...cả khối Hồi giáo nói chung vẫn chẳng thân thiện với Mỹ hơn...
Năm 2009, vừa tuyên thệ nhậm chức xong, TT Obama ngày hôm sau ký ngay sắc lệnh đóng cửa trại tù Guantanamo trong vòng một năm. Sau đó ra lệnh cấm tra tấn các tù khủng bố. Rồi đi viếng thăm ngay hai xứ Hồi giáo lớn nhất Trung Đông: Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Tại cả hai nơi, tân tổng thống ca tụng Hồi giáo như là một tôn giáo của hòa bình, mà cũng là một trong những nền văn hoá vĩ đại của nhân loại. Thông điệp của tổng thống rất rõ ràng: chính sách đối nội chống khủng bố và đối ngoại với khối Hồi giáo sẽ là ưu tiên số một của chính quyền Obama, sẽ khác xa sách lược của TT Bush và sẽ hữu hiệu hơn.
Đối với TT Obama, Al Qaeda và các nhóm khủng bố Hồi giáo khác chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh” Hồi giáo. Thái độ chống Mỹ cực đoan cũng như những phương tiện khủng bố của chúng không phản ánh những quan điểm và giá trị Hồi giáo, trong khi đại đa số dân Hồi giáo trên thế giới là khối ôn hòa mà Mỹ cần phải vuốt ve và tách ra khỏi các nhóm khủng bố.
Ngay từ đầu và cho đến nay, TT Obama đã thi hành một sách lược đặc biệt. Một mặt ông âm thầm đẩy mạnh chính sách truy lùng và giết quân khủng bố bằng máy bay không người lái tại Pakistan, Yemen, và Afghanistan. Mặt khác, ông công khai ca tụng văn minh và tôn giáo Hồi, vuốt ve đến độ khúm núm cúi rạp người trước Quốc Vương Ả Rập Saoud, xin lỗi tất cả những lỗi lầm mà Mỹ và Tây Phương đã phạm phải đối với Hồi giáo trong suốt lịch sử. TT Obama đoan quyết đây là cách duy nhất làm cho khối Ả Rập Hồi Giáo thân thiện với Mỹ, tiếp tay truy diệt khủng bố. Truyền thông phe ta phủ phục, tin rằng mặc dù TT Obama không phải là Hồi Giáo, nhưng với hai ông bố Hồi giáo và lớn lên tại xứ Hồi Indonesia, ông hiểu rõ hơn ai hết cách cư xử với khối Hồi Giáo.
Chính sách Hồi giáo này cho đến nay đã có những kết quả khá rõ ràng. Tương đối thành công với bàn tay sắt trong bóng tối, nhưng thất bại hoàn toàn với bàn tay nhung ngoài mặt.
Thành công trong việc giết được hàng trăm đầu sỏ khủng bố, tiếp tục ngăn chặn được những âm mưu tấn công Mỹ, và nhất là giết được Bin Laden. Kẻ viết này đã chỉ trích việc khai thác, kể công cá nhân quá đáng, cũng như phủ nhận công của cựu TT Bush trong vụ giết Bin Laden, nhưng cũng không thể chối cãi đó là một thành quả quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Nhưng chính sách vuốt ve khối Hồi giáo lại thất bại hoàn toàn và cả khối Hồi giáo nói chung vẫn chẳng thân thiện với Mỹ hơn. Chính sách đó tiếp nối chính sách của TT Bush, cổ võ các thay đổi dân chủ tại Trung Đông, nhưng những thay đổi này lại chỉ đưa ra các chính quyền mới chống Mỹ mạnh hơn, hay nhắm mắt trước các hoạt động chống Mỹ vì muốn tự bảo vệ mình, lái những chống đối qua phiá Mỹ để tránh bị chống đối trực tiếp.
Tin tức thời sự những ngày qua chứng minh không thể nào rõ ràng hơn sự thất bại đó.
Tại Ai Cập, đồng minh số 2 của Mỹ tại Trung Đông sau Ả Rập Saoud, Mùa Xuân Ả Rập đã lật đổ TT Mubarak, đưa khối Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood) lên nắm quyền. Từ thời TT Carter đến giờ, Ai Cập cùng với Ả Rập Saoud đã là những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, giúp duy trì hoà bình với Do Thái, chống ảnh hưởng các khối khủng bố quá khích, đồng thời giúp cân bằng chính trị chống các thế lực chống Mỹ tại Iraq, Iran, Syria, và Libya. Ai Cập còn là nước nắm yết hầu cả thế giới với kênh đào Suez là hải lộ kiểm soát hầu hết các giao thương hàng hải Âu - Á, kể cả hàng ngàn tấn dầu mỗi ngày.
Cuộc nổi loạn chống Mubarak đã là một bất ngờ cho chính quyền Obama, và ngay từ đầu, đã phản ánh sự thiếu kinh nghiệm và lúng túng của cả TT Obama lẫn PTT Biden và Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Mới đầu thì cả ba công khai lên tiếng hậu thuẫn TT Mubarak, sau đó, lưỡng lự, mập mờ, rồi cuối cùng “tháo chạy”, bán Mubarak, ôm vai bá cổ các “huynh đệ”.
Kết quả không có gì tốt. Tháng Bẩy vừa qua, ngoại trưởng Hillary đi Ai Cập gặp tân TT Mohamed Morsi, đã bị dân chúng biểu tình liệng giầy dép và cà chua. Sau đó, Mỹ đã hứa hẹn sẽ xoá nợ khoảng một tỷ đô cho Ai Cập, đồng thời hứa hẹn viện trợ thêm hàng trăm triệu nữa. Nợ hay viện trợ đều là tiền thuế của dân Mỹ đóng. Cũng chẳng khá hơn. Mấy ngày qua, hàng ngàn người đã biểu tình trước tòa đại sứ Mỹ tại Cairo, leo rào vào trong khuôn viên, xé cờ Mỹ, treo cờ đen của Al Qaeda lên.
Nguyên nhân gần của các cuộc biểu tình mới đây là một cuốn phim phổ biến trên mạng về Tiên Tri Mohamed, do một nhóm Ai Cập theo Thiên Chúa Giáo làm ra tại Cali với sự hợp tác của một đạo diễn Mỹ, với nội dung bị coi như là bôi bác Hồi Giáo và nhục mạ Tiên Tri. Cuốn phim “Innocence of Muslims” là một phim ngắn vớ vẩn dưới 15 phút, chỉ có mục đích bôi bác Hồi Giáo, chẳng chút giá trị nghệ thuật, văn hóa hay lịch sử gì. Nếu khối Hồi Giáo không làm to chuyện thì chả ai để ý đến. Ngay sau khi phổ biến trên YouTube đã bị phản đối tại Trung Đông, ngày càng mạnh, tụ tập được hơn 2.000 người biểu tình trước tòa đại sứ. Để rồi bị thiểu số cực đoan biến thành bạo động leo rào, xé cờ.
Cuốn phim cũng tạo phản ứng chống đối tương tự tại Libya. Nhưng tình hình ở đây tệ hại hơn vì dù sao thì Libya vẫn chưa được ổn định, vài tháng sau khi hạ được Kadhaffi. Với hàng trăm nhóm trước đây nổi loạn chống Kadhaffi vẫn còn võ trang đầy đủ và chưa bị chính quyền kềm chế, hoả tiễn đã được sử dụng, bắn vào tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi. Đại sứ, một viên chức, và hai quân nhân Người Nhái –Navy Seals- thiệt mạng. Toà lãnh sự bị cháy và một số tài liệu mật bị mất. Một viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ nghi đây là cuộc tấn công đã được Al Qaeda kế hoạch trước, và cuộc biểu tình chống cuốn phim xúc phạm Tiên Tri chỉ là cơ hội thuận tiện.
Một ngày sau, tòa đại sứ Mỹ tại Yemen cũng bị đám biểu tình tấn công, tràn vào ăn cắp máy điện toán và bàn ghế, đốt xe, đốt cờ Mỹ. Hai ngày sau, bạo động lan tràn qua Algeria, Tunisia, Sudan, Gaza, Iraq, Pakistan, Bangladesh, và Iran. Ngay cả tại Mỹ, hàng loạt đe dọa đặt bom đã khiến một số trường đại học tại Texas, Ohio, và North Dakota phải tạm đóng cửa.
Từ Mùa Xuân hy vọng tại Ả Rập đến Mùa Thu rơi rụng cho Mỹ.
Những biến cố này chứng minh tình hình chính trị Trung Đông vẫn cực kỳ bất ổn. Mọi vuốt ve, xin lỗi, hay ngay cả bạc tỷ đô cũng có vẻ vẫn chưa làm cho dân Hồi giáo thân thiện với Mỹ hơn. Chỉ cần một ngọn lửa nhỏ nháng lên là đủ để tạo cháy rừng, đủ để thái độ chống Mỹ bùng nổ mạnh mẽ trong bạo lực. Dân Ả Rập không ủng hộ Al Qaeda, nhưng Al Qaeda lại rất dễ dàng khích động họ chống Mỹ.
Điểm đáng nói là những bạo động xẩy ra đúng ngày 11 tháng 9. Có tin các chính quyền Ai Cập và Libya đã thông báo cho Bộ Ngoại Giao Mỹ là sẽ có biểu tình bạo động 48 tiếng trước, nhưng Bộ Ngoại giao đã không báo động các toà đại sứ để tăng cường canh phòng. Cho dù không được cảnh báo trước thì các toà đại sứ cũng đã phải canh phòng nghiêm ngặt hơn đúng ngày kỷ niệm 9/11. Hiển nhiên là Bộ Ngoại Giao và các tòa đại sứ đã rất chểnh mảng và lơ là. Thượng Viện đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao mở cuộc điều tra.
Các cuộc biểu tình chỉ xác nhận chính sách vuốt ve, hay nói lịch sự hơn, chính sách hòa hoãn mà TT Obama thực hành đối với khối Hồi giáo, tiếp nối theo TT Bush, đã hoàn toàn thất bại vì cả hai tổng thống hoặc là vẫn chưa nhìn rõ vấn đề, hoặc là đúng hơn, tránh né vấn đề.
Biểu tình chống phim bôi bác Tiên Tri Mohamed dĩ nhiên phản ánh sự nổi giận của dân Hồi Giáo và đã châm ngòi nổ cho lò thuốc súng Trung Đông, nhưng dù sao cũng không phải là nguyên nhân xâu xa của thái độ chống Mỹ đã âm ỉ từ mấy chục năm qua. Sự thật là khối dân Ả Rập Hồi Giáo có khuynh hướng chống Mỹ và Tây Phương không phải vì Mỹ và Tây Phương kỳ thị chống đạo Hồi hay văn minh Hồi. Bằng chứng là khối Hồi Giáo Á Châu (tại Mã Lai, Indonesia và Phi Luật Tân) chưa hề chống Mỹ. Đây không phải là những lý do khiến khối dân Ả Rập Hồi giáo chống Mỹ và Tây Phương. Do đó, đặt sách lược Hồi giáo dựa trên những tiền đề này là sai và kết quả dĩ nhiên không thể đúng được.
Sự chống đối này thật ra đã nẩy sinh từ khi Tây Phương quyết định lấy một vùng lãnh thổ Ả Rập để thành lập quốc gia Do Thái sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nhìn vào khối sáu triệu dân Do Thái bị Hitler giết, Tây Phương đã thấy cần phải cho dân Do Thái một đất dung thân sau mấy ngàn năm phiêu bạt khắp thế giới. Và họ đã quyết định lấy một phần lãnh thổ Palestine, khi đó còn dưới sự đô hộ của Anh, để tập trung dân Do Thái khắp thế giới lại qua cuộc di dân –exodus- vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Có thể quyết định này chính đáng và địa điểm lựa chọn cũng chính đáng vì vùng này cách đây hai ngàn năm, là đất của dân Do Thái thật. Nhưng phương thức thi hành, từ quyết định đơn phương của các nước thực dân, không tham khảo các nước thuộc địa Ả Rập, đến việc lấy một vùng thánh địa của ba tôn giáo –Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo- trao cho Do Thái kiểm soát, tất nhiên chỉ tạo ra mâu thuẫn tôn giáo vượt qua biên giới chính trị của các quốc gia Trung Đông, một mâu thuẫn mà không thiếu gì người từ mọi phiá sẵn sàng “tử vì đạo”. Thái độ cực đoan cao ngạo không sống chung với khối Ả Rập, cũng như việc coi dân Palestine như công dân hạng hai của các chính quyền Do Thái càng làm cho mâu thuẫn lớn mạnh suốt mấy thập niên qua.
Nạn khủng bố Ả Rập đã ra đời ngay từ thập niên 50 với những lãnh tụ như Yasser Arafat, lớn mạnh qua các vụ cướp máy bay thời 60-70, yên lặng bớt thời 80-90 khi Do Thái làm hoà được với Ai Cập và Ả Rập Saoud do công của TT Carter, để rồi bùng nổ trở lại sau khi Mỹ can thiệp mạnh để cứu Kuwait khỏi bàn tay của Saddam Hussein, rồi đến 9/11/2001.
Đi đến tình trạng chưa khi nào tinh thần bài Mỹ lại lên cao như bây giờ, kể cả khi TT Bush đánh Afghanistan và Iraq.
Điều miả mai lớn là khủng hoảng Trung Đông đã bắt đầu từ Cairo và Benghazi. Cairo là nơi mà TT Obama đã đến ngay sau khi nhậm chức để đọc bài diễn văn công bố sách lược hòa hoãn với Hồi Giáo. Benghazi là thành phố mà TT Obama đã gửi máy bay phản lực đến cứu phe nổi dậy thoát khỏi xe tăng của Khadaffi.
Sự tăng cường độ bài Mỹ dưới thời TT “ôn hòa” Obama tuy có vẻ mâu thuẫn, nhưng lại có lý do khá giản dị mà truyền thông phe ta không dám đề cập: khối Hồi Giáo nghe những gì TT Obama nói, mừng rỡ và hoan hô, rồi nhìn kỹ những gì ông ta làm trong bốn năm qua, và thấy có cái gì không giống nhau. TT Obama nói chuyện ôn hòa, nhưng lại mạnh tay đánh, mạnh tay hơn cả TT Bush. Trại tù Guantanamo vẫn còn đó, các cuộc tập kích của máy bay không người lái tăng gấp mấy lần so với thời Bush, và dĩ nhiên, Bin Laden bị giết. Al Qaeda đã không bỏ lỡ cơ hội tố cáo TT Obama giả dối, ru ngủ dân Hồi Giáo ngoài mặt để đánh mạnh sau lưng. Khối Ả Rập “giận” TT Obama hơn ai hết vì sự “giả đối, lừa gạt” này. Ít nhất, TT Bush cũng thẳng thừng ai cũng biết ông muốn làm gì.
Sách lược vuốt ve ngoài mặt, được coi như phản ánh một thái độ yếu đuối, cũng còn cổ võ cho các nhóm quá khích. Ngay khi những phản đối chống cuốn phim về Hồi giáo manh nha, thay vì mạnh dạn lên tiếng giải thích quyền tự do ngôn luận truyền thống của Mỹ, thì Toà Đại Sứ Mỹ tại Cairo lại mau mắn ra thông cáo chỉ trích cuốn phim, chỉ khiến các nhóm quá khích chống đối tin tưởng đã hành xử đúng, được chính quyền Mỹ hỗ trợ, khiến các nhóm này hăng tiết vịt hơn, đi đến mất tự chế, bạo động chết người.
Sau khi thấy hố, Bộ Ngoại Giao lên tiếng, đổ thừa –lại đổ thừa- đây chỉ là ý kiến của Tòa Đại Sứ chứ không phải quan điểm của chính quyền Obama. Truyền thông phe ta cũng mau mắn tiếp hơi, đồng loạt giải thích thông cáo là của Tòa Đại Sứ chứ không phải của Tòa Bạch Ốc. Làm như thể đại sứ Mỹ là nhân vật độc lập, chỉ đại diện cho toà đại sứ, chứ không phải là đại diện chính thức của tổng thống và chính phủ Mỹ.
Sách lược vuốt ve khối Hồi Giáo cũng được thể hiện qua thái độ ngày càng bớt thân thiện với Do Thái. Khúc xương mới nhất trong quan hệ Mỹ và Do Thái là chuyện TT Obama từ chối tiếp thủ tướng Netanyahu khi ông này qua Mỹ tham dự khoá họp của Liên Hiệp Quốc trong tháng này. TT Obama viện dẫn lý do quá bận không có thời giờ. Thiên hạ hoặc là không tin, hoặc là cho rằng TT Obama coi chuyện vận động tranh cử quan trọng hơn chuyện cải thiện bang giao với đồng minh Do Thái.
Sách lược này thật ra khá nguy hiểm cho tương lai chính trị của TT Obama. Khối cử tri Do Thái giáo của Mỹ luôn luôn bỏ phiếu cho phe Dân Chủ, nhưng tiếp tục sách lược này mãi có ngày sẽ khiến cho khối này suy nghĩ lại. Hàng trăm ngàn dân Do Thái sống tại Florida, là tiểu bang xôi đậu mà Bush đã thắng với đúng 537 phiếu năm 2000.
Kinh nghiệm đối ngoại là một vấn đề mà TT Obama đã lớn tiếng vỗ ngực trong đại hội đảng tại Charlotte. Ông chê TĐ Romney là tay mơ về đối ngoại và cả hội trường vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Liên tiếp mấy ngày hôm sau, truyền thông răm rắp nhai lại lập luận này. Không ai nhắc lại TNS Obama khi ra tranh cử năm 2007-08 chẳng có kinh nghiệm gì hết. Kinh nghiệm ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự, ... đều là con số không.
Những biến cố tại Trung Đông mấy ngày qua rõ ràng là những gáo nước lạnh lay tỉnh những người còn đang bận vỗ tay hoan hô “kinh nghiệm và thành tích đối ngoại” của TT Obama. Hình như dân Ả Rập Hồi Giáo đã nhìn thấu TT Obama hơn cử tri Mỹ nhiều: họ đã thấy rất rõ những lời nói trống rỗng của TT Obama so với khối cử tri Mỹ vẫn còn mơ màng hy vọng.
Quan trọng hơn nữa, chưa ai biết được những biến cố này sẽ đi về đâu trong những ngày tới. Cũng chưa ai biết dân Mỹ sẽ tập hợp lại sau lưng tổng thống hay sẽ cân nhắc lại khả năng kinh bang tế thế của ông trong những tuần cuối trước ngày bầu cử. (16-9-12)
Vũ Linh
Năm 2009, vừa tuyên thệ nhậm chức xong, TT Obama ngày hôm sau ký ngay sắc lệnh đóng cửa trại tù Guantanamo trong vòng một năm. Sau đó ra lệnh cấm tra tấn các tù khủng bố. Rồi đi viếng thăm ngay hai xứ Hồi giáo lớn nhất Trung Đông: Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Tại cả hai nơi, tân tổng thống ca tụng Hồi giáo như là một tôn giáo của hòa bình, mà cũng là một trong những nền văn hoá vĩ đại của nhân loại. Thông điệp của tổng thống rất rõ ràng: chính sách đối nội chống khủng bố và đối ngoại với khối Hồi giáo sẽ là ưu tiên số một của chính quyền Obama, sẽ khác xa sách lược của TT Bush và sẽ hữu hiệu hơn.
Đối với TT Obama, Al Qaeda và các nhóm khủng bố Hồi giáo khác chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh” Hồi giáo. Thái độ chống Mỹ cực đoan cũng như những phương tiện khủng bố của chúng không phản ánh những quan điểm và giá trị Hồi giáo, trong khi đại đa số dân Hồi giáo trên thế giới là khối ôn hòa mà Mỹ cần phải vuốt ve và tách ra khỏi các nhóm khủng bố.
Ngay từ đầu và cho đến nay, TT Obama đã thi hành một sách lược đặc biệt. Một mặt ông âm thầm đẩy mạnh chính sách truy lùng và giết quân khủng bố bằng máy bay không người lái tại Pakistan, Yemen, và Afghanistan. Mặt khác, ông công khai ca tụng văn minh và tôn giáo Hồi, vuốt ve đến độ khúm núm cúi rạp người trước Quốc Vương Ả Rập Saoud, xin lỗi tất cả những lỗi lầm mà Mỹ và Tây Phương đã phạm phải đối với Hồi giáo trong suốt lịch sử. TT Obama đoan quyết đây là cách duy nhất làm cho khối Ả Rập Hồi Giáo thân thiện với Mỹ, tiếp tay truy diệt khủng bố. Truyền thông phe ta phủ phục, tin rằng mặc dù TT Obama không phải là Hồi Giáo, nhưng với hai ông bố Hồi giáo và lớn lên tại xứ Hồi Indonesia, ông hiểu rõ hơn ai hết cách cư xử với khối Hồi Giáo.
Chính sách Hồi giáo này cho đến nay đã có những kết quả khá rõ ràng. Tương đối thành công với bàn tay sắt trong bóng tối, nhưng thất bại hoàn toàn với bàn tay nhung ngoài mặt.
Thành công trong việc giết được hàng trăm đầu sỏ khủng bố, tiếp tục ngăn chặn được những âm mưu tấn công Mỹ, và nhất là giết được Bin Laden. Kẻ viết này đã chỉ trích việc khai thác, kể công cá nhân quá đáng, cũng như phủ nhận công của cựu TT Bush trong vụ giết Bin Laden, nhưng cũng không thể chối cãi đó là một thành quả quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Nhưng chính sách vuốt ve khối Hồi giáo lại thất bại hoàn toàn và cả khối Hồi giáo nói chung vẫn chẳng thân thiện với Mỹ hơn. Chính sách đó tiếp nối chính sách của TT Bush, cổ võ các thay đổi dân chủ tại Trung Đông, nhưng những thay đổi này lại chỉ đưa ra các chính quyền mới chống Mỹ mạnh hơn, hay nhắm mắt trước các hoạt động chống Mỹ vì muốn tự bảo vệ mình, lái những chống đối qua phiá Mỹ để tránh bị chống đối trực tiếp.
Tin tức thời sự những ngày qua chứng minh không thể nào rõ ràng hơn sự thất bại đó.
Tại Ai Cập, đồng minh số 2 của Mỹ tại Trung Đông sau Ả Rập Saoud, Mùa Xuân Ả Rập đã lật đổ TT Mubarak, đưa khối Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood) lên nắm quyền. Từ thời TT Carter đến giờ, Ai Cập cùng với Ả Rập Saoud đã là những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, giúp duy trì hoà bình với Do Thái, chống ảnh hưởng các khối khủng bố quá khích, đồng thời giúp cân bằng chính trị chống các thế lực chống Mỹ tại Iraq, Iran, Syria, và Libya. Ai Cập còn là nước nắm yết hầu cả thế giới với kênh đào Suez là hải lộ kiểm soát hầu hết các giao thương hàng hải Âu - Á, kể cả hàng ngàn tấn dầu mỗi ngày.
Cuộc nổi loạn chống Mubarak đã là một bất ngờ cho chính quyền Obama, và ngay từ đầu, đã phản ánh sự thiếu kinh nghiệm và lúng túng của cả TT Obama lẫn PTT Biden và Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Mới đầu thì cả ba công khai lên tiếng hậu thuẫn TT Mubarak, sau đó, lưỡng lự, mập mờ, rồi cuối cùng “tháo chạy”, bán Mubarak, ôm vai bá cổ các “huynh đệ”.
Kết quả không có gì tốt. Tháng Bẩy vừa qua, ngoại trưởng Hillary đi Ai Cập gặp tân TT Mohamed Morsi, đã bị dân chúng biểu tình liệng giầy dép và cà chua. Sau đó, Mỹ đã hứa hẹn sẽ xoá nợ khoảng một tỷ đô cho Ai Cập, đồng thời hứa hẹn viện trợ thêm hàng trăm triệu nữa. Nợ hay viện trợ đều là tiền thuế của dân Mỹ đóng. Cũng chẳng khá hơn. Mấy ngày qua, hàng ngàn người đã biểu tình trước tòa đại sứ Mỹ tại Cairo, leo rào vào trong khuôn viên, xé cờ Mỹ, treo cờ đen của Al Qaeda lên.
Nguyên nhân gần của các cuộc biểu tình mới đây là một cuốn phim phổ biến trên mạng về Tiên Tri Mohamed, do một nhóm Ai Cập theo Thiên Chúa Giáo làm ra tại Cali với sự hợp tác của một đạo diễn Mỹ, với nội dung bị coi như là bôi bác Hồi Giáo và nhục mạ Tiên Tri. Cuốn phim “Innocence of Muslims” là một phim ngắn vớ vẩn dưới 15 phút, chỉ có mục đích bôi bác Hồi Giáo, chẳng chút giá trị nghệ thuật, văn hóa hay lịch sử gì. Nếu khối Hồi Giáo không làm to chuyện thì chả ai để ý đến. Ngay sau khi phổ biến trên YouTube đã bị phản đối tại Trung Đông, ngày càng mạnh, tụ tập được hơn 2.000 người biểu tình trước tòa đại sứ. Để rồi bị thiểu số cực đoan biến thành bạo động leo rào, xé cờ.
Cuốn phim cũng tạo phản ứng chống đối tương tự tại Libya. Nhưng tình hình ở đây tệ hại hơn vì dù sao thì Libya vẫn chưa được ổn định, vài tháng sau khi hạ được Kadhaffi. Với hàng trăm nhóm trước đây nổi loạn chống Kadhaffi vẫn còn võ trang đầy đủ và chưa bị chính quyền kềm chế, hoả tiễn đã được sử dụng, bắn vào tòa lãnh sự Mỹ tại Benghazi. Đại sứ, một viên chức, và hai quân nhân Người Nhái –Navy Seals- thiệt mạng. Toà lãnh sự bị cháy và một số tài liệu mật bị mất. Một viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ nghi đây là cuộc tấn công đã được Al Qaeda kế hoạch trước, và cuộc biểu tình chống cuốn phim xúc phạm Tiên Tri chỉ là cơ hội thuận tiện.
Một ngày sau, tòa đại sứ Mỹ tại Yemen cũng bị đám biểu tình tấn công, tràn vào ăn cắp máy điện toán và bàn ghế, đốt xe, đốt cờ Mỹ. Hai ngày sau, bạo động lan tràn qua Algeria, Tunisia, Sudan, Gaza, Iraq, Pakistan, Bangladesh, và Iran. Ngay cả tại Mỹ, hàng loạt đe dọa đặt bom đã khiến một số trường đại học tại Texas, Ohio, và North Dakota phải tạm đóng cửa.
Từ Mùa Xuân hy vọng tại Ả Rập đến Mùa Thu rơi rụng cho Mỹ.
Những biến cố này chứng minh tình hình chính trị Trung Đông vẫn cực kỳ bất ổn. Mọi vuốt ve, xin lỗi, hay ngay cả bạc tỷ đô cũng có vẻ vẫn chưa làm cho dân Hồi giáo thân thiện với Mỹ hơn. Chỉ cần một ngọn lửa nhỏ nháng lên là đủ để tạo cháy rừng, đủ để thái độ chống Mỹ bùng nổ mạnh mẽ trong bạo lực. Dân Ả Rập không ủng hộ Al Qaeda, nhưng Al Qaeda lại rất dễ dàng khích động họ chống Mỹ.
Điểm đáng nói là những bạo động xẩy ra đúng ngày 11 tháng 9. Có tin các chính quyền Ai Cập và Libya đã thông báo cho Bộ Ngoại Giao Mỹ là sẽ có biểu tình bạo động 48 tiếng trước, nhưng Bộ Ngoại giao đã không báo động các toà đại sứ để tăng cường canh phòng. Cho dù không được cảnh báo trước thì các toà đại sứ cũng đã phải canh phòng nghiêm ngặt hơn đúng ngày kỷ niệm 9/11. Hiển nhiên là Bộ Ngoại Giao và các tòa đại sứ đã rất chểnh mảng và lơ là. Thượng Viện đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao mở cuộc điều tra.
Các cuộc biểu tình chỉ xác nhận chính sách vuốt ve, hay nói lịch sự hơn, chính sách hòa hoãn mà TT Obama thực hành đối với khối Hồi giáo, tiếp nối theo TT Bush, đã hoàn toàn thất bại vì cả hai tổng thống hoặc là vẫn chưa nhìn rõ vấn đề, hoặc là đúng hơn, tránh né vấn đề.
Biểu tình chống phim bôi bác Tiên Tri Mohamed dĩ nhiên phản ánh sự nổi giận của dân Hồi Giáo và đã châm ngòi nổ cho lò thuốc súng Trung Đông, nhưng dù sao cũng không phải là nguyên nhân xâu xa của thái độ chống Mỹ đã âm ỉ từ mấy chục năm qua. Sự thật là khối dân Ả Rập Hồi Giáo có khuynh hướng chống Mỹ và Tây Phương không phải vì Mỹ và Tây Phương kỳ thị chống đạo Hồi hay văn minh Hồi. Bằng chứng là khối Hồi Giáo Á Châu (tại Mã Lai, Indonesia và Phi Luật Tân) chưa hề chống Mỹ. Đây không phải là những lý do khiến khối dân Ả Rập Hồi giáo chống Mỹ và Tây Phương. Do đó, đặt sách lược Hồi giáo dựa trên những tiền đề này là sai và kết quả dĩ nhiên không thể đúng được.
Sự chống đối này thật ra đã nẩy sinh từ khi Tây Phương quyết định lấy một vùng lãnh thổ Ả Rập để thành lập quốc gia Do Thái sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nhìn vào khối sáu triệu dân Do Thái bị Hitler giết, Tây Phương đã thấy cần phải cho dân Do Thái một đất dung thân sau mấy ngàn năm phiêu bạt khắp thế giới. Và họ đã quyết định lấy một phần lãnh thổ Palestine, khi đó còn dưới sự đô hộ của Anh, để tập trung dân Do Thái khắp thế giới lại qua cuộc di dân –exodus- vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Có thể quyết định này chính đáng và địa điểm lựa chọn cũng chính đáng vì vùng này cách đây hai ngàn năm, là đất của dân Do Thái thật. Nhưng phương thức thi hành, từ quyết định đơn phương của các nước thực dân, không tham khảo các nước thuộc địa Ả Rập, đến việc lấy một vùng thánh địa của ba tôn giáo –Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo- trao cho Do Thái kiểm soát, tất nhiên chỉ tạo ra mâu thuẫn tôn giáo vượt qua biên giới chính trị của các quốc gia Trung Đông, một mâu thuẫn mà không thiếu gì người từ mọi phiá sẵn sàng “tử vì đạo”. Thái độ cực đoan cao ngạo không sống chung với khối Ả Rập, cũng như việc coi dân Palestine như công dân hạng hai của các chính quyền Do Thái càng làm cho mâu thuẫn lớn mạnh suốt mấy thập niên qua.
Nạn khủng bố Ả Rập đã ra đời ngay từ thập niên 50 với những lãnh tụ như Yasser Arafat, lớn mạnh qua các vụ cướp máy bay thời 60-70, yên lặng bớt thời 80-90 khi Do Thái làm hoà được với Ai Cập và Ả Rập Saoud do công của TT Carter, để rồi bùng nổ trở lại sau khi Mỹ can thiệp mạnh để cứu Kuwait khỏi bàn tay của Saddam Hussein, rồi đến 9/11/2001.
Đi đến tình trạng chưa khi nào tinh thần bài Mỹ lại lên cao như bây giờ, kể cả khi TT Bush đánh Afghanistan và Iraq.
Điều miả mai lớn là khủng hoảng Trung Đông đã bắt đầu từ Cairo và Benghazi. Cairo là nơi mà TT Obama đã đến ngay sau khi nhậm chức để đọc bài diễn văn công bố sách lược hòa hoãn với Hồi Giáo. Benghazi là thành phố mà TT Obama đã gửi máy bay phản lực đến cứu phe nổi dậy thoát khỏi xe tăng của Khadaffi.
Sự tăng cường độ bài Mỹ dưới thời TT “ôn hòa” Obama tuy có vẻ mâu thuẫn, nhưng lại có lý do khá giản dị mà truyền thông phe ta không dám đề cập: khối Hồi Giáo nghe những gì TT Obama nói, mừng rỡ và hoan hô, rồi nhìn kỹ những gì ông ta làm trong bốn năm qua, và thấy có cái gì không giống nhau. TT Obama nói chuyện ôn hòa, nhưng lại mạnh tay đánh, mạnh tay hơn cả TT Bush. Trại tù Guantanamo vẫn còn đó, các cuộc tập kích của máy bay không người lái tăng gấp mấy lần so với thời Bush, và dĩ nhiên, Bin Laden bị giết. Al Qaeda đã không bỏ lỡ cơ hội tố cáo TT Obama giả dối, ru ngủ dân Hồi Giáo ngoài mặt để đánh mạnh sau lưng. Khối Ả Rập “giận” TT Obama hơn ai hết vì sự “giả đối, lừa gạt” này. Ít nhất, TT Bush cũng thẳng thừng ai cũng biết ông muốn làm gì.
Sách lược vuốt ve ngoài mặt, được coi như phản ánh một thái độ yếu đuối, cũng còn cổ võ cho các nhóm quá khích. Ngay khi những phản đối chống cuốn phim về Hồi giáo manh nha, thay vì mạnh dạn lên tiếng giải thích quyền tự do ngôn luận truyền thống của Mỹ, thì Toà Đại Sứ Mỹ tại Cairo lại mau mắn ra thông cáo chỉ trích cuốn phim, chỉ khiến các nhóm quá khích chống đối tin tưởng đã hành xử đúng, được chính quyền Mỹ hỗ trợ, khiến các nhóm này hăng tiết vịt hơn, đi đến mất tự chế, bạo động chết người.
Sau khi thấy hố, Bộ Ngoại Giao lên tiếng, đổ thừa –lại đổ thừa- đây chỉ là ý kiến của Tòa Đại Sứ chứ không phải quan điểm của chính quyền Obama. Truyền thông phe ta cũng mau mắn tiếp hơi, đồng loạt giải thích thông cáo là của Tòa Đại Sứ chứ không phải của Tòa Bạch Ốc. Làm như thể đại sứ Mỹ là nhân vật độc lập, chỉ đại diện cho toà đại sứ, chứ không phải là đại diện chính thức của tổng thống và chính phủ Mỹ.
Sách lược vuốt ve khối Hồi Giáo cũng được thể hiện qua thái độ ngày càng bớt thân thiện với Do Thái. Khúc xương mới nhất trong quan hệ Mỹ và Do Thái là chuyện TT Obama từ chối tiếp thủ tướng Netanyahu khi ông này qua Mỹ tham dự khoá họp của Liên Hiệp Quốc trong tháng này. TT Obama viện dẫn lý do quá bận không có thời giờ. Thiên hạ hoặc là không tin, hoặc là cho rằng TT Obama coi chuyện vận động tranh cử quan trọng hơn chuyện cải thiện bang giao với đồng minh Do Thái.
Sách lược này thật ra khá nguy hiểm cho tương lai chính trị của TT Obama. Khối cử tri Do Thái giáo của Mỹ luôn luôn bỏ phiếu cho phe Dân Chủ, nhưng tiếp tục sách lược này mãi có ngày sẽ khiến cho khối này suy nghĩ lại. Hàng trăm ngàn dân Do Thái sống tại Florida, là tiểu bang xôi đậu mà Bush đã thắng với đúng 537 phiếu năm 2000.
Kinh nghiệm đối ngoại là một vấn đề mà TT Obama đã lớn tiếng vỗ ngực trong đại hội đảng tại Charlotte. Ông chê TĐ Romney là tay mơ về đối ngoại và cả hội trường vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Liên tiếp mấy ngày hôm sau, truyền thông răm rắp nhai lại lập luận này. Không ai nhắc lại TNS Obama khi ra tranh cử năm 2007-08 chẳng có kinh nghiệm gì hết. Kinh nghiệm ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự, ... đều là con số không.
Những biến cố tại Trung Đông mấy ngày qua rõ ràng là những gáo nước lạnh lay tỉnh những người còn đang bận vỗ tay hoan hô “kinh nghiệm và thành tích đối ngoại” của TT Obama. Hình như dân Ả Rập Hồi Giáo đã nhìn thấu TT Obama hơn cử tri Mỹ nhiều: họ đã thấy rất rõ những lời nói trống rỗng của TT Obama so với khối cử tri Mỹ vẫn còn mơ màng hy vọng.
Quan trọng hơn nữa, chưa ai biết được những biến cố này sẽ đi về đâu trong những ngày tới. Cũng chưa ai biết dân Mỹ sẽ tập hợp lại sau lưng tổng thống hay sẽ cân nhắc lại khả năng kinh bang tế thế của ông trong những tuần cuối trước ngày bầu cử. (16-9-12)
Vũ Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét