Thời Lĩnh Nam thì những vị sau đây là có thật, nghiã là có đền thờ hay trong truyền thuyết có nhắc đến : Đào Kỳ, Hoàng Thiều Hoa, Đào Nghi Sơn, Đào Biện Sơn, Quách Lãng, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương, Nghiêm Sơn, Nguyễn Tam Trinh, Cao Cảnh Sơn, Nhâm Diên, Tích Quang, Chu Bá và phu nhân là Lê Thị Hảo ... Tô Định, Nguyễn Trát, Nguyễn Thánh Thiên, Vũ Công Chất, Vũ Trinh Thục, Phan Đông Bảng, Trương Thủy Hải, Trương Đằng Giang, Trần Khổng Chúng, Nguyễn Phương Dung, Đào Thế Hùng, Đào Phương Dung, Đào Hiển Hiệu, Đào Quý Minh, Lê Chân, Phùng Vĩnh Hoa, Đàm Ngọc Nga, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đặng Thi Sách, Nguyễn Quý Lan, Đinh Công Minh, Lê Ngọc Trinh, Trần Năng, Hùng Bảo, Hùng Trọng, Trần Hầu, Đinh Công Thắng, Đinh Công Dũng, Đinh Công Hùng, Hồ Đề, Hồ Hác, Hồ Công An, Nguyễn Anh, Nguyễn Hùng, Nguyễn Hào, Nguyễn Kiệt ...
Còn những nhân vật sau đây thì có thể là do Tác giả hư cấu ra hay chưa xác định là có thực hay không ? Đó là các các vị : Đào Thế Kiệt, Đinh Đại, Đinh Xuân Hoa, Phạm Bách, Nguyễn Giao Chi, Nguyễn Nhân Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Lê Đạo Sinh, Hoàng Đức, Lê Đức Hiệp, Dương Hiền, Chu Khải, Nguyễn Tường Loan, Vũ Hỷ, Vũ Phương Anh, Nguyễn Phan, Đặng Thi Kế, Mai Huyền Sương, Hoàng Đức Tiết, Lê Nghĩa Nam, Lục Mạnh Tân, Lê Hương Lan, Chu Tường Quy, Hoàng Minh Châu, Chu Thổ Quan ... Trần Cảnh Trung, Lưu Chương, Trương Thanh, Trương Minh Đức, Đinh Hồng Thanh, Tô Phương, Ngũ Phương Thần Kiếm ...
Sau đây là những di tích của các anh hùng, đến nay vẫn còn :
1. Đào Kỳ (17-43):
Ngài sinh vào niên hiệu Thiên Phụng thứ 4 đời Vương Mãng, nhằm năm Đinh Sửu, tháng 6, ngày 24, giờ Tý. Tuẫn quốc ngày 15 tháng 8 năm Quí Mão. Trước 1945 gần như các tỉnh vùng trung châu Bắc Việt cho tới Thanh Hóa đều có đền thờ ngài và phu nhân là Nguyễn Phương Dung. Hiện nay chỉ còn đền thờ tại Lộc Hà, Hội Phụ, Lê Xá, Thị Thôn và Đông Trù phía bắc sông Đuống thuộc huyện Đông Ngàn, Hà Nội. Đây là cặp anh hùng kỳ lạ nhất thời Lĩnh Nam, võ công, mưu lược đều giỏi.
Đền thờ hai ngài là một thắng tích để những người yêu nước đến thăm viếng, lễ bái. Trai thanh gái lịch, những cặp tình nhân cũng viến đền thờ một cặp trai tài gái sắc thời Lĩnh Nam. Tại đền thờ có rất nhiều thơ phú, câu đối để ca tụng hai ngài. Chúng tôi ghi chú dưới đây một vài câu:
Sinh vi lương tướng, tử vi thần
Vạn cổ cương thường, hệ thử nhân
Loa địa song đôi thu nguyệt ảnh
Anh hùng liệt nữ tướng quân phần
Dịch nghĩa:
Sống làm tướng giỏi, chết làm thần
Muôn thuở cương thường nặng tấm thân
Nấm mộ Loa Thành, trăng chiếu tỏ
Anh hùng liệt nữ mộ tướng quân.
Câu đối:
Giao Chỉ, tượng thành công, dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương, mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.
Dịch nghĩa:
Voi đất Giao Chỉ đã thành công, tướng giỏi đã thu được hơn 60 thành.
Ngựa Đô Dương vì chậm bước, muôn ngàn năm sau, thần vẫn thiêng.
Về Đô Dương và Chu Bá xem các hồi sau sẽ nói đến.
Câu đối khác:
Vị lý Phục Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận.
Bất ly Tiên Trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.
Dịch nghĩa:
Chưa bọc xác Phục Ba, cạnh xe loan còn vang uất hận.
Chẳng rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ Loa vẫn vọng âm thanh.
2. Hoàng Thiều Hoa:
Bà sinh năm 11 sau Tây Lịch, nhằm năm Tân Mùi tức niên hiệu Kiến Quốc thứ 3 thời Vương Mãng. Khi Trương Vương tuẫn quốc, bà tiếp tục cuộc kháng chiến, nhưng không rõ mất năm nào. Bà là người đẹp nhất thời Lĩnh Nam. Hiện nay ở xã Hiền Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú có đền và miếu thờ Bà. Tại chùa Phú Khánh xã Hiến Quan cũng thờ bà, vì sau khi Trưng Vương tuẫn quốc bà có thụ giới với Bồ Tát Tăng Giả Nan Đà. Hàng năm đến ngày kỵ của bà, dân chúng tổ chức hội làng trong ba ngày.[b]
3. Đào Nghi Sơn, Biện Sơn:
Không rõ các ngài sinh năm nào, chỉ biết các ngài tuẫn quốc vào năm Quí Mão (43). Trước năm 1945 có đền thờ hai ngài ở núi Biện Sơn thuộc đảo Nghi Sơn. Nay không biết có còn không.
4. Quách Lãng, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương:
Không rõ các ngài sinh năm nào. Chỉ biết Quách Lãng tuẫn quốc ngày 8 tháng 2 năm Quí Mão (43). Còn Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương thì tử nạn năm 40 sau Tây Lịch. Hiện nay ở thôn Thượng Cát huyện Từ Liêm, Hà Nội có đền thờ 3 vị. Họ là anh em con cô con cậu, và cũng là sư huynh sư đệ. Trong đền thờ có một đôi câu đối, ghi khí phách anh linh:
Tri trung nhất khí, quán sơn hà, thử dân, thử thổ
Huynh muội tam nhân tùng đại nghĩa, vi tướng, vi thần.
Dịch nghĩa: Khí mạnh trong người, trùm khắp non sông, này dân, này đất. Anh em ba người cùng theo đại nghĩa, làm tướng, làm thần.
5. Nguyễn Tam Trinh (22 trước - 43 sau TL):
Ngày sinh vào niên hiệu Dương Sóc nguyên niên, Hán Thành Đế. Tuẫn quốc cùng ngày với Trưng Vương, tức ngày 8 tháng 2 năm Quí Mão. Hiện nay còn đền thờ ở thôn Mai Động, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trong đền thờ có hai câu đối:
Đình tiền cổ mộc âm sâm, thụ sắc như thôi Tô bắc khứ.
Từ ngoại hàn đàm thoan kích, thủy thanh do hận Mã nam lai.
Dịch nghĩa: Cây xưa trước đền um tùm, màu lá biếc như đuổi giặc Tô về bắc. Đầm lạnh ngoài đền gợn sóng, tiếng nước reo còn căm hờn Mã (Viện) đến phương nam.
Và câu thứ nhì:
Đức bác thanh văn truyền Việt địa.
Uy dương thần vũ chấn Nam thiên.
Dịch nghĩa: Văn thanh, đức cao truyền đất Việt.
6. Nghiêm Sơn:
Không rõ sinh năm nào, mất năm nào, nhưng trong Hậu Hán Thư, sử gia đã huyền thoại hóa đi rằng ngài là người Hán. Sự thực ngài là người Quế Lâm thuộc Lĩnh Nam. Các tiểu thuyết gia Trung Hoa đều coi ngài như một tiên ông. Điều đó hoàn toàn sai. Ngài thọ giới với Bồ Tát Tăng Giả Nan Đà. Sau không rõ viên tịch năm nào.
7. Cao Cảnh Sơn:
Không rõ ngài sinh năm nào, nhưng tuẫn quốc tại Hát Giang cùng với Trưng Vương. Trước năm 1945 có đền thờ ngài ở khắp vùng Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa. Khi vua Đinh Tiên Hoàng thống nhất thiên hạ, phong cho ngài làm "Đại Nhân, Chí Thánh, Uy Dũng Đại Vương". Thuật giả có duyên được viếng đền ngài. Không rõ nay có còn không.
8. Chu Bá và Lê Thị Hảo:
Không rõ hai ngài sinh và mất năm nào. Khi Hai Bà thấy tình thế nguy nan, cử Chu Bá và Đô Dương vào thiết lập kinh đô thứ nhì ở Thanh Hóa, rồi đưa quân từ trong ra đánh Mã Viện. Sau khi Hai Bà tuẫn quốc, ngài và phu nhân còn kháng chiến đến mấy năm sau.
Võ thần uy dũng dậy trời Nam.
Còn những nhân vật sau đây thì có thể là do Tác giả hư cấu ra hay chưa xác định là có thực hay không ? Đó là các các vị : Đào Thế Kiệt, Đinh Đại, Đinh Xuân Hoa, Phạm Bách, Nguyễn Giao Chi, Nguyễn Nhân Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Lê Đạo Sinh, Hoàng Đức, Lê Đức Hiệp, Dương Hiền, Chu Khải, Nguyễn Tường Loan, Vũ Hỷ, Vũ Phương Anh, Nguyễn Phan, Đặng Thi Kế, Mai Huyền Sương, Hoàng Đức Tiết, Lê Nghĩa Nam, Lục Mạnh Tân, Lê Hương Lan, Chu Tường Quy, Hoàng Minh Châu, Chu Thổ Quan ... Trần Cảnh Trung, Lưu Chương, Trương Thanh, Trương Minh Đức, Đinh Hồng Thanh, Tô Phương, Ngũ Phương Thần Kiếm ...
Sau đây là những di tích của các anh hùng, đến nay vẫn còn :
1. Đào Kỳ (17-43):
Ngài sinh vào niên hiệu Thiên Phụng thứ 4 đời Vương Mãng, nhằm năm Đinh Sửu, tháng 6, ngày 24, giờ Tý. Tuẫn quốc ngày 15 tháng 8 năm Quí Mão. Trước 1945 gần như các tỉnh vùng trung châu Bắc Việt cho tới Thanh Hóa đều có đền thờ ngài và phu nhân là Nguyễn Phương Dung. Hiện nay chỉ còn đền thờ tại Lộc Hà, Hội Phụ, Lê Xá, Thị Thôn và Đông Trù phía bắc sông Đuống thuộc huyện Đông Ngàn, Hà Nội. Đây là cặp anh hùng kỳ lạ nhất thời Lĩnh Nam, võ công, mưu lược đều giỏi.
Đền thờ hai ngài là một thắng tích để những người yêu nước đến thăm viếng, lễ bái. Trai thanh gái lịch, những cặp tình nhân cũng viến đền thờ một cặp trai tài gái sắc thời Lĩnh Nam. Tại đền thờ có rất nhiều thơ phú, câu đối để ca tụng hai ngài. Chúng tôi ghi chú dưới đây một vài câu:
Sinh vi lương tướng, tử vi thần
Vạn cổ cương thường, hệ thử nhân
Loa địa song đôi thu nguyệt ảnh
Anh hùng liệt nữ tướng quân phần
Dịch nghĩa:
Sống làm tướng giỏi, chết làm thần
Muôn thuở cương thường nặng tấm thân
Nấm mộ Loa Thành, trăng chiếu tỏ
Anh hùng liệt nữ mộ tướng quân.
Câu đối:
Giao Chỉ, tượng thành công, dư lục thập thành giai kiện tướng.
Đô Dương, mã bất tiến, hậu thiên vạn tải hữu linh thần.
Dịch nghĩa:
Voi đất Giao Chỉ đã thành công, tướng giỏi đã thu được hơn 60 thành.
Ngựa Đô Dương vì chậm bước, muôn ngàn năm sau, thần vẫn thiêng.
Về Đô Dương và Chu Bá xem các hồi sau sẽ nói đến.
Câu đối khác:
Vị lý Phục Ba thi, loan giá lâm lưu không ẩm hận.
Bất ly Tiên Trấn giáp, Loa thành qui mã thượng trì thanh.
Dịch nghĩa:
Chưa bọc xác Phục Ba, cạnh xe loan còn vang uất hận.
Chẳng rời giáp Tiên Trấn, ngựa về Cổ Loa vẫn vọng âm thanh.
2. Hoàng Thiều Hoa:
Bà sinh năm 11 sau Tây Lịch, nhằm năm Tân Mùi tức niên hiệu Kiến Quốc thứ 3 thời Vương Mãng. Khi Trương Vương tuẫn quốc, bà tiếp tục cuộc kháng chiến, nhưng không rõ mất năm nào. Bà là người đẹp nhất thời Lĩnh Nam. Hiện nay ở xã Hiền Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú có đền và miếu thờ Bà. Tại chùa Phú Khánh xã Hiến Quan cũng thờ bà, vì sau khi Trưng Vương tuẫn quốc bà có thụ giới với Bồ Tát Tăng Giả Nan Đà. Hàng năm đến ngày kỵ của bà, dân chúng tổ chức hội làng trong ba ngày.[b]
3. Đào Nghi Sơn, Biện Sơn:
Không rõ các ngài sinh năm nào, chỉ biết các ngài tuẫn quốc vào năm Quí Mão (43). Trước năm 1945 có đền thờ hai ngài ở núi Biện Sơn thuộc đảo Nghi Sơn. Nay không biết có còn không.
4. Quách Lãng, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương:
Không rõ các ngài sinh năm nào. Chỉ biết Quách Lãng tuẫn quốc ngày 8 tháng 2 năm Quí Mão (43). Còn Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương thì tử nạn năm 40 sau Tây Lịch. Hiện nay ở thôn Thượng Cát huyện Từ Liêm, Hà Nội có đền thờ 3 vị. Họ là anh em con cô con cậu, và cũng là sư huynh sư đệ. Trong đền thờ có một đôi câu đối, ghi khí phách anh linh:
Tri trung nhất khí, quán sơn hà, thử dân, thử thổ
Huynh muội tam nhân tùng đại nghĩa, vi tướng, vi thần.
Dịch nghĩa: Khí mạnh trong người, trùm khắp non sông, này dân, này đất. Anh em ba người cùng theo đại nghĩa, làm tướng, làm thần.
5. Nguyễn Tam Trinh (22 trước - 43 sau TL):
Ngày sinh vào niên hiệu Dương Sóc nguyên niên, Hán Thành Đế. Tuẫn quốc cùng ngày với Trưng Vương, tức ngày 8 tháng 2 năm Quí Mão. Hiện nay còn đền thờ ở thôn Mai Động, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trong đền thờ có hai câu đối:
Đình tiền cổ mộc âm sâm, thụ sắc như thôi Tô bắc khứ.
Từ ngoại hàn đàm thoan kích, thủy thanh do hận Mã nam lai.
Dịch nghĩa: Cây xưa trước đền um tùm, màu lá biếc như đuổi giặc Tô về bắc. Đầm lạnh ngoài đền gợn sóng, tiếng nước reo còn căm hờn Mã (Viện) đến phương nam.
Và câu thứ nhì:
Đức bác thanh văn truyền Việt địa.
Uy dương thần vũ chấn Nam thiên.
Dịch nghĩa: Văn thanh, đức cao truyền đất Việt.
6. Nghiêm Sơn:
Không rõ sinh năm nào, mất năm nào, nhưng trong Hậu Hán Thư, sử gia đã huyền thoại hóa đi rằng ngài là người Hán. Sự thực ngài là người Quế Lâm thuộc Lĩnh Nam. Các tiểu thuyết gia Trung Hoa đều coi ngài như một tiên ông. Điều đó hoàn toàn sai. Ngài thọ giới với Bồ Tát Tăng Giả Nan Đà. Sau không rõ viên tịch năm nào.
7. Cao Cảnh Sơn:
Không rõ ngài sinh năm nào, nhưng tuẫn quốc tại Hát Giang cùng với Trưng Vương. Trước năm 1945 có đền thờ ngài ở khắp vùng Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa. Khi vua Đinh Tiên Hoàng thống nhất thiên hạ, phong cho ngài làm "Đại Nhân, Chí Thánh, Uy Dũng Đại Vương". Thuật giả có duyên được viếng đền ngài. Không rõ nay có còn không.
8. Chu Bá và Lê Thị Hảo:
Không rõ hai ngài sinh và mất năm nào. Khi Hai Bà thấy tình thế nguy nan, cử Chu Bá và Đô Dương vào thiết lập kinh đô thứ nhì ở Thanh Hóa, rồi đưa quân từ trong ra đánh Mã Viện. Sau khi Hai Bà tuẫn quốc, ngài và phu nhân còn kháng chiến đến mấy năm sau.
Võ thần uy dũng dậy trời Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét