Nam Nhân (QNQLVNCH)
Trong lễ nghi quân cách của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH),
nghi thức vinh danh khi tiễn biệt một quân nhân đã hy sinh mạng sống
mình cho sự an nguy của Tổ quốc, cho niềm hạnh phúc và sự an bình của
người dân, lá quốc kỳ Vàng ba sọc đỏ luôn được trân trọng phủ trên cỗ
quan tài người anh hùng vị quốc vong thân.
· Một biểu tượng biết ơn cao quý của bao người dân chịu ơn người
lính đã hy sinh mạng sống để bảo vệ chính nghĩa và cho sự an vui của
người dân cũng như gia đình họ.
· Niềm an ủi, chia xẻ nỗi buồn đau, thương nhớ với thân nhân người quá cố.
· Một nỗi tiếc thương của bao đồng đội đã cùng người lính một thời vào sinh ra tử để bảo vệ và trân quý lá Quốc Kỳ.
· Một vinh dự sau cùng cho người con yêu của Tổ Quốc, màu cờ, biểu
tượng hồn thiêng sông núi ôm trọn thân xác đứa con yêu trở về cùng lòng
đất Mẹ. Và đưa anh linh của người chiến sĩ đến xum vầy cùng tiền nhân,
cùng những anh hùng đã hy sinh trước đó, tụ hội trong luồng linh khí
Việt Nam.
· Ước nguyện anh linh người quá cố phù hộ cho những người còn đang
ghì chặt tay súng đánh đuổi quân thù, để bảo vệ mảnh đất tự do cùng sự
bình yên cho người dân được sớm thành công..
Chính những ý nghĩ cao quý này mà “Nghi thức phủ cờ trên quan tài”
chỉ dành riêng cho những chiến sĩ thực sự đã thi hành trọn nghĩa câu
châm ngôn của QLVNCH: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm đến phút lìa đời.
Những quân nhân quả cảm, can trường, gan dạ và sẵn sàng hy sinh
ngay cả mạng sống mình cho sự an bình, yên vui của đồng bào thân yêu nơi
hậu phương. Sự hy sinh không ngưng nghỉ của người lính VNCH từ lúc khởi
đầu cuộc chiến chống xâm lược của Nga sô, Tàu cộng, mà tên đại
việt-gian Hồ Chí Minh cùng tập đoàn việt-gian dưới cái tên đảng CSVN làm
tay sai ngoại bang cho đến nay. Nhiều người trong chúng ta đã từng
chứng kiến, từng đọc các bài tường thuật với nhiều hình ảnh, từng nghe
kể lại việc bao nhiêu người lính VNCH thuộc đủ mọi quân, binh chủng, mọi
cấp đã tuẫn tiết bằng mọi phương tiện sau cùng của đời quân ngũ, một
khi Trách Nhiệm đối với Tổ Quốc chưa thành, nhưng để giữ tròn tiết tháo, để bảo tồn Danh
Dự của một quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau cái lệnh buông súng của hàng tướng Dương văn Minh.
Tưởng nên nhắc lại trong một bài viết gần đây, tác giả Hàn Giang
Trần Lệ Tuyền có nhắc đến tấm gương trung liệt của cả gia đình cố Trung
Sĩ Nhất Nguyễn văn Thoảng, khi nhận biết thực rằng vận nước đã đến lúc
không thể cứu vãn nổi, và họ biết chắc rằng không thể đội trời chung với
việt-gian-cộng-sản trong bài: “Một lần chào cuối cùng trong đời quân ngũ” đăng trên tập san Dân Văn số 79 tháng 01 năm 2001, trang 57.
Tình trạng đất nước sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, một số Quân,
Dân, Cán Chính VNCH đã may mắn thoát khỏi sự thống trị độc tài, gian
manh, tàn ác và vô luân nhất nhân loại của tập đoàn việt-gian-cộng-sản
xâm lược và đã được định cư trên các quốc gia tự do trên thế giới. Kể từ
đó, Cộng-đồng người Việt tỵ nạn việt-gian-cộng-sản đã được hình thành
cho tới nay, chúng ta đã từng chứng kiến nhiều cảnh “Nghi thức phủ cờ Tổ
Quốc” trên quan tài người quá cố bị lạm dụng một cách bừa bãi và đôi
lúc bất xứng. Việc lạm dụng nghi thức phủ cờ đã đưa đến các tai hại sau:
· Làm giảm hoặc đánh mất già trị biểu tượng cao quý như trong phần lễ nghi quân cách của QLVNCH quy định.
· Cố ý hoặc vô tình đã “Hề hóa” nghi thức phủ cờ cho các anh hùng
vị quốc vong thân đúng nghĩa. Từ đó làm mất chính nghĩa mà tự nó đã sẵn
có trong tay người Việt Quốc-gia tỵ nạn việt-gian-cộng-sản chúng ta.
Thí dụ điển hình như:
Trong đám tổ chức tưởng niệm tên việt gian già Hoàng minh Chính,
Chủ nhật, ngày 6 tháng 4 năm 2008, tại San José, Hoa Kỳ, một số nhân vật
cao cấp của miền Nam trước đây như ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cũng
đã xì xụp lạy vái trước di ảnh của tên việt gian Hoàng minh Chính. Và
cờ Vàng Quốc gia đã được đem ra trưng bày chung quanh bàn thờ tên việt
gian HMC, hòng che mắt bàn dân thiên hạ và thêm thâm ý “hề hóa” lá Quốc
Kỳ chính nghĩa của chúng ta. Đó là chưa kể đến những tên tuổi của một số
nhân vật trong các đảng phái ma trơi, đoàn thể chống cộng cuội tại hải
ngoại như Lý thái Hùng của Việt Tân …
Tiếp tới, ông Nguyễn Bá Cẩn với thành tích nêu trên, sau khi chết
cũng được một số người vì tình cảm cá nhân, vì ích kỷ với ý nghĩ “người
trước, ta sau”, vì vô tình hay cố ý làm tay sai cho việt-gian-cộng-sản
mà hề hóa nghi thức đầy vẻ cao quý và trân trọng này với những vị anh
hùng đã hy sinh vì dân vì nước. (Chứ không phải vì bả danh vọng, lợi lộc
của việt-gian-cộng-sản cướp được thí cho).
Rồi các tên phản tướng, hàng tướng… sau khi chết bệnh, chết già
cũng được một số cá nhân, hội đoàn người Quốc-gia rủ nhau “quân cách phủ
cờ”!!!
Sống đã làm giặc, thì chết chỉ thành quỷ! Không hơn không kém!
Những kẻ đã phản bội lại chính nghĩa quốc-gia, phản bội lại việc
bảo vệc tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ của miền Nam Việt Nam nói
riêng và cả nước Việt Nam nói chung, cam tâm làm tay sai cho giặc (tập
đoàn việt-gian-cộng-sản bán nước hại dân), thì chúng là những thành phần
bất xứng không thể được nhận cái ân huệ cao quý sau cùng của Tổ-Quốc
Việt Nam là phủ cờ Vàng ba sọc đỏ trên cỗ quan tài nhơ nhớp của kẻ phản
bội!
Chúng tôi xin đề nghị:
· Tập thể người Việt tỵ nạn việt-gian-cộng-sản, các đoàn thể, đảng
phái người Việt tỵ nạn việt-gian-cộng-sản chân chính, và nhất là tập thể
chiến sĩ QLVNCH mọi quân, binh chủng và mọi cấp hãy cùng nhau bảo vệ,
đề ra các biện pháp thích nghi trong việc xử dụng lá cờ Vàng quốc-gia
trong nghi thức phủ cờ.
· Nghiên cứu và đề ra một dịp nào đó trong năm, để vinh danh những
anh hùng quân nhân các cấp của QLVNCH, đã anh dũng hy sinh trong cuộc
chiến chống xâm lược của Nga sô và Tàu cộng mà việt-gian-cộng-sản làm
tay sai, công cụ.
Có thực hiện được điều trên, thì những thế hệ kế tục mới mong nhận
ra được chính, tà, mới noi theo những tấm gương hy sinh anh dũng của
tiền nhân, mà tiếp bước giành lại và xây dựng một nước Việt Nam huy
hoàng, bền vững trong tương lai.
Từ những nghi thức sau cùng dành cho người chân chính, nhỏ nhặt
nhưng vô cùng cao quý này, chúng ta tin tưởng mãnh liệt vào hồn thiêng
sông núi, thêm sự phù trợ từ anh linh của các bậc tiền nhân, những anh
hùng liệt nữ đã hy sinh cho sự an nguy của Tổ-Quốc và an bình cho dân
tộc sẽ phù hộ cho chúng ta phất cờ đại nghĩa chóng toàn thắng bọn
việt-gian-cộng-sản trong tương lai. Và từ đó, bọn giặc Tàu cộng sẽ phải
rút hẳn về phương Bắc, trả lại những gì của dân tộc và đất nước Việt Nam
mà Cha Ông chúng ta đã dày công xây dựng, vun bồi từ bao ngàn năm qua.
Anh quốc, ngày 03 tháng 12 năm 2009
Nam Nhân (QNQLVNCH)
------------------------------ ----------
Một Lần Chào Cuối Cùng Của Đời Quân Ngũ
Dân Văn số 79 tháng 01 năm 2001, nơi trang số 57
“10
giờ 30 sáng ngày 29-3-1875. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung đội tình
báo của của ban 2 vẫn đứng chung quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành
quân. Trung sĩ nhất Nguyễn Thoảng đến trước mặt tôi đứng nghiêm đưa tay
chào một cách trịnh trọng rồi nói:
- Chắc
em không vào Sài Gòn đâu Thiếu tá. Cả Quân Đoàn không một trận đánh nào
mà bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Th/tá nhiều may mắn, cố gắng
vào cho được Sài Gòn.
Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã nói:
- Tao
bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa đơn vị về tới đây để cùng
vào Nam, song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ
ngoài tầm tay của tao rồi.
Vợ Trung Sĩ Thoảng và
hai con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Đoàn từ hôm
qua; chị ta bước tới trước mặt tôi và nói: Em chúc Th/tá lên đường bình
an, vào cho được Sài Gòn nghe.
Tôi đứng dậy xoa đầu
hai đứa nhỏ đang đứng cạnh mẹ, có lẽ đó là phản ứng lịch sự với đàn bà,
chứ tôi đã có lần đến nhà của chị ta mấy lần rồi nên cũng thường thôi.
Tôi nói:
Tôi cũng không biết có
đi được hay không, đến đâu hay đó, Thoảng (Trung Sĩ I Thoảng thua tôi 5
tuổi) thì chắc chúng nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ là Chiến Tranh
Chính Trị, ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.
- Cám ơn Th/tá, chúc Th/tá thượng lộ bình an.
Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa. Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:
- Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống, chắc không can chi đâu.
Anh ta đến chào Đại úy
Hà thúc Thuyên, Tiểu đoàn phó, Đại úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 và Đại
úy Hoàng Văn Quý Ban 3, rồi từ giã ra đi.
Đến lúc này, chỉ còn
những Sĩ quan đó và khoảng 20 lính của Trung đội Tình báo mà thôi. Còn
tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Đại úy Thuyên tới nói:
- Thôi, mình cứ về Đà Nẵng rồi hãy tính.
-
Tôi đang chán nản chưa
có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà
tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng, ngồi xuống trong tư thế sẵn sàng tác
chiến. Tôi nói:
- Minh, mày ra xem cái gì đó.
Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút Minh chạy lui, trả lời:
- Thiếu tá ơi! Ông Trung sĩ Thoảng đã tự tử bằng lựu đạn với vợ con của ông ta rồi.
Tôi quá bàng hoàng và
xúc động, tự nhiên bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự
rên la đau đớn, sự nhắn gửi trối trăn của thuộc cấp sắp chết, mặc dù tôi
rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ, nhưng tôi tự kiềm chế
không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kiềm chế không
để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảm của tôi. Thế mà hôm nay tôi
lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần cuối cùng
trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi nói:
- Nó chết ở đâu?
- Ổng chết ở nhà kia.
Theo tay chỉ của Minh, thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người lính bảo vệ tôi cùng theo.
Căn nhà tôn nhỏ, xây
vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi
hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền, còn để lại trong một góc của
căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường.
Tôi không nói gì, quan
sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các binh sĩ theo
tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường. Người lính đi theo sau tôi
nói:
Ông Thoảng và vợ ông là Việt Nam Quốc Dân Đảng đó Th/tá.
Tôi cũng biết Tiểu Đoàn này 2/3 là cựu Biệt Kích Quân Tây Hồ, hoàn toàn là Việt Nam Quốc Dân Đảng, chống cộng thứ thiệt mà.
Bây giờ là 11 giờ
ngày 29-3-1975. Một Trung Sĩ cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp
mà trước đây tôi đã từng gọi bằng «thằng», một phần vì anh ta nhỏ tuổi
hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi
đã rầy la, đôi khi nặng lời nữa, thế mà hôm nay
tôi phải gọi bằng ÔNG. Ông Thoảng, với lòng tôn kính, vì đây là một vị
anh hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất
khuất không thể sống chung với cộng sản.
Hôm nay, tôi viết để vinh danh một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho con cháu sau này biết đến.
Xin nghiêng mình tôn vinh một vị anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.
Với tinh thần đó, tôi
muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thoảng cùng vợ
con của anh trong ngày 29-3-1975 tại Đà Nẵng.
Hai giờ chiều ngày 29-3-1975. Việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét