Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI
TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San
Jose, GS Lưu Văn Vịnh có đưa ra tiêu chuẩn HIỀN LÀNH làm đại diện cho
mẫu người của Văn Hóa Việt và lấy Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm làm
người tiêu biểu. Theo tôi, nói thế chưa được chính xác, giờ muốn thưa
lại cùng GS các điểm sau đây:
1. Về Văn Hóa Việt Với Con Lý Số Chỉ Ra Mẫu Người Văn Hóa:
Điều đặc biệt hơn mọi nền văn hóa của nhân loại, Văn Hóa Việt có hai nhánh văn hóa: VĂN HÓA HỮU NGÔN (VHHN) và VĂN HÓA VÔ NGÔN (VHVN)
@ Văn Hóa Hữu Ngôn: dùng lời nói và chữ viết để diễn ý. Đây là thể loại văn hóa thông dụng cho cả Đông Tây, xưa và nay. Cái đáng nói của văn hóa nầy là nó được xây dựng trên ý niệm của con người đặt lên trên sự vật: “Người là thước đo mọi sự” Protagoras.
Văn hóa được đặt trên nền tảng ý hệ mà ý hệ thì thiếu tính khách quan mà đầy chủ quan được dẫn dắt bằng cảm tính, dẫn đến nhiều khác biệt dễ đi đến chống đối khiến nó “đi đến đâu gieo sắt máu đến đó”
Heiddegger, ngược với nền Văn Hóa Vô ngôn, sẽ được đề cập dưới đây,
văn hóa nầy để cho sự vật chưng ra, để cho sự vật tự “nói” lên chính nó
thay ta nói về nó, sẽ làm cho chân lý hiển lộ (1).
@ Văn Hóa Vô Ngôn: là nhánh thứ hai của Văn Hóa Việt, rất độc đáo, không dùng ngôn tự mà dùng “triết tự văn hóa”, là
đạo tự Càn (___) Khôn (_ _) [huyền tự gọi là Tiên Âm, Rồng Dương] để
viết nên các con Lý Số (con số chứa cái lý) để qua đó, sự vật và sự
việc sẽ hiển lộ qua tượng hình và tượng ý như chính nó mà ta có thể thấy
được, thay vì nói về chúng theo lối của VHHN. Điều nầy cũng có nghĩa
là VHVN sẽ giúp ta trực thị sự vật, thấy sự vật và sự việc bằng mắt thay vì nghe nói về chúng! Dĩ nhiên, cái thấy bao giờ cũng chính xác hơn là cái nghe: “Trăm nghe không bằng một thấy”! Và, thấy như thế nào đã được đề cập trong Giải Mã Huyền Thoại Việt, phần viết về Huyền Số và Huyền Đồ, của cùng tác giả.
Nhắc về nhánh văn hóa nầy ở đây, nhằm giúp ta nhận diện Mẫu Người Văn Hóa của GS Vịnh cũng như cái Mẫu Người Văn Hóa Việt đích thực.Hóa Vô ngo6Ho1a VvH
@ Mẫu người của nền Văn Hóa có thể “thấy” được bằng con lý số LI:
Con lý số chỉ ra Việt Đạo là con LI phía
Nam hình Bát Quái Hậu Thiên. LI có nhiều nghĩa, trong lãnh vực Đạo Lý,
LI có nghĩa là sáng, là Chân Lý, là Đạo hay Chủ Đạo Văn Hóa.
Con Lý số LI có cấu trúc các hào nằm vào
vị trí trung chánh, lại được xếp nằm phương Nam đồ hình Bát Quái Hậu
Thiên, nên Khổng Tử nhìn vào đây mà nói rằng đây là điểm mạnh của
phương Nam, người quân tử ở phương nầy: “Nam phương chi cường quân tử cư chi”.
Về cấu trúc, LI là cơ cấu của mẫu người Táo Việt: Khác hẳn với Táo Tàu, Táo Việt là một tổ hợp ba thành phần gồm hai Ông một Bà: “Thế gian một vợ một chồng, đâu như vua táo hai ông một bà”, còn Táo Tàu chỉ duy nhất là một tên đực rựa. Xin đọc: Ngày Xuân Nói Chuyện Táo Quân đăng trên mạng www.anviettoancau.net của cùng tác giả.
Tổ hợp ba thành phần làm nên một Táo: Hai Ông là hai nét Dương Càn (___) và một bà là một nét Âm Khôn (_ _) nằm giữa con LI.
Cấu trúc âm dương bằng Đạo tự Càn (___), Khôn (_ _) cho ta biết cái Lý Tam Tính của Đạo LI cũng là Mẫu Người Văn Hóa Việt!
Ngoài tục lệ thờ Ông Táo của ta nhằm nhắc
về Đạo Lý LI. Dưới thời Thủ Tướng Trần Trọng Kim qủe LI còn được chọn
làm biểu tượng của quốc kỳ để nêu bật cái Đạo của người Nam. Đến thời
các chính phủ sau ông, vì không hiểu được ý nghĩa của con Lý Số LI cũng
như cái di chúc truyền dòng của giống Hồng Lạc là xuôi Nam tìm nắng ấm
(biểu tượng của LI (Hỏa) trên Địa là sắc vàng là nền của cờ, là LI Địa
Tấn) (2) và ngại rằng LI là Li cách, chia lìa cũng là biểu tượng của
chiến tranh, nên các vị nầy đã thay con LI bằng con Càn với ba sọc đỏ.
Điều nầy khiến nó ứng với số phận chính trị của miền Nam qua lá cờ mang
tượng Thiên Địa Bỉ do ba sọc Càn/Thiên trên nền vàng Khôn/Địa tạo nên
(3)
Phật Giáo gọi cái Lý Tam Tánh Hai Dương Một Âm, Hai Ông một Bà nầy là Phật Tự Tánh hay Phật Tam Thể BI, TRÍ, DŨNG. Thiên Chúa Giáo gọi là CHÚA BA NGÔI với ý rằng: Ngôi 1 là Đức Chúa Cha (TRÍ của PG), Ngôi 2 là Đức Chúa Con (BI hay tình thương hay Nhân lành) và Ngôi 3 là Đức Chúa Thánh Thần (Dũng). Điều nầy được thấy rõ qua phép làm dấu thánh trong TCG và nói Ba Ngôi là Một, gọi là mầu nhiệm Đức Tin!
Đối chiếu với mẫu người Táo Quân: Hai hào
dương của con LI là hai ông trong tổ hợp Táo, biểu trưng cho Trí và
Dũng, tương ứng với TCG: Trí (Chúa Cha, làm dấu thánh chỉ Đầu) Dũng
(làm dấu tay chỉ hai vai) và hào âm nằm giữa hai hào dương tượng trưng
cho Đức Nhân tương ứng với Ngôi Hai TCG (Ngôi Hai xuống thế làm người)
là Tánh BI của PG.
Qua đó ta có thể nói: Mẫu người Văn Hóa Việt phải là Mẫu người Quân Tử của NGUYÊN NHO hay VIỆT NHO
(Khổng Tử nói người quân tử ở phương Nam là vậy). Nguyên Nho là nền
nho học có trước HÁN NHO, không sử dụng ngôn từ mà sử dụng triết tự để
diễn ý, tận thời Bách Việt khi chưa bị Hán xóa sổ, như trong lời Kinh
thờ Quốc Tổ Hùng Vương còn ghi lại:
“Kinh Châu Dương Việt hai miền
Triết tự văn hóa lưu truyền sử xanh”
2.Về Bản Tính Hiền Lành Của Mẫu Người Văn Hóa Của GS Vịnh
Qua điều thấy được bằng mắt xuyền qua
hình ảnh Táo Quân hay con Li, mẫu người văn hóa Việt là mẫu người toàn
diện chẳng khác Ba Ngôi Thiên Chúa hay Phật Tam Thể của Phật Giáo. Cái
khác biệt là cái phương tiện diễn ý: Hai tôn Giáo lớn của nhân loại sử
dụng ngôn ngữ, là lời qui ước, còn VHV diễn ý qua tượng hình và tượng ý
của con Lý Số LI hay tổ hợp Táo, nhờ đó ta có thể mạc khải (thấy trực
tiếp bằng mắt) Ba Ngôi Chúa hay Tam Tánh Phật. Ưu việt thay nền văn hóa
Việt Nho trong ý chỉ ra rằng “trăm nghe không bằng một thấy”! Chính
nhờ cái “văn hóa thấy” mới thấy được cái Ba Ngôi là Một và thấy được
điểm tương đồng của ba nền văn hóa lớn của nhân loại!
Cũng qua con lý số LI nầy ta sẽ
biết được cái lý được cảm nhận bằng cảm tính thông qua ngôn ngữ thông
thường của GS Lưu Văn Vịnh về Mẫu Người Hiền của VHV là cũng không sai,
nhưng chưa đầy đủ, ông chỉ nêu lên được tính BI hay tính Nhân là tính
của hào âm nằm giữa của con LI ( ) mà không thấy được tính Trí và tính Dũng của Tam Tính biểu trưng bằng ba hào Dịch viết thành con LI.
3. Mẫu Người Của Văn Hóa Việt Là Mẫu Người Nào? Cụ Trạng Trình Là Đại Diện Mẫu Người Của Nền Văn Hóa Nào?
@ Về mẫu người Văn Hóa Việt: Xin thưa ngay rằng: Mẫu người
VHV là mẫu người của Tam Tính hay Tam Tài Việt qua hình ảnh Táo Quân
với tổ phợp Ba thành phần: Thiên Địa Nhân, xuyên qua hình ảnh con LI
vừa nói, nói rõ ra là mẫu người của Văn Hóa Việt là mẫu người Quân Tử theo tiêu chuẩn Việt Nho. Điều nầy cũng có nghĩa: Đây là mẫu người Minh Triết Việt Nho và Nho nằm trong định nghĩa “Thông thiên, Địa, Nhân viết Nho”. Nói rộng ra là: Nho là người thông suốt cả chuyện trên Trời (là những qui tắc tự nhiên của Thiên Nhiên, là hào Dương thứ ba trên cùng của con Li ), là người hiểu một cách cùng triệt những qui luật biến hóa và tiến hóa của muôn loài, muôn sự xảy ra trên mặt Đất (hào 1 Dương của con LI), cũng là người hiểu cách hành xử đúng hợp của con Người đứng giữa Trời Đất (hào 2 âm của con LI). Ba hào đại diện cho ba Tài, gọi là Tam Tài: Thiên Địa Nhân.
Có lẽ quí vị đều thấy tôi cứ nhắc, cứ
nhấn mạnh VIỆT NHO, điều nầy muốn lưu ý rằng nền Nho Học có hai nhánh:
Nhánh của Huyền (nguyên) là nhánh có trước của dòng Việt tộc (Bách
Việt), không sử dụng ngôn từ mà cơ cấu trên đồ hình và lý số Tiên Khôn
(_ _), Rồng Dương (___), truyền ý qua tượng hình và tượng ý, có con
chủ đạo văn hóa là vài ba 2/3 Thủy Phong Tỉnh. Nhánh thứ hai của Hán Nho
về sau mang nặng tính duy dương, với con số chủ Đạo là tham lưỡng 3/2 “tham thiên lưỡng Địa nhi ỷ số”, nếu
chuyển sang Dịch số sẽ là con Phong Thủy Hoán (Hoán là cải sửa lại).
Bởi cái cải sửa mang tính duy dương, trọng Nam khinh nữ, trọng vua
(giới cai trị) hơn dân, đặt con 3 trên 2 thay vì 2 trên 3 theo kiểu
Việt. Do vậy, Ông Cha ta cho rằng Tàu đã đi lệch hướng, nên gọi họ là “Tàu chệch” (đi sai lệch với cái ban đầu) tạo ra mẫu người “Quân Tử Tàu” bị người Việt xem thường, chế diễu.
Nghĩa của VIỆT NHO (nguyên nho) như vậy là nghĩa thật tròn đầy gôm cả BI, TRÍ, DŨNG thì NHO không thể nào đồng nghĩa của NHU trong nghĩa NHU NHƯỢC: NHO là Nhu, là Bi của PG và Bi không là bi ai để thành nhược, bởi NHO (nhu) được soi sáng bởi Trí và được hổ trợ bởi Dũng trong thế vững bền vững của chiếc “kiềng ba chân”:
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Kiềng ba chân là kiềng ÔNG TÁO VIỆT, là con LI chỉ ra Tam Tài Ba Ngôi là Một vậy! Cũng vì vậy cái
HIỀN đơn thuần, đứng lẻ loi thì “Hiền” sẽ dễ thành “Hèn” vì thiếu vắng
Trí, Dũng như thể chiếc kiềng bị gãy mất hai chân mà thành “Hiền quá hóa ngu”
Thể hiện trên hiện thực, những bậc chân
tu rất hiền lành, những vị vua đầy lòng thương người, thương dân,
thương nước và thương cả kẻ thủ thù dưới thời Lý Trần là những Minh
Quân HIỀN mà không HÈN, là đại diện của mẫu người QUÂN TỬ đích thực của
NGUYÊN NHO, đã dùng ‘cương nhu dĩ giáo, bất báo vô Đạo’.
Hiền không hèn và Dũng cũng
không thành vũ phu nhờ Trí (thuộc Thiên hào 3 quái LI) và Dũng, Hùng
thuộc Địa (hào 1 con LI) kết hợp nhuần nhuyễn cùng Đức Nhân nằm giữa. Điều nầy chỉ ra: Mẫu Người Táo Quân Việt Nho mới đúng là người Mẫu của Văn Hóa Việt
Ở thời cận đại, người hiền, Đấng chân tu như Giáo Chủ Huỳnh Phú Số, đại diện chân chính của người hiền lương chịu thương khó: “Ta chịu khổ là khổ cho nhân loại”, vẫn có được cái dũng của một đấng anh hùng: “…
Quyết một trận chùa am đóng cửa, tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha, đền
xong nợ nước thù nhà, thiền am đóng của Phật Đà Nam mô (4)
Những mẫu người quân tử hiện thực tiêu
biểu trên được vậy hẳn nhờ thấm nhuần cái Đạo Lý Minh Triết Kiềng Ba
Chân của con LI phương Nam vậy!
@ Về mẫu người cụ Trạng: Cụ Trạng là Mẫu Người Việt Nho với đủ Trí, Dũng và Bi
_ Cụ Trạng là một người TRÍ
Cụ Trạng là người thông nho, rất thông
nho, Ông đã viết Sấm Trạng đặt trên cơ sơ Nguyên Nho dựa trên đồ hình
Đồ Thư (hình căn bản cho Dịch Lý) như Ông nói ở phần mở đầu của Sách
Sấm:
“Nước Nam từ thuở Hồng Bàng
Đổi thay cuộc thế, gian sang chuyển vần
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần vận nước đổi thay
Núi song thiên định đặt bày
Đồ Thư một quyển xem ngay mới rành”
Về Đức Trí: Trí tuệ Ông có được là nhờ vào nghiên cứu sách Đồ Thư của Nguyên Nho Việt Dịch do đốt trúc gậy thần tạo nên (5). Khổng Tử “học Dịch cho bớt sai lầm”, Cụ Trạng nghiên cứu Dịch để trí tuệ thông sáng, biết mọi sự mọi việc trong qúa khứ, hiện tại và tương lai.
Nhờ TRÍ mà cụ Trạng thấy được cái nội tình vào thời của Cụ như là việc “định tại thiên thư” (6). “Sông có khúc, người có lúc” và đất nước thì có vận hạn của nó như thể được an bài vậy. Yếu tố nhân định “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (7) cũng cần đòi hỏi thời vị và phải hội đủ “thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” thì việc mới thành tựu… Tình thế đất nước vào thời Cụ không thể cứu chữa, cụ thấy được điều nầy nên không tham chính mà trở về “vô vi”, sống với thiên nhiên, hưởng nhàn như cụ tâm sự:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”
_ Cụ Trạng là Một Hiền Nhân
Về Đức Nhân hay tâm lành: Qua sự thổ lộ
tâm tình của Cụ như trên, tưởng chừng như Cụ tiêu cực, sống ngoài lề xã
hội, buông xuôi phó mặc cho dòng đời để định mạng an bài, cụ đã “vô
vi” (không làm). Nhưng thực chất thì không phải vậy: Đó là cái thấy hời
hợt bề ngoài, thực chất Cụ đã “Vô vi nhi vô bất vi”. Cái trí
của cụ sáng suốt đã đành, mà tâm của Cụ cũng to lắm. Vì cái tâm lành mà
cụ đã hành động không vì danh lợi riêng tư, không vì danh, không lợi
cho cá nhân (không ra làm quan để hưởng bỗng lọc), Cụ không làm nhưng
cũng không không không làm, nghĩa là Cụ có làm hay không gì không làm!:
“Vô vi nhi vô bất vi”. Cụ thấy được vận nước và đã làm chính trị với ý nghĩa chân chính là giúp dân, giúp nước mà không cầu lợi cho mình:
Cụ lui về “vô vi” nhưng thấy dân khổ, nước loạn cũng không thể bỏ mặc cho đời và vì bởi tâm lành nên Cụ Trạng đã thi hành kế sách “vô vi nhi vô bất vi”:
Để ngăn chặn giặc Bắc lợi dụng tình hình
loạn li của nước ta mà sang xâm lấn, cụ cho học trò đến cố vấn cho nhà
Mạc chiếm lĩnh vùng Cao Bằng. Cụ giúp khuyên Chúa Trịnh núp dưới bóng
nhà Lê để hưởng phúc để giữ sự ổn định tạm thời. Cụ xúi dòng Nguyễn vào
Nam nhằm mở mang bờ cõi với câu: “hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”… Chưa kể Cụ để sấm truyền nhằm răn dạy và hướng dẫn những nhà chính trị đời sau.
_ Cụ Trạng và Đức Dũng
Về Đức Dũng: Dũng có hai loại, Dũng hướng
ngoại nhằm thắng người và Dũng hướng nội nhằm thắng mình, đó là cái
dũng của các bậc chân tu, chân nhân.
Cái Dũng hướng ngoại thì dễ thấy, nó được lòng háo thắng, háo danh thúc đẩy: “làm nên đấng anh hùng đâu đó tỏ” (8)… “Làm trai cho đáng nên trai, Xuống Đông, Đông tịnh, lên Đoài, Đoài tan”…
Cái Dũng hướng nội nhằm tu thân để thắng
mình, thắng cái thất tình lục dục trong ta, đó là cái: tham, sân, si,
hỉ, nộ ái, ố. Có được Đức Dũng thì thắng được tánh háo danh, tham lợi,
sống chết không làm run sợ, xem chúng như là qui luật tất yếu thản
nhiên đón nhận nó. Không trách Người, không oán Trời, hùng tráng đứng
giữa Trời Đất mà không ỷ cậy vào, giữ vững tư thế của Ngôi Nhân Hoàng “Trung lập nhi bất ỷ cường chi kiểu”
Đối với vật chất là lực hướng tâm, trong con người là lòng nhân ái, tình thương yêu: “Thương người như thể thương thân”.
Cái dũng nầy chỉ những bậc Thánh Nhân mới có được: Kẻ phàm phu thường
hướng cái dũng của mình vào thắng người mà không chịu thắng mình.
Cụ Trạng quả là nhân tài gồm đủ Nhân, Trí, Dũng, xứng đáng là mẫu người
tiêu biểu của người quân tử Việt Nho, vượt trên Người Hiền đơn thuần
do cảm tính mà ta nghĩ về Cụ.
Chốt lại, vẫn biết viết theo kiểu không
chính qui, theo quan điểm phương tây thì khó tìm sự đồng thuận của học
giả chuyên nghiệp, nhưng những điều trình bày trên hẳn không là
chuyện bịa đặt do cảm tính cá nhân, mà là từ môn Lý Số xây dựng trên
nền tảng của nền Văn Hóa Việt Nho, tuy đã bị phai nhạt qua thời gian,
mờ nhạt tưởng chừng như huyễn hoặc, nhưng lại đầy tính khách quan của
khoa học, vì nó y cứ trên các con toán số… Mà, đã là toán số, thì tự
thân nó đã mang tính khách quan rối! Điều nầy cũng có nghĩa
nữa là: Bài viết không là trước tác, mà là trước thuật: Tôi chỉ thuật
lại cái vốn có sẵn từ trước chứ không chế tác“Ngô dĩ Thuật nhi bất tác”!
Cái nền văn hóa giúp ta thấy thay vì nghe
nầy nghe chừng khó lọt tai (?), nhưng quen dần rồi sẽ thuận mắt và khi
đã quen mắt thì dễ đi đến đồng thuận vì tính khách quan của thể loại
văn hóa nầy: Với mắt thấy thì ai cũng sẽ thấy như nhau, cái còn lại chỉ
là biết cách “đọc” bằng cách nhìn thể loại văn hóa tượng hình, tượng ý
để dẫn thẳng vào Đạo Lý, đúng với qui trình đọc nó phải là: “Bỏ lời lấy tượng, bỏ tượng lấy ý, bỏ ý lấy Đạo”
Cái thói thông thường là: Muốn bỏ một
thói lề đã được chấp nhận từ trước, của nhiều người, qua nhiều thế hệ,
không phải là dễ dàng. Đây không phải là chuyện của ngày một, ngày hai
mà đòi hỏi phải nhiều thời gian và công sức của nhiều người, có khi đòi
hỏi qua nhiều thế hệ nữa không chừng, mới thuyết phục người khác,
nhưng điều quan trọng ở đây là: Vấn đề đặt ra và y cứ vào có khách quan
hay không ? có để hướng tới sự chân chính (Chân), có hướng về điều
thiện lành (Thiện) và chúng ta có đủ kiên nhẫn (Nhẫn) để đeo đuổi cái
Thiện, cái Chân nầy chẳng ? Nói khác đi, ta có đủ bộ Tam Tài Thiên Địa
Nhân, Tam Tánh Bi Trí Dũng hay Ba Ngôi Cha Con và Thánh Thần, cũng là
tượng hình và tượng ý của mẫu người Táo Việt mà người quân tử Việt Nho
chọn làm hướng để đi theo chăng ?
Thật ra tác giả không mong sớm có đồng
thuận của nhiều người, được vậy thì càng tốt, còn không, chỉ mong được
như là một sự đóng góp nhỏ nhoi để tiếp tục truyền lại cái di chúc Văn
Hóa Truyền Dòng, để con cháu Tiên Rồng vốn “không mong ruộng cả ao liền mà mong cái bút cái nghiên anh đồ”, hoặc của các cô gái chân quê vốn nặng lòng với Văn Hóa Tiên Tổ:
“Em thực tình công danh không chuộng
Cửa nhà to, ao ruộng cũng không
Mà mong sao được tấm chồng
Văn hóa tiên tổ (9) người không hững hờ !” (10)
Riêng tôi, tôi vững tin rằng Văn Hóa Việt
tuy liên tục bị các thế lực ngoại lai phản động đã nhiều lần bức tử,
từ giặc Tàu đến giặc Tây cho đến giặc Cộng … nhưng nền văn hóa nầy đã
không chết, nó đang hồi sinh, phục sinh … nhất định sẽ sống lại đễ dẫn
nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới nầy.
Nguyễn Việt Nho
Chú thích:
(1) Nguồn: Minh Triết Việt 2 trên mạng An Việt, tác giả Nguyễn Việt Nho
(2), (3) Nguồn: Quốc Kỳ và Ý Nghĩa Của Nó Qua Các Thời Dưới Lăng Kính Dịch Lý _Mạng An Việt _ Nguyễn Việt Nho
(4) Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ
(5) Nguồn: Nguồn Gốc Kinh Dịch _ Văn Hóa Cổ Việt _ Nguyễn Việt Nho _ XB 2004
(6) Lý Thường Kiệt
(7) Kiều _ Nguyễn Du
(8) Nguyễn Công Trứ
(9) Văn Hóa Nguyên Nho hay Việt Nho được diễn đạt bằng Đạo tư Ông Dương Càn (___) và Bà Âm Khôn (_ _)
(10) Thơ Nguyễn Việt Nho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét