Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Từ gần hai tuần đến nay, trong lúc tình hình Kinh tế tại những Thị trường lớn có những triệu chứng ổn định hoặc tích cực theo hướng lấy lại phát triển, thì hai nền Kinh tế CSTQ và CSVN vẫn trên đường tụt giốc. Thực vậy, Hoa kỳ thấy chỉ số tiêu dùng tăng lên và công ăn việc làm cho dân thất nghiệp bắt đầu được tạo ra dần. Tại Liên Aâu, vụ Nợ Công Hy Lạp được giải quyết tạm ổn định và người ta đỡ phải chứng kiến những cuộc Biểu Tình, Đình Công tại Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Các Chính quyền có giờ nghĩ đến những biện pháp thuế khóa nhằm khôi phục dần cán cân Ngân Sách. Tại Nhật, bản tin lập đi lập lại của Đài Truyền Hình EuroNews tối 20.03.2012 cho thấy những con số do Ngân Hàng Trung Ương Nhật đưa ra chứng tỏ những dấu hiệu lạc quan trên đường phục hồi Kinh tế. Liên tiếp tám ngày gần đây, những chỉ số Thị trường Chứng Khoán Liên Aâu và Hoa kỳ tăng lên.
Trong lúc ấy, Thương mại Trung quốc vốn liên tục chịu ảnh hưởng suy thoái Mãi Lực của Hoa kỳ và Liên Aâu từ 2008 để xuất cảng Trung quốc từ từ xuống giốc, thì bỗng nhiên tuần vừa rồi, thống kê Nhà Nước cho thấy Cán Cân Thương Mại trong tháng 2/2012 bị thâm thụt nặng, xuất cảng của Trung quốc tụt xuống 23.6% chỉ trong một tháng. Đây là điểm thời sự vô cùng nóng bỏng.
Đó là một tiếng sét. Đối với những người đã từng theo rõi Kinh tế Trung quốc, nhất là từ năm 2008 đến nay, thì tiếng sét này không làm ngạc nhiên vì nó là hậu quả tất nhiên của một mô hình Kinh tế của Cơ chế độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Nhưng đối với những ai đã quá thổi phồng thành quả Kinh tế Trung quốc lên như một phép lạ sau nhiều thập niên, thì quả thực đây là một tiếng sét làm họ bừng tỉnh giấc mộng và mở mắt nhìn rõ thực tế của Kinh tế Mafia Nhóm đảng CSTQ cũng như của CSVN.
Tình trạng tụt giốc xuất cảng này làm cho Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới, họp báo tại Bắc Kinh ngày 27.02.2012, và Bà Christine LAGARDE, Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, họp báo cũng tại Bắc Kinh ngày 18.03.2012, cùng nhấn mạnh đến việc cần thiết cải tổ chính mô hình Kinh tế nếu muốn tránh đổ vỡ. Người biết hơn hết về tình trạng bấp bênh Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, đó là Thủ tướng ÔN GIA BẢO. Oâng đã lên tiếng trước Quốc Hội từ năm 2010 và nhất là trong tuần vừa rồi tháng 3/2012, là phải cấp bách cải tổ Kinh tế.
Nhưng trong một mô hình Kinh tế làm nẩy sinh và lan tràn Tham nhũng ăn rễ vào từng những đảng viên từ nhiều chục năm nay, việc tái cấu trúc Kinh tế đụng chạm đến những tài sản cá nhân đảng viên đã thu góp được qua Tham nhũng, nên phải kèm theo việc thanh trừng Chính trị, mà BẠC HY LAI là một tỉ dụ điển hình. Chính TẬP CẨM BÌNH, người nắm quyền hành lãnh đạo sắp tới, đã phát biểu về việc cần thiết này.
Tình hình mà chúng tôi vừa nêu ra như mở đầu được tóm gọn dưới đầu đề TRUNG QUỐC:TỪ TỤT GIỐC XUẤT CẢNG ĐẾN CẢI CÁCH KINH TẾ & THANH TRỪNG CHÍNH TRỊ. Dưới đầu đề này, chúng tôi sẽ bàn những khía cạnh sau đây:
1) Từ phương diện Lý thuyết và Thực tế Lịch sử, việc đổ vỡ mô hình Kinh tế độc tài là tất yếu;
2) Báo hiệu của Thủ tướng ÔN GIA BẢO về đổ vỡ mô hình Kinh tế Trung quốc từ năm 2010;
3) Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế họp báo tại Bắc Kinh yêu cầu Trung quốc phải cải tổ mô hình Kinh tế;
4) Liên tục tụt giốc Xuất cảng Trung quốc, nhất là tiếng sét tụt giốc 23.6% chỉ trong tháng 2/2012;
5) Thủ tướng ÔN GIA BẢO thôi thúc cấp bác cải tổ mô hình Kinh tế Trung quốc bắt đầu năm 2012;
6) Thanh trừng Chính trị tại Trung quốc, mà BẠC HY LAI là điển hình, phải song hành với cải tổ Kinh tế;
7) Quan điểm của TẬP CẨM BÌNH, Lãnh tụ tương lai nắm giữ Kinh tế và Chính trị tại Trung quốc;
8) Liệu Trung quốc có làm trọn được cải tổ mô hình Kinh tế và thanh trừng được Chính trị, hay viễn tượng Tự nổ (Implosion) sẽ diễn ra ?
Mỗi khía cạnh trên đây là một chủ đề để chúng ta có thể khai triển dài.
Trong phạm vi giới hạn của bài này, chúng tôi chỉ tóm tắt ý chính của mỗi khía cạnh để độc giả có cái nhìn tổng quát và sự liên kết giữa những khía cạnh đang tạo nên tình trạng bất ổn về Kinh tế và Chính trị tại Trung quốc hiện nay.
Mỗi khía cạnh trong 8 khía cạnh nêu ra trong danh sách trên đây đã được khai triển dài bằng những cuốn sách đã xuất bản hoặc ngắn bằng những bài hàng tuần trong suốt mấy năm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo rõi tin tức để khai triển thêm.
1) Từ phương diện Lý thuyết và Thực tế Lịch sử,
việc đổ vỡ mô hình Kinh tế độc tài là tất yếu
Chúng tôi gọi đây là Mô hình Kinh tế độc tài. Chúng tôi đã xuất bản 3 cuốn sách liên tiếp trong ba năm để chứng minh rằng trên Lý thuyết và trong Thực tế Lịch sử, những Mô hình Kinh tế độc tài tự dẫn đến đổ vỡ như điều tất yếu.
Năm 2009, cuốn DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2009, với 216 trang). Cuốn sác trình bầy chính yếu về Lý thuyết của chủ trương Kinh tế Tập quyền Chỉ huy và kết quả thực tế Lịch sử của mô hình này là sự sụp đổ TẤT YẾU của Cộng sản Nga và Đông Aâu.
Năm 2010, cuốn DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2010, với 305 trang). Cuốn sách nói về mô hình Kinh tế Trung quốc, nhất là Việt Nam. Hai mô hình này được gọi bằng tên “Kinh tế Thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa), nhưng thực ra bản chất của nó vẫn là mô hình Kinh tế độc tài được ngụy tạo để có thể bắt tay với Kinh tế Tự do Thị trường thực sự nhằm thủ lợi. Vì bản chất vẫn là mô hình Kinh tế độc tài, nên sự bấp bênh và sụp đổ của nó vẫn là tất yếu. Phải Dân chủ hóa đích thực Kinh tế mới có phát triển bền vững.
Năm 2011, cuốn DÂN TRÊN ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (Nhà Xuất Bản DAY & NIGHT, Ventura, California 2011, với 465 trang). Cuốn sách không bàn về Lý thuyết nữa mà cho thấy thực tế xuống giốc của hai nền Kinh tế độc tài CSTQ và CSVN. Tình trạng xuống giốc này tạo hố sâu Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi trầm trọng đẩy quần chúng nghèo NỔI DẬY để dứt bỏ cái mô hình Kinh tế độc tài ấy. Sự sụp đổ vẫn là tất yếu. Dân NỔI DẬY để tiếp tay đẩy Cơ chế độc tài Kinh tế này xuống hố cho mau.
2) Báo hiệu của Thủ tướng ÔN GIA BẢO về
đổ vỡ mô hình Kinh tế Trung quốc từ năm 2010
Đã từ năm 2010, Thủ tướng ÔN GIA BẢO không thể không nhìn thấy tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu, làm Kinh tế Trung quốc vẫn bấp bênh, phải chao đao. Vì vậy, trước Quốc Hội Trung quốc họp ngày 14.03.2010, Oâng Gia Bảo tuyên bố:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”
(Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Với câu nói tóm gọn này, Oân Gia Bảo nói lên cái mô hình Kinh tế Trung quốc mang lại những kết quả điển hình sau đây:
* Phân phối không đồng đều thu nhập: Đó là những nhóm lợi ích thộc đảng cầm quyền độc tài thu vào nhiều cho mình, còn dân chúng được chia cho phần rất nhỏ. Đó là việc đào sâu hố Giầu—Nghèo.
* Tham nhũng: Khi mà Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, thì Tham nhũng tất nhiên nẩy sinh và lan tràn. Đây là Tham nhũng phát sinh từ Cơ chế, chứ không phải từ lòng cá nhân.
* Việc phân phối thu nhập không đồng đều và Tham nhũng sẽ đưa đến bất ổn xã hội và nhà nước. Về điểm này, Oân Gia Bảo như báo trước việc cải tổ mô hình kinh tế và thanh trừng chính trị để tránh dân NỔI DẬY.
3) Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế họp báo tại Bắc Kinh
yêu cầu Trung quốc phải cải tổ mô hình Kinh tế
Hai Tổ chức Tài chánh và Tiền tệ mang tầm ảnh hưởng Thế giới đã phải họp báo tại Bắc Kinh để nhấn mạnh rằng Trung quốc đã đến lúc phải cải tổ mô hình Kinh tế vì đã đi đến khúc quặt có thể làm sụp đổ toàn diện nền Kinh tế. Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, họp báo vào cuối tháng 2/2012, thì ngày 18.03.2012, Bà Christine LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng họp báo tại Bắc Kinh. Hai người cùng đưa ra những đòi hỏi phải cải tổ mô hình Kinh tế. Oâng Robert ZOELLICK đòi hỏi gay gắt hơn Bà Chrtistine LAGARDE.
Bản Tin của Allison JACKSON (AFP) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 27.02.2012 về cuộc Họp báo của Oâng Robert ZOELLICK. Theo Bản Tin này, đích thân Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới cảnh cáo Trung quốc về tình trạng tụt giốc Kinh tế nếu không kịp thời và can đảm cải cách trong lựa chọn giữa độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Oâng nhấn mạnh về việc Trung quốc đang gặp phải một khúc quặt trên đường phát triển Kinh tế khiến việc cải cách tận gốc là một dòi buộc không thể tránh né. Bản tin viết:
“La Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de croissance qui va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des experts de la Banque mondiale et du gouvernement“.
“La nécessité de réformes est indiscutable parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement"
(Trung quốc tiến đến một khúc ngoặt trong việc phát triển Kinh tế và sẽ buộc phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ thụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và của Chính phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây).
(Sự cần thiết của những cải cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ Trung quốc đang gặp khúc ngoặt trong việc phát triển của mình).
Điều đặc biệt là Chủ tịch World Bank báo trước những trở ngại của Cải cách Kinh tế và việc thanh trừng Chính trị
"Les réformes ne sont pas faciles, souvent elles provoquent des rejets", a dit le président de l'institution internationale.
La résistance pourrait notamment venir des entreprises d'Etat, dont le rapport veut réduire les privilèges et le poids économique.”
(Những cải cách không dễ dàng, thường nó tạo những đối kháng, Oâng Chủ tịch của World Bank nói như vậy.
(Việc chống đối đến chính yếu từ những Công ty Nhà nước mà bản báo cáo này muốn họ phải giảm đi những đặc quyền và trọng lượng kinh tế của ho).
4) Liên tục tụt giốc Xuất cảng Trung quốc,
nhất là tiếng sét tụt giốc 23.6% chỉ trong tháng 2/2012
Đài Truyền Hình EuroNews trong ngày 01.02.2012 lập đi lập lại rằng Bộ trưởng Tài chánh Trung quốc tuyên bố XUẤT CẢNG của Trung quốc đã tụt dốc liên tục trong bốn tháng nay. Điều này gây khó khăn cho những vấn đề Tài chánh của một số Công ty không có trường vốn. Lý do của tụt dốc này, theo ông, đó là việc giảm đặt hàng không phải chỉ từ Hoa kỳ, Liên Au, mà tổng quát từ những Thị trường khác.
Như chúng tôi viết nhiều lần rằng Kinh tế Trung quốc không độc lập, mà tùy thuộc vào các Thị trường nước ngoài, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu. Có hai lý do ngoại tại khách quan làm cho tụt giốc xuất cảng của Trung quốc:
* Trung quốc đã khai thác Mãi lực dân chúng Hoa kỳ và Liên Au để làm khả năng tiêu thụ của hai Thị trường này giảm hẳn xuống. Việc giảm Mãi lực này trực tiếp làm giảm mua hàng Trung quốc, nhất là khi chính Trung quốc làm cho Thương hiệu Made In China của mình kém giá trị.
* Các Chính phủ Hoa kỳ và Liên Aâu, để bảo vệ cho Thị trường mình, bắt đầu những Biện pháp Che chở Mậu dịch (Mesures de Protectionnisme commercial). Tỉ dụ như:
=> Liên Aâu và Hoa kỳ mới thắng kiện Trung quốc tại WTO (OMC) về gian giảo mậu dịch trong một số hàng hóa.
=> Hoa kỳ, Liên Aâu và Nhật đang đe dọa kiện Trung quốc về đầu cơ Đất hiếm
=> Quốc Hội và TT.OBAMA mới tuyên bố tăng thuế trên một số mặt hàng đến từ Trung quốc và Việt Nam.
Việc tụt giốc xuất cảng này đưa đến tiếng SÉT ngày 10.03.2012 về thâm thủng cán cân mậu dịch trong tháng 2/2012 mà chính yếu là do việc tụt giốc Xuất cảng tới 23.6% sánh với tháng trước. Ký giả Dave SHELLOCK viết trong tờ Financial Times, ngày 13.03.2012, trang 26, như sau:
“Figures released over the weekend showed China’s trade deficit reached $31.5bn in Ferbruary—the biggest since 1998—as exports from the country tumbled 23.6 percent from the previous month.”
(Những con số thống kê cuối tuần rồi cho thấy thâm thủng thương mại Trung quốc đạt tới 31.5 tỉ Đo la trong tháng Hai—thâm thủng lớn nhất từ năm 1998—vì xuất cảng của Trung quốc tụt xuống 23.6% sánh với tháng trước)
Đây đúng là tiếng SÉT đánh trên mô hình Kinh tế Trung quốc vậy.
5) Thủ tướng ÔN GIA BẢO thôi thúc cấp bách
cải tổ mô hình Kinh tế Trung quốc bắt đầu năm 2012
Sau những tụt giốc liên tiếp xuất cảng, Oân Gia Bảo đã thôi thúc cải cách Kinh tế ngay từ đầu năm 2012. Và sau tiếng SÉT thâm thủng cán cân Mậu dịch, Oân Gia Bảo còn hối thúc cải cách mạnh hơn trước Quốc Hội.
Bản Tin này của Thông Tấn Pháp AFP đánh đi từ Bắc Kinh ngày 21.01.2012. Bản Tin có nội dung thuật lại lời tuyên bố của ÔN GIA BẢO, Thủ tướng, trong cuộc Họp những Lãnh đạo cao cấp của đảng và Nhà Nước. On Gia Bảo nói rõ rệt trong năm Con Rồng này, nền Kinh tế Trung quốc sẽ gặp những bấp bênh lớn nhất. Ong nói nền Kinh tế Trung quốc buộc phải thay đổi để tránh những bấp bênh tụt giốc có thể đưa đến xáo trộn Xã hội và Chính trị. Những bấp bênh ấy là do sự phân chia không đồng đều những kết quả Kinh tế. Ong nhấn mạnh về điểm này bởi vì đó là nguồn gốc xáo trộn xã hội, rồi chính trị. Trong tình hình Khủng hoảng Kinh tế hiện nay, những bấp bênh Kinh tế Trung quốc càng bị đẩy dồn dập và chất chồng. Việc cải tổ nền Kinh tế do đó là vấn đề cấp thiết nhất trong năm Con Rồng. Ong dẫn chứng ra sự tụt giốc của Kinh tế như sau: độ tăng trưởng 10.4% năm 2010 giảm xuống 9.7% trong Tam cá nguyệt đầu của năm 2011, rồi 9.5% Tam cá nguyệt thứ hai, 9.1% Tam cá nguyệt thứ ba và 8.9% Tam cá nguyệt thứ tư. Tóm lại nền Kinh tế đang tụt giốc và việc tụt dốc sẽ mạnh hơn và nhanh hơn trong năm Con Rồng 2012. Việc tụt giốc chắc chắn tác động lên dân chúng đang phải chịu cảnh phân phối thu nhập không đồng đều.
Đợi đến cuộc Họp tuần đầu tháng 3 này, ÔN GIA BẢO nhắc lại trước Quốc Hội sự cần thiết cải tổ mô hình Kinh tế như Oâng đã từng báo trước từ năm 2010 và đầu năm 2012. Lần này Oâng nhấn mạnh thêm những điểm:
* Có thể có một cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tiếng Văn Hóa theo ý nghĩa của CSTQ là Chính trị. Có thể đây là báo trước cuộc thanh trừng BẠC HY LAI.
* Hạ mức Tăng trưởng Kinh tế xuống 7.5%.
Mức Tăng trưởng Kinh tế của Trung quốc thường được ca tụng là hai con số. Nay mức đó rút xuống còn 7.5% cho năm 2012. Việc rút mức Tăng trưởng này không phải là việc tùy thích của Chính trị Kinh tế do Nhà Nước quyết định mà là việc buộc phải hạ xuống vì hai lý do khách quan:
=> Đối với Thị trường tiêu thụ nước ngoài: Việc tụt giốc xuất cảng có nghĩa là bán hàng ở Thị trường nước ngoài không được nữa. Nếu việc tụt giốc xuất cảng cứ theo đà đi xuống hiện nay, thì đà Tăng trưởng Kinh tế còn phải hạ xuống dưới 7.5%.
=> Đối với Thị trường tiêu thụ nội địa: Mãi lực còn rất kém. Việc tăng Mãi lực dân nội địa không thể làm một sớm một chiều. Vì vậy nếu Sản xuất vẫn giữ ở mức độ cao mà xuất cảng giảm, thì hàng hóa sản xuất ra bán cho ai. Trung quốc, nếu giữ mức Tăng trưởng cao, sẽ gặp Khủng hỏang Surproduction tạo Giá cả hạ xuống thành lốc xoáy (Spirale déflationniste) và tàn phá hệ thống sản xuất của Trung quốc.
Trung quốc trong những năm trường đã làm Surprodution về Địa ốc. Nay đang gặp cảnh tụt giốc Địa ốc. Ký giả Patti WALDMEIR, từ Thượng Hải, viết trong tờ Financial Times ngày 19.03.2012, trang 2, như sau:
“Home prices in nearly two thirds of China’s big cities fell in February from the previous month.” (Giá nhà của những thị trấn lớn Trung quốc đã hạ xuống gần 2/3 trong tháng Hai sánh với tháng trước.)
6) Thanh trừng Chính trị tại Trung quốc, mà BẠC HY LAI
là điển hình, phải song hành với cải tổ Kinh tế
Chính Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới, đã báo trước những đối kháng khi có những Cải tổ tận gốc của mô hình Kinh tế. Chính yếu những đối kháng ấy đến từ những Công ty Nhà Nước mà đứng đầu là những Lãnh đạo cao cấp của đảng. Trong những chục năm trường, những Lãnh đạo này đã làm giầu cho cá nhân mình bằng không “phân phát đồng đều thu nhập “, bằng Tham nhũng. Ngày nay, cải cách mô hình Kinh tế có nghĩa là đụng đến “nồi cơm “ của những Lãnh đạo ấy. Đây là sự phản kháng không đến từ dân nghèo, mà đến từ những quan chức lãnh đạo nhằm bảo vệ nồi cơm của họ đã thu vén từ khi nhập đảng. Oân Gia Bảo hiểu cái khó khăn này và đã báo trước một cuộc Cách Mạng Văn Hóa, nghĩa là một cuộc Thanh trừng Chính trị nhằm loại trừ những nhóm “quyền lợi “.
BẠC HY LAI, 62 tuổi, con của Bạc Hy Bạc, cựu cách mạng thời Mao Trạch Đông. Bạc Hy Lai đã từng giữa chức Bộ trưởng Thương Mại. Hiện Oâng là Bí Thư đảng vùng Chung Kinh và là một trong 25 người thuộc Bộ Chính trị của đảng. Báo chí gọi Oâng là một Maoiste bảo thủ Kỷ luật truyền thống đảng thời Mao Trạch Đông, nghĩa là chống lại những cải cách đi xa kỷ luật độc tài độc đảng Chính trị. Tham vọng của Bạc Hy Lai là tiến lên một trong 9 người thuộc Bộ Lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước. Con đường tiến thân đang lên như vậy, thì ngày 15.03.2012, Oâng bị cách chức bởi Uûy Ban Trung ương đảng CSTQ.
Theo bình luận của một số Báo chí, thì đây là việc thanh trừng Chính trị nhằm vào những Lãnh đạo có khả năng chống đối lại cuộc cải cách Kinh tế sắp diễn ra. Theo Oâng Jean-Luc DOMENACH, Giám đốc Học Viện Kho học Chính trị Paris, Bạc Hy Lai có người đối thủ là WANG YANG, Bí thư đảng vùng Quảng Đông, một vùng Kinh tế giầu nhất của Trung quốc. Theo Oâng Jean-Luc DOMENACH, vùng Quảng Đông chủ trương muốn “những cải cách Kinh tế mới đặt căn bản trên Nhà Nước Pháp quyền” (veut favoriser de nouvelles réformes économiques basées sur l’Etat de droit) (Nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 16.03.2012, trang 4).
7) Quan điểm của TẬP CẨM BÌNH, Lãnh tụ tương lai
nắm giữ Kinh tế và Chính trị tại Trung quốc
TẬP CẨM BÌNH, Phó Chủ tịch Trung quốc, cũng đã phát biểu những nhận định của mình trước Quốc Hội Trung quốc về ý hướng Cải cách mô hình Kinh tế và thanh lọc Chính trị. Cuộc viếng thăm Hoa kỳ của Oâng mới đây như chứng tỏ khuynh hướng cải cách thân với Tây phương. Cuộc viếng thăm này đã bị một số cánh bảo thủ công kích.
Chúng tôi xin trích lại đây bài viết của Ký giả TÚ ANH (RFI) dựa trên những bản tin từ Bắc Kinh (REUTERS/Jason Lee) về những tuyên bố của TẬP CẨM BÌNH trước Quốc Hội:
“Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ « Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được « trong sạch hóa ».
Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.
Bài phát biểu của lãnh đạo tương lai Trung Quốc được trình bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».
Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng Cộng sản đã biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.
Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải vì chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".
Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ý thức hệ trong sáng » để duy trì « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến giải pháp « củng cố tổ chức, kiểm soát việc kết nạp đảng viên , tăng cường giáo dục và thanh tra ». Sau cùng là « thanh lọc hàng ngũ một cách kiên quyết, khai trừ những phần tử thoái hóa nghiêm trọng không thế cứu vãn ».
Một ngày sau khi thanh trừng Bạc Hy Lai, lãnh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh, những lời tuyên bố đao to búa lớn này được giới quan sát xem là dấu hiệu của những xung khắc gay gắt trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông, thì Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ Cẩm Đào thống lĩnh và phe « con ông cháu cha » được gọi là giới hoàng tử đỏ như Bạc Hy Lai.
Phải ngăn chận được « phe bảo thủ » thì phe tạm gọi là « cải cách » mới có thể hy vọng kéo dài đặc quyền sau khi thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ra đi. Thực chất thì cả hai phe đều thi hành chính sách áp bức với dân từ hơn 60 năm qua.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ không yên tâm cho tương lai của chế độ. Thứ Tư vừa qua, ám chỉ cuộc nổi dậy của dân oan làng Ô Khảm chống bất công và tham nhũng, Ôn Gia Bảo tuyên bố không loại trừ Trung Quốc sẽ gặp biến động mà ông gọi là « một bi kịch» như cuộc cách mạng văn hóa thời Mao nếu không « cải cách » kịp lúc.
Tuy nhiên, cũng như những lần kêu gọi trước, Thủ tướng Trung Quốc không nói rõ là « cải cách gì và cụ thể ra sao ».
Chuyên gia Jean-Philippe Beja thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp dự báo sẽ còn nhiều « diễn biến » bất ngờ trong thời gian tới.”
TÚ ANH (RFI)
8) Liệu Trung quốc có làm trọn được cải tổ mô hình Kinh tế và thanh trừng được Chính trị, hay viễn tượng Tự nổ (Implosion) sẽ diễn ra ?
Việc cải tổ tận gốc mô hình Kinh tế Trung quốc sẽ gặp hai cái LƯỠNG NAN chính yếu được tóm gọn trong câu nói của Thủ tướng ÔN GIA BẢO trước Quốc Hội năm 2010 về chính cái mô hình này:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16).
Cái LƯỠNG NAN thứ nhất hàm ngụ trong những tiếng: redistribution inéquitable des revenus. Đó là cái Lưỡng nan nằm chính trong Cơ chế CSTQ hiện hành. Cái LƯỠNG NAN thứ hai hàm ngụ trong một chữ: corruption
LƯỠNG NAN THỨ NHẤT: redistribution inéquitable des revenus (phân phối không đồng đều thu hoạch.
Đảng vẫn giữ Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền Kinh tế, nghĩa là vẫn giữ mô hình Kinh tế độc tài để thu lợi Kinh tế cho nhóm đảng, mà không phân phối đồng đều giữa Dân và Đảng. Nếu không DÂN CHỦ HÓA Kinh tế thì cái cách biệt Giầu—Nghèo do việc không phân phối đồng đều vẫn tồn tại và vẫn lớn dần để có ngày DÂN NỔI DẬY dành lấy quyền lợi Kinh tế.
=> Nếu tăng mãi lực dân chúng nội địa, dân chúng giầu lên, chiếm hữu một số những phương tiện sản xuất và đòi quyền Tự do sử dụng những phương tiện ấy trong sinh hoạt Kinh tế. Phạm vi chủ đạo Kinh tế của Nhà Nước bị hạn hẹp lại. Có thể nói là tăng Mãi lực cho dân chúng có nghĩa là dân chủ hóa dần dần Kinh tế. Khi Kinh tế được dân chủ hóa, thì sự phát triển của nó đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ cho phù hợp. Một nền Chính trị chủ trương độc tài độc đảng tất nhiên không cho dân Mãi lực, phương tiện làm cho Dân lật đổ quyền lực độc tài độc đảng của mình.
=> Như đã nói về việc nới rộng tư hữu trong nền Kinh tế Trung quốc, nhưng cái tư hữu này lại chỉ dành cho nhóm đảng và những kẻ liên hệ với nhóm đảng bởi vì chính nhóm đảng này vẫn nắm quyền lực Chính trị và chủ đạo Kinh tế. Phải nói rằng quyền tư hữu này là dành riêng cho nhóm đảng có quyền Chính trị độc tài. Chính vì vậy, khi Kinh tế được dân chủ hóa do tăng Mãi lực và quyền Tự do nới rộng, thì việc quyền lực Chính trị nắm độc quyền Kinh tế để thủ lợi cho nhóm đảng không cón nữa, nghĩa là Cơ chế bị tan rã.
LƯỠNG NAN THỨ HAI: corruption (tham nhũng)
Khi cái Cơ chế độc đảng độc tài Chính trị còn nắm độc quyền Kinh tế, thì tự nó làm phát sinh và lan tràn Tham nhũng. Chính cái Tham nhũng này tạo những nhóm Lợi ích trong lòng của đảng. Đây là sự bất ổn trong chính nội bộ của đảng để một là Thanh trừng chính trị thành công hai là phân tán Tự nổ (Implosion) những Lãnh đạo đảng ra thành những Lãnh chúa.
Tình trạng Nợ Công của các Tỉnh tại Trung quốc sẽ là nguồn tranh chấp giữa các vùng Kinh tế. Chính quyền địa phương các Tỉnh lại độc tài và tham nhũng, thì việc lạm chi để mang nợ công từng Tỉnh tất nhiên xẩy ra. Từ Khủng hoảng 2008, những chương trình Kích cầu Kinh tế được chia về các Tỉnh, nhưng việc Kích cầu không được thực hiện. Những Chi nhánh Ngân hàng địa phương đã dùng những món tiền ấy để cho vay kiếm lời. Chính quyền địa phương vay tiền để xây dựng những dự án nhà cửa và thế chấp bằng chính đất đai thộc nhà nước. Với thế chấp như vậy, thì không thể nào tiền cho vay được hoàn trả.
Theo thẩm định của ngân hàng Anh, Standard Chartered nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28 000 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 3 200 tỷ euro và tương đương 68 % tổng sản phẩm nội địa. Đáng lo ngại hơn cả là ngành ngân hàng Trung Quốc đang nắm trong tay đến 9 000 tỷ nhân dân tệ nợ khó đòi. Khoản tiền tương đương với 22 % GDP của Trung Quốc .
Tại Trung Quốc 3/4 các khoản chi tiêu công cộng là do các chính quyền địa phương tài trợ và chủ yếu giới lãnh đạo dồn tiền vào khu vực địa ốc.
Theo thống kê chính thức, hiện tại nợ công tại các cấp vùng lên tới 1 250 tỷ euro, tương đương với 20 % của cải làm ra và 80 % khoản nợ khổng lồ này do các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ. Vấn đề càng thêm nghiêm trọng khi biết rằng, khối nợ công hơn 1200 tỷ euro vừa nêu, trên thực tế có thể cao hơn gấp đôi so với thống kê chính thức.
Theo nhận xét của giáo sư đại học Northwestern, Chicago, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Victor Shil do các công ty nhà nước được các ngân hàng quá ưu đãi nên rủi ro nợ khó đòi của giới ngân hàng lại càng cao.
Một tiếng nói uy tín khác từ viện nghiên cứu kinh tế độc lập Unirule tại Bắc Kinh cũng cho rằng : Trung Quốc đang lâm vào "hội chứng Hy Lạp". Tình trạng nợ nần tại quốc gia châu Á này còn nguy ngập hơn cả so với ở Hoa Kỳ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh thành Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển đã dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Vốn được dồn cho các công ty doanh nghiệp nhà nước nhưng các đơn vị đó lại làm ăn kém hiệu quả.
Cuối năm ngoái, chính quyền trung ương vì lo ngại nợ công ở cấp địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát đã cho tiến hành một cuộc kiểm toán và theo đó thì nhiều tỉnh thành đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Trong số đó phải kể đến đảo Hải Nam, thiên đường du lịch của các nhà tỷ phú đỏ Trung Quốc.
Cả hai LƯỠNG NAN thứ nhất và LƯỠNG NAN thứ hai đều do việc dùng quyền chiếm đoạt tài sản không đồng đều. Người ta có thể giải quyết dễ dàng việc phân chia quyền hành Chính trị độc tài hơn kém. Nhưng giải quyết việc phân chia Tài sản cho đồng đều mới là việc can go. Thử quan sát trong các Gia đình, phân chia quyền hành Chồng—Vợ không phải to tiếng. Nhưng đụng đến Tiền bạc, thì giữa Vợ—Chông khó tránh những gay go cãi vã !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.03.2012
Web: http://VietTUDAN.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét