Từ đầu năm 2012 đến nay đã xảy ra hàng loạt vụ nữ sinh tự tử, đó là thứ chuyện lạ ở VN mới phát sinh ra vào thời đại này. Người ta đã gọi là “hội chứng chán sống” của những cô gái Việt – hầu hết ở vùng nửa tỉnh nửa quê. Sự việc này khiến nhiều người liên tưởng tới hội chứng tự tử của những ngôi sao Hàn Quốc, bỗng dưng lại xôn xao vì một “đại minh tinh, đại ca sĩ” lăn đùng ra chết, chết theo nhiều kiểu khác nhau. Nguyên nhân những cái chết ấy thường có liên quan tới vấn đề yêu đương, tình cảm, “trái tim tan nát”. Nhưng hội chứng chán sống của những cô học trò VN lại không nặng về mặt tình yêu mà vì những lý do hết sức mơ hồ khác. Xin điểm qua vài kiểu chán sống gần đây nhất để may ra tìm được một phần nguyên nhân:
Tự tử tập thể ngay tại trường
Ba em nữ sinh Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung là bạn thân học cùng lớp 7A2, trường Trung học cơ sở (THCS) Phan Chu Trinh, ở xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Cả ba là bạn thân của nhau và cùng học khá, giỏi. Ba em này đã rủ nhau tự tử vào sáng ngày 17-3-2012 vừa qua ngay tại trường.
Nhiều học sinh chứng kiến sự việc này kể lại: hết giờ học thứ 4, ba cô gái Hạnh, Nhung và Loan khoác tay nhau đi xuống nhà vệ sinh, họ giấu một chai nước cam trong áo khoác, một lát sau cả ba khoác tay nhau đi ra, được một đoạn, Hạnh chạy trước lên lớp và ngã vào các bạn nam đang đứng chơi, còn Nhung và Loan ngã tại sân trường.
Đưa các em tới bệnh viện thì cả ba đều không thể cứu chữa được nữa, có lẽ do liều thuốc độc quá mạnh.
Nhiều học sinh chứng kiến sự việc này kể lại: hết giờ học thứ 4, ba cô gái Hạnh, Nhung và Loan khoác tay nhau đi xuống nhà vệ sinh, họ giấu một chai nước cam trong áo khoác, một lát sau cả ba khoác tay nhau đi ra, được một đoạn, Hạnh chạy trước lên lớp và ngã vào các bạn nam đang đứng chơi, còn Nhung và Loan ngã tại sân trường.
Đưa các em tới bệnh viện thì cả ba đều không thể cứu chữa được nữa, có lẽ do liều thuốc độc quá mạnh.
Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Hạnh đang được gia đình giữ
Cái chết của cả ba cô gái chắc chắn đã được chuẩn bị từ trước, nhưng các em này không hề có một dấu hiệu gì khác lạ, các em vẫn giữ được vẻ thản nhiên bình thường. Những người thân của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của Hạnh.
Người nhà Hạnh cho biết ở nhà em rất ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ, thường xuyên giúp việc nhà và trông em. Thời gian vừa qua cũng không có gì thay đổi. Ngoài việc học giỏi và nghe lời thầy cô, cuối năm đều được xếp vào loại học sinh khá.
Những dòng nhật ký cũng chẳng nói lên điều gì
Khi Hạnh mất, gia đình thấy trong cặp em có cuốn nhật ký “những bí mật không thể bật mí’ được ghi trong cuốn vở từ học kỳ 2, năm học lớp 7. Trong đó kể về những niềm vui, nỗi buồn trong mối giao tiếp với bạn bè. Những suy nghĩ riêng và nỗi buồn không chia sẻ cùng ai. Trong một trang nhật ký Hạnh viết: “Sắp đến ngày chia tay cuộc đời, mình sẽ có một thế giới mới”.
Gia đình em Lê Thị Bích Loan đang sống trong cảnh buồn rầu khi người mẹ trẻ của em vừa mới qua đời được 37 ngày. Anh Lê Sỹ Tuất, bố của Loan, cho biết: “Gia đình đang rất đau đớn trước sự việc này, mẹ Loan chết, giờ đây con lại như thế này. Ở nhà Loan rất ngoan, nghe lời bố, thường xuyên dậy sớm lo cơm nước cho gia đình, rồi cùng em đi học. Sáng xảy ra sự việc, tôi đang ngủ thì cháu chào tôi đi học, không có biểu hiện gì lạ cả, khi nghe nhà trường báo tin tôi không tin nổi”.
Anh Nguyễn Sỹ Diệu, bố của Nhung, cũng cho biết: “Nhung vẫn đi học như bình thường, về nhà ngoan ngoãn thường xuyên phụ giúp gia đình đi mua đồ gia vị vì gia đình bán quán nhậu”.
Theo cô giáo Trần Thị Nhài, ở trường các em rất ngoan, nghe lời thầy cô và chuyên cần học tập. Ba em này đều là học sinh khá, giỏi của trường trong nhiều năm liền.
Theo cô giáo Trần Thị Nhài, ở trường các em rất ngoan, nghe lời thầy cô và chuyên cần học tập. Ba em này đều là học sinh khá, giỏi của trường trong nhiều năm liền.
Em Nguyễn Thị Cẩm Nhung mất đi là nỗi bàng hoàng của gia đình và xã hội
Trong cuốn nhật ký của Nhung được viết năm 2010, và trong cuộc sống đời thường mà cô Nhài giáo viên chủ nhiệm cho biết thì hai năm nay Nhung có tư tưởng chán nản, do hoàn cảnh gia đình.
Theo bạn học cùng lớp, Nhung là một trong những học sinh giỏi của trường, và thời gian gần đây trong lúc nói chuyện cùng bạn bè Nhung nói: “Tao chết, tao hiện về chỉ bài cho mấy đứa bay”...
Theo bạn học cùng lớp, Nhung là một trong những học sinh giỏi của trường, và thời gian gần đây trong lúc nói chuyện cùng bạn bè Nhung nói: “Tao chết, tao hiện về chỉ bài cho mấy đứa bay”...
Nguyên nhân đưa các em đến quyết định tự tử hiện vẫn còn là một nghi vấn nhưng trước đó các em có vẻ buồn chán sau khi làm mất sổ đầu bài của lớp rồi bị cô giáo dọa “có thể bị ở tù”.
Ảnh hưởng của thứ phim Hàn Quốc kiểu “tâm thần”
Những lời “tâm sự với giấy mực” đó của các em cũng chưa chứng tỏ rằng các em bị gia đình hoặc nhà trường đối xử bất công, tàn nhẫn đến nỗi phải tìm đến cái chết. Rất có thể bên cạnh đó, các cô gái mới lớn ở vùng nửa tỉnh nửa quê này cũng đã gặp chuyện tình cảm yêu đương trắc trở, giận hờn. Nhưng vẫn chỉ là một cơn mưa bóng mây trong tình yêu đầu đời thôi, chưa đến nỗi bi đát sầu đau phải tìm đến cái chết. Có thể cái hội chứng tự tử của các nghệ sĩ Hàn Quốc đã có một phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến lối suy nghĩ, lối sống của các em chăng? Bởi ở những vùng thôn quê VN ngày nay, phim ảnh Hàn Quốc đang làm mưa làm gió. Buổi tối chẳng biết làm gì hơn là chăm chú theo dõi mấy bộ phim Hàn Quốc dài lê thê hàng trăm tập. Tiếc rằng phim Việt còn quá nhạt nhẽo, không đủ sức thuyết phục nên ngay cả bà con dân tộc thiểu số ở các vùng xa xôi hẻo lánh cũng nhào vô xem phim Hàn Quốc.
Ông Đinh Văn Oi ở xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Từ ngày có điện lưới quốc gia kéo về đến buôn làng, đồng bào Ca Dong chúng tôi được xem tivi, thích nhất là phim Hàn Quốc. Nhiều người thích diễn viên nào là lấy tên của diễn viên đó đặt cho con”. Trường mầm non Sơn Mùa có 262 trẻ thì hơn 80% là con em của đồng bào Ca Dong. Nhiều em mang những cái tên của diễn viên Hàn Quốc như Đinh Un Giun Zờ, Đinh San Ốc, Đinh Hy Su, Đinh Hiên U...
Như vậy đủ biết phim Hàn gây ảnh hưởng ngấm ngầm nhưng lớn lao như thế nào trong xã hội VN hiện nay. Thật ra bây giờ nội dung phim Hàn toàn là thứ tình yêu vớ vẩn. Yêu rồi bỏ, bỏ rồi yêu, thất vọng, chán chường, cay đắng, con trai và con gái đều biết khóc sướt mướt, uống rượu lu bù, muốn tự tử…
Phim Hàn Quốc đang “xâm lấn thị trường” hầu hết châu Á và người Á châu ở các nước Tây phương. Song thật ra chỉ có vài bộ rất hay, rất đẹp. Đến nay hầu hết là loại phim Hàn làm ra với mục đích quảng cáo cho quần áo, son phấn, hàng tiêu dùng của Hàn Quốc mà thôi. Tài tử đẹp, quay phim có nghề nhưng nội dung phim rỗng tuyếch như khu đất bỏ hoang đầy rác. Truyện phim lăng nhăng, kéo dài lê thê, tình tiết cực kỳ phi lý, miễn là kéo đến những đoạn gay go, bất kể tâm lý nhân vật, bất kể hoàn cảnh, sự kiện ra sao. Đến nỗi, đôi khi khán giả phải nghĩ là người viết truyện phim mắc bệnh tâm thần. Cảnh trí quay đi quay lại chỉ có vài ba nơi, vài căn nhà, vài cái văn phòng công ty, một cái bệnh viện. Vậy mà sử dụng đến cả trăm tập. Cụ thể như cuốn phim “Cuộc đời bị đánh cắp”, chiếu trên đài VSTV 17 Cần Thơ vừa qua. Kinh phí làm phim có lẽ chỉ bằng một truyện phim cực ngắn của các nước khác. Như vậy thì cả đến ông chủ hãng phim cũng mắc bệnh tâm thần nên mới sản xuất ra những loại phim “hà tiện” kiểu này. Trong một dịp khác, tôi xin phân tích sâu hơn về cái sự nhảm nhí của truyện phim Hàn Quốc ngày nay.
Rất có thể là cái chết của các em đã có phần nào âm thầm chịu ảnh hưởng của thứ phim Hàn này. Sự việc các em tự tử tập thể còn có thể có những nguyên nhân khác, để lại nỗi bất hạnh to lớn cho gia đình và là sự kiện đáng báo động cho nhà trường và xã hội.
Đến những kiểu tự tử khác
Chỉ tính trong năm nay, cuối tháng 2 vừa qua, một nữ sinh lớp 12 Anh Trường Trung học Phổ Thông (THPT) Lê Hồng Phong (Nam Định) bất ngờ thắt cổ tự tử tại khu ký túc xá của trường. Cũng cùng thời gian ấy, một học sinh có học lực khá của Trường THPT Bán công Đông Hưng (nay là THPT Đông Quan, tỉnh Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống sân trường tự tử chỉ vì lý do rất bình thường là bị cô giáo môn toán mắng.
Tuy vậy, nhiều thầy cô giáo dạy học phản sư phạm làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Như trường hợp nữ sinh K.O tự tử trong giờ học, theo lời thuật lại của các học sinh cùng lớp thì khi đó cô giáo đã có nhiều lời nói khiếm nhã, xúc phạm đến O.
Sáng 20-3, trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “Sốc khi nghe con nói về cô giáo”. Trong đó có hai mẩu chuyện mà hai học sinh tiểu học kể cho phụ huynh nghe về cô giáo, người cứ hở ra quát mắng những câu khó nghe, đem học trò ra so sánh với… chó.
Ngày 9-2 em H. (học sinh lớp 9 Trường THCS xã Cẩm Ðiền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), chỉ vì lén lấy chiếc quần jean của cửa hàng bán quần áo. Khi bị phát hiện, cửa hàng gọi gia đình đòi 300 ngàn đồng. Thế là em H. nhảy sông tự tử, viết lại cho bố mẹ một lá thư chỉ vỏn vẹn có 7 chữ “vĩnh biệt cuộc đời này mãi mãi”.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 – TP Sài Gòn, ngày 29-2 đã cứu sống một nữ sinh lớp 8 trong tình trạng nguy kịch vì uống hai vỉ thuốc panadol 500 mg (20 viên) để tự tử. Lý do là em buồn vì cô giáo đối xử không công bằng, gia đình không cho em sử dụng điện thoại. Trước đây, nữ sinh này đã từng uống panadol để tự tử, em còn dùng vật sắc cứa vào cổ tay…
Hay thậm chí, em L.T.D., học sinh lớp 11, Trường Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) ăn lá ngón chết chỉ vì hờn mát trước câu nói của bố “Con dùng điện thoại phải giữ cẩn thận, nếu làm hỏng bố không có tiền sửa cho con đâu!”…
Đại loại những cái chết gần như “lãng nhách” đó đã cho thấy một tình trạng tâm lý bất an của lớp trẻ bây giờ. Chưa thể truy nguyên hết những lý do, nhưng lý do chính có thể cho rằng các bậc cha mẹ ngày nay quá bận bịu với sinh kế, mất quá nhiều thì giờ và cả tâm lực cho cuộc “đi săn cơm gạo áo tiền” trong cuộc sống đầy khó khăn, nên không còn thì giờ săn sóc đến con cái. Nhà khá giả hơn thì muốn lên đời, lao vào cơn “săn vàng”, chỉ cần cho con cái đến trường là hết trách nhiệm. Còn học đường thì bận rộn với sách vở, với từ chương, với thành tích thi đua nên không còn thì giờ săn sóc đến đời sống tình thần, tình cảm của học trò. Đó là lỗ hổng lớn của học đường hiện nay ở VN.
Những ảnh hưởng khác trong cuộc sống
Cùng với hội chứng chán sống, có một thứ hội chứng khác ngược hẳn lại, cũng đang gây nhiều ảnh hưởng trong xã hội, nhất là với các học sinh đang bước vào tuổi mới lớn, đó là “hội chứng khỏa thân” của các cô gái trẻ. Gần đây, ngày càng có nhiều trò đe dọa tung clip sex lên mạng với nhiều mục đích khác nhau, khi để tống tiền, tống tình, khi trả thù, khi để vui chơi…
Tôi gọi là “hội chứng khỏa thân” cho nhẹ nhàng, thực ra đó là những trò còn tệ hại hơn khỏa thân. Đáng “sợ” nhất ở các cô gái các cậu trai còn trong độ tuổi vị thành niên đã tập làm “phim người lớn”. Một thí dụ điển hình nhất là một clip sex “nữ sinh Nghệ An” vừa được tung lên mạng khiến mọi người xôn xao.
Clip này được đưa lên với chú thích: “Nữ sinh Nghệ An tung clip sex lên mạng”. Bối cảnh là một căn phòng với hai “diễn viên” quan hệ tình dục và một người đàn ông có nhiệm vụ quay phim. Trong clip, các nhân vật còn đối thoại với nhau với giọng đặc trưng của người miền Trung như: “Không mặc bao cao su à?” hay “AIDS chết cha mi đó”...
Hai “diễn viên” chính còn thể hiện sự táo bạo đến khó tin khi thản nhiên làm “chuyện ấy” trong lúc cửa phòng mở toang. Có nhiều nguồn tin cho rằng nhân vật nữ chính trong clip là sinh viên một trường Đại học ở tỉnh Nghệ An.
Tuy vậy vẫn chưa giật mình bằng một clip sex vừa được bắt quả tang tại trường học.
Chưa đầy 16 tuổi đã quay phim sex với người tình
Cô giáo của Trường THPT Ngô Gia Tự (Vĩnh Phúc) nghi ngờ khi thấy các học sinh lớp 10 của trường chuyền tay nhau chiếc điện thoại trong giờ học, cô giáo đã thu giữ chiếc điện thoại này. Kiểm soát chiếc điện thoại, cô giáo mới tá hỏa phát hiện cảnh “nóng” dài 30 phút của 1 nữ sinh chưa đủ 16 tuổi với bạn trai. Nhân vật nữ trong clip được phát hiện là em N.T.A. (SN 1996), học sinh lớp 10 của chính trường Ngô Gia Tự này.
Người tình, nhân vật nam, trong clip sex này là P.V.C (SN 1991, ở tại xã Xuân Lộc, huyện Lập Thạch). Cơ quan điều tra Công an huyện Lập Thạch bắt khẩn cấp P.V.C. và tạm giam từ chiều 18-2 đề điều tra về hành vi giao cấu với trẻ em.
Điều đáng nói là clip quay cảnh “nóng” trên đã bị nhanh chóng phát tán qua con đường chia sẻ qua điện thoại với tốc độ kinh hoàng. Rất nhiều học sinh của trường đã lưu lại trong điện thoại để chụm đầu xem, bàn tán…rất thú vị!!!
Tại cơ quan điều tra, P.V.C. khai nhận giữa C. và em N.T.A. có tình cảm với nhau. Đoạn clip được quay vào khoảng tháng 6-2011, tức là khi đó em N.T.A. chưa đủ 16 tuổi. Trước đó, C. cũng từng “quan hệ” với A. khoảng 2-3 lần. Chuyện này sẽ được xét xử ra sao chúng ta không bàn tới. Ở đây chỉ ghi nhận một trong những hiện tượng đáng buồn của lớp trẻ ngày nay giữa học đường.
Người lớn phá hoại luân thường đạo lý
Sở dĩ có “hội chứng khỏa thân” này, phần khác cũng do ảnh hưởng của nền văn hóa đang phổ biến trong xã hội. Đời sống luân thường đạo lý đảo lộn, người lớn, kể cả “ông ngoại bảy mươi cũng làm loạn”.
Tại thị trấn Đông Phú (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) vừa xảy một sự việc rất tồi tệ. Đó là chuyện của em Phương (học lớp 10 trường Trần Đại Nghĩa, thị trấn Đông Phú). Theo lời Phương, sự việc bắt đầu khoảng tháng 8 năm 2011, khi mẹ em đi làm xa ở Đà Nẵng, em ở nhà một mình vừa đi học vừa trông nhà thì ông hàng xóm (hơn 70 tuổi, ở gần nhà, mà Phương vẫn gọi là “ông ngoại” vì có họ hàng với bà ngoại em) thường qua xem ti vi.
Sau mỗi lần đó, ông này thường xuyên “gạ gẫm” Phương để quan hệ tình dục nhưng bị Phương phản đối, ông này đã cưỡng hiếp cháu. Phương kể: “Cứ khoảng 2-3 ngày ông lại quan hệ với cháu một lần. Xong việc, ông cho cháu từ 20.000 đến 50.000 đồng, lần nhiều nhất là một trăm ngàn”. Kết quả là em mang bầu được 26 tuần mới được phát hiện.
Nữ sinh Hoa tố bị thầy giáo Anh đưa đi nhà nghỉ.
Thầy giáo cũng đưa học trò “nhí” vào khách sạn. Đó là chuyện xảy ra ở xã Yển Khê (Thanh Ba, Phú Thọ). Theo đơn tố cáo của Hoa, ngày 14-2 sau khi đi uống nước, thầy giáo dạy tiếng Anh và cũng tên là Anh chở em đi lòng vòng rồi đưa vào nhà nghỉ (khách sạn) tại thị trấn Thanh Ba (Phú Thọ). Hoa kể, thầy giáo Anh thỉnh thoảng gọi điện thoại, nhắn tin hỏi thăm sức khỏe và tình hình học tập trong thời gian cô bé học lớp 8. Theo cô bé này, sau khi đi vòng vèo vào đường đất bẩn, thầy chở cô vào một ngôi nhà xây 3 tầng, phía ngoài có nhiều cây cối và em chỉ kịp nhìn thấy một biển có ghi chữ "Tâm", thầy bảo vào đây uống nước.
Khách sạn (nhà nghỉ) này là nơi thầy giáo Anh đã đưa học trò vào sáng 14-2.
Hoa nói rõ ràng: “Sau khi vào phòng, thầy khóa cửa, kéo lên giường và bảo “ngủ với thầy. Cháu đẩy thầy ra nhưng không được”. Thầy đã lấy đi “cái ngàn vàng” của em. Cũng theo Hoa, sau đó, thầy giáo chở em đến cổng trường học, dặn không được nói chuyện với ai. Nhưng thầy giáo Anh còn đang phủ nhận tin này. Cảnh sát đã thu giữ điện thoại để điều tra.
Một chuyện khác khó tin và khôi hài hơn là em Chu Thị D., học sinh lớp 12, Trường THPT Diễn Châu 2, (Nghệ An), đang ngồi học trong lớp bất ngờ kêu đau bụng và được mọi người đưa đến bệnh viện. 15 phút sau, nữ sinh được sự giúp đỡ của các bác sĩ đã sinh hạ được một bé gái.
Trường THPT Diễn Châu 2, nơi có nữ sinh đang ngồi trong lớp học thì đau đẻ.
Sự việc xảy ra vào sáng 11-3 vừa qua. Trước đó mọi người, kể cả bạn bè không ai biết là nữ sinh này có bầu! Thông tin mới đây cho biết, bé gái con nữ sinh D. đã được mang cho một gia đình hiếm muộn tại huyện Yên Thành.
Rồi đến những vụ án mạng vợ nhà báo ngoại tình thiêu sống chồng, chuyện vợ trung tá cảnh sát nợ nần cũng giết chồng đang gây căm phẫn cho mọi gia đình, chấn động dư luận và lương tâm. Tất nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến lớp trẻ hiện nay.
Nền tảng luân lý đang bị lung lay tận gốc rễ. Vì sao ? Một xã hội không ổn định hay đói nghèo đang đi đôi với trác táng cùng cực?
Còn vô số những chuyện như thế đã và đang diễn ra, nhất là ở những vùng nửa tỉnh nửa quê, nền văn hóa nhập nhoạng, đạo đức đội nón ra đi cho mọi thứ văn minh nửa vời gõ cửa xông vào từng nhà. Cho nên hội chứng tự tử và khỏa thân là hai “hội chứng” trái ngược nhau đang cùng chung sống cũng như những mâu thuẫn trong lòng giới trẻ hiện nay vậy.
Ngay đời sống văn hóa nghệ thuật sa đọa cũng góp phần khá rõ nét làm băng hoại xã hội. Nhưng trang báo có hạn, tôi tạm ngưng ở đây, kỳ khác xin bàn đến vô số những cảnh “đánh võ mồm” và những kiểu “nghệ thuật khỏa thân” của một dàn sao Việt cùng ảnh hưởng của thứ văn hóa này.
Văn Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét