Đảng lo việc nước thế nào?
Có
báo nói 9 nghìn, có báo nói 23 nghìn, có báo nói 14 nghìn. Các báo Việt
Nam mỗi người một phách, cho thấy chuyện tàu đánh cá của Trung Quốc vào
Việt Nam trở thành việc lãng nhách tầm phào. Đến số lượng tàu đánh cá
mà còn chả thống nhất được là bao nhiêu, đưa loạn thế đủ hiểu Việt Nam
coi chuyện biển Đông không giá trị xu mẹ nào cả.
Nhưng gì thì gì thì tàu đánh cá, hải quân Trung Quốc ngày hôm nay kéo đến biển Đông là có thật với con số hàng nghìn.
Người
dân Việt Nam cực kỳ bức xúc, nhưng với thái độ khoan thai như thường
lệ. Các nhà tuyên huấn Việt Nam giở giọng muôn thủa ''để cho Đảng và
nhà nước lo, không bức xúc vì những thông tin kích động''
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/83174/-thong-tin-kich-dong-chi-lam-phuc-tap-tinh-hinh-bien-dong.html
Vậy Đảng lo lắng thế nào mà để hàng nghìn tàu đánh cá nước ngoài tung hoành trên lãnh hải Việt Nam.
Theo bài báo trên thì ông đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ tiết lộ.
"Phức
tạp và khó khăn" là cụm từ Đại sứ Nguyễn Văn Thơ chỉ ra cho tiến trình
giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam - Trung Quốc - vấn đề do
lịch sử để lại lớn nhất, phức tạp và nhạy cảm nhất.
Lịch
sử để lại, chúng ta thường hay nghe tới cụm từ này, nhưng chưa bao giờ
được biết rõ lịch sử ở giai đoạn nào đã để lại cho chúng ta khó khăn,
phức tạp này. Đây là một điều bí mật có lẽ vì nó mà Trung Quốc ngang
nhiên xâm lược, thôn tính biển đảo Việt Nam không chút e dè. Phải chăng
lịch sử là từ lúc công hàm của Phạm Văn
Đồng? Lịch sử từ lúc Nguyễn Sinh Cung đổi tên thành ông Ké đột kích từ
Trung Quốc về Việt Nam xây dựng cơ sở? Hay lịch sử từ lúc quân Trung
Cộng hoà cùng quân Bắc Việt làm thế gọng kìm đánh Việt Nam Cộng Hoà,
trong đó quân Trung Cộng đánh đường biển?....
Lịch
sử cũng có thế là mới đây. Tháng 10 năm ngoái ông Đảng Trưởng ĐCSVN
Nguyễn Phú Trọng đã thoả thuận gì với Trung Quốc để đến nỗi năm nay,
Trung Quốc ngang nhiên xây dựng khu hành chính, thành lập thành phố Tam
Sa. Đưa hàng nghìn tàu đánh cá, hải quân vào vùng biển Việt Nam. Nguyên
tắc cơ bản mà ông Trọng TBT (vị lãnh
đạo lớn nhất của Việt Nam) đã thoả thuận là thoả thuân với ai. Chả lẽ
ông Trọng thoả thuận với bí thư huyện nào đó của tỉnh Nam Hải? Nếu ông
Trọng thoả thuận với người lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc thì lẽ nào
thoả thuận đó là để cho Trung Quốc lập Tp Tam Sa, đưa tàu đánh cá vào
biển Việt Nam. Còn nếu thoả thuận không phải là vậy thì ông Trọng thoả
thuận với ai, thoả thuận cái gì mà Trung Quốc ngang nhiên như vậy?
Tất
nhiên ông Đảng Trưởng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thoả thuận với Trung
ương Đảng CS TQ. Và dĩ nhiên là thoả thuận về biển Đông. Thật khôi hài
là
chủ quyền đất nước lại do Đảng định đoạt, một điều trái với hiến pháp
nhưng chả sao, bởi Đảng CSVN xưa nay là đối tượng đứng trên cả hiến
pháp. Có điều là ông Trọng thoả thuận thế này ''hai bên chuẩn bị cho
vòng đàm phán về phân định ranh giới...''
Ở
một sự chủ động vì âm mưu từ trước. Trung Quốc đã chuẩn bị hàng chục
nghìn tàu để đến điểm phân định ranh giới, đưa tàu chiến, thành lập khu
chiến sự trên biển đảo Việt Nam. Đó rõ ràng là sự chuẩn bị còn gì?
Thế
ông Trọng và ĐCSVN của ông đã chuẩn bị gì cho việc phân định. Chuẩn bị
bằng lễ tạ ơn sự giúp đỡ của Trung Quốc với Đảng CSVN (nguyên nhân lớn
của cái gọi là ''lịch sử để lại khó khăn'').
Ông
Trọng bật đèn xanh cho Trung Quốc chuẩn bị, hay ông Trọng và ĐCSVN của
ông bị bất ngờ trước hành động chuẩn bị của Trung Quốc? Khó ai mà biết
trừ ĐCSVN, người đang răn đe dân chúng hãy im lặng để họ lo việc chủ
quyền.
Tuy
nhiên ĐCSVN từng huênh hoang thắng lợi ngoại giao ''vừa đánh vừa đàm''
trong chiến tranh Bắc- Nam thì bảo họ (những người CSVN) mà bị bất ngờ
với sự chuẩn bị Trung Quốc là điều khó tin.
Vậy ông Trọng lo việc nước đến nỗi giờ đây biển Việt Nam thành biển Trung Quốc, ông lo cái gì?
Ông Trọng lo thế này sao? |
... hay thế này? |
... hay thế này? hả ông Trọng Lú? |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét