Huy Phương / Người Việt 24/01/2011
Trong chúng ta, đến tuổi xế chiều, nhiều người đang sống với con, còn vợ, còn chồng bên cạnh còn thấy buồn, nhưng nghĩ đến những vị cao niên, cô độc trong những căn nhà già thiếu sinh khí, nhiều khi không nghe một tiếng nhạc, không nghe một tiếng nói, một tiếng cười trẻ thơ, nỗi buồn ấy càng lớn biết bao !
Ông già cô độc : 27 năm tù, 25 năm xa xứ
Toà nhà màu hồng 11 tầng mang số 901 nằm ở góc đường First-Flower, thành phố Santa Ana, như những bao diêm xếp đều đặn, trông có vẻ thiếu sinh khí, buồn nản. Cũng như những chung cư dành cho người cao niên khác, trong những toà nhà này, vì sống đơn lẻ một mình, nhiều người đã qua đời mà không ai hay biết. Hầu hết chủ nhân những căn phòng trong cư xá là người Việt Nam, một ông hay bà đơn độc hơn là có đũa có đôi. Ðây là loại “nhà già” cho những người cao niên còn đủ sức khoẻ, không cần người hỗ trợ hay chăm sóc về y tế hằng ngày. Qua phòng khách, tôi thấy có 4 bà đều là dân Nam Mỹ, đang ngồi móc hoặc đan len với nhau.
Trong chúng ta, đến tuổi xế chiều, nhiều người đang sống với con, còn vợ, còn chồng bên cạnh còn thấy buồn, nhưng nghĩ đến những vị cao niên, cô độc trong những căn nhà già thiếu sinh khí, nhiều khi không nghe một tiếng nhạc, không nghe một tiếng nói, một tiếng cười trẻ thơ, nỗi buồn ấy càng lớn biết bao !
Ông già cô độc : 27 năm tù, 25 năm xa xứ
Toà nhà màu hồng 11 tầng mang số 901 nằm ở góc đường First-Flower, thành phố Santa Ana, như những bao diêm xếp đều đặn, trông có vẻ thiếu sinh khí, buồn nản. Cũng như những chung cư dành cho người cao niên khác, trong những toà nhà này, vì sống đơn lẻ một mình, nhiều người đã qua đời mà không ai hay biết. Hầu hết chủ nhân những căn phòng trong cư xá là người Việt Nam, một ông hay bà đơn độc hơn là có đũa có đôi. Ðây là loại “nhà già” cho những người cao niên còn đủ sức khoẻ, không cần người hỗ trợ hay chăm sóc về y tế hằng ngày. Qua phòng khách, tôi thấy có 4 bà đều là dân Nam Mỹ, đang ngồi móc hoặc đan len với nhau.
Chúng ta ít thấy người Việt tụ tập trò chuyện hay ngồi với nhau trong phòng khách, hình như người mình thích sống một mình và có những sinh hoạt riêng tư, thường đi ra ngoài hay ở trong phòng một mình. Trên đường lên thang máy, tôi gặp một bà cụ đi walker chậm rãi, yên lặng trên dẫy hành lang đèn sáng. Hành lang dẫn đến những căn phòng trải thảm sạch sẽ, không kém gì những khách sạn hạng sang ở Las Vegas, đèn đuốc sáng trưng, nhưng im lìm, vắng lặng.
Ở chung cư Flower Park Plaza này có một ông già người Việt đơn độc, sống ở đây đã hơn 5 năm ở tầng lầu thứ 10. Ông không có gia đình, con cái hay thân thích ở quanh đây, tuổi già đau yếu, lại sống một mình trên đất khách, ông mang nỗi buồn tha hương, dù là sống giữa một cộng đồng người Việt đông đúc nhất nước Mỹ.
Tôi muốn nhắc tên một người mà độc giả có lẽ ai cũng biết hay đã từng gặp ông, đó là ông Nguyễn Chí Thiện, một người làm thơ và đã trải qua một đoạn đường cay đắng, chông gai, không có tuổi thanh xuân, không có tình yêu và ngay cả những ngày cuối cuộc đời khi ông được đến Mỹ, xứ sở của tự do, Nguyễn Chí Thiện cũng phải chịu nhiều cơn sóng gió, vùi dập ông như một cánh bèo trôi giạt trên sông những ngày mưa bão.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Ông chưa bao giờ lập gia đình như những người bình thường khác, vì năm 22 tuổi đã vào tù lần đầu 2 năm rưỡi, lần thứ hai 11 năm rưỡi, lần thứ ba khi Trung Cộng đánh vào biên giới Việt Bắc, chính sách tập trung những người nguy hiểm đã đưa ông vào lại nhà tù thêm 14 năm nữa, tổng cộng 27 năm. Thuộc thành phần phản động, chống chế độ, lại bệnh tật thường xuyên, cuộc đời của ông không hề có chỗ cho một cuộc hôn nhân, có quyền được một mái gia đình riêng êm ấm. Ông Nguyễn Chí Thiện thổ lộ, ông chẳng còn thời gian để yêu ai, mà trên đời này cũng chẳng có ai đem lòng yêu ông. Tấm thân ông, cuối đời lại lang bạt quê người, liệu còn ai cô đơn hơn ông nữa.
Trong những thời gian cách khoảng khi ông không ở trong nhà tù là những ngày đói khổ phải lo miếng ăn, mơ ước chuyện vượt biên vào Nam, nhưng phương tiện không có, nghìn người ra đi thì may ra chỉ có một người bơi được qua sông trót lọt. Ý nghĩ của ông Nguyễn Chí Thiện ngày đó là một người đang sống mất tự do không khác gì hơn là một người đang bị chôn sống.
Ra tù năm 1991, bốn năm sau ông được người anh ruột là cựu trung tá ngành tình báo Nguyễn Công Giân, bị tù « cải tạo » 13 năm, đi Mỹ theo chương trình H.O. bảo lãnh cho ông đến Virginia. Năm 1998, cùng với nhà văn Vũ Thư Hiên, ông được cơ quan Nghị Viện Quốc Tế Các Nhà Văn ( International Parliamentary Writers) đài thọ sang “bồi dưỡng” để lấy lại sức khoẻ ba năm tại Paris. Cuốn hồi ký Hoả Lò được viết trong thời gian này.
Năm 2001, ông Nguyễn Chí Thiện trở về Virginia với gia đình ông Giân, nhưng khí hậu ở đây không thích hợp với bệnh tật kinh niên của ông là bệnh phổi, nên ông quyết định về sinh sống tại Nam Cali, nói rõ hơn la tại vùng Little Saigon. Ông trôi nổi đời ở trọ từ căn nhà nhỏ của nhạc sĩ Hồ Văn Sinh, rồi tới căn Mobilhome với nhà văn Phan Nhật Nam, rồi trở lại với Hồ Văn Sinh, ở đâu cũng có một chiếc giường nhỏ, cái TV và cái bàn viết. Ông tự giặt giũ và thổi cơm lấy cho hai bữa ăn của mình, lẽ cố nhiên là đơn giản đến mức như một người chay tịnh. Cuối năm 2009, ông Nguyễn Chí Thiện được về trú ngụ trong căn chung cư này trên đường First, một căn studio, sở hữu một cái tủ lạnh và tiện nghi bếp núc, phòng tắm riêng cho mình.
Một ngày của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
06 giờ sáng đã thức giấc, nhưng đến 09 giờ mới ra khỏi giường, vì đêm nào cũng phải phải ba giờ sáng ông mới ngủ được. Làm vệ sinh cá nhân xong, pha cho mình một bình trà, ông ngồi vào máy computer đọc báo và nhận gởi thư tín cho đến trưa. Khoảng 13:00 ông mới vo gạo nấu nồi cơm điện rồi hâm thức ăn đã làm sẵn để trong tủ lạnh. Tí bắp cải, tí cà chua, chút cá, chút trứng cho qua bữa, nhiều khi mệt mỏi, buồn bã ông không muốn gượng dậy vào bếp để nấu và ăn cho xong bữa cơm.
Tôi đến thăm ông lúc 15:00 giờ, vào căn bếp để quan sát ông ăn uống ra sao, cho bài phóng sự, chứ không phải tò mò nhìn vào nếp sống riêng tư của ông. Bên bếp chỉ có một nồi cơm nhão khoảng một « cup », chưa có dấu cơm được bới ra, trên bếp là một chiếc « xoong » nhôm để không, còn sạch sẽ. Như vậy là hôm nay, từ sáng ông chưa ăn gì, chỉ mới gượng gạo vò cúp gạo, nấu nồi cơm, rồi ... để đó. Nhà báo chưa đám mở tủ lạnh ra để xem chiều nay ông có gì để ăn không.
Ông cho rằng bây giờ ăn chỉ còn là « nghĩa vụ », không còn thấy thích, vì vậy mỗi ngày phải thường uống thêm nhiều thứ thuốc bổ và ăn bột protein. Ăn trưa xong thì ông đọc sách hay mặc áo quần thật ấm, xuống đường đi bộ loanh quanh vài vòng cho giãn gân cốt. Ông có nhiều bạn bè trong giới văn chương còn nhớ đến ông, thinh thoảng ghé qua chở ông đi dự một hai sinh hoạt cộng đồng cần thiết hay ra ngoài ăn bát phở để thay đổi không khí tù túng của một căn phòng chật hẹp.
Những lúc cần đi mua ít thức ăn, ông xuống đường, lấy chuyến xe bus trên đường First đi về hướng West xuống chợ ABC mua ít thức ăn rồi trở về. Ông cũng chọn bác sĩ gia đình và nhà thuốc ngay trên tuyến đường này.
Từ xưa đến nay, ông chưa bao giờ lái hay sở hữu một chiếc xe hơi vì mắt ông rất kém. Mười lăm năm nay, ông chỉ đi nhờ xe bạn bè, dùng xe bus hay cuốc bộ.
Tôi hỏi ông, là một nhà thơ nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, có ai ưu ái, thấy ông sống một mình, không vợ không con, đem thức ăn đến nuôi ông không. Ông Thiện cho biết có vài vợ chồng đến thăm, cũng như một cô cháu xa, thấy ông vụng chuyện nấu nướng nên thỉnh thoảng mang lại cho một món ăn, chứ không có « bà già » nào thuộc « diện tình cảm » cả.
Buổi
chiều, mệt mỏi, ông Nguyễn Chí Thiện lên giường khoảng 10, 11 giờ nhưng
không ngủ được trước ba giờ đêm. Trong câu chuyện không lúc nào tôi
không thấy ông cười. Ông có vẻ mệt mỏi, gầy yếu, da xanh mướt và hình
như ông đang có một nỗi buồn lớn lao nào đó chế ngự tâm hồn ông. Tuổi
già đất khách : "Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn ! "
Ông Nguyễn Chí Thiện không có bệnh tật gì trầm trọng, cũng cao máu, cao mỡ như những vị cao niên khác, nhưng cuộc đời ông đã phải 27 năm nằm trong nhà tù, mà lại nhà tù Cộng Sản, 15 năm ra hải ngoại sống một mình, ăn uống thất thường, tình cảm lại cô đơn, lúc nào ông cũng cảm thấy mệt mỏi, buồn bã. Về Mùa Ðông, ông lại hay bị cảm, chóng mặt, nhưng có lẽ tinh thần làm ông xuống sức. Ðó là nỗi buồn dai đẳng theo ông.
Không những thấy buồn, ông Nguyễn Chí Thiện tâm sự lúc nào lòng cũng thấy bồn chồn lo lắng, phải chăng đó là dấu hiệu của bệnh trầm uất, nhất là của một người sống một mình, không có ai bên cạnh để chia sẻ nỗi vui buồn, và càng ngày càng đắm chìm trong nỗi buồn riêng tư ấy. Có khi người ta buồn những cái buồn vô cớ, nhưng cũng có những nỗi buồn có tên đeo đẳng chúng ta suốt cuộc đời. Ðối với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông canh cánh bên lòng nỗi buồn về quê hương.
Ông Nguyễn Chí Thiện không có bệnh tật gì trầm trọng, cũng cao máu, cao mỡ như những vị cao niên khác, nhưng cuộc đời ông đã phải 27 năm nằm trong nhà tù, mà lại nhà tù Cộng Sản, 15 năm ra hải ngoại sống một mình, ăn uống thất thường, tình cảm lại cô đơn, lúc nào ông cũng cảm thấy mệt mỏi, buồn bã. Về Mùa Ðông, ông lại hay bị cảm, chóng mặt, nhưng có lẽ tinh thần làm ông xuống sức. Ðó là nỗi buồn dai đẳng theo ông.
Không những thấy buồn, ông Nguyễn Chí Thiện tâm sự lúc nào lòng cũng thấy bồn chồn lo lắng, phải chăng đó là dấu hiệu của bệnh trầm uất, nhất là của một người sống một mình, không có ai bên cạnh để chia sẻ nỗi vui buồn, và càng ngày càng đắm chìm trong nỗi buồn riêng tư ấy. Có khi người ta buồn những cái buồn vô cớ, nhưng cũng có những nỗi buồn có tên đeo đẳng chúng ta suốt cuộc đời. Ðối với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông canh cánh bên lòng nỗi buồn về quê hương.
Năm
1991 khi Liên Bang Xô Viết tan rã, ông Thiện tiên đoán “chậm lắm là năm
2001, nghĩa là 10 năm sau, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ đi vào bóng tối và
Việt Nam sẽ được dân chủ hoá”.
Bây giờ đã năm 2011, chưa có dấu hiệu gì đất nước thoát khỏi sự cai trị của đảng Cộng Sản, mà thân nhân, bà con, bạn bè lần lượt ra đi. Việc hy vọng có một ngày nào được trở lại để thăm làng quê, mồ mả, thân quyến họ hàng càng ngày càng xa, trong lúc đó, tuổi càng ngày càng cao, sức khoẻ mỗi ngày một yếu. Cả một thời tù đày, vất vả, ngay cả miền Bắc ông cũng không biết nhiều, cả cố đô Huế cũng chưa được đến. Nhưng lẽ cố nhiên, nhà thơ chống Cộng này sẽ trở lại Việt Nam khi đất nước có được dân chủ tự do, nhưng với tuổi đời và bệnh tật của ông, hy vọng này càng ngày càng mong manh, vì vậy mà nỗi buồn lớn vẫn còn.
Bây giờ đã năm 2011, chưa có dấu hiệu gì đất nước thoát khỏi sự cai trị của đảng Cộng Sản, mà thân nhân, bà con, bạn bè lần lượt ra đi. Việc hy vọng có một ngày nào được trở lại để thăm làng quê, mồ mả, thân quyến họ hàng càng ngày càng xa, trong lúc đó, tuổi càng ngày càng cao, sức khoẻ mỗi ngày một yếu. Cả một thời tù đày, vất vả, ngay cả miền Bắc ông cũng không biết nhiều, cả cố đô Huế cũng chưa được đến. Nhưng lẽ cố nhiên, nhà thơ chống Cộng này sẽ trở lại Việt Nam khi đất nước có được dân chủ tự do, nhưng với tuổi đời và bệnh tật của ông, hy vọng này càng ngày càng mong manh, vì vậy mà nỗi buồn lớn vẫn còn.
Nhận định về tình hình tranh đấu dân chủ trong nước, ông Nguyễn Chí Thiện cho rằng, cá nhân thì có, nhưng tạo được một phong trào quần chúng thì chưa. Nói về những công việc trước mắt và những chuyện chưa làm được, cá nhân nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mong sẽ hoàn thành cuốn hồi ký, nhưng chỉ cô đọng trong vòng 300 trang. Trở ngại là khi ông ngồi trước máy computer lâu để đọc hay viết, mắt đau nhức và ông có cảm tưởng như mắt bị lồi ra.
Ðời sống của một người già ở Mỹ được săn sóc thuốc men, trợ cấp, nhà cửa, thực phẩm đầy đủ, nói chung là không còn phải lo đến cái ăn, cái mặc, nhưng về mặt tinh thần, một người già sống xa quê hương, không gia đình, bà con, thân thích như ông, phải nói là đơn độc, buồn nản. Ðêm nào khó ngủ, ông cũng buồn như nỗi buồn thế sự của nhà thơ Trần Tế Xương : “Ðêm nảo đêm nao tớ cũng buồn!”.
Cũng chịu cảnh tù đầy 27 năm, Nelson Mandela của Nam Phi ra tù, ông có đủ gia đình, vợ con và danh vọng của một tổng thống. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng ở tù vì tranh đấu chống cường quyền, ra tù, ông chịu cảnh lưu vong, ốm đau và cô đơn trên xứ người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét