LÝ ĐẠI NGUYÊN
Ba blogger chủ chốt trong Câu Lạc
Bộ Nhà Báo Tự Do, ngày 24/09/2012, đã bị toà án Việtcộng tại Saigòn ghép vào tội:
“Đã đưa lên mạng internet những bài viết
bôi xấu lãnh đạo, công kích Đảng và phá hoại niềm tin của nhân dân vào Nhà nước”.
Vi phạm Điều 88, theo luật hình sự của nhà nước Việtcộng. Blogger Điếu Cày Nguyễn
Văn Hải bị 12 năm tù, 5 năm quản chế. Blogger Tạ Phong Tần bị 10 năm tù, 5 năm
quản chế. Blogger AnhbaSg Phan Thanh Hải
bị 4 năm tù, 3 năm quản chế. Đây là một bản án nặng nề, phi pháp, cực kỳ vô nhân
đạo với những người cầm bút đấu tranh cho tự do, dân chủ, công bằng và công lý
cho toàn dân Việtnam. Nó chính là bản án kết tội chế độ Việtcông phi nhân, phi
pháp, vô văn hóa, vi phạm nghiệm trọng quyền làm người của dân Việtnam. Đồng thời
cũng nói lên khá chính xác, đây là hành vi của Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng
đã quay lưng lại với Hoakỳ để ôm chân Trungcộng. Ngay lập tức, cùng ngày Toà Đại
Sứ Mỹ tại Hànội đã ra tuyên bố yêu cầu Hànội trả tự do tức khắc cho ba thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Nhấn mạnh là Tổng
Thống Obama theo dõi sát hồ sơ “Điếu Cày”. Tòa Đại Sứ nhắc: “Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không
nhất quán với các nghiã vụ của Việtnam theo Công Ứớc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự
và Chính Trị cũng như các điều khoản của Tuyên Ngôn Nhân Quyền Toàn Cầu, liên
quan đến Tự Do Ngôn Luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý”. Thông cáo dẫn
lời của tổng thống Obama nói về Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 03/05, đã kêu gọi:
“Chính phủ Việtnam phải thực hiện các
bước cần thiết để tạo ra một xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể họat
động tự do, không sợ hãi”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoakỳ, bà Victoria
Nuland, ngoài việc kêu gọi Hànội thả ngay các Blogger, còn yêu cầu: “Việtnam phóng thích tất cả các tù nhân lương
tâm, cũng như tôn trọng các cam kết quốc tế”. Đồng thời dẫn lời ngoại trưởng
Hillary Clinton cho rằng: “Bảo vệ Nhân
Quyền là bước đi cần thiết trong việc phát triển mối quan hệ song phương gần gũi
và trưởng thành hơn”.
Human Righs
Watch kêu gọi Việtnam huỷ bỏ bản án. Phó giám đốc đặc trách châu Á, Phil
Robetson tuyên bố: “Bản án nặng nề đối với
ba blogger là cực kỳ vô nhân đạọ”. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới- RSF.
Bà Lucie Morilon, trưởng bộ phận truyền thông thuộc RSF nhấn mạnh: “Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới hết sức
phẫn nộ trước bản án quá nặng và phi lý dành cho 3 blogger tại Việtnam… Thân mẫu
blogger Tần đã phải tự thiêu vì tuyệt vọng trước những bất công tại Việtnam”.
Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế - CPJ cho biết: “Việtnam hiện giam cầm ít nhất là 14 nhà báo”, và Hội Ân Xá Quốc Tế cùng lên án việc Hànội kết
án nhiều năm tù với blogger Điều Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Ủy Ban Bảo
Vệ Quyền Làm Người Việt Nam ra thông cáo nói rằng: “Bản Án của 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSG là bằng chứng
cho thấy Hànội không từ một thủ đoạn nào, để bóp nghẹt các tiếng nói cổ súy cho
tự do dân chủ trong nước”. Tuyên bố
với VOA Việt ngữ, chủ tịch ủy ban này, ông Võ Văn Ái nói: “ Sự thật, 3 blogger này chỉ nói lên quan điểm của họ về nhân quyền và
kêu gọi cải cách dân chủ. Chúng tôi tiếp tục lên tiếng tại Liên Hiệp Quốc. Chúng
tôi hoạt động chung với 2 tổ chức quốc tế gồm Đài Quan Sát Những Người Đấu
Tranh Bảo Vệ Nhân Quyền và Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền. Chúng tôi sẽ đưa vụ này
ra Liên Hiẹp Quốc trong những ngày tới và chắc chắn chúnng tôi sẽ mở rộng việc
kêu gọi trả tự do cho 3 blogger này tới các chính quyền Âu, Mỹ”. Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải bị bắt từ năm 2008. Bị tuyên án tù 2 năm rưỡi về tội trốn thuế.
Nhưng đích ra là vì viết bài và tham gia
chống Trungcộng cướp Hoàngsa và Trườngsa của Việtnam. Thế nên từ ngày mãn án tù
vào tháng 10/2010 liền bị giữ lại. Tạ Phong Tần bị bắt ngày 05/09/2011 với hàng
trăm bài viết về bất công xã hội, tham nhũng, và tình trạng lạm dụng quyền lực
của bộ máy công quyền. Phan Thanh Hải bị
bắt từ tháng 10-2010 với các bài viết về
tranh chấp chủ quyền giữa Việtnam và Trungcộng, về dự án bauxite Tây Nguyên. Cả
ba đều đã được giải thưởng Hellman/ Hammett. Đặc biệt phiên xử của 3 blogger này
đã bị đình hoãn tới 3 lần, không rõ lý do, lần cuối cùng vào tháng 7 năm nay,
sau vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng mẹ ruột của cô Tạ Phong Tần. Có lẽ Dũng
định chiều theo ý tổng thống Obama, nhưng sau khi chấp nhận kiểm điểm, Tự Phê và Phê Bình, tức là phải đầu
hàng đảng, nên Dũng đã quay lại ôm chân Tầucộng để đối phó với các đối thủ là
Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, với việc tự chặt vây cánh của mình và của
cả đối thủ, qua việc gọi là “Diệt Tham
Nhũng”. Rồi dùng 26 năm tù các Blogger lập công dâng Tầu Đỏ.
Sự thật đã phơi
bày. Ngày 20/09/2012, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 2, Nguyễn Tấn Dũng đã
sang Tầu gặp Tập Cận Bình, người sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào trong các chức vụ lãnh đạo
tối cao của Trungcộng sắp tới, ở hội chợ Trungcộng – Asean lần thứ 9 tại Nam
Ninh. Dũng đã bày tỏ có cùng quan điểm với Tập Cận Bình là: “sẽ luôn luôn ghi nhớ và đánh giá cao sự giúp
đỡ của Trungquốc”. Dũng nói: “Phát
triển quan hệ với Trungquốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của
Việtnam”. Thế là Nguyễn Tấn Dũng đã tách rời Hoakỳ, quay lại phục tùng
Trungcộng. Đúng với những gì Hồ Chí Minh mong muốn, kể từ năm 1950. Đúng với những
gì mà Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đã cam kết với Giang Trạng Dân, Lý
Bằng ở Hội Nghị Thành Đô ngày 03-04/09/1990, về việc quay lại thần phục Trungcộng,
để nhận 16 chữ vàng và 4 tốt. Đúng với
Nguyễn Phú Trọng ngày 11/10/2011 cam kết với Hồ Cẩm Đào về 9 điểm, định
hướng quan hệ Trung-Việt, đi từ “Nhất Chế
Lưỡng Quốc, tới Nhất Quốc Nhất Chế”. Tức là Hán Hoá Việt Nam. Đúng chỉ thị của Hồ Cầm Đào
cho Trương Tấn Sang bên lề Hội Nghị APEC, hôm 07/09/12, rằng: “Kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại thỏa
đáng vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình”. Sau khi Trungcộng đã thực sự
chiếm trọn Biển Đông. Xem ra phương pháp “Diễn
Biến Hoà Bình” của Mỹ phải thêm vào với sáng kiến của TNS. Jim Webb cho rằng:
“Hoakỳ cần có vai trò lãnh đạo sáng tạo để
giải quyết các tranh chấp ở vùng biển này”. Theo kiểu: “Quỷ Bất Tri, Thần Bất Giác”, mới dẹp được “Bọn Qủy Đỏ” chăng?.
LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 25/09/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét