Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Thấy gì trong lần tham dự biểu tình của người Tây Tạng chống Tầu Cộng, ngày 10 tháng 3 năm 2012 tại Den Haag, Hòa Lan

Trần Hữu Sơn

Đáp lời kêu gọi biểu tình chống Tàu Cộng của người dân Tây Tạng nhân tưởng niệm năm thứ 53, ngày Tàu cộng xua quân dùng bạo lực cưỡng chiếm Tây Tạng, một số Đoàn Thể trong Cộng Đồng  người Việt tỵ nạn cộng sản trên thế giới đã hưởng ứng tích cực.
Các bản tin mới nhất đã được đưa lên NET cho thấy Cộng Đồng người Việt ở Gia Nã  Đại, ở Úc, ở  Đức,..và ngay tại hậu cứ của  Chính Phủ Lưu Vong của  nhân dân Tây Tạng tại  McLeod Ganj, Ấn Độ cũng có phái đoàn Người Việt tiếp tay hưởng ứng cuộc biểu tình. Đó là phái đoàn của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước.

 
Một Đại  Diện của Phong Trào Phụ Nữ Hành Động Cứu Nước có mặt ở Ấn Độ ngày 10 tháng 3 năm 2012 (  ảnh: https://mail.google.com/mail/?tab=wm#inbox/1360f4ee476aaf6e )

 
Tại Frankfurt am Man, Đức Quốc ( ảnh: Norman Truong [nhan0912@googlemail.com] )

Tại Hòa Lan, trước đây vào thời điểm này, Cộng Đồng Người việt tỵ nạn cộng sản  thường hay phối hợp cuộc biểu tình chống Việt cộng và chống Tàu cộng cùng với cuộc biểu tình tưởng niệm ngày mất nước  của Cộng Đồng người Tây Tạng.
Năm nay, vì Ban Thường Vụ Cộng Đồng Hòa Lan  vừa mới được thành lập,  còn đa đoan công việc, cho nên BTV không tổ chức được cuộc biểu tình chung,  để  vừa yễm trợ  Người Tây Tạng vừa có cơ hội  chống Tàu cộng như năm trước.

 
Cộng Đồng người Việt tại Hòa Lan tham dự  biểu tình chung với Tây tạng chống Tàu  10-3-2011
 ( ảnh: tư liệu VDCV/HL )

Nhận thấy đây là cơ hội tốt để cho dư luận báo chí và người bản xứ lưu tâm sự hiện diện của Tập Thể Người Tỵ Nạn Cộng Sản Việt Nam,  biểu tượng lúc này ít ra là  sự hiện diện của Lá Cờ Vàng,  Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tại Hòa Lan đã quyết định tham dự.
Theo chương trình đã được thông tin trên Diễn Đàn, địa điểm xuất phát  của cuộc biểu tình khởi từ công viên trước ga xe lửa Den Haag.
Khi ba thành viên của Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tiến đến điểm hẹn,  đã  thấy có một số đông người hiện diện. Cả người Tây Tạng lẫn người Hòa Lan. Cách đó một dãy phố, 3 chiếc xe buýt lớn chở người  biểu tình từ các tỉnh về tham dự, cũng vừa đổ người xuống hai bên đường. Một hàng dài chạy dọc theo con đường dẫn đến sân ga, hàng hàng lớp lớp người Tây Tạng chỉnh tề hướng về điểm tập trung.

Hàng hàng, lớp lớp.căng biểu ngữ.. ( ảnh VDCV/HL )

Không bao lâu sau đó, đưới sự hướng dẫn của lực lượng an ninh Hòa Lan, đoàn biểu tình căng biểu ngữ, sắp hàng 5, hàng 6, cầm cờ  diễn hành ngang qua đường phố dẫn đến tòa đại sứ Tầu cộng, cách địa điểm phát xuất độ chừng 3 cây số tính theo đường chim bay.
Ba hoạt náo viên rất trẻ, ở lứa tuổi, 18, 20 thay phiên nhau vị trí dọc theo chiều dài của đoàn biểu tình, suốt 3 giờ liên tục, hô to những khẩu hiệu chống Tàu và trình bày mục tiêu của họ.

Hãy cùng tôi hô to ( ảnh VDCV/HL )

- Stop killing in Tibet !
- China -  go home !
- What we want ? – We want freedom !


Tiếng kêu la cầu cứu thống thiết của người Tây Tạng đã thực sự đánh động lương tâm của người Hòa Lan đi đường hay đang ở trong nhà nhìn ra. Qua các đường phố, nhiều người Hòa Lan đứng lại, chăm chú lắng nghe người dân Tây Tạng;  nhíu mày  chia sẻ nỗi đau khi hay tin có các nhà sư Tây Tạng tự thiêu để phản đối Tàu cộng chiếm đóng quê hương họ. Một vài người tích cực hơn, bước vào đám biểu tình, cùng đi theo một đoạn,…
Mặc dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua,  2, 3 thế hệ sau mới lớn lên, thế mà người Tây Tạng không ngã lòng nản chí, không thờ ơ, không quay lưng, không quên Tổ Quốc, không quên kè thù truyền kiếp Tầu công. Người Tây Tạng không quên nuôi dưỡng lòng yêu nước và truyền dạy lại cho con cháu, kiên trì nung đúc ý chí quật cường cho lớp trẻ, để rồi một ngày nào đó họ sẽ đánh đuổi bọn Tầu phù  khỏi nước, giành lại quê hương. Ôi cao quý làm sao! Ôi đáng kính phục làm sao!
Có tham dự vào cuộc biểu tình mới thấy được những đặc điểm đáng làm bài học cho chúng ta, cho Tập thể Người tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại nói chung và tại Hòa Lan nói riêng, ít ra những sự kiện nhận thấy được trước mặt  
 

 
Nuôi dưỡng lớp trẻ,  để xây dựng  tương lai ( ảnh VDCV/HL )

* Đặc điểm thứ nhất: cuộc biểu tình được tổ chức và hướng dẫn bởi các bà, các cô gái.
* Đặc điểm thứ hai:  tuyệt đại đa số người tham dự là thiếu nhi và thanh, thiếu niên. Tóc của người đi biểu tình còn rất đen, người của họ rất thẳng, tiếng nói của họ còn thánh thót trong sáng.  Rất ít người có mái tóc muối tiêu hay tóc đã bạc màu trắng, đi đứng chậm chạp, lụm khụm. Nói tóm lại, có rất ít, hay gần như không có người già cở 60, 70.. Một danh nhân có nói rằng,  tổ chức nào biết lo xây dựng tiềm năng lớp trẻ, tổ chức đó sẽ có tương lai. Quả thật, tương lai của phong trào đấu tranh giành lại quê hương của  Người Tây Tạng đang hiện ra trước mặt. Họ duy trì được tinh thần đấu tranh bền bỉ và hùng hậu liên tục trong 53 năm qua là bởi họ đã chuẩn bị cho lớp trẻ. Kết quả con số người tham dự vẫn còn đông đảo như thế này,…là thành quả tốt đẹp.Mục đích cuối cùng rồi sẽ phải đến với họ.
* Đặc điểm thứ ba:  trên tay của mỗi em, mỗi thanh niên,.mỗi người cầm một Lá Cờ .
* Đặc điểm thứ tư: con số người tham dự rất lớn, hầu như mỗi cuộc biểu tình, có trên 100 người tham dự, mặc dù người tây tạng ở Hòa Lan rất ít so với các sắc dân khác.. Năm nay có chừng 250 người.
* Đặc điểm thứ năm: luôn luôn có người ngoại quốc( không phải là người Tây tạng ) tham dự.
* Đặc điểm thứ sáu: Sự hiện diện đông đảo của giới truyền thông. Một trong cơ quan truyền thông lớn nhất của Hòa Lan là đài truyền hình và truyền thanh Hòa Lan NOS cũng có mặt.
Trong phần tin tức 10 giờ đêm cùng ngày, Đài Truyền Hình NOS số 2 đã phát hành bản tin về cuộc biểu tình của người Tây Tạng kèm theo  một  tấm hình của đoàn người biểu tình, trong đó có hai Lá Cờ Vàng  bên cạnh một rừng Cờ Tây Tạng được chiếu rất rõ..
* Đặc điểm thứ bảy: ngôn ngữ họ dùng là Anh ngữ và Hòa ngữ. Họ giải thích, mục đích là để cho người Hòa Lan và người ngoại quốc khác hiểu rõ nội dung của cuộc biểu tình và từ đó có thể họ cảm thông và ủng hộ.
Đó là một số sự kiện được nhìn thấy từ cuộc biểu tình.

   
Thành viên Nhóm VDCV/HL  tham dự biểu tình. ( ảnh: VDCV/HL )
    

Nếu cuộc sống là một nhà trường lớn, nơi đó học trò phải học hỏi những cái hay  lẫn nhau để có thể tạo cho mình một  tương lai tốt đẹp, thì có lẽ  một số  trong 7 đặc điểm  vừa tìm thấy trong cuộc biểu tình của Người Tây Tạng  là những bài học mà chúng ta- tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản-  cần phải thực tâm tiếp nhận,  nhẫn nhục nghiền ngẫm và  quyết chí thực hiện.
Đây không phải là những bài học quyết định để  đánh bại chế độc độc tài cộng sản Việt Nam, nhưng thiếu nó, cuộc chiến đấu giành lại quê hương chắc chắn sẽ còn khó khăn và xa vời hơn.

Hòa Lan, sau ngày biểu tình tháng Ba

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét