Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Sông Mêkông: Cửa ngõ cho Trung Quốc can thiệp võ trang vào Đông Nam Á

Cảnh sát võ trang Trung 
Quốc chuẩn bị chuyến tuần tra chung đầu tiên trên sông Mêkông, cảng Quan
 Lũy, khu tự trị Tây Song bản nạp, Vân Nam, 09/12/2011
Cảnh sát võ trang Trung Quốc chuẩn bị chuyến tuần tra chung đầu tiên trên sông Mêkông, cảng Quan Lũy, khu tự trị Tây Song bản nạp, Vân Nam, 09/12/2011
REUTERS

Trọng Nghĩa  RFI
Bắt đầu từ hôm qua, 10/12/2011, công an võ trang của Trung Quốc bắt đầu được quyền xuôi dòng Mêkông, đi qua Miến Điện và Lào để đến tận miền Bắc Thái Lan. Trên danh nghĩa, đây là một chiến dịch tuần tra hỗn hợp giữa bốn nước, nhằm bảo đảm an ninh cho tàu buôn qua lại trên tuyến giao thương này.

Tuy nhiên, khi chiều theo sức ép của Trung Quốc, nước chủ trương chiến dịch tuần tra chung, ba nước Đông Nam Á tham gia thỏa thuận đã mặc nhiên công nhận quyền can thiệp võ trang của Bắc Kinh vào lãnh thổ của mình.
Nhận định về việc Trung Quốc phát động chiến dịch tuần tra chung trên sông Mêkông vào hôm qua, phóng viên hãng tin Mỹ AP đã nêu bật tính chất khác thường của sự kiện này khi nhấn mạnh rằng :Từ lâu nay, Trung Quốc đã từng cung cấp cảnh sát cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở hải ngoại, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên mà nước này hoạt động trên lãnh thổ một quốc gia khác mà không theo sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc”.
Đối với AP, chiến dịch tuần tra được tiến hành, đã phản ánh thực tế là ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc luôn đi kèm theo sự xâm nhập kinh tế của họ vào khu vực, đặc biệt là vào các nước nghèo như Lào và Miến Điện. Theo nhiều nguồn tin trùng hợp, sau khi 13 thủy thủ Trung Quốc bị thảm sát trên sông Mêkông, Bắc Kinh đã gây sức ép để cả ba nước, Miến Điện, Lào và Thái Lan, phải đồng ý ký thỏa thuận về tuần tra hỗn hợp.
Tuy nhiên, theo AP, cho dù vậy, việc công an võ trang Trung Quốc được quyền hoạt động trên lãnh thổ các láng giềng Đông Nam Á không phải là không hàm chứa rủi ro chính trị đối với Bắc Kinh, với nhiều quốc gia trong vùng vốn rất cảnh giác đối với sự thống trị của Trung Quốc.
Bắc Kinh như đã ý thức được điều này. Phát biểu vào hôm qua, thứ trưởng Công An Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ đã khuyến cáo lực lượng tuần giang Trung Quốc trên sông Mêkông là cần phải tôn trọng và quan tâm tới các tập tục quốc tế, cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các tàu buôn hay những người dân sống dọc theo hai bên bờ sông.
Nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp
Tuyên bố trấn an của quan chức Trung Quốc kể trên được đưa ra vào lúc nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động của công an võ trang Trung Quốc tại ba nước Đông Nam Á có liên can chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh chưa cho biết thông tin về cách thức phối hợp giữa lực lượng công an võ trang Trung Quốc với các đồng nghiệp tại ba nước còn lại, liệu các bên có tuần tra chung với nhau hay không, hay là mạnh bên nào bên ấy làm.
Quy mô của chiến dịch tuần tra sẽ đến mức nào ? Đó cũng vẫn là ẩn số, cũng như là giới hạn địa lý của chiến dịch tuần tra, có nghĩa là công an Trung Quốc sẽ được quyền xuôi dòng Mêkông đến tận chỗ nào ở phía Nam ?
Một câu hỏi rất nhạy cảm cũng chưa có lời giải đáp thỏa đáng : Đó là liệu lực lượng an ninh của nước này sẽ có thể tiến hành bắt giữ nghi phạm tại vùng sông của nước khác hay không ? Và khi bị tấn công, có quyền đổ bộ lên lãnh thổ nước khác để phản công hoặc truy đuổi hay không ?
Dẫu sao thì theo một bài báo trên tạp chí The Economist hồi trung tuần tháng 11 vừa qua, một số thông tin từ Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh có thể tung đến 1000 người vào chiến dịch tuần tra trên sông Mêkông, một lực lượng võ trang lớn chưa từng thấy được triển khai ngoài biên giới Trung Quốc.
Tuần báo Anh Quốc ghi nhận : Dư luận tại một số nước Đông Nam Á đang lo ngại rằng chủ quyền đất nước họ có nguy cơ bị thương tổn một khi công an Trung Quốc được quyền can thiệp ở bên ngoài biên giới Trung Quốc. Một doanh nhân Thái Lan nghi ngờ rằng thỏa thuận tuần tra chung sẽ cho phép Bắc Kinh gửi lực lượng an ninh riêng của họ ra nước ngoài để bảo vệ lợi ích cục bộ Trung Quốc.
Dẫu sao thì với thỏa thuận đã ký kết với Lào, Thái Lan và Miến Điện, kể từ nay Trung Quốc đã có quyền đưa lực lượng võ trang vào trong lãnh thố ba láng giềng Đông Nam Á. Trên danh nghĩa, công an biên phòng chỉ là một lực lượng bán quân sự, nhưng cho đến nay, Bắc Kinh nổi tiếng là hay dùng danh nghĩa của các lực lượng bán quân sự can thiệp chống các nước khác. Hành động của lực lượng hải giám hay ngư chính của Trung Quốc ngoài Biển Đông là ví dụ điển hình.
 ______________________
4-nation Mekong security patrols begin
By CHRISTOPHER BODEEN, Associated Press – 2 days ago 
BEIJING (AP) — China says its armed police began joint Mekong River security patrols on Saturday with forces from Myanmar, Laos and Thailand, a development likely to deepen Beijing's influence in an unstable region on its southern flank.
The patrols are a response to the deaths of 13 Chinese sailors who were attacked on two cargo ships in early October along the Thai section of the river that flows through the lawless Golden Triangle region.
The joint operations among the four nations will take Chinese vessels downstream over the border, a first for Chinese border police. China has long contributed police to United Nations peacekeeping missions overseas, but this is believed to be the first time they will work in another country's territory without a U.N. mandate.
The official Xinhua News Agency reported Saturday from Xishuangbann in Yunnan province near the borders with Laos and Myanmar that the patrols had begun.
The patrols reflect how Chinese political influence is accompanying the country's economic penetration of the region, particularly in the impoverished nations of Laos and Myanmar.
That doesn't come without political risk for Beijing, however, with many of its neighbors already wary of Chinese domination. China's military strength and willingness to assert its territorial claims have prompted many to seek stronger ties with the United States, which is focusing again on the Pacific as military operations in Iraq and Afghanistan are ending.
While Beijing has long provided key diplomatic and economic support for Myanmar, relations have been strained by fighting between Myanmar's army and rebel groups that has sent refugees into southwestern China.
China was also caught off guard by the suspension of a major dam project being built by a Chinese company in Myanmar that presaged a significant about-face in Myanmar's domestic politics.
Overall, the joint patrols should be positive for relations among the four and will have little real effect on the balance of influence, said Zhao Gancheng, director of Southeast Asian studies at Shanghai's government-run Institute of Foreign Studies.
"China is already the most influential country in the region and it's not necessary for China to gain more influence," Zhao said.
Little is known about the scale of the planned operations on the Mekong and it remains unclear how far south on the river they will go.
The Chinese leadership appears to be well aware of sentiments to its south, and Deputy Public Security Minister Meng Hongwei on Friday told the participating troops they must be respectful and mindful of foreign ways and win the support of commercial shippers and people living along the river.
"Let joint law enforcement become the bond of friendship between the people of the four nations and the officers and men taking part be ambassadors of friendly exchanges with the outside," Meng said in remarks at a ceremony marking the formal establishment of the Chinese patrol unit.
The Chinese force is made up of more than 200 officers and men drawn from border patrol units along China's coast and major rivers. They will sail in 11 converted flat-bottomed passenger and cargo ships based in the Mekong River port of Guanlei on China's border with Myanmar, also known as Burma.
State broadcaster CCTV ran footage showing the troops drilling on board a ship with the latest models of Chinese assault rifles.
"It's the first time in the history of Chinese border guarding to go abroad to another country to jointly enforce the law. This is a groundbreaking model of a police cooperation mechanism," the force's political commissar, Liu Jianhong, told CCTV.
In addition to the patrols, China will host a multinational Mekong River security headquarters at Guanlei staffed by officials from the four countries. China has also offered to dispatch experts to help train security personnel in Myanmar and Laos.
Sailors shipping Chinese manufactured goods and agriculture produce downriver have long complained of armed gangs that loot their boats or demand cash. But little action was taken to protect them until the Oct. 5 attack near the Thai-Myanmar border that sparked Chinese demands for a thorough investigation.
Drug smugglers were initially suspected, but nine Thai soldiers later surrendered.
Meng said criminal activity has grown along the river. Drugs are abundant in the Golden Triangle and public security is chaotic, he said.
While China has long eschewed overseas military deployments and alliances, its growing economic interests abroad have compelled it to reevaluate such notions. At the end of 2008, Beijing began sending naval vessels to take part in anti-piracy patrols in the Gulf of Aden off Somalia's violent, anarchical coast, helping to escort both Chinese ships and those carrying U.N. food aid.
As Libya descended into civil war this spring, the military dispatched a navy frigate and two transport planes to aid in the evacuation of the 30,000 Chinese working there.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét