(Câu chuyện của những người Việt Nam tranh đấu dành tự do)
Nguyên tác: DELIVER US FROM EVIL
Tác giả: THOMAS A. DOOLEY, M.D., 1956
Dịch giả: Trần Tú Uyên
"Câu chuyện lịch sử kể lại những kinh-nghiệm dị-thường của một vị Quân-Y-Sĩ Hải-Quân Hoa-Kỳ sống giữa những nạn nhân Việt-Nam bị Cộng-Sản khủng-bố."
Chương XV: Chính Sách Cải Tạo Tư Tưởng Của Cộng Sản. (Phần 1)
Thiếu nhi Việt Nam không có tuổi thơ. Hay nói cách khác, tuổi thơ của các em bị cướp đi mất trước khi kịp lớn lên. Tuổi thơ chưa kịp đến, các em đã trở thành chín chắn và dày dặn , và ... các em cũng rất là gan dạ.
Một số các em tạm trú và làm việc cho chúng tôi trong trại hàng nhiều tháng trời. Các em chỉ khoảng chừng tám đến mười tuổi, có em lớn nhất là khoảng mười hai tuổi, mà đã phải làm những công việc của người lớn, ngoại trừ những trách nhiệm khi các em có thể xin thuốc lá vì các em còn hút thuốc lá như người lớn.
Mỗi một người y tá quân đội của tôi có khoảng chừng sáu hay bẩy em phụ tá cho họ. Cái phù hiệu danh dự là chiếc nón Hải Quân mầu trắng. Các em ngày đêm đeo theo tôi như một đoàn tùy tùng, và đôi khi làm cho tôi mất tự nhiên. Các em có thể dắt tôi đến thăm một bà già yếu ớt không đủ sức đi ra khỏi lều, hoặc là đưa tôi đến thăm một người đàn ông tàn phế. Các em đi làm những chuyện vặt cho tôi, tìm kiếm những đồ vật mà tôi cần, nấu nước nóng cho căn lều bệnh. Thỉnh thoảng các em còn giặt giũ quần áo cho tôi, thế nhưng trong những trường hợp đó các em có thói quen giặt quần áo của tôi dưới ruộng lúa và tôi không tán thành việc đó. Và đôi khi các em cưỡi xe vận tải của tôi chỉ để vui đùa giống như là ... trẻ con.
Trong những tháng ngày tôi sống trong những khách sạn Hải Phòng, các em cũng tìm đến ngủ ngoài hiên cửa phòng của tôi. Các em thường làm liên lạc viên khi có những người tỵ nạn mới đến và cần sự giúp đỡ cấp thời.
Bất cứ giờ khắc nào mà ông Ham, hay những nhân viên chính quyền Việt Nam, cần gặp tôi, ông chỉ cần nhận ra một em bé với chiếc "nón hải quân", hoặc là một em bé đánh giầy, và nói với em rằng "tìm Bác Sĩ Mỹ."
Khi có một trong những người phụ tá của tôi phải xuôi Nam, chúng tôi thường có một bữa tiệc tiễn chân nho nhỏ. Do đó, vào ngày chính thức tiễn đưa, "Quan Hai", hay là Lieutenant, sẽ ủy thác cho người phụ tá của ông ta là "Quan Một" hay là Ensign trong quân ngũ Hải Quân. Cái lon "Quan Một" gắn trên cổ áo ông ta và cái cảm giác quan trọng của ông ta tăng lên mà người ngoài nhìn vào cũng có thể cảm thấy điều đó. Tôi hy vọng rằng Phòng Nhân Viên của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ hiểu khi họ nghe về sự tuyển mộ bất bình thường của tôi.
Việt Minh (tức là Việt Gian Cộng Phỉ. Từ đây dịch giả gọi là Việt Gian Cộng Phỉ cho chính xác) chú trọng đến sự "tuyên truyền" của họ vào trẻ em, và vị thành niên, với những bài tuyên truyền dài tràng giang đại hải để các em bé này mang những lời tuyên truyền đó về tuyên truyền trong gia đình. Lần đầu tiên tôi mới từng chứng kiến những hậu qủa của lớp học "Học Tập Cải Tạo" của Cộng Phỉ vào một buổi chiều tháng Mười Hai, và cũng là một điều vô cùng tàn nhân mà tôi chưa từng bao giờ thấy ghi chép trong lịch sử của nhân loa.i.
Sau khi thiết lập xong những vùng kiểm soát trong ngôi làng ở Hải Dương, Bọn Việt Gian Cộng Phỉ đến thăm một ngôi trường làng và bắt bẩy em bé ra khỏi lớp học và mang ra ngoài sân trường. Các em bị trói ngoặt cánh tay về phía sau lưng. Rồi sau đó chúng mang một vị giáo viên trẻ tuổi với cánh tay cũng bị trói ngoặt về phía sau lưng. Và bây giờ thì lớp học "Cải Tạo Tư Tưởng" bắt đầu.
Với giọng nói lớn và đủ để những em bé khác còn may mắn ở trong lớp học có thể nghe rõ, bộ đội Cộng Phỉ kết tội các em là "phản động". Một "người yêu nước" đã báo cho công an là vị giáo viên này đã tụ họp một lớp học bí mật vào ban đêm, và chủ đề của lớp học là về tôn giáo. Họ còn dám đọc giáo lý nữa.
Bộ đội Cộng Phỉ kết tội bẩy em bé là "âm mưu phản động" bởi vì các em đã giám nghe những lời giảng dậy về giáo lý của vị giáo viên này. Để trừng phạt tội này, chúng sẽ tước bỏ nhĩ quan của các em để không bao giờ còn có thể nghe được những lời lẽ giảng dậy của ma qủy.
Sau khi "tuyên án", hai tên bộ đội Việt Minh đến từng em một, và một tên giữ chặt đầu em bé vào giữa hai bàn tay của hắn. Còn tên khác thì dùng hết sức lực của người lớn mà đóng chiếc đũa vào mỗi cái lỗ tai. Chiếc đũa đâm toạc vào lỗ tai và xé thủng màng tai. Tiếng kêu khóc thảm thiết rợn người, của giọng trẻ thơ chưa kịp vỡ tiếng, vang dậy ra khắp làng.
Với hai lỗ tai bị hai chiếc đũa đâm thủng, các em bé lăn lộn dưới sân trường và gào khóc thảm thiết với sự chịu đựng đau đớn thê thảm. Vì haiy cánh tay đã bị trói ngoặt về phía sau lưng, các em không thể nào rút được hai chiếc đũa ra khỏi lỗ tai. Các em chỉ còn cách lúc lắc cái đầu và vặn vẹo với hy vọng rằng hai chiếc đũa sẽ rơi ra. Cuối cùng thì các em cũng đã làm cho hai chiếc đũa rơi được ra khỏi lỗ tai bằng cách chà đầu xuống mặt đất.
Đối với vị giáo viên thì phải ngăn ngừa ông ta không được dạy học nữa. Sau khi bị bắt buộc phải chứng kiến những hành vi tàn bạo đối với học sinh của ông ta, vị giáo viên phải gánh một hình phạt còn ghê rợn hơn như thế cho chính ông ta. Một tên bội đội Cộng Phỉ giữ đầu của vị giáo viên trong khi đó thì một tên bộ đội khác dùng chiếc kìm sắt kẹp lưỡi của nạn nhân và kéo dài ra ngoài. Tên thứ ba dùng dao găm cắt đứt đầu lưỡi của vị giáo viên. Máu trào ngược vào cuống họng và phún ra từ lỗ mũi của nạn nhân xuống mặt đất. Vị giáo viên không thể la hét được một tiếng nào vì máu trong lưỡi đã trào đầy cuống họng. Khi những tên bộ đội Cộng Phỉ buông tay ra, ông ngã lăn ra mặt đất và ói ra máu; mùi máu tanh tưởi tràn ngập cả sân trường.
Trong sự đau khổ cùng cực và không lối thoát, thì chỉ có cái chết là con đường giải thoát. Cả vị giáo viên và học trò của ông đã không được chết mà họ bị sống với cuộc đời tàn phế và đau khổ dưới tận cùng vực thẳm của điạ ngục trần gian.
Khi cái tin tàn bạo này truyền qua những bức màn tre của ngôi làng, mọi người đều phối trí kế hoạch bỏ đi tỵ nạn, và không bao lâu sau vị giáo viên và học trò của ông đã có mặt ở căn lều số 130 ở Trại La Pagode.
Chúng tôi đã tận sức chữa trị cho các nạn nhân, dù sao khả năng y khoa của con người cũng chỉ có giới hạn. Tôi đã khâu hai lớp da lưỡi lại với nhau để khép kín lớp thịt bị cắt đứt. Nạn nhân đã bị mất rất nhiều máu, bởi vì chúng tôi không có hệ thống truyền dẫn chất dinh dưỡng cho nên chúng tôi chỉ có thể nuôi nạn nhân bằng thức ăn lỏng bằng miệng. Vị giáo viên không ăn được gì cả, dù là cơm. Đối với các em bé nạn nhân, ngăn ngừa vết thương trong hai lỗ tai khỏi bị làm độc là điều cần thiết hơn cả. Thuốc penicilline đã ngừa được vấn đề làm độc, thế nhưng không có gì có thể mang lại được nhĩ quan cho các em.
Mục đích của quyển sách này không phải là để làm cho độc gỉa ghê tởm hoặc là để nhấn mạnh vào vấn đề ghê rợn của sự tra tấn hành hạ của Cộng Sản. Tôi chỉ thành khẩn muốn cho độc giả thấy được sự thật về số phận của những người dân ở vùng Tam Giác Sông Hồng Hà. Và lẽ công bằng đòi hỏi, ít nhất, là những sự bạo tàn của Cộng Sản mà chúng tôi đã chứng kiến ở Hải Phòng phải được ghi chép lại cho hậu thế.
Vào lúc nửa đêm một ngày gần lễ Chúa Giáng Sinh, tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng gõ của phòng khách sạn. Hai em bé trai hối hả hỏi tôi có thể đi theo các em ngay lập tức. Tôi tưởng rằng các em đến từ trại tỵ-na.n, và có chuyện ở đó cần sự giúp đỡ của tôi. Thế là tôi liền nhanh nhẹn thay quần áo và chạy ra xe cam nhông. Trong khi tôi đang lái xe hướng về phía đường lớn thì các em hướng dẫn tôi rẽ vào con đường bờ ruộng giữa hai ruộng lúa. Tôi không hiểu các em muốn tôi đi đâu, nhưng các em tỏ vẻ nghiêm trọng và chỉ đường cho tôi lái quanh co thêm vài trăm thước đến một túp lều rơm.
Tôi cong lưng xuống bước luồn qua phiến cửa rơm thấp, và trước nhất là nhận ra bên trong tối mù, kế đến là ngạc nhiên với sự rộng lớn bên trong túp lều. Một ngọn đèn dầu leo loét trong góc lều và gần đó những bóng người qùy gối gồm một ông lão, bà lão, và nhiều em bé trai đang lâm râm đọc kinh cầu nguyê.n.
Họ chào đón "Bác Sĩ Mỹ" bằng cách chắp tay trước ngực và cúi đầu theo phong cách của người Á Đông. Sau đó tôi nhận ra một người đàn ông nằm trên tấm nệm rơm với khoảng tám hay chín khúc tre kết thành cái cáng thô sơ. Nét mặt ông ta nhăn nhó, thống khổ, và môi ông ta nhúc nhích cầu nguyện mà không phát ra được âm thanh.
Tôi nhẹ tay kéo cái mền dơ bẩn phủ trên người ông, và phát hiện ra cơ thể ông ta đầy rẫy những vết bầm tím từ trên vai xuống đến đầu gối. Bụng ông ta bị sưng cứng lên và cái bìu giái ông ta bị sưng lớn bằng trái banh football. Bắp đùi ông bị cong méo một cách gớm ghiếc. Đây là một hình ảnh ghê rợn nhất trong đời tôi chưa từng thấy. Chỉ với ý tưởng chạm vào người ông ta cũng đủ cảm thấy gớm ghiếc. Một hình ảnh vô cùng ghê sợ mà không bút mực nào tả xiết.
Tôi mất bình tĩnh vì kinh hãi và cảm thấy buồn nôn trước hình ảnh ghê tởm, không kềm chế được cơn ói mửa và tôi bỏ chạy ra ngoài. Bên trong chiếc lều rơm tôi vừa mới được chứng kiến một kiệt tác của phương pháp tra tấn khủng bố của Cộng Sản. Đứng giữa trời, tôi nôn mửa cho đến không còn gì trong bụng. Tôi thành thật biết ơn những người bên trong căn lều rơm vì họ đã không theo tôi ra ngoài; tôi nghĩ rằng nếu có thì họ cũng sẽ thông cảm cho tôi kể cả bệnh nhân.
Tôi không biết là thời gian đã trải qua bao lâu để tự lấy lại bình tĩnh, nhưng cuối cùng thì tôi đã có đủ can đảm và sự quân bình về xúc cảm và trở lại căn lều cỏ để săn sóc cho “cơn ác mộng của nhân loại” này. Thế nhưng tôi không phải là thần thánh mà chỉ là một bác sĩ quân y tầm thường. Để săn sóc cho sự đau đớn của ông, tôi chỉ có thể cho ông một mũi thuốc morphine. Cho cái bụng sưng cứng của ông, tôi không thể làm được gì nhiều cho ông, bởi vì lớp da bên ngoài không bị đứt ra nhiều hơn ba hay bốn chỗ. Tất cả đều là nội thương, các mạch máu đều bị vỡ tung ra ở dưới da và tạo thành những vết bầm tím đã ngả mầu vàng-tím. Tôi xuyên một mũi kim tiêm (kim chích) vào bìu dái của ông để tháo máu độc đã hoà vào với nước vàng cho chẩy ra ngoài. Sau khi ông bớt đau đớn một chút thì tôi gắn cái ống và bao dẫn nước tiểu vào bọng đái để ông có thể đi đái ra ngoài bao. Ngoài ra, tôi còn có thể làm gì được nhiều hơn như thế nữa?
Tôi hỏi bà lão là bộ quỷ Sa Tăng đã xâm chiếm mảnh đất này hay sao mà chuyện bất hạnh gì đã xảy ra cho con người đáng thương này. Bà cho tôi biết rằng người đàn ông đó là anh/em trai của bà, ông là một linh mục Công Giáo, từ Giáo Xứ Vĩnh Bảo, chỉ cách khoảng ở ngay bên kia Bức Màn Tre và không cách xa Hải Phòng hơn mười ký lô mét.
Vùng này mới bị lọt và vòng kiểm soát của Việt Gian Cộng Phỉ chỉ có khoảng chừng bẩy tháng và người Quốc Gia chưa bị hoàn toàn “tẩy não” và “cải tạo” đời sống theo Cộng Phỉ. Các linh mục vẫn còn được phép dâng Thánh Lễ hàng ngày, như chỉ được dâng Thánh Lễ vào khoảng thời gian từ sáu đến bẩy giờ sang. Đây cũng là khoảng thời gian mà đa số các nông dân mới bắt đầu ra ruộng làm việt buổi sáng và, dưới điều luật mới của Việt Gian Cộng Phỉ đặt ra, đó cũng là thời gian mà dân trong Giáo Xứ phải tập họp ở sân đình để “học tập” về “lao động vinh quang” mỗi ngày kể cả ngày thường và ngày nghỉ.
Như thế có nghiã là họ không có thể đến dự Thánh Lễ của cha xứ dù là ngày thường hay ngày Chúa Nhật. Do đó có một số người vẫn dám liều lĩnh để thờ phượng Chúa, và vị linh mục can đảm 57 tuổi đã dâng Thánh Lễ vào buổi chiều. Dĩ nhiên là bọn Việt Gian Cộng Phỉ biết chuyện và chúng quyết định tuyên án cho vị linh mục này là “cần được học tập cải tạo tư tưởng.”
Buổi chiều tối ngày hôm trước, cán bộ Cộng Phỉ đến tìm vị Linh Mục khi đang dâng lễ trước bàn thờ Thiên Chúa, và kết tội ông là “hội họp bí mật” và ra lệnh cho ông ngưng Thánh Lễ. Ông trả lời với thái độ quật cường là không có cửa địa ngục nào có thể cản trở được ông giảng dạy lời của Thượng Đế. Và thế là cán bộ Việt Gian Cộng Phỉ bắt ông đưa đi và cho ông “học tập cải tạo tư tưởng” như thế này: chúng trói ông lại và treo hai chân ông lên trên xà ngang trên mái nhà, để lộn ngược đầu ông gần xuống mặt đất nền nhà, sau này ông nói, “ Thỉnh thoảng tôi phải chống tay xuống đất để khả dĩ có thể làm giảm bớt áp xuất ở hai chân.”
Với những cây roi bằng tre, cán bộ Cộng Phỉ bắt đầu đánh liên tục để cho “ma qủy xuất ra khỏi người ông”. Chúng liên tục thay phiên nhau đánh đập ông trong nhiều giờ đồng hồ. Chúng chủ tâm đánh vào những bộ phận nhậy cảm trên cơ thể ông để gia tăng sự đau đớn. Vị linh mục nói, “Thật là vô cùng đau đớn.” Quả thực là vô cùng đau đớn lắm vậy.
Sauk hi đánh ông thỏa thuê, chúng bỏ ông trong trạng thái treo ngược như thế cho đến sang ngày hôm sau, các cậu bé giúp lễ đã tìm được ông và các em cố tìm mọi cách cởi trói và mang ông xuống. Các cậu bé này chỉ khoảng chừng tám đến mười tuổi, và các em chạy đi tìm cha mẹ, đang bị “cưỡng bách học tập chủ nghiã Cộng Sản”, và họ đồng bật khóc thổn thức khi nghe hung tin.
Các vị phụ huynh chỉ dạy cho các em bé phải làm gì xong rồi chào tạm biệt, và họ biết rằng lời chào tạm biệt bây giờ cũng có thể là lời chào vĩnh biệt suốt đời. Các em bé sắp xếp và cộng những ống tre lại với nhau để có thể xử dụng như cái cáng khiêng bệnh nhân và có thể nổi trên mặt nước như cái bè. Các em khiêng vị linh mục và để ông nằm trên đó khiêng ông đi vòng theo đường hẻm phía sau làng. Các em dấu vị linh mục ở chỗ khuất cạnh bờ song chỗ biên giới của hai vùng Quốc Gia và Cộng Phỉ. Chờ cho đến khi trời tối, các em cẩn thận và nhẹ nhàng hạ chiếc bè xuống nước, và ba em bé mỗi bên chèo chiếc bè ra giữa dòng nước và từ đó chiếc bè tự trôi theo dòng nước về phía Quốc Gia. Hơi lạng của nước song có lẽ giúp cho vị linh mục được dịu cơn đau đớn nhiều hơn bất cứ loại thuốc men nào. Các em đã xoay trở được để đưa ông băng qua song đến vùng Quốc Gia mà không bị Cộng Phỉ phát giác. Đến khuya ngày hôm đó, các em đã mang được vị linh mục đến cái chòi lá của chị/em gái của ông. Sau đó thì các em lập tức đến kiếm tôi.
Sau đó, tôi đến thăm bệnh vị linh mục này mỗi ngày và cho ông thuống kháng sinh và morphine. Thật là huyền diệu phi thường, vị linh mục đã sống; thể chất của ông mạnh khỏe đã đành, nhưng thực tế không thể chối được là đức tin vào Thượng Đế đã chữa cho ông lành bệnh.
Không lâu sau đó khi ông đã hồi sức đủ để có thể mang đến trại tỵ nạn “de la Pagode”. Mặc dù vẫn còn tật nguyền, ông đã bắt đầu dâng lễ hàng ngày và dạy giáo lý cho các trẻ em; trên thực tế, trong thời gian giúp đỡ trong trại tỵ nạn Cộng Phỉ, ông đã là một giáo sĩ thường trực của trại.
Hoặc giả tôi phải để ông tự ý khi ông nhất định muốn trở về làng. Hoặc gỉa thế gian đang cần nhiều “thánh tử vì đạo”, tôi nghĩ co; lẽ vùng Vịnh Bắc Việt đã được cung cấp qúa mức. Lần sau, bọn Việt Gian Cộng Phỉ sẽ giết ông chết là cái chắc. Tôi biết là đừng nên phán đoán cả một hệ thống chỉ vì một vài người trong đó làm sai. Thế nhưng, theo như tôi biết thì Cộng Sản là thế đó. Cộng Sản là cái thảm họa cực kỳ ghê tởm đã thống trị gần hết Á Đông. Từ tháng Mười Hai cho đến ngày cuối cùng, cứ mỗi tuần đều có khoảng hai hay ba lần xảy ra những hành vi bạo tàn như vậy. và những công vụ cứu cấp mà tôi thi hành mỗi đêm đã đưa tôi đi từ một chuyện kinh hoàng này đến chuyện kinh hoàng khác.
Khoảng thời gian đầu của tôi ở Hải Phòng tôi đã bị điên đầu không phải chỉ vì nhân số người tỵ nạn gia tăng mà là cái bản chất bạo tàn của Cộng Sản. Nhiều trường hợp bạo hành có vẻ liên quan đến vấn đề tôn giáo. Càng ngày tôi càng hiểu rõ thêm là những sự trừng phạt này có liên hệ đến vấn đề tín ngưỡng của con người đối với Thượng Đế. Linh mục và tu sĩ là những mục tiêu thông thường của sự khủng bố của Cộng Sản. Hình như linh mục và tu sĩ không bao giờ học được bài học "Học Tập Dân Chủ," theo như ý muốn của Cộng Sản. Điều đó có nghiã là linh mục và tu sĩ cần phải được "học tập cải tạo" một cách khốc liệt hơn những người khác. Điều khó khăn nhất ở thế gian nay là mang một người mà cuộc đời của họ đã hiến dâng cho niềm tin ở Thượng Đế và uốn họ lại để bắt buộc họ phải từ bỏ đức tin. Trong thực tế, sự kiện đã chứng minh rằng không có gì có thể chinh phục được đức tin ở Thượng Đế.
Tín đồ Đạo Thiên Chúa có nhiều cách biểu lộ sự sùng đạo mà họ thốt ra ngoài miệng một cách thông thường, thí dụ như "Chúa Giê Su, Mẹ Mary và thánh Giu Se," và "xin Chúa thương xót chúng tôi." Thế nhưng Cộng Sản lại ra lệnh cho các tu sĩ phải thay thế vào đó bằng những khẩu hiệu mới, thí dụ như "tăng gia sản xuất", và "chiến tranh nhân dân". Hoặc giả là những từ ngữ thường hay nghe trong cuộc xâm lăng Bắc Việt là "căm thù."
Cộng Sản đã hoàn chỉnh cái kỹ thuật tra tấn hành hạ của chúng, chúng đả thương để tạo một sự đau đớn trên cơ thể và đòn kế tiếp là đả thương vào tâm não của nạn nhân. Khi nùa xuân đdến trên Vịnh Bắc Việt và mùa mưa đã qua, Tôi nghi có thể thiên nhiên sẽ làm cho vạn vật thay đổi. Thế nhưng tôi đã sai lầm, Ngày Chủ Nhật Đầu tháng Ba, linh mục Lopez của Hội Truyền Giáo Đạo Thiên Chúa Phi Luật Tân (Philippine Catholic Mission) mời tôi đến thăm một "người bệnh," là một linh mục Việt Nam mời vừa trốn thoát khỏi vùng Việt Minh.
Chúng tôi đi bộ băng qua cái sân rộng ngổn ngang và vào đến khu cư trú. Trong căn phòng phía sau có một ông lão nằm trân đống rơm dưới sàn nhà, đầu ông phủ mờ một lớp mủ và có tám cái lỗ đầy mủ và sưng lên ở chung quanh đầu ông và trên trán.
Tôi đã đoán được câu trả lời trước khi đặt câu hỏi. Vị linh mục đặc biệt này cũng đã bị trừng phạt về tội "phản động." Bản Án mà ông phải gánh chịu là bản phóng tác "mão gai" của Việt Gian Cộng Phỉ (Communist version of the Crown of Thorns), mà một lần đã cắm lên đầu Đấng Cứu Thế mà vị linh mục đã giảng đạo.
Tám cái đinh cắm vào đầu ông, ba cái đinh cắm hàng ngang trên trán, hai cái ở phía sau sọ, và ba cái đinh cắm ngang đỉnh đầu. Những cái đinh đủ lớn để cắm sâu vào xương sọ của nạn nhân. Khi những hành vi không tưởng này hoàn tất, Việt Gian Cộng Phỉ bỏ mặc cho vị linh mục chết dần với những vết thương trên đầu. Vị linh mục bò lết từ nhà thờ đến cái chòi rơm gần đó, và được gia đình này rút những cây đinh ra khỏi đầu ông. Sau đó thì ông được mang đến Hải Phòng để xin giúp đỡ về thuốc men. Khi ông đến Hải Phòng, hai ngày sau, thì vết thương đã bị thêm sự làm độc phụ thuộc.
Tôi rửa da đầu của ông, cạy lớp máu mủ đọng bên ngoài, và cắt những bọc mủ để dẫn mủ ra ngoài vết thương. Tôi cho vị linh mục những liều thuốc peniciline và tetanus oxide nặng và trở về với công tác thường ngày. Ông lão đã thoát khỏi cái chết. Một ngày nọ tôi trở lại để thăm bệnh, thì ông ta đã biến mất. Cha Lopez nói với tôi là ông tà đã trở về thế giới bỏ quên ở phía sau "bức màn tre." Có nghiã là ông ta trở lại với những kẽ đã hành hạ và tra tấn ông ta. Tôi lo nghĩ là chúng đã làm gì với ông ta.
Linh mục và tu sĩ không phải là nạn nhân duy nhất của những hành vi tàn bạo của Cộng Sản. Có một ngày nọ có một bà cụ đến lều khám bệnh với miếng vải cuốn chặt vai bà theo hình số "tám". Chúng tôi gỡ miếng vải ra và tìm thấy hai cái xương cổ vai của bà đã bị gẫy. Bà nói rằng trên đường đến trạo La Pagode bà đã bị Việt Gian Cộng Phỉ chận lại vì tội âm mưu "rời bỏ ruộng đất," và đã đánh vào vai bà bằng báng súng trường, và ra lệnh cho bà trở về nhà. Hai khúc xương bị gẫy làm vai của bà bị sụp về phía trước và làm cho bà cảm thấy đau đớn cùng cư.c. Tuy nhiên, bà cũng vẫn xoay sở để trốn đi được. Với thuốc men săn sóc, và những liều thuốc bổ, bà cũng đã lành bệnh.
Ý tưởng đau lòng luôn luôn hiển hiện trong tôi: "Trời ơi! cứ mỗi một người thoát được đến đây, thì có cả hàng trăm hàng ngàn người không trốn thoát được."
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét