối nước mưa gội đầu mà thấy thật mát tận tim gan. Có lẽ lúc ấy là lúc tôi đang kìm sự cảm động trong lòng mình.
Đồng thời tôi ra trước nhà phía mặt tiền nhà ông anh cả của tôi, trình bày ý kiến, dự định mở tiệm uốn tóc cho con Tâm. Anh tôi nghe thấy ý kiến khá hay, cũng để giúp cháu và cho chính anh nữa, cho mướn mặt tiền anh thâu được tiền mỗi tháng ! Tâm có tiền phụ giúp nuôi gia đình đang túng thiếu, thế là anh chị bằng lòng cho tôi thuê mặt tiền căn nhà ngoài lộ cái cho Tâm mở tiệm.
Trong vòng hai ba tuần lễ tôi có mặt ở nhà vừa lo mua sắm, vừa lo mướn người vẽ bảng Khai Trương dựng tiệm, vừa sửa sang vòi nước thiết kế cho tiệm. Ngày khai trương tới, tôi đứng trước vườn nhà nhìn ra ngoài lộ, cái bảng treo màu sắc dễ thương với hàng chữ “ Tiệm uốn tóc Tường Vi “ .
Ngày khai trương tiệm, Tâm không có thời giờ gội đầu làm đẹp cho cô nó, vì khách khứa đến ngồi chờ đông nghẹt, tránh xúc động tôi quay vào nhà mình bước tới hàng lu nước mưa xối nước mưa gội đầu mà thấy thật mát tận tim gan. Có lẽ lúc ấy là lúc tôi đang kìm sự cảm động trong lòng mình.
Ngày nay Tâm đã
lập gia đình có con, vợ chồng Tâm nay đã cất mái nhà hạnh phúc riêng, Tâm dời
tiệm uốn tóc, làm móng, massage mặt của nó về căn nhà mới, khang trang, nó nhận
thêm học trò như nó đã bắt đầu khi xưa. Mỗi một người chủ đều là người bắt đầu.
Anh chị lớn của tôi đã qua đời, ba của Tâm cũng chết trong khi còn ở tù
chưa được trả quyền công dân, đứa cháu gái con đầu lòng của Tâm kêu tôi bằng
Bà, ngồi ngoan ngoãn trong lòng tôi, khi tôi về có ghé vào tiệm thăm. Con
bé chỉ hình của tôi mà Tâm treo trên tường nói “ Tiệm của mẹ con tên là
Tường Vi “
Cái nghèo của dân mình như Cái Giếng sâu thăm thẳm nên tôi lúc nào cũng phải ráp nối từng khúc một cho nó dài thêm ra, chưa biết khi nào sợi dây tôi nối mới chạm vào đáy giếng, không biết là tôi còn sống hay không để chứng kiến một ánh lửa vinh quang của Dân tộc mình thoát khỏi cảnh nghèo này. Nếu như tôi không còn nữa trên cõi đời thì các con, các cháu của tôi sẽ nối ráp khúc dây ấy thay thế thế hệ đi trước. Hy vọng múc lên những gáo nước ngọt ngào cho dân mình đỡ chết vì khát.
Võ thị Trúc Giang Lúa 9
Trích: Thà như giòng nước chảy (2007)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét