Mối lo hôm nay đối với người Việt Nam là tham vọng nuốt chửng Việt Nam của Trung quốc. Từng lời nói, từng hành động của các nhà lãnh đạo Trung quốc hiện nay đều nhắm vào hướng này.
Nhưng mộng bành trướng và khống chế Việt Nam của Trung quốc không phải trong thời đại đang vươn mình này của Trung quốc mới có. Đó là giấc mộng ngàn đời, từ thời đại các hoàng đế Trung quốc, qua các triều đại Minh, Nguyên, Thanh. Và gần đây Đặng Tiểu Bình, người được liệt vào bậc anh quân đã có đủ sáng suốt chuyển hướng chính trị đưa Trung quốc ra khỏi trận cuồng phong Mácxít và Maoít cũng là người đã ra lệnh cho hàng chục sư đoàn tiến đánh Việt Nam (2/1979). Và trước đó, Mao Trạch Đông, một nhà đại cách mạng Trung quốc, người được coi là một hoàng đế tân thời của Trung quốc hậu bán thế kỷ 20, người hết lòng giúp đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập cũng đều có sự tính toán để uy hiếp và tối hậu thôn tính Việt Nam.
Người Trung hoa từ ngàn xưa vẫn xem Việt Nam là một phần đất của Trung quốc. Những khẩu hiệu Trung quốc- Việt Nam “núi liền núi, sông liền sông” , “môi hỡ răng lạnh” chỉ là những khẩu hiệu, và mới nhất là châm ngôn 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai.”cũng chỉ là chiêu bài để che đậy những ý đồ có tính lịch sử của Trung quốc.
Cho nên việc giữ nước lâu dài đòi hỏi các vua chúa Việt Nam hay những nhà lãnh đạo Việt Nam nắm vững yếu tính lịch sử đó để có chính sách phòng ngự thích hợp, dù đó là chính sách kinh tế, xã hội hay quốc phòng.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (1930) cho đến năm 1992 nắm vững được yếu tính lịch sử này. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp giành độc lập (1945-1954), thời kỳ xâm lăng miền nam Việt Nam (1960-1975) cũng như sau khi thống nhất Việt Nam các nhà lãnh đạo tại Hà Nội – dù được Trung quốc viện trợ – vẫn luôn luôn cảnh giác ý đồ của Trung quốc.
Nhưng từ năm 1992, do nhu cầu sống còn trước sự sụp đổ của Đông Âu và Liên bang Xô viết, đảng cộng sản Việt Nam trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào Trung quốc và nền an ninh Việt Nam trở nên bị đe dọa. Sự bảo vệ biên giới đất liền, lãnh hải, hải đảo trở nên càng lúc càng yếu ớt.
Trở lại một ít lịch sử bang giao Việt Nam và Trung quốc sau khi Mao Trạch Đông đánh thắng Tưởng Giới Thạch và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949.
Trong cuốn sách mới nhất về Mao Trạch Đông của bà Jung Chang viết chung với ông Jon Halliday nhan đề “Mao: The Unknown Story” (Những Câu Chuyện Chưa Được Tiết Lộ về Mao) (1) bà Jung Chang đã để dành một chương để nói về các ý đồ của Mao đối với Việt Nam (trang 560 -566).
Theo bà Jung Chang, mỗi hành động của Mao đối với Hồ Chí Minh đều có hậu ý. Trung quốc giúp huấn luyện và trang bị quân đội cho ông Hồ trong chiến dịch biên giới (1950) chủ ý là không để cho các thành phần Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bị tảo thanh tại Trung quốc chạy trốn sang Bắc Việt Nam có điều kiện trở lại tấn công Mao (2).
Nhưng đến năm 1954, Việt Nam mới thật sự nghi ngờ Trung quốc trước thái độ tráo trở của Bắc Kinh trong cuộc hội đàm tại Geneve năm 1954.
Năm 1954 Mao phát động chương trình canh tân để biến Trung quốc thành một siêu cường (Superpower Program). Trung quốc cần hiểu biết kỹ thuật và trang thiết bị lúc đó đang bị Tây phương cấm vận. Trung quốc tranh thủ viện trợ của Liên bang Xô viết, nhưng Mao biết chưa đủ nên Mao vận động giải tỏa cấm vận từ Pháp vì Pháp là nước giữ được tính độc lập với Hoa Kỳ nhiều nhất.
Lúc đó Pháp đang lúng túng tại Đông Dương. Ý của Mao là giúp Hồ Chí Minh đẩy Pháp vào chân tường rồi sẽ ra tay gỡ kẹt cho Pháp để đổi lấy điều kiện đòi giúp đỡ kỹ thuật. Tháng 5/1953 khi cuộc chiến tranh Triều Tiên sắp chấm dứt, Trung quốc chuyển sĩ quan và cố vấn sang thẳng biên giới Việt Nam chuẩn bị cho chiến trường Đông Dương mà cao điểm là cuộc chiến thắng có tính quyết định ván bài Việt Nam của trận Điện Biên Phủ tháng 5/1954.
Theo tài liệu của bà Jung Chang, trước khi hội nghị Geneve họp (26/4/1954) Mao đã quyết định sẽ giúp Pháp và tìm một giải pháp nhẹ nhàng cho Pháp chứ không để cho đảng Cộng sản Việt Nam nhân cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ đòi những điều kiện bất lợi cho Pháp. Thống nhất Việt Nam bằng cách đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự, đuổi Pháp một lèo ra khỏi Đông Dương là một trong những chương trình của đảng Cộng sản Việt Nam .
Ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ. Ngày 17/5 chính phủ Pháp sụp đổ. Theo kế hoạch của Mao sẽ dùng chiến trường Việt Nam đổi chác với Pháp, ngày 23/5 thủ tướng Chu Ân Lai gặp riêng tân thủ tướng Pháp Mendes France tại Geneve và đưa ra món hàng đổi chác. Phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam do thủ tướng Phạm Văn Đồng cầm đầu hoàn toàn không hay biết sự đối chác này.
TT Phạm văn Đồng đưa ra một chương trình ở thế mạnh gồm chấm dứt chiến tranh, Pháp rút ra khỏi Đông Dương, thành lập Liên bang Đông Dương Việt Miên Lào, và không đồng ý chia cắt Việt Nam như gợi ý của phái đoàn Chu Ân Lai.
Ông Đồng nghĩ rằng quân đội Cộng sản Việt Nam đang làm chủ chiến trường Bắc Việt, và đã kiểm soát một khu rộng lớn tại miền Nam Trung bộ và Nam bộ nên không có lý do gì chấp nhận giải pháp chia cắt. Mặt khác với sự mất tinh thần của quân đội Pháp sau trận Điện Biên Phủ và thời gian hứa hẹn của thủ tướng Mendes France (3), Hà Nội có thể đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự là đủ buộc đối phương phải nhượng bộ chấp nhận chương trình của Hà Nội.
Tuy nhiên Chu Ân Lai chỉ trích chương trình của Phạm Văn Đồng và vừa áp lực vừa dọa rằng nếu Hà Nội tiếp tục thừa thắng tấn công đẩy Pháp vào chân tường, Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc có thể nhập cuộc như đã xẩy ra tại Triều Tiên. Chu Ân Lai cho biết nếu Hà Nội không ký một bản hiệp ước tạm thời chia cắt Việt Nam thì đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải tự lực chiến đấu, Trung quốc không có điều kiện để tiếp tục giúp đỡ (4).
Chủ Tịch Hồ biết không thể làm ngược lại ý của Trung quốc vì khi đó VN đang ở thế kẹt với họ, hơn nữa Hồ Chí Minh cũng không muốn thấy cuộc chiến tranh Việt Nam biến thành một trận chiến tranh Triều Tiên thứ hai nên Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký Hiệp định hòa bình chấm dứt chiến tranh và chia đôi Việt Nam qua vĩ tuyến 17. Theo các nhân chứng tại Geneve, Phạm Văn Đồng đã khóc mà tuân lệnh Hồ Chí Minh. Chọn vĩ tuyến 17 thay vì vĩ tuyến 16 là một món quà “phụ thêm” của Trung quốc tặng cho Pháp vì quốc lộ số 9 nối liền Lào với biển nằm giữa vĩ tuyến 16 & 17.
Mối nghi ngờ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc nẩy mầm từ đó.
Đầu năm 1965, khi Brezhnev bắt đầu chương trình tăng viện trang bi nặng cho đảng Cộng sản Việt Nam như súng phòng không và hỏa tiễn để chống cuộc không tập của không quân Hoa Kỳ vào miền Bắc Việt Nam, Mao thuyết phục Brezhnev nên dành tài nguyên đó để đương đầu phía Âu châu hơn là giúp Việt Nam. Mặt khác Mao thuyết phục Hồ Chí Minh chớ nên quá lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa. Chu Ân Lai - suy bụng ta ra bụng người - từng nói với Phạm Văn Đồng rằng: “Các anh không nên nhận viện trợ của Liên bang Xô viết … Liên bang Xô viết giúp các anh chỉ để tạo điều kiện thương thuyết làm hòa với Hoa Kỳ thôi.”
Trong khi đó Mao nỗ lực o bế Hồ Chí Minh. Mao cho đổ vào Việt Nam tiền bạc và hằng ngàn tấn vật liệu và vũ khí nhẹ cùng với 130.000 binh sĩ để giúp điều khiển súng phòng không và bảo trì hệ thống lưu thông chống cuộc oanh tạc của Hoa Kỳ. Theo bà Jung Chang, Trung quốc còn dùng mỹ nhân kế giới thiệu một thiếu phụ trẻ đẹp làm vợ Hồ Chí Minh, nhưng Chủ Tịch Hồ từ chối không nhận.
Ngày 31/3/1968 khi tổng thống Johnson tuyên bố không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 2 (11/1968) và đề nghị thương thuyết, Trung quốc khuyên Hà Nội đừng nhận lời, nhưng Hà Nội vốn nghi ngờ thiện chí của Trung quốc đã nhất định đi tới và ngày 3/4/68 tuyên bố nhận lời đề nghị của tổng thống Johnson.
Khi cuộc thương thuyết tại Paris bắt đầu. Chu Ân Lai nói với Hà Nội rằng Trung quốc có nhiều kinh nghiệm thương thuyết với Hoa Kỳ nên Hà Nội cần cố vấn của Trung quốc trong phái đoàn thương thuyết, nhưng Hà Nội tư chối. Để trả đũa Trung quốc tìm cớ ngăn cản sự chuyển vận vật liệu chiến tranh cho Bắc Việt (của Trung quốc và của Nga chở qua đường Trung quốc) và cắt đứt các cuộc dàn xếp viện trợ tương lai. Hà Nội được yêu cầu đừng gởi phái đoàn thương thuyết viện trợ dự tính đi Bắc Kinh tháng 10/1968.
Dù bị Trung quốc làm khó khăn Hà Nội vẫn không để cho Trung quốc nắm cuộc thương thuyết tại Paris .
Đòn hiểm độc của Mao
Không dùng viện trợ uy hiếp được Bắc Việt, Mao dùng phương pháp gián tiếp. Mao thành lập một đảng Cộng sản Cambốt lấy tên là Khmer Đỏ do Polpot cầm đầu, vừa chống Sihanouk vừa chống Việt Nam, và năm 1967 Mao định đảo chánh lật đổ Sihanouk để thiết lập một chế độ thân Trung quốc tại đó nhưng không thành.
Cơ hội tới khi Lonol (với sự tổ chức của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA) đảo chánh lật đổ Sihanouk ngày 18/3/1970. Mao vội vàng đưa Sihanouk sang Bắc Kinh và thuyết phục Việt Nam phối hợp với Sihanouk thành lập một mặt trận Đông Dương chung chống Mỹ (lẽ dĩ nhiên) dưới sự lèo lái của Trung quốc.
Chính sách của Mao đối với Hà Nội thống nhất ở chỗ tạo trở ngại không cho Việt Nam thống nhất và ngăn cản không để Việt Nam tạo ảnh hưởng tại hai nước Miên, Lào. Ngay cả Mặt Trận Giải Phóng miền Nam do Hà Nội nặn ra do nhu cầu chính trị xâm lấn miền Nam , Trung quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội ve vuốt, mua chuộc để tách Mặt Trận này ra khỏi ảnh hưởng của Hà Nội.
Chính sách trước sau của Trung quốc là không để cho Việt Nam trong bất cứ trường hợp nào trở thành một quốc gia thống nhất và hùng mạnh .
Trong thời kỳ chiến tranh (chống Pháp 1946-1954), và xâm lấn miền Nam (1960-1975) Hà Nội dùng chính sách đi dây giữa Trung quốc và Liên bang Xô viết để bảo đảm nguồn viện trợ quân sự và kinh tế, nhưng sau khi thống nhất Việt Nam (1975), Hà Nội bắt đầu có thái độ độc lập hơn với Trung quốc.
Để giải tỏa gọng kềm của Trung quốc chọc từ phía Cam bốt, tháng 12/1978 Hà Nội tấn công lật đổ chế độ Polpot thân Trung quốc. Hậu quả là cuộc tấn công trả đũa của Trung quốc qua biên giới phía Bắc tháng 2/1979.
Hà Nội cũng chứng tỏ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung quốc vẫn thường tuyên bố là thuộc Trung quốc. Khi Hà Nội đẩy mạnh cuộc tấn công trên bộ chiếm miền Nam năm 1975 Hà Nội đã cho các đơn vị hải quân ra trú đóng tại một số đảo quan trọng trong quần đảo Trường Sa để chận trước sự “xí phần” của Trung quốc. Sự hiện điện của quân đội Cộng sản Hà Nội tại các đảo Trường Sa là điều làm cho Trung quốc rất khó chịu và đã dẫn đến cuộc đụng độ tại Trường Sa năm 1988 làm cho hơn 80 chiến sĩ hải quân Việt Nam tử trận.
Các diễn biến trên chứng tỏ rằng cho đến năm 1992 dù bị áp lực nhiều phía của Trung quốc các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố gắng thực hiện truyền thống bảo vệ tổ quốc trước cuộc xâm lấn không mệt mỏi của Trung quốc.
Nhưng vào năm 1992 tình hình thế giới chuyển biến đột ngột. Liên bang Xô viết sụp đổ và Hoa Kỳ đã rút ra khỏi vùng Thái Bình Dương trong khi Trung quốc trở nên lớn mạnh về cả hai mặt quân sự và kinh tế. Hà Nội trước sự đe dọa sụp đổ đã phải nhờ cậy vào Trung quốc để sống còn nên mất tư thế của một nước có chủ quyền đối với Trung quốc.
Hình như các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không đủ bản lãnh để hoạch định một chính sách giữ nước trong những điều kiện mới. Và từ sự thiếu vắng chính sách và nhân sự lãnh đạo vững vàng là một chuổi dài thua thiệt và nhượng bộ.
Hà Nội phải ký hai Hiệp ước đất liền (1999) và biển (2000) với những điều khoản bất lợi cho Việt Nam . Mất thêm đất trong vùng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, và nhiều chục ngàn hải lý rộng trong vịnh Bắc Việt. Vùng đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc Việt và ngoài khơi biển Nam Hải bị hạn chế do chính sách “gunboat” của Trung quốc. Ảnh hưởng của Việt Nam đối với hai nước láng giềng Cam Bốt và Lào dần dần bị thu hẹp. Trung quốc đã thả hai gọng kềm hai bên hông Việt Nam , một bên là Lào nay hoàn toàn tùng phục
Trung quốc, một bên là căn cứ tàu ngầm tại cực nam đảo Hải Nam . Tương lai của Việt Nam còn lệ thuộc vào nguồn dầu hỏa trên biển Đông thì Việt Nam hiện nay cũng không có điều kiện khai thác. Nỗ lực khai thác qua việc ký giao kèo tìm dầu khí với công ty BP của Anh (2007) và ExxonMobil của Mỹ (2008) không thành trước áp lực của Trung quốc.
Việt Nam hình như đang mất sự tự do tối thiểu của một quốc gia độc lập.
Ngư dân bị tàu Trung quốc bắn chết (1/2005) trong Vịnh Bắc Việt Hà Nội không dám lên tiếng công khai phản đối và đòi bồi thường.
Trung quốc lấy đất của Việt Nam ghép vào quận huyện của Trung quốc (12/2007) Hà Nội không dám để cho nhân dân biểu tình bày tỏ sự phản đối .
Và năm nay, kỷ niệm 30 năm trận chiến bảo vệ biên giới năm 1979, báo chí Hà Nội không được viết lách tự do ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Và làm lễ chào mừng các chiến sĩ đang trú đóng tại Trường Sa mà báo chí và các cơ sở truyền thông do chính phủ kiểm soát không loan tin… Và còn nữa!
Vậy phải làm gì?
Phát huy nội lực và liên kết với đồng minh là sách lược ngàn đời để cứu nước.
Liên kết với ai? Nếu không phải với Hoa Kỳ, Úc châu, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên bang Nga, Liên hiệp Âu châu, Hiệp Hội Asean trong đó có trọng lượng nhất là Hoa Kỳ. Nhưng chính Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng kinh tế và trong kế hoạch chấn hưng kinh tế Hoa Kỳ cũng đang nhờ sự hợp tác tài chánh của Trung quốc. Trung quốc đã không ngần ngại cho biết thế yếu của Hoa Kỳ và cảnh giác Hoa Kỳ chớ quá nóng vội giúp đỡ Việt Nam .
Bà Hillary Clinton tân bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên đến Trung quốc (2/2009) đã lỡ lời “thỉnh cầu” Trung quốc mua trái phiếu quốc gia của Hoa Kỳ để cùng có lợi chung thì liền ngay sau đó Trung quốc cho tàu chiến nghênh tàu của Hoa Kỳ trong biển Đông trong một vùng biển được hiểu là hải phận quốc tế. Để áp lực Hoa Kỳ nhượng bộ trên biển Đông, thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng nhắc khéo rằng “không biết trái phiếu Trung quốc đang mua của Hoa Kỳ có bảo đảm không?”
Vậy chỉ còn phát huy nội lực là chính. Và phát huy nội lực đòi hỏi sự đoàn kết của toàn dân sau lưng người cầm quyền.
Chính sách từ Mao, đến Đặng Tiểu Bình, rồi nay đến Hồ Cẩm Đào trước sau vẫn là khống chế Việt Nam . Và trong chiến lược lâu dài đương đầu với Hoa Kỳ để giành quyền bá chủ, Trung quốc sẽ phải chủ động mở con đường về phía nam trước. Bất cứ gì trên con đường tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều phải được thôn tính.
Việt Nam ở ngay trên con đường tiến của Trung quốc. Chừng nào thì những người lãnh đạo tại Hà Nội nhận thức được mối nguy mất nước để đoàn kết quốc dân cùng cứu nước? Chừng nào thì người dân Việt Nam mới hiểu và ý thức sâu sắc được mối hiểm nguy đối với tổ quốc xuất phát từ đâu ?
Nhưng mộng bành trướng và khống chế Việt Nam của Trung quốc không phải trong thời đại đang vươn mình này của Trung quốc mới có. Đó là giấc mộng ngàn đời, từ thời đại các hoàng đế Trung quốc, qua các triều đại Minh, Nguyên, Thanh. Và gần đây Đặng Tiểu Bình, người được liệt vào bậc anh quân đã có đủ sáng suốt chuyển hướng chính trị đưa Trung quốc ra khỏi trận cuồng phong Mácxít và Maoít cũng là người đã ra lệnh cho hàng chục sư đoàn tiến đánh Việt Nam (2/1979). Và trước đó, Mao Trạch Đông, một nhà đại cách mạng Trung quốc, người được coi là một hoàng đế tân thời của Trung quốc hậu bán thế kỷ 20, người hết lòng giúp đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Pháp giành độc lập cũng đều có sự tính toán để uy hiếp và tối hậu thôn tính Việt Nam.
Người Trung hoa từ ngàn xưa vẫn xem Việt Nam là một phần đất của Trung quốc. Những khẩu hiệu Trung quốc- Việt Nam “núi liền núi, sông liền sông” , “môi hỡ răng lạnh” chỉ là những khẩu hiệu, và mới nhất là châm ngôn 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai.”cũng chỉ là chiêu bài để che đậy những ý đồ có tính lịch sử của Trung quốc.
Cho nên việc giữ nước lâu dài đòi hỏi các vua chúa Việt Nam hay những nhà lãnh đạo Việt Nam nắm vững yếu tính lịch sử đó để có chính sách phòng ngự thích hợp, dù đó là chính sách kinh tế, xã hội hay quốc phòng.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (1930) cho đến năm 1992 nắm vững được yếu tính lịch sử này. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp giành độc lập (1945-1954), thời kỳ xâm lăng miền nam Việt Nam (1960-1975) cũng như sau khi thống nhất Việt Nam các nhà lãnh đạo tại Hà Nội – dù được Trung quốc viện trợ – vẫn luôn luôn cảnh giác ý đồ của Trung quốc.
Nhưng từ năm 1992, do nhu cầu sống còn trước sự sụp đổ của Đông Âu và Liên bang Xô viết, đảng cộng sản Việt Nam trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào Trung quốc và nền an ninh Việt Nam trở nên bị đe dọa. Sự bảo vệ biên giới đất liền, lãnh hải, hải đảo trở nên càng lúc càng yếu ớt.
Trở lại một ít lịch sử bang giao Việt Nam và Trung quốc sau khi Mao Trạch Đông đánh thắng Tưởng Giới Thạch và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1949.
Trong cuốn sách mới nhất về Mao Trạch Đông của bà Jung Chang viết chung với ông Jon Halliday nhan đề “Mao: The Unknown Story” (Những Câu Chuyện Chưa Được Tiết Lộ về Mao) (1) bà Jung Chang đã để dành một chương để nói về các ý đồ của Mao đối với Việt Nam (trang 560 -566).
Theo bà Jung Chang, mỗi hành động của Mao đối với Hồ Chí Minh đều có hậu ý. Trung quốc giúp huấn luyện và trang bị quân đội cho ông Hồ trong chiến dịch biên giới (1950) chủ ý là không để cho các thành phần Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bị tảo thanh tại Trung quốc chạy trốn sang Bắc Việt Nam có điều kiện trở lại tấn công Mao (2).
Nhưng đến năm 1954, Việt Nam mới thật sự nghi ngờ Trung quốc trước thái độ tráo trở của Bắc Kinh trong cuộc hội đàm tại Geneve năm 1954.
Năm 1954 Mao phát động chương trình canh tân để biến Trung quốc thành một siêu cường (Superpower Program). Trung quốc cần hiểu biết kỹ thuật và trang thiết bị lúc đó đang bị Tây phương cấm vận. Trung quốc tranh thủ viện trợ của Liên bang Xô viết, nhưng Mao biết chưa đủ nên Mao vận động giải tỏa cấm vận từ Pháp vì Pháp là nước giữ được tính độc lập với Hoa Kỳ nhiều nhất.
Lúc đó Pháp đang lúng túng tại Đông Dương. Ý của Mao là giúp Hồ Chí Minh đẩy Pháp vào chân tường rồi sẽ ra tay gỡ kẹt cho Pháp để đổi lấy điều kiện đòi giúp đỡ kỹ thuật. Tháng 5/1953 khi cuộc chiến tranh Triều Tiên sắp chấm dứt, Trung quốc chuyển sĩ quan và cố vấn sang thẳng biên giới Việt Nam chuẩn bị cho chiến trường Đông Dương mà cao điểm là cuộc chiến thắng có tính quyết định ván bài Việt Nam của trận Điện Biên Phủ tháng 5/1954.
Theo tài liệu của bà Jung Chang, trước khi hội nghị Geneve họp (26/4/1954) Mao đã quyết định sẽ giúp Pháp và tìm một giải pháp nhẹ nhàng cho Pháp chứ không để cho đảng Cộng sản Việt Nam nhân cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ đòi những điều kiện bất lợi cho Pháp. Thống nhất Việt Nam bằng cách đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự, đuổi Pháp một lèo ra khỏi Đông Dương là một trong những chương trình của đảng Cộng sản Việt Nam .
Ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ. Ngày 17/5 chính phủ Pháp sụp đổ. Theo kế hoạch của Mao sẽ dùng chiến trường Việt Nam đổi chác với Pháp, ngày 23/5 thủ tướng Chu Ân Lai gặp riêng tân thủ tướng Pháp Mendes France tại Geneve và đưa ra món hàng đổi chác. Phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam do thủ tướng Phạm Văn Đồng cầm đầu hoàn toàn không hay biết sự đối chác này.
TT Phạm văn Đồng đưa ra một chương trình ở thế mạnh gồm chấm dứt chiến tranh, Pháp rút ra khỏi Đông Dương, thành lập Liên bang Đông Dương Việt Miên Lào, và không đồng ý chia cắt Việt Nam như gợi ý của phái đoàn Chu Ân Lai.
Ông Đồng nghĩ rằng quân đội Cộng sản Việt Nam đang làm chủ chiến trường Bắc Việt, và đã kiểm soát một khu rộng lớn tại miền Nam Trung bộ và Nam bộ nên không có lý do gì chấp nhận giải pháp chia cắt. Mặt khác với sự mất tinh thần của quân đội Pháp sau trận Điện Biên Phủ và thời gian hứa hẹn của thủ tướng Mendes France (3), Hà Nội có thể đẩy mạnh các cuộc tấn công quân sự là đủ buộc đối phương phải nhượng bộ chấp nhận chương trình của Hà Nội.
Tuy nhiên Chu Ân Lai chỉ trích chương trình của Phạm Văn Đồng và vừa áp lực vừa dọa rằng nếu Hà Nội tiếp tục thừa thắng tấn công đẩy Pháp vào chân tường, Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc có thể nhập cuộc như đã xẩy ra tại Triều Tiên. Chu Ân Lai cho biết nếu Hà Nội không ký một bản hiệp ước tạm thời chia cắt Việt Nam thì đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải tự lực chiến đấu, Trung quốc không có điều kiện để tiếp tục giúp đỡ (4).
Chủ Tịch Hồ biết không thể làm ngược lại ý của Trung quốc vì khi đó VN đang ở thế kẹt với họ, hơn nữa Hồ Chí Minh cũng không muốn thấy cuộc chiến tranh Việt Nam biến thành một trận chiến tranh Triều Tiên thứ hai nên Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký Hiệp định hòa bình chấm dứt chiến tranh và chia đôi Việt Nam qua vĩ tuyến 17. Theo các nhân chứng tại Geneve, Phạm Văn Đồng đã khóc mà tuân lệnh Hồ Chí Minh. Chọn vĩ tuyến 17 thay vì vĩ tuyến 16 là một món quà “phụ thêm” của Trung quốc tặng cho Pháp vì quốc lộ số 9 nối liền Lào với biển nằm giữa vĩ tuyến 16 & 17.
Mối nghi ngờ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc nẩy mầm từ đó.
Đầu năm 1965, khi Brezhnev bắt đầu chương trình tăng viện trang bi nặng cho đảng Cộng sản Việt Nam như súng phòng không và hỏa tiễn để chống cuộc không tập của không quân Hoa Kỳ vào miền Bắc Việt Nam, Mao thuyết phục Brezhnev nên dành tài nguyên đó để đương đầu phía Âu châu hơn là giúp Việt Nam. Mặt khác Mao thuyết phục Hồ Chí Minh chớ nên quá lệ thuộc vào Mạc Tư Khoa. Chu Ân Lai - suy bụng ta ra bụng người - từng nói với Phạm Văn Đồng rằng: “Các anh không nên nhận viện trợ của Liên bang Xô viết … Liên bang Xô viết giúp các anh chỉ để tạo điều kiện thương thuyết làm hòa với Hoa Kỳ thôi.”
Trong khi đó Mao nỗ lực o bế Hồ Chí Minh. Mao cho đổ vào Việt Nam tiền bạc và hằng ngàn tấn vật liệu và vũ khí nhẹ cùng với 130.000 binh sĩ để giúp điều khiển súng phòng không và bảo trì hệ thống lưu thông chống cuộc oanh tạc của Hoa Kỳ. Theo bà Jung Chang, Trung quốc còn dùng mỹ nhân kế giới thiệu một thiếu phụ trẻ đẹp làm vợ Hồ Chí Minh, nhưng Chủ Tịch Hồ từ chối không nhận.
Ngày 31/3/1968 khi tổng thống Johnson tuyên bố không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 2 (11/1968) và đề nghị thương thuyết, Trung quốc khuyên Hà Nội đừng nhận lời, nhưng Hà Nội vốn nghi ngờ thiện chí của Trung quốc đã nhất định đi tới và ngày 3/4/68 tuyên bố nhận lời đề nghị của tổng thống Johnson.
Khi cuộc thương thuyết tại Paris bắt đầu. Chu Ân Lai nói với Hà Nội rằng Trung quốc có nhiều kinh nghiệm thương thuyết với Hoa Kỳ nên Hà Nội cần cố vấn của Trung quốc trong phái đoàn thương thuyết, nhưng Hà Nội tư chối. Để trả đũa Trung quốc tìm cớ ngăn cản sự chuyển vận vật liệu chiến tranh cho Bắc Việt (của Trung quốc và của Nga chở qua đường Trung quốc) và cắt đứt các cuộc dàn xếp viện trợ tương lai. Hà Nội được yêu cầu đừng gởi phái đoàn thương thuyết viện trợ dự tính đi Bắc Kinh tháng 10/1968.
Dù bị Trung quốc làm khó khăn Hà Nội vẫn không để cho Trung quốc nắm cuộc thương thuyết tại Paris .
Đòn hiểm độc của Mao
Không dùng viện trợ uy hiếp được Bắc Việt, Mao dùng phương pháp gián tiếp. Mao thành lập một đảng Cộng sản Cambốt lấy tên là Khmer Đỏ do Polpot cầm đầu, vừa chống Sihanouk vừa chống Việt Nam, và năm 1967 Mao định đảo chánh lật đổ Sihanouk để thiết lập một chế độ thân Trung quốc tại đó nhưng không thành.
Cơ hội tới khi Lonol (với sự tổ chức của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA) đảo chánh lật đổ Sihanouk ngày 18/3/1970. Mao vội vàng đưa Sihanouk sang Bắc Kinh và thuyết phục Việt Nam phối hợp với Sihanouk thành lập một mặt trận Đông Dương chung chống Mỹ (lẽ dĩ nhiên) dưới sự lèo lái của Trung quốc.
Chính sách của Mao đối với Hà Nội thống nhất ở chỗ tạo trở ngại không cho Việt Nam thống nhất và ngăn cản không để Việt Nam tạo ảnh hưởng tại hai nước Miên, Lào. Ngay cả Mặt Trận Giải Phóng miền Nam do Hà Nội nặn ra do nhu cầu chính trị xâm lấn miền Nam , Trung quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội ve vuốt, mua chuộc để tách Mặt Trận này ra khỏi ảnh hưởng của Hà Nội.
Chính sách trước sau của Trung quốc là không để cho Việt Nam trong bất cứ trường hợp nào trở thành một quốc gia thống nhất và hùng mạnh .
Trong thời kỳ chiến tranh (chống Pháp 1946-1954), và xâm lấn miền Nam (1960-1975) Hà Nội dùng chính sách đi dây giữa Trung quốc và Liên bang Xô viết để bảo đảm nguồn viện trợ quân sự và kinh tế, nhưng sau khi thống nhất Việt Nam (1975), Hà Nội bắt đầu có thái độ độc lập hơn với Trung quốc.
Để giải tỏa gọng kềm của Trung quốc chọc từ phía Cam bốt, tháng 12/1978 Hà Nội tấn công lật đổ chế độ Polpot thân Trung quốc. Hậu quả là cuộc tấn công trả đũa của Trung quốc qua biên giới phía Bắc tháng 2/1979.
Hà Nội cũng chứng tỏ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung quốc vẫn thường tuyên bố là thuộc Trung quốc. Khi Hà Nội đẩy mạnh cuộc tấn công trên bộ chiếm miền Nam năm 1975 Hà Nội đã cho các đơn vị hải quân ra trú đóng tại một số đảo quan trọng trong quần đảo Trường Sa để chận trước sự “xí phần” của Trung quốc. Sự hiện điện của quân đội Cộng sản Hà Nội tại các đảo Trường Sa là điều làm cho Trung quốc rất khó chịu và đã dẫn đến cuộc đụng độ tại Trường Sa năm 1988 làm cho hơn 80 chiến sĩ hải quân Việt Nam tử trận.
Các diễn biến trên chứng tỏ rằng cho đến năm 1992 dù bị áp lực nhiều phía của Trung quốc các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cố gắng thực hiện truyền thống bảo vệ tổ quốc trước cuộc xâm lấn không mệt mỏi của Trung quốc.
Nhưng vào năm 1992 tình hình thế giới chuyển biến đột ngột. Liên bang Xô viết sụp đổ và Hoa Kỳ đã rút ra khỏi vùng Thái Bình Dương trong khi Trung quốc trở nên lớn mạnh về cả hai mặt quân sự và kinh tế. Hà Nội trước sự đe dọa sụp đổ đã phải nhờ cậy vào Trung quốc để sống còn nên mất tư thế của một nước có chủ quyền đối với Trung quốc.
Hình như các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay không đủ bản lãnh để hoạch định một chính sách giữ nước trong những điều kiện mới. Và từ sự thiếu vắng chính sách và nhân sự lãnh đạo vững vàng là một chuổi dài thua thiệt và nhượng bộ.
Hà Nội phải ký hai Hiệp ước đất liền (1999) và biển (2000) với những điều khoản bất lợi cho Việt Nam . Mất thêm đất trong vùng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, và nhiều chục ngàn hải lý rộng trong vịnh Bắc Việt. Vùng đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc Việt và ngoài khơi biển Nam Hải bị hạn chế do chính sách “gunboat” của Trung quốc. Ảnh hưởng của Việt Nam đối với hai nước láng giềng Cam Bốt và Lào dần dần bị thu hẹp. Trung quốc đã thả hai gọng kềm hai bên hông Việt Nam , một bên là Lào nay hoàn toàn tùng phục
Trung quốc, một bên là căn cứ tàu ngầm tại cực nam đảo Hải Nam . Tương lai của Việt Nam còn lệ thuộc vào nguồn dầu hỏa trên biển Đông thì Việt Nam hiện nay cũng không có điều kiện khai thác. Nỗ lực khai thác qua việc ký giao kèo tìm dầu khí với công ty BP của Anh (2007) và ExxonMobil của Mỹ (2008) không thành trước áp lực của Trung quốc.
Việt Nam hình như đang mất sự tự do tối thiểu của một quốc gia độc lập.
Ngư dân bị tàu Trung quốc bắn chết (1/2005) trong Vịnh Bắc Việt Hà Nội không dám lên tiếng công khai phản đối và đòi bồi thường.
Trung quốc lấy đất của Việt Nam ghép vào quận huyện của Trung quốc (12/2007) Hà Nội không dám để cho nhân dân biểu tình bày tỏ sự phản đối .
Và năm nay, kỷ niệm 30 năm trận chiến bảo vệ biên giới năm 1979, báo chí Hà Nội không được viết lách tự do ca ngợi các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Và làm lễ chào mừng các chiến sĩ đang trú đóng tại Trường Sa mà báo chí và các cơ sở truyền thông do chính phủ kiểm soát không loan tin… Và còn nữa!
Vậy phải làm gì?
Phát huy nội lực và liên kết với đồng minh là sách lược ngàn đời để cứu nước.
Liên kết với ai? Nếu không phải với Hoa Kỳ, Úc châu, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên bang Nga, Liên hiệp Âu châu, Hiệp Hội Asean trong đó có trọng lượng nhất là Hoa Kỳ. Nhưng chính Hoa Kỳ cũng đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng kinh tế và trong kế hoạch chấn hưng kinh tế Hoa Kỳ cũng đang nhờ sự hợp tác tài chánh của Trung quốc. Trung quốc đã không ngần ngại cho biết thế yếu của Hoa Kỳ và cảnh giác Hoa Kỳ chớ quá nóng vội giúp đỡ Việt Nam .
Bà Hillary Clinton tân bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến công du đầu tiên đến Trung quốc (2/2009) đã lỡ lời “thỉnh cầu” Trung quốc mua trái phiếu quốc gia của Hoa Kỳ để cùng có lợi chung thì liền ngay sau đó Trung quốc cho tàu chiến nghênh tàu của Hoa Kỳ trong biển Đông trong một vùng biển được hiểu là hải phận quốc tế. Để áp lực Hoa Kỳ nhượng bộ trên biển Đông, thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng nhắc khéo rằng “không biết trái phiếu Trung quốc đang mua của Hoa Kỳ có bảo đảm không?”
Vậy chỉ còn phát huy nội lực là chính. Và phát huy nội lực đòi hỏi sự đoàn kết của toàn dân sau lưng người cầm quyền.
Chính sách từ Mao, đến Đặng Tiểu Bình, rồi nay đến Hồ Cẩm Đào trước sau vẫn là khống chế Việt Nam . Và trong chiến lược lâu dài đương đầu với Hoa Kỳ để giành quyền bá chủ, Trung quốc sẽ phải chủ động mở con đường về phía nam trước. Bất cứ gì trên con đường tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều phải được thôn tính.
Việt Nam ở ngay trên con đường tiến của Trung quốc. Chừng nào thì những người lãnh đạo tại Hà Nội nhận thức được mối nguy mất nước để đoàn kết quốc dân cùng cứu nước? Chừng nào thì người dân Việt Nam mới hiểu và ý thức sâu sắc được mối hiểm nguy đối với tổ quốc xuất phát từ đâu ?
Trần Bình Nam
March 19, 2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét