Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Việt Nam vẫn nằm trong số 10 Quốc gia bị coi là kẻ thù của Internet

Vợ chồng tin tặc
Nhân ngày Thế giới chống kiểm duyệt internet, 12 tháng 3 năm 2011, tổ chức Phóng viên không biên giới gọi tắt là RSF đã công bố tại Paris một báo cáo về tình hình tự do ngôn luận trên mạng. RSF nêu tên 10 nước bị xem là kẻ thù của Internet trong đó có Cộng sản Việt Nam, và 16 nước nằm trong danh sách cần theo dõi, bao gồm cả nước Pháp. Sau sự sụp đổ của các chế độ độc tài Ben Ali và Mubarak, hai nước Tunisia và Ai Cập đã được Phóng viên không biên giới rút khỏi danh sách các quốc gia kẻ thù Internet, nhưng hai nước này vẫn nằm trong danh sách cần theo dõi bởi vì các thành quả cách mạng cần được củng cố và các quyền tự do cần phải được bảo đảm.
Trong danh sách cần theo dõi cũng có ba quốc gia dân chủ là Pháp, Úc và Nam Hàn, vì những nước này đã đề ra những biện pháp có thể gây những hậu quả tiêu cực cho quyền tự do ngôn luận trên mạng. Theo nhận định của Phóng viên không biên giới, trong năm 2010 các mạng xã hội và Internet nói chung đã thật sự trở thành những dụng cụ huy động và chuyển tải thông tin. Nhưng Internet cũng có hai mặt lợi và hại. Trong những nước độc đoán nhất, vì Internet tạo ra một không gian tự do, nên tiềm năng phổ biến rộng rãi các thông tin đã gây khó chịu cho những chế độ độc tài và vô hiệu hóa những phương pháp kiểm duyệt thông thường. Không chỉ được các nhà bất đồng chính kiến sử dụng, Internet cũng là dụng cụ để các chế độ độc đoán quảng bá những luận điểm tuyên truyền chính thức và tăng cường kiểm soát người dân.
Riêng Việt Nam năm nay vẫn nằm trong danh sách các quốc gia kẻ thù của Internet, cùng với những nước như Trung Cộng, Bắc Hàn, Miến Ðiện, Cuba, Iran, Saudi Arabia, Turkmenistan, Uzbekistan, Syria. Trong phần nói về Việt Nam, Phóng viên không biên giới nhận định rằng đã có một đợt đàn áp nặng nề nhắm vào những người hành xử quyền tự do ngôn luận. Ðại hội Ðảng CSVN lần thứ 11 vào tháng Giêng vừa qua đã đánh dấu một thái độ cứng rắn hơn của nhà nước đối với những người chỉ trích chế độ. Các vụ tấn công tin học, phần lớn là dưới hình thức từ chối dịch vụ xảy ra ngày càng nhiều nhằm bịt miệng những tiếng nói đối lập trên mạng. Blogger trở thành một ngành rất nguy hiểm. Phóng viên không biên giới nhắc lại là trong 3 tháng đầu năm 2010, nhà nước đã gia tăng áp lực lên các cộng tác viên của tờ Tổ Quốc, một tờ báo đối lập phát hành trên mạng. Tổ chức này cũng cho biết Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai thế giới về số người sử dụng Internet bị giam giữ vì lý do chính trị, với tổng cộng 18 người đang ngồi tù.
Ngoài ra, vào tháng 4 năm ngoái, Hà Nội đã ra lệnh cho quán cà phê Internet, các đại lý Internet trên toàn quốc phải cài đặt một phần mềm để chặn việc truy cập các trang Web có nội dung chính trị và kiểm soát chặt chẽ hơn người sử dụng Internet. Vào đầu năm, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng cũng ký ban hành Nghị định về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản, có hiệu lực trong tháng hai, với mức phạt lên tới 40 triệu đồng, đối với những phóng viên và blogger vi phạm. Theo nhận định của Phóng viên không biên giới, những biện pháp kiểm soát nói trên phản ánh sự lo ngại của chế độ Hà Nội trước con số ngày càng đông đảo những người sử dụng Internet bày tỏ chính kiến công khai trên mạng, dùng nó như là một phương tiện để bù đắp sự thiếu tự do ngôn luận trong xã hội.
Trong khi đó, trang mạng xã hội Facebook vẫn bị ngăn chặn ở Việt Nam khiến người sử dụng trang mạng này trong nước nhiều tháng nay phải lao đao tìm cách truy cập. Việc chặn Facebook của nhà nước khiến việc truy cập thông tin của người dân trong nước bị hạn chế, mặt khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động tiếp thị, PR và bán hàng đang bắt đầu nở rộ cách đây không lâu trên trang mạng vốn rất phổ biến này ở Việt Nam.
Các con số thống kê về sự phát triển internet và thương mại điện tử ở Việt Nam thời gian gần đây có thể giải thích phần nào sự nở rộ của các dịch vụ quảng cáo và bán hàng trên Facebook tại Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng 24 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn 27% dân số. Con số người Việt Nam có tài khoản tại Facebook ước tính khoảng hơn 2 triệu người.
Theo một con số thống kê được đưa ra bởi công ty nghiên cứu thị trường Cimigo có văn phòng tại Việt Nam, thì doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2009 đã đạt hơn 15 triệu đô la, tăng hơn 71% so với năm trước đó. Tuy nhiên việc nhà nước Cộng sản Việt Nam gia tăng các nỗ lực ngăn cản người sử dụng truy cập trang mạng này trong thời gian gần đây, đã ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động của giới trẻ trên Facebook. Hà Nội lo ngại làn sóng dân chủ từ Tunisia và Ai Cập lan tràn qua Việt Nam.
Facebook chính thức bị chặn tại Việt Nam từ hồi tháng 11 năm 2009, lúc đó có một văn bản đề ngày 27 tháng 8 năm 2009, được các cư dân mạng truyền nhau được cho là từ Tổng cục An ninh, Bộ Công An Việt Nam. Công văn này gửi cho 10 nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam yêu cầu ngăn chặn 8 website có nội dung xấu, trong đó có Facebook. Mặc dù vậy người dùng ở Việt Nam vẫn có thể tiếp tục truy cập được Facebook bằng cách sử dụng proxy không mấy khó khăn.
Nhưng chỉ trước khi đại hội đảng cộng sản Việt Nam diễn ra không lâu, vào khoảng cuối năm 2010, Hà Nội đã gia tăng các nỗ lực chặn Facebook, khiến việc truy cập mạng xã hội này ngày càng thêm khó khăn hơn. Ngoại trưởng Hoa Kỳ là bà Hillary Clinton đã nêu Việt Nam là một trong những nước bị coi là ngăn cản Internet, nhưng Hà Nội đã chối phăng việc này.
(nguồn qua email)

World Day Against Cyber-Censorship: new “Enemies of the Internet” list

Reporters Without Borders has carried out a new survey of online freedom of expression for World Day Against Cyber-Censorship on 12 March.
“One in three of the world’s Internet users does not have access to an unrestricted Internet,” Reporters Without Borders secretary-general Jean-François Julliard said. “Around 60 countries censor the Internet to varying degrees and harass netizens. At least 119 people are currently in prison just for using the Internet to express their views freely. These are disturbing figures.
“The Internet played a crucial role in the recent Tunisian and Egyptian revolutions but more and more governments try to manipulate online information and remove critical content. There is a greater need than ever to defend online free speech and protect cyber-dissidents. This day is also the occasion to pay tribute to the solidarity that Internet users show towards each other.”
Enemies of the Internet
Reporters Without Borders is releasing a 100-page report on the state of online freedom of expression in the 10 countries it has identified as “Enemies of the Internet” and the 16 countries it is keeping “under surveillance” because of their questionable Internet policies. Repressive regimes resort to all sorts of measures to control content, ranging from censorship, jailing cyber-dissidents and circulating massive amounts of propaganda online.
“Tunisia and Egypt have been removed from the list of Enemies of the Internet following the fall of their governments,” Julliard added. “These countries nonetheless remain under surveillance, as does Libya. The gains of these revolutions must be consolidated and the new freedoms must be guaranteed. We have also placed some democracies – including Australia, South Korea and France – under surveillance because of various measures they have taken that could have negative consequences for online free expression and Internet access.”
A dedicated website for the campaign
For World Day Against Cyber-Censorship, Reporters Without Borders has created a dedicated website where Internet users can download a graphic representing the defence of online free expression, view a film made for the occasion by French illustrator Joel Guenoun and consult the map of Internet black holes.
Internet users are urged to circulate this information on social networks, blogs and websites that support imprisoned netizens. They may also use the graphic, which is available in a score of languages (including Chinese, Arabic, Burmese, Turkmen, Farsi and Russian) as an image for their profiles in Facebook, Twitter and other social networks.
2010 – Year of the Internet? Last year saw the Internet and social networks conclusively established as tools for protest, campaigning and circulating information. It also saw a growing tendency for traditional and new media to complement each other, as witnessed not only during the Arab Spring but also in the way WikiLeaks released the leaked US diplomatic cables in coordination with several leading international media.
The Internet continues above all to be a tool, one that can be used for good ends and bad. It creates an area of freedom in the most closed countries. Its potential as a tool for circulating news and information angers dictators and renders traditional censorship methods ineffective. The Internet is used not only by dissidents but also by governments, which employ it to circulate their propaganda and to reinforce surveillance and control of the population.
The Internet strategies pursued nowadays by authoritarian regimes consist not so much of outright blocking as online manipulation and propaganda. Countries such as China, Saudi Arabia and Iran continue to filter out vast amounts of content, reinforcing the filtering at times of tension, but Internet users in these countries continue to learn how to circumvent censorship.
Tunisian blog Nawaat awarded 2011 Netizen Prize
On the eve of the World Day Against Cyber-Censorship, Reporters Without Borders Friday awarded its 2011 Netizen Prize to the founders of a Tunisian blogging group named Nawaat.
The Netizen Prize goes to a Netizen - a blogger, online journalist or cyber-dissident - who has helped to promote freedom of expression on the Internet. The winner receives 2,500 euros in prize money. Google sponsors the annual award.
Nawaat won against finalists from Bahrain, Belarus, Thailand, China and Vietnam. An independent jury of press specialists determined the winner.
Dominique Gerbaud, Reporters Without Borders President, Jean-François Julliard, Reporters Without Borders secretary-general and Google President for Southern and Eastern Europe, Middle East and Africa and Carlo d’Asaro Biondo spoke at the award ceremony in Paris. Doctors Without Borders founder and French Foreign Minister Bernard Kouchner gave the prize to Nawaat’s co-founder Riadh Guerfali (Astrubal) at a ceremony in Paris at the Salon des Miroirs.
Created in 2004, Nawaat.org is an independent collective blog operated by Tunisian bloggers as a platform for all “committed citizens.” It played a crucial role in covering the social and political unrest in Tunisia that began on December 17. Astrubal and Sami Ben Gharbia, two well-known bloggers who post regularly on the site.
The site recently created a special page for the WikiLeaks revelations about Tunisia, and another one about the recent events in Sidi Bouzid, which were not covered in the traditional media. It also warns Internet users about the dangers of being identified online and offers advice about circumventing censorship.
“We are deeply honoured by this prize. It will help to strengthen the citizen journalism that we have been practicing for years at Nawaat, despite all the risks involved”, said Riadh Guerfali. “This award is not only a tribute to Nawaat but to all our fellow journalists who often risk their lives to keep working in countries where freedom of expression is suppressed.”
Google’s President for Southern and Eastern Europe, Middle East and Africa Biondo saluted the Tunisan winners. “We are sponsoring this event and this prize because it defends our company’s core values to make the world’s information universally accessible and useful,” Mr. d’Asaro Biondo said. “Our company is built on the free exchange of information.”
Doctors Without Borders founder and former French Foreign Minister Bernard Kouchner will be a special guest. “Dictatorships define themselves through censorship, press bans and arrests of journalists,” said Mr Kouchner.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét