Câu hỏi: Tôi nghe nói ông có giúp một số bạn bè mắc bệnh ung thư bằng cách mua giúp lá đu đủ để chữa bệnh.
Xin hỏi ông: có phải lá đu đủ nào cũng chữa được tất cả các bệnh ung thư? Và những người bạn của ông đã thuyên giảm bệnh UNG THƯ GÌ?
Cảm ơn ông. (NVT- Sydney)
Trả lời:
Đúng như bạn biết, tôi thường cung cấp lá đu đủ cho một vài người bạn hoặc người quen để chữa bệnh ung thư. Tôi không đi mua mà đi kiếm và tự trồng đu đủ khi còn ở Lộc Ninh. Nay tôi ở hẳn tại Sài Gòn thì nhờ người nhà ở Long Khánh kiếm giùm. Tôi cũng xin nói rõ là tôi không phải là người tìm ra cách chữa bệnh ung thư bằng lá đu đủ. Sự việc này bắt đầu từ năm 2001.
Trường hợp đầu tiên là nhà văn Uyên Thao chỉ uống lá đu đủ.
Khi nhà văn Uyên Thao từ Virginia ở Mỹ về thăm lại Sài Gòn. Anh cho biết chắc chắn đây là lần về cuối cùng. Lý do là anh bị ung thư bao tử và được giải phẫu cắt bỏ bao tử vào tháng 12/2001 - tức là cách đây 10 năm. Bác sĩ tại Bệnh viện Fairfax cho biết anh chỉ có thể sống được thêm 8 tháng (may mắn lắm mới có thể sống tới cuối năm 2001, cùng lắm là 2004). Anh trở lại Sài Gòn để "chào từ biệt" họ hàng anh em ở Đà Lạt và Sài Gòn, lúc đó thời hạn "báo tử" đã được bốn tháng rồi, chỉ còn bốn tháng nữa thôi là "ra đi". Anh em đều ngậm ngùi đau xót. Lúc đó tôi mới chợt nhớ ra rằng có người nói với tôi đã khỏi bệnh ung thư bằng cách uống lá đu đủ. Cứ lấy lá đu đủ pha như nước trà mà uống hằng ngày. Vậy "còn nước còn tát", tôi đề nghị đi kiếm lá đu đủ cho anh Uyên Thao mang về Mỹ uống. Và chúng tôi đã thực hiện phương pháp cuối cùng này với niềm tin rất mong manh. Ít lâu sau, tôi không nhớ rõ là bao lâu, nhưng chắc là sau thời gian 4 tháng còn lại của cuộc đời, anh Uyên Thao báo tin vẫn khỏe mạnh vì uống lá đu đủ đều đều hằng ngày. Chờ một thời gian nữa, có lẽ là 4 năm sau, khi anh Uyên Thao về Sài Gòn lần thứ hai, tôi thấy anh có vẻ khỏe mạnh hơn lần trước nhiều. Tôi hỏi thẳng ngay: "Ngoài lá đu đủ ra, mày còn uống thêm thứ thuốc nào khác không?". Anh nói "Không, tao bị xạ trị, sợ quá rồi nên không uống thêm thứ thuốc nào khác cả". Tôi hỏi để xác định xem có phải chỉ vì lá đu đủ mà anh khỏe mạnh không. Bởi thật ra hồi đó chưa có một minh chứng khoa học nào về lá đu đủ chữa khỏi bệnh ung thư (nay đã có rồi). Cho nên ngay cả với những người thân quen tôi cũng phải nói rõ. Trong một bài viết về vấn đề này, hồi năm 2005, tôi trích lại để bạn đọc Thời báo cùng biết:
Sự thật về lá đu đủ có chữa được ung thư không?
Trong những năm gần đây, một đôi lần, tôi cũng đã được một số bạn bè hoặc người quen ở nước ngoài, hỏi xin lá đu đủ để chữa bệnh ung thư. Tôi đã từng trình bày rõ ràng với một số bạn bè và người quen về trường hợp này. Nhân ở đây tôi cũng xin trình bày cụ thể hơn về chuyện lá đu đủ có chữa bệnh ung thư không. Câu trả lời của tôi hết sức chân thật rằng tôi hoàn toàn không thể biết hiệu quả của nó ra sao, tôi cũng chỉ nghe người ta nói lại và yêu cầu tôi kiếm giùm thứ lá đu đủ này. Từ đó tôi nhận được nhiều nguồn tin cho biết về một số trường hợp đã uống lá đu đủ, có người khỏi hẳn, có người kéo dài được cuộc sống trong một khoảng thời gian nào đó, có người không mang lại hiệu quả gì, "ra đi" luôn, nhưng hầu hết là vì bệnh tình quá nặng rồi.
Tôi chỉ còn biết làm mỗi công việc là đi tìm lá đu đủ phơi khô để gửi cho những bạn nào ở nước ngoài cần. Sau đó thì người ta lại mách rằng phải có lá đu đủ đực mới công hiệu. Thôi thì người ta mách, cứ dùng. Thứ lá "đực" này thì quá hiếm vì đó là thứ cây đu đủ không có trái nên chẳng ai giữ làm gì cho tốn đất, cứ thấy đu đủ đực thì người ta chặt phăng ngay. Vì thế cho nên tôi lại phải nhờ người nhà ở Long Khánh vào rừng kiếm rồi trồng đu đủ đực ngay trong vườn nhà. Như vậy mới có để cung cấp cho bạn bè và ngay cả những người không quen. Tôi cũng xin nói rõ là tôi hoàn toàn tặng theo yêu cầu, tuyệt đối không hề nhận bất cứ cái gì của ai, dù là một bao thuốc lá. Thứ hai là dùng lá đu đủ để chữa bệnh, tôi chưa biết có một trung tâm y khoa hoặc nhà nghiên cứu nào công bố về tác dụng lợi hại của nó ra sao. Đây chỉ là bài thuốc dân gian, có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Tôi chỉ biết rằng có người bạn của tôi đã uống lá đu đủ này từ vài ba năm nay và không gây tác hại gì, đến nay vẫn mạnh khỏe. Đó là những sự thật về lá đu đủ. Ai tin thì dùng. Chưa thể có một kết luận nào rõ ràng". -(Trích trong bài viết của tôi năm 2005).
Tôi cũng xin thông tin thêm là mới gần đây, tôi vẫn gửi lá đu đủ phơi khô cho anh Uyên Thao, và ngày 29/04/2011 tức 10 năm sau, anh Uyên Thao còn gửi email xác nhận với tôi: "Bây giờ vẫn ngồi viết thư cho mày, không biết có phải vì đã liên tục uống lá đu đủ không". Anh cũng cho biết uống nước lá đu đủ không gây một tác dụng phụ nào. Nói rõ hơn là không độc hại, nếu không có ích thì cũng vô hại.
Đến nay, qua những trang internet và bạn bè gửi cho, tôi đã thấy một số công trình nghiên cứu tìm thấy tính chất của lá đu đủ có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Đó là điều đáng mừng. Xin trích dẫn:
"Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư.
Kết quả nghiên cứu mới này được đăng tải trên "Tạp chí dược lý dân tộc" của Nhật Bản. Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida ở Mỹ và Đại học Tokyo ở Nhật Bản, chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phòng thí nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy...
Mặt khác, việc sử dụng chất chiết xuất từ lá đu đủ kháng ung thư còn có ưu điểm ở chỗ nó không mang độc tính và không gây ra tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, song không ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh, vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các loại thuốc thông thường..."
Thưa bạn, như thế chúng ta đã có thể tạm thời yên tâm về vấn đề này. Tôi xin nói thêm về hai trường hợp khác mà tôi đã biết.
Trường hợp khỏi bệnh của một phụ nữ tại Lộc Ninh.
Khi tôi nhờ nhà văn nữ Thụy Vũ ở Lộc Ninh phơi lá đu đủ để gửi cho anh Uyên Thao, một chị hàng xóm ở sát cạnh nhà bà Thụy Vũ hỏi phơi lá này để làm gì. Khi được trả lời là để chữa khỏi bệnh ung thư, bà này liền bắt chước, phơi lá đu đủ sẵn có trong vườn và hằng ngày chịu khó uống và uống đậm đặc hơn người thường, vì bà bị ung thư tử cung đến thời kỳ mà bác sĩ nói chỉ chờ ngày ra đi thôi. Một năm sau, bà đến bệnh viện tái khám, bác sĩ cũng ngẩn ngơ không hiểu tại sao bà khỏi bệnh. Chúng tôi lại thấy bà đi xe đạp, đèo từng đống hàng như đàn ông và... xin lỗi các bạn, bà lại có "bồ", vi vút như không có gì xảy ra.
Trường hợp thứ ba là của bạn bè và bà mẹ của nhà văn Đào Vũ Anh Hùng ở Mỹ.
Đây là đoạn văn do chính nhà văn Đào Vũ Anh Hùng viết trên trang web của MANG VIEN LONG ngày 26/09/2009:
"Hồi mới qua Mỹ, khoảng cuối thập niên '70, tôi có đọc một tài liệu trên một tạp chí Y Khoa bằng tiếng Anh, do một bác sĩ người Đức làm việc bên Úc, công bố: "Thổ dân Úc đã biết dùng Lá Đu Đủ chữa khỏi bệnh ung thư. Sau này báo Văn Nghệ Tiền Phong có dịch ra Việt ngữ phổ biến nhưng tôi không quan tâm mấy. Cho đến năm 2001, tôi có anh bạn Không Quân, qua đây bị ung thư phổi, chữa trị gần một năm không khỏi, đến giai đoạn cuối không còn cách chữa, BS cho về, khẳng định anh ta chỉ còn sống được nhiều lắm là 5 ngày. Anh ta về nhà, nghĩ còn một cách chữa trị có biết nhưng chưa thử lần nào, là nước lá đu đủ. Anh dùng và thấy kết quả hết sức nhanh chóng. Anh cho tôi biết chỉ sau 3 ngày đầu dùng lá đu đủ, anh hết đau ngay và không còn máu mủ từ phổi thải ra theo ống nhựa ra ngoài (rất hôi thối). Anh ta khỏi, sống được 8 năm nữa, khỏe mạnh như xưa. Sau này anh chết vì tai nạn xe hơi.
Trường hợp thứ hai là chính mẹ tôi. Cụ năm đó 80 tuổi, bị ung thư xương, 1/3 xương chậu của cụ bị ung thư "ăn" rỗng, nơi đó đùn lên một mass ung thư, rất đau đớn. Nói gọn, sau một thời gian khoảng 8 tháng, tôi cho Mẹ tôi uống nước lá đu đủ song song với radiation và chemo-therapy. Cụ không bị side effect hay reaction như các bệnh nhân khác. Đến tháng thứ 11, Cụ tôi khỏi nhưng tôi không dám "khai thật" với bác sĩ về lá đu đủ vì e họ tự ái nghề nghiệp hoặc lỡ xảy ra chuyện gì sẽ hết sức phiền phức cho tôi. Còn khá nhiều trường hợp khác, tôi không thể cà kê nói ra đây. Tôi chỉ có thể nói là kể cả những người dùng lá đu đủ không khỏi vì ung thư đã chạy lên tới óc rồi, tuy nhiên những người này ra đi êm ái, nhẹ nhàng, gia đình không có gì phàn nàn. Có một vài người khỏi đến nay vẫn uống cầm chừng nước lá đu đủ vì sợ bị tái phát..."
(Bạn có thể lên internet, vào Google, đánh vào "lá đu đủ" sẽ thấy trang web này với rất nhiều bài nói về lá đu đủ chữa bệnh ung thư như thế nào, và có cả bài trên đây).
Sau cùng, tôi xin nói rõ hơn về cách uống lá đu đủ:
1- Hái lá đu đủ rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô.
2- Sao vàng vàng, để giữ lâu không bị ẩm mốc.
3- Hằng ngày nấu lấy nước cho uống như nước trà, không hạn chế.
4- Nước nấu xong không quá đậm, chỉ có màu vàng nhạt cánh kiến thôi!
5- Dùng liên tục được 1 tháng, sẽ có nhiều biến chuyển, hạn chế được phát triển của bệnh và sau đó sẽ dần dần khỏi!
6- Xay nước Mãng Cầu Xiêm (ngày 1-2 ly) cho uống thêm-để tăng sức và góp phần chữa bệnh nhanh chóng.
Chào bạn và chúc độc giả có được một tài liệu hữu ích giúp cho mọi người. Tôi sẵn sàng giúp độc giả những gì cần thiết mà không phải tốn kém bất cứ thứ gì. Xin gửi email qua Thời Báo.
Văn Quang
Viết từ Sài Gòn
CHỮA BỆNH UNG THƯ BẰNG LÁ ĐU ĐỦ
HÙNG/PHỤNG
Đó là dùng lá Đu Đủ làm thuốc chữa ung thư mà chính tôi biết rõ. Anh Bình có biết anh Thái Quang Minh Tuấn thuộc trường Phi Hành ngoài Nha Trang ngày xưa không? Anh Tuấn bị ung thư phổi rất nặng và bác sĩ cho xuất viện về nhà... đợi chết, nói anh ấy chỉ có thể sống được thêm 5 ngày tới một tuần lễ mà thôi. Cả nhà tuyệt vọng nhưng anh Tuấn có nghe biết về Lá Đu Đủ nên nấu dùng thử. Tụi tôi có đến thăm, thấy anh ấy không khác gì những người tù Do Thái trong trại tập trung Đức Quốc Xã, đợi lùa vào phòng hơi ngạt! Chị ấy kể rằng máu mủ từ phổi chảy ra qua ống nylon chảy ra ngoài, hôi thối không ai chịu nổi, kể cả con cái. Thế mà, kỳ diệu thay, mới chỉ uống nước Lá Đu Đủ được 3 ngày, anh ta thấy bớt đau và phổi không còn thải ra nước hôi thối nữa! Qua tuần lễ đó, anh vẫn sống, vẫn tiếp tục uống và khỏi luôn khiến bác sĩ và các y tá điều trị cho anh ở bệnh viện Fort-Worth phải cực cùng kinh ngạc.
Anh phục hồi sức khỏe rất nhanh chóng, bây giờ không hút thuốc lá nữa, phương phi khỏe mạnh như xưa. Hôm gặp anh ấy trong một tiệc cưới, tôi ngạc nhiên không thể ngờ. Lúc đó bà cụ tôi vừa khám phá ra bệng ung thư xương. Cancer ăn tiêu mất 1/3 xương hông, nơi đó đùn lên một cái mass cancer to bằng cái chén và cụ tôi đau đớn không đi lại được, phải ngồi xe lăn. Mỗi ngày tôi phải đưa cụ vào bệnh viện chạy radiation và rồi làm chemo-therapy. Anh Tuấn cho tôi một ít lá đu đủ, nói để Me tôi dùng thử, may ra khỏi vì anh không biết nó có công hiệu cho các ung thư khác không…. Tôi lấy về cho Me tôi dùng thay nước trà mỗi ngày, gửi thư về VN nói cô em tôi kiếm gửi qua nữa. Cụ tôi 81 tuổi. Khi chữa thuốc tây, tôi vẫn cho cụ uống lá đu đủ song song và bác sĩ phải lấy làm lạ lùng vì cụ không bị rụng tóc hay bất cứ một phản ứng gì khác do chất hóa học và radiation làm ra như skin rash, táo bón...
Sau đó còn một vài trường hợp như ung thư bao tử, trực tràng, phổi... cả Việt lẫn Mỹ đều khỏi rất nhanh chóng. Một ông bạn già của tôi có ông con rể người Hoa Kỳ bị bác sĩ chê, sắp sửa ra đi, vậy mà mới uống lá đu đủ vài tuần đã đi làm lại được và tin tưởng tuyệt đối vào môn thuốc ngoại khoa này. Thật ra việc dùng lá đu đủ chữa bệnh ung thư, hồi mới qua đây được ít năm, tôi có đọc một tài liệu y khoa trên báo Mỹ nói đến thổ dân ở Úc đã lấy Lá Đu Đủ chữa khỏi bệnh cancer. Tài liệu này do một bác sĩ người Đức làm việc ở Canberra viết và phổ biến.
Tôi cũng xin gửi kèm thư này cái eMail tôi gửi cho thân hữu có kèm thư anh Văn Quang từ Saigon mới gửi cho tôi cách đây hai tuần. Anh Văn Quang cho biết trường hợp một bà bị ung thư tử cung mà khỏi nhờ lá đu đủ do tôi mách bảo. Hồi đó nghe tin nhà văn Mặc Thu bị ung thư phổi, tôi bèn viết eMail nhờ Văn Quang nói với gia đình ông Mặc Thu nhưng họ không tin. Văn Quang cũng nghi ngờ nhưng bây giờ thì tin lắm.
Vậy anh Bình ơi, anh hãy nghe tôi, chịu khó dùng xem sao. Nó không khó uống đâu và làm rất giản dị. Chỉ bốc một nhúm cho vào bình nước sôi như ta pha trà rồi uống thay nước mỗi ngày, càng nhiều càng tốt. Đừng pha nhạt quá mà cũng đừng pha đặc quá khó uống. Tôi gửi gói này, cũng phải mấy tháng mới dùng hết. Anh chị đừng lo. Nếu thấy đỡ và cần thêm, tôi sẽ cung cấp cho anh chị.
Tụi này nhớ đến hai bác rất thường. Hôm trước có gọi thăm nhưng không được, tôi tưởng hai bác dọn nhà hay đổi số mới mà không cho biết nên định bụng năm nay gửi thiệp Giáng Sinh sẽ hỏi số điện thoại và địa chỉ eMail của anh chị hay của cháu Trang, cháu Tiến để liên lạc nhanh chóng hơn.
Chúng tôi vẫn bình thường và vừa có cháu ngoại đầu lòng được hơn tháng rồi, bận với thằng nhỏ cũng vui lắm.
Chúng tôi mong chúc anh chóng bình phục. Thăm cả nhà và mong có dịp sẽ gặp lại anh chị và hai cháu.
Papaya Leaf Studies Show Efficacy For Aging and Cancer
- by Virginia Robertson
** Role of papain in treating a variety of maladies **
One of my first realizations that there might be something to the aforementioned claim came about when I read an interesting clinical study performed to discover what percentage of cancer patients around the world used alternative therapies, what therapies were used, and what the effect was overall. Papaya Leaf tea was on the list of regular complementary and alternative therapies (CAM) in 14 countries.
I found out why when I began doing research on enzymes. An enzyme is a biological catalyst - like in a car, a "starter" or "igniter" - that can bring about a change without changing itself. Your body has over 3,000 enzyme catalysts that have been given names.
The papain enzyme, found in both the papaya fruit and its leaves, has a special function, which is to break up proteins. Digesting proteins is a role our pancreas usually performs pretty well until we're about 25 years old. Then things tend to kind of get backed up. The primary reasons are that we eat dead food (which overworks our pancreas) and don't eat enough raw fruits and vegetables, so that by the time we hit our mid-twenties, we have bodies full of toxins, and habits that only make things worse.
The depleting effect that diet has on the enzymes our bodies produce was a subject of research done in the mid 1940s by Dr. Edward Howell, who was later interviewed by raw-food advocate Victoras Kulvinskas for a book the latter was writing, "Food Enzymes for Health and Longevity." When asked how serious a strain our diet of mostly cooked food placed on our "enzyme bank," Dr. Howell replied, "I believe it's one of the paramount causes of premature aging and early death. I also believe it's...
... the underlying cause of almost all degenerative disease. ...
... The "stealing" of enzymes from organs such as the brain, heart, lungs and muscles to service the overburdened digestive tract, he maintained, "sets up a competition for enzymes among the various organ systems and tissues of the body. The resulting metabolic dislocations may be the direct cause of cancer, coronary heart disease, diabetes and many other chronic incurable diseases. This state of enzyme deficiency stress exists in the majority of persons on the civilized, enzyme-free diet."
Papain can help us overcome this deficiency, particularly when working in tandem with all of the other ingredients in the papaya leaf. That in essence is why papaya leaf tea can make your body begin to function again like that of a healthy young person.
The papain enzyme, like your pancreatic enzymes, is a protein-eater and can substitute for a weak pancreas. By helping you to digest proteins from your food, it keeps them from forming toxic matter in your intestines.
'Frequently, papain is included in prescription combinations of digestive enzymes to replace what individuals with cystic fibrosis or pancreas conditions cannot produce naturally. Because it improves digestion in general, papain has also been used orally to treat less serious digestion disorders such as bloating and chronic indigestion.'
Digestive disturbances are not the only conditions that papain has been known to help alleviate. It may, for instance, reduce postoperative swelling, expedite healing from injuries and help relieve the pain and inflammation of rheumatoid arthritis. It has also proven effective as a treatment for psoriasis and cold sores caused by Herpes zoster virus, warts and ringworm, and in removing dead tissue from burned skin, a result of its ability to break down proteins. (1)
As if all that weren't enough, it is used in many countries both to treat and help prevent malaria. In fact, according to the global hunger fighting organization ECHO, a hospital in Zimbabwe, located in an area where malaria is a serious problem, began using papaya leaf tea a number of years ago and reported that those taking it did not come down with the disease (although admittedly this claim is anecdotal). (2)
Probably the most difficult part of doing research on the use of papaya leaf extract around the world is that the leaves (as well as other parts of the plant) have so many varied medicinal uses and that is probably why they are not as well known specifically for their impressive cancer-fighting properties.
** Are papaya leaves really an effective treatment for cancer? **
It may be hard to believe, but nearly a century ago, a Scottish embryologist, Dr. John Beard, developed a theory that pancreatic enzymes defend the body against cancer cells, which he explored in a book called "The Enzyme Treatment of Cancer and its Scientific Basis". Beard had been studying placentas, and noted how a placenta seems to invade the uterus in a manner not unlike a tumour, but stops growing once the fetal pancreas begins to work. From that observation, he extrapolated that pancreatic enzymes might have a similar effect on cancer itself. In subsequent experiments with both animal and human subjects, he showed that juices extracted from the pancreases of young animals and injected into patients with malignant tumours could, in fact, effectively shrink them.
When other physicians tried to duplicate the work, however, they were less successful - probably because they failed to follow his procedure, which was to extract enzymes from young animals and inject them while they were still fresh. As a result, Dr Beard's theories were largely dismissed and fell into obscurity - that is, until the 1960s when Dr. William Donald Kelley, a Texas dentist, cured himself of usually fatal pancreatic cancer using the Beard approach, then went on to develop his own nutritionally based cancer therapy that was reported to be highly effective in patients whose immune
systems had not been totally destroyed by chemotherapy and other conventional treatments. It was Dr. Kelley's belief that cancers originated with primordial germ cells that are able to invade normal tissue at places in the body that have been compromised by stress or toxic exposure where they encounter no resistance from the immune system, and that pancreatic enzymes could effectively reduce or eradicate them. (3)
Both Dr. Beard's and Dr. Kelley's ideas have also been adapted by Dr. Nicholas Gonzelez, who developed a detoxification regimen that includes a freeze-dried porcine pancreatic enzyme administered in capsule form. (4)
Essentially, what pancreatic enzymes do is to digest protein - which is what enables them to destroy cancer cells. But cancer creates its own weapons to eradicate these enzymes and when one's pancreas is already weakened, a malignancy can easily overwhelm it. To quote Dr. Kelley, "a pancreas that cannot metabolize protein cannot protect the body from cancer." (5)
Studies done of mice that had been inoculated with malignant tumours and treated with enzyme therapy at different times, have demonstrated just how effective such treatment can be in preventing cancer from metastasizing. The first set was given enzymes at stage four cancer after tumour removal; 30 percent survived. The second set was given enzymes at the onset of cancer; their survival rate was 60 percent. The third set was given enzymes prior to the introduction of cancer, and 100 percent of them survived. Such research should serve to indicate the importance of enzyme supplementation as part of an anticancer regimen. (6)
The enzyme found in the papaya leaf, papain, is a protein-eating substance that can perform the same function as pancreatic enzymes. It can compensate for a weak pancreas if you have cancer or help to prevent cancer by digesting proteins from your food so that they do not go undigested and become toxic in your intestines. According to one study, in fact, "papain will digest most protein substrates more extensively than the pancreatic proteases." (7)
The importance of papaya leaves as a cancer-fighting agent is further accentuated by the fact that of 3,000 enzymes identified by scientists, there are only two created by natural plants and fruits that specialize in eating away the fibrous coating, or protein armour, that forms around cancer cells via a process called proteolysis. These specialty enzymes, known as "proteolytic," or protein eating enzymes, are papain and bromelain. Bromelain is found in the core of the pineapple. Of these two it is the papain from papaya leaves that has been most widely used both culturally and historically to successfully treat various cancers.
** Specifically how does this enzyme work to inhibit malignant growth? **
As the process is explained in the journal, The Doctor's Prescription for Healthy Living, "Formation of fibrin (protein) on the tumour cell membrane serves as a protective barrier against tumour cell recognition by the immunological system. Proteolytic enzymes (like papain) inhibit both excess fibrin deposition and inflammation, thus helping to prevent the spread of tumour cells." (8)
** The fallacies that have caused many doctors to ignore papain's cancer fighting ability **
As I discovered, however, many conventional practitioners are apt to dismiss the whole concept of oral enzyme therapy for cancer based on a premise they learned in medical school, which has since been shown to be fallacious. I only found out about it because I really needed to understand why my mother's doctors didn't recommend enzyme therapy when the information, the science and the clinical studies were all there to show that it really works.
What I learned was that we need to give these doctors a bit of a break - at least, the ones here in North America who are older than 45. That's because the textbooks that they studied told them that enzymes are great for digestion, but they are simply too big to make it through the intestinal wall, so enzymes taken by mouth therefore could not work. It was only within the last 25 years that scientists proved this hypothesis to be incorrect (and most doctors, it should be noted, are human too and just don't have the time to take refresher courses or keep up with all the latest developments in medicine in every area).
Steve Hefferon explains on the Health Guidance Web site,
Proteolytic enzymes, also referred to as "proteases," are enzymes that break down proteins into their smallest elements. If this breakdown of proteins happens in your gut, we call the enzymes "digestive" because they help us digest our food. Systemic proteolytic enzymes, however, have a completely different purpose, so please don't confuse the two. When taken on an empty stomach, proteolytic enzymes will pass through the stomach or intestine lining and enter the circulatory system. This is why they are called "systemic". Once they enter the circulatory system, they circulate throughout the body." (9)
Just how far behind the informational curve physicians can be on such matters is exemplified by an experience I had one Saturday at my business upon discovering that a customer of mine happened to be a doctor. I asked him his credentials, and when he told me that he was on the board of directors of a homeopathic enterprise, that really aroused my curiosity. "So," I inquired, "Do you know of papain?" "Yes", He replied, "That is the protein-eating enzyme". I then asked him what the chances were that papain could be used to successfully treat cancer. His response was one of disdain. "Horse manure!" he declared. "The enzymes won't make it past your stomach." I smiled. Information science had paid off. I told him how scientists have now proven that enzymes can make it past the stomach and through the intestinal wall. My little "seminar" with him ended up lasting about an hour, at the end of which he asked me to please e-mail him all of my data.
Now, however, we face a new challenge - The U.S. Food and Drug Administration has not yet approved oral enzymes for cancer therapy. Doctors in America can't recommend or prescribe what is not FDA approved. European doctors can, however, and now do. The drug companies, though, won't be interested in paying for clinical studies unless there is money in it for them and one can't patent a leaf, unless it's sufficiently altered to make it an "original" formula.
Then there are those "experts" who have attempted to dismiss the effectiveness of the enzyme action of papaya leaf tea based on the conventional scientific claim that enzymes "die" at 114 degrees Fahrenheit. In actuality, papain has proven to be an exception, especially in the presence of water, with optimum activity at 150°F, perfect for tea. Proof that papain's effectiveness survives high temperatures is shown by the fact that, when used as a meat enderizer, it continues to tenderize after cooking.
But the best anecdote I've seen reflecting the tendency of conventional medicine to keep cancer patients unaware of the potential benefits of this therapy (and one that helped motivate me to write this booklet) is the story about Hope Clinic founder Dr. Ernesto Contreras. Sr. Contreras, a believer in enzyme therapy, started the clinic for cancer victims that the rest of the medical world had given up on. He had to endure years of being called a quack, but with persistence, succeeded in demonstrating that the process of curing cancer is not just about killing a tumour, but is a matter of "whole healing" involving the spirit, mind and body. Then, late in his career, after having survived decades of disdain from the medical establishment, he had an interesting patient visit his clinic. As his son recounted the story, "...a renowned oncologist came to visit my father. He explained that he had cancer and was looking for someone to treat him. My father asked him, "Why not take the chemotherapy that you have prescribed to your patients over the past 30 years?" The doctor responded, "But this is me we are talking about, Ernesto!" This cancer specialist's experience treating thousands of cancer patients had taught him that chemotherapy alone was not going to cure him. He came to my father looking for an integrative approach." (10)
** Some 'anecdotal evidence' of the power of papain in treating cancer **
Whenever practitioners of conventional wisdom wish to downplay evidence that something can bring about some either desired or undesired effect, they'll refer to it as "anecdotal" (as opposed to "scientific"). In this article, I've attempted to tell you a little about the science involved in the use of papaya leaf enzyme in the treatment of cancer. Now I'd like to present you with a few examples of the "anecdotal" evidence of its effectiveness:
- In one case, a 40-year-old banana grower had undergone two operations for bladder cancer, but they did not prevent the cancer from metastasizing. He was then placed on a very simple diet consisting of fresh, living foods with no preservatives, no white flour, no sugar, no colorings and no additives, and was told to stuff a handful of papaya leaves into a saucepan filled with water, boil them, simmer for one hour and "drink it till it comes out of your ears." Five weeks later, he reportedly had no trace of cancer whatsoever. (11)
- In another case, an elderly woman in Britain, suffering from bowel and stomach cancer, had been sent home to die. Having been given no chance of recovery, she was provided with papaya leaves that had been ground in a coffee grinder and told to brew them into a tea, which she drank regularly. Her cancer vanished without a trace. (12)
- Next is the case of a 74-year-old woman with bladder cancer. Surgery had been unable to remove the cancer completely. During a period of 3 months, this woman used papaya leaves. After running out of papaya leaves, she began to use the papaya skin by boiling it. After going back to her doctor for a check-up, the doctor's diagnosis was that the cancer had been eradicated, and this result was confirmed by a subsequent medical examination 4 months later. This 74-year-old woman now reports feeling 100% better and she insists her experience proves papaya can promote recovery from cancer. (13)
** Papaya leaf tea: the basic essentials **
By now, there are some questions about papaya leaf tea that you'd undoubtedly like to have answered. For instance, are there people who shouldn't drink it?
The answer is yes - the same ones who are advised against taking any proteolytic enzymes. According to Steve Hefferon of the Health Guidance Web site, the following people should not take consume papaya in any form:
- Individuals taking prescription blood thinners (Coumadin, Heparin, Plavix);
- Anyone who will be having surgery in less than two weeks;
- Individuals with known ulcers of the stomach;
- Individuals with gastroesophageal reflux disease. (GERD);
- Pregnant or lactating women;
- Individuals currently taking antibiotics, and;
- Individuals with an allergic reaction to pineapples or papayas. (14)
Then there's the question of how safe papaya is for people other than those listed above, and whether it has any side effects. "Proteolytic enzymes have an excellent safety record, with no significant side effects reported," notes Hefferon. But, as with anything, he advises that their use be discontinued in the event that an allergic reaction ensues. (15)
Finally, how should papaya leaves be brewed and how often should it be consumed? According to the organization ECHO, in countries where it is used as a malaria preventive it is recommended that it be taken regularly on a twice-a-week schedule, as follows: "Use one fresh leaf which you boil in 2 liters of water. Let it boil a short time and let it rest for some minutes. Drink 1/4 of a cup each time. It is bitter, but it is not poisonous. You should not eat the raw leaves, however."
The leaves are also available in Cut or powder form, a quarter teaspoon of which will make one cup of tea. (16)
** Why papaya tea instead of a papain pill? **
At this point, some readers may be convinced of the benefits of papain but are wondering why it's necessary to have to ingest it as tea brewed from papaya leaves. Wouldn't it be simpler to take it in capsule form?
Papain pills, in fact, are readily available. The enzyme is drawn out of the papaya tree by slicing the trunk and draining out the milky sap, which is dried and then made into pills. So why not forget the papaya leaf tea and just take the papain pill?
The reason that I personally believe in using tea made from the natural leaf is that there is more to the leaf than just papain and that the synergistic interaction of papain with other substances in the leaf may substantially contribute to its cancer-fighting and therapeutic properties. As powerful as papain can be by itself, the papaya leaf is also a source of riboflavin, or Vitamin B2, which is required for various cellular processes and plays a key role in energy metabolism, as well as beta carotene, Vitamin E, and potassium - substances that our diet seems to lack in the quantities we really need. (17) While the way enzymes work remains largely a mystery, we do have some clues that to achieve maximum effectiveness, they require the presence of nutritional "accomplices" (such as vitamins), while other substances actually can slow down or stop enzyme functionality (such as sugar and alcohol).
** Please note that TerraVita does offer Papaya leaf capsules here:
http://www.zooscape.com/cgi-bin/maitred/GreenCanyon/questp511015
A mentor of mine told me that when he studied at Oxford University in England he was taught that intelligence was not necessarily the search for the right answers, but instead, the passion to find the right questions. After all my research on this subject, my conclusion is that we ask the wrong question when we ask what the "cure" for cancer is. This is as pointless as asking for a "cure" for aging, or a "cure" for gravity.
What, then, is the right question? Perhaps instead of "How do I try not to die?", it is, "How should I live?" That's a question I would answer by advising you to eat what your body needs to live (ideally, 11 servings of fresh vegetables per day and four servings of fruit), not to consume cell-destroying things (sugar, and processed foods), and to supplement your diet with papaya tea to fight off the carcinogens you will inevitably encounter in this world. If we could all spend our entire lives doing this, I believe our lives would not only be considerably longer, but we could all keep cancer at bay, just like the mice in the experiment mentioned earlier who were administered enzymes prior to being injected with cancer and had a 100 percent survival rate.
Living healthier lifestyles to whatever extent is feasible for each of us will, I'm convinced, greatly increase our chances of being able to overcome the malignancies that will periodically try to make inroads into our bodies, and to otherwise lead healthier and happier lives. Getting into the habit of drinking papaya leaf tea is certainly one of the easiest - and perhaps most effective - things we can do along these lines.
This is something I would hope you would encourage everyone you know to do as well: your parents, your children, your friends, and hopefully, even your doctor.
- by Virginia Robertson
All of our Papaya Leaf products can be found here:
http://www.zooscape.com/cgi-bin/maitred/ZooRide/fountainheadgreen/zooridepapaya leaf
** Third-Party Research References:
(1) http://www.drugdigest.org/DD/PrintablePages/herbMonograph/0,11475,552451,00.html
(2) http://www.echotech.org/mambo/images/DocMan/PapayaLeafTN1.pdf
(3) http://www.cancer.gov/cancertopics/pdq/cam/gonzalez/HealthProfessional
(4) Ibid
(5) Biser, Sam. Curing Cancer with Nutrition: The use of diet and enzyme therapy to cure Cancer. Charlottesville, VA: University of Natural Healing, Inc., 1994.
(6) Wald M, Olejar T, Pouckova P, Zadinova M, Proteinases reduce metastatic dissemination and increase survival time in C57B16 mice with the Lewis lung carcinoma. Life Sci 1998, 63:L237-243
(7) http://www.sigmaaldrich.com/Area_of_Interest/Biochemicals/Enzyme_Explorer/Analytical_Enzymes/Papain.html
(8) "Systemic Oral Enzymes in Cancer Therapeutics," The Doctor's Prescription for Healthy Living, Vol. 4 , No. 6
(9) http://www.healthguidance.org/entry/7226/1/What-Are-Systemic-Proteolytic-Enzymes-And-How-Can-You-Benefit-From-Them.html
(10) Francisco Contreras, MD, Jorge Barroso-Aranda, M.D., Ph.D., and Daniel E. Kennedy, "Dismantling Cancer," Interpacific Press
(11) http://www.rejoiceinlife.com
(12) Ibid
(13) Harold Tietze, "Living Food for Longer Life", Beekman Books Inc, 2001, p. 49
(14) http://www.healthguidance.org/entry/7226/1/What-Are-Systemic-Proteolytic-Enzymes-And-How-Can-You-Benefit-From-Them.html
(15) Ibid
(16) http://www.gaia-movement.org/files/newsletter%20september%20small.pdf
(17) rain-tree.com/papaya.htm
Lá đu đủ chữa ung thư
Mộc Lan DCVOnline – Tổng hợp
Một người bạn của tôi vừa báo tin anh có thể bị ung thư tụy tạng. Tuy chỉ là hàng chữ ngắn “mỗi ngày tôi thấy mình yếu đi...” nhưng tôi biết anh đang thật lo buồn. Làm sao không lo buồn khi căn bệnh nan y kia như bản án tử hình treo lơ lửng. Cái đáng sợ không phải là cái chết mà là đợi cái chết đến.
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và chữa lành. Thế nhưng rất nhiều khi bệnh phát quá nhanh, hay không “chịu thuốc”, hay tái phát sau một thời gian thuyên giảm và mọi phương pháp điều trị đều vô hiệu. Nói chung, dù với nền y dược học tân tiến ngày nay, ung thư vẫn còn là một bệnh rất khó chữa; cơ hội khỏi bệnh, thoát chết rất mong manh, vì thế người bệnh và thân nhân đều không khỏi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng.
Trong tâm trạng u ám đó tôi chợt nhớ tới đã nghe ai nói về việc lá đu đủ có thể trị khỏi ung thư lẫn lộn giữa những bài thuốc, quảng cáo về cây trái, hoa lá: tỏi chữa cao áp huyết, lá dứa trị tiểu đường, hoa cứt lợn chữa viêm xoang mũi, đậu trắng giảm mỡ trong máu... đăng tràn lan trên báo mạng, báo giấy nên rất khó biết vụ đu đủ chữa ung thư là đúng hay sai.
Nhưng tôi vẫn lên mạng tìm kiếm. Trong số các bài viết, có tin làm tôi chú ý nhất vì nhắc đến một nhà văn tên tuổi, nhà văn Văn Quang – tác giả tiểu thuyết “Chân trời tím” lúc trước và loạt bài “Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự” gần đây. Mẩu tin đó là một email của một người tên Hùng gởi cho bạn anh. Trong thơ có đoạn (1):
Tôi cũng xin gửi kèm thư này cái email tôi gửi cho thân hữu có kèm thư anh Văn Quang từ Saigon mới gửi cho tôi cách đây hai tuần. Anh Văn Quang cho biết trường hợp một bà bị ung thư tử cung mà khỏi nhờ lá đu đủ do tôi mách bảo. Hồi đó nghe tin nhà văn Mặc Thu bị ung thư phổi, tôi bèn viết email nhờ Văn Quang nói với gia đình ông Mặc Thu nhưng họ không tin. Văn Quang cũng nghi ngờ nhưng bây giờ thì tin lắm.
Vậy anh Bình ơi, anh hãy nghe tôi, chịu khó dùng xem sao. Nó không khó uống đâu và làm rất giản dị. Chỉ bốc một nhúm (lá đu đủ khô – ML) cho vào bình nước sôi như ta pha trà rồi uống thay nước mỗi ngày, càng nhiều càng tốt. Đừng pha nhạt quá mà cũng đừng pha đặc quá khó uống. Tôi gửi gói này, cũng phải mấy tháng mới dùng hết. Anh chị đừng lo. Nếu thấy đỡ và cần thêm, tôi sẽ cung cấp cho anh chị.
Cây đu đủ (Carica Papaya)
Nguồn: bambooaz.com
Không biết người viết tên Hùng là ai nhưng chắc ông cũng ở trong tâm trạng như tôi, cố làm một cái gì đó cho bạn mình. Tôi cũng muốn tìm cách liên lạc với nhà văn Văn Quang để xác minh thông tin trên, nhưng chợt nhớ lại cách đây không lâu ông đã bị làm khó dễ, cắt điện thoại, lấy đi máy vi tính… nên tôi nghĩ không nên phiền ông them nữa (2).
Bệnh viện Việt Nam đã biết và đã làm thử nghiệm lá đu đủ (3):
Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào về tác dụng của nó.
Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy.
Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh. Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc.
Nam H. Dang, MD, PhD, Professor and Deputy Division Chief, University of Florida Shands Cancer Center
Nguồn: University of Florida
Nhưng đặc biệt nhất và đáng mừng nhất là những thông tin về công trình nghiên cứu mới đây của Bác sĩ Tiến sĩ Nam H. Dang, ông hiện là giáo sư Đại học Florida (USA) và giám đốc UF Shands Cancer Center Clinical Trials Office (4).
University of FloridaTheo nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacology (Dược lý Dân tộc học) số tháng 2/2010, bác sĩ Nam Dang và các đồng nghiệp lần đầu tiên ghi nhận chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1–type cytokines. Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bịnh ung thư qua hệ thống miễn dịch (5).
Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó tránh được tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện nay. Bác sĩ Nam nói “Qua những điều tôi nghe và thấy trong một lần thực nghiệm thì không bệnh nhân nào dùng nước lá đu đủ có dấu bị nhiễm độc; dường như ta có thể uống nó trong một thời gian dài – hễ còn thấy có tác dụng thì cứ uống.”
Những nhà nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.
Bài nghiên cứu của bác sĩ Nam Dang và đồng nghiệp có tựa: “Nước chiết lá Carica papaya cho thấy những tác dụng chống khối u và miễn dịch” – Vậy Carica papaya là gì? (6).
Carica papaya là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là paw paw. Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây paw paw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina Tribola và cũng được dùng làm thuốc trị ung thư hiện có bán trên thị trường.
Cây Paw Paw Bắc Mỹ
Nguồn: lemiepiante.it
Đu đủ là cây thân thảo, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài; bên trong có nhiều hạt nhỏ đen tròn.
Trái đu đủ khi chín có màu đỏ cam vì chứa nhiều beta–carotene và carotenoid. Carotenoid chính là nhóm chất chống oxy hóa rất mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.
Đu đủ được dùng nhiều trong ngành thực phẩm nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như các enzym (chất men) do dạ dày tiết ra nên rất cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm. Từ chất papain này người ta chế ra thuốc trị bịnh tiêu hóa, chất làm mềm thịt, thuốc thoa ngoài da trị phỏng, ngứa, bị cắt và bị ong chích. Tương truyền nam tài tử Harrison Ford khi đóng phim “Indiana Jones and the Temple of Doom” đã bị rách dĩa cột sống và được chữa bằng thuốc tiêm có chứa chất papain.
Theo Wikipedia, hạt đu đủ cũng ăn được, có vị cay nồng, nên có nơi nghiền hạt đu đủ để dùng thay hạt tiêu. Lá đu đủ non có thể luộc hay hấp để ăn. Một số nơi còn uống lá đu đủ như trà để phòng bệnh sốt rét. Dân gian Việt Nam vẫn thường nhắc tới món canh đu đủ xanh hầm giò heo dành riêng cho các bà mẹ mới sinh con để thêm nhiều sữa.
Phụ nữ truyền nhau cách làm đẹp với mặt nạ bằng đu đủ: xay nhuyễn đu đủ, cho thêm mật ong và chút nước cốt chanh. Đắp lên mặt 20 phút, rồi rửa sạch. Mặt nạ chi mà ngọt ngào quá; chắc khó nhịn được, lâu lâu phải thè lưỡi ra liếm!
Trước kia người Mỹ ở vùng tôi ở không “biết ăn” đu đủ nên các chợ thực phẩm không bán đu đủ; nếu có thì thường sống nhăn, sượng ngắt. Dạo dần đây, các chợ Á châu biết người Mễ, Việt, Tàu thích ăn loại trái giúp nhuận tràng này nên đã có bán đu đủ chín cây, mềm và ngọt; còn có cả đu đủ xanh để làm món gỏi đu đủ trộn tôm thịt hay bò khô tương ớt.
Tuy đu đủ có nhiều lợi ích và ngon miệng nhưng vẫn cần lưu ý vài điều sau (7):
– Không nên ăn hạt đu đủ vì trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
– Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Hiện tượng này có tên carotenemia, sẽ hết sau một thời gian ngừng ăn.
– Đu đủ chín giàu chất đường nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.
– Đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng với những trường hợp đang đi ngoài hay đang uống các thuốc nhuận tẩy khác.
– Đu đủ xanh có chất mủ cây (latex) làm ống dẫn trứng co thắt mạnh nên phụ nữ đang có mang không nên ăn đu đủ xanh để tránh bị sảy thai. (DCVOnline: Trên đây là những thông tin đại chúng, không phải là kết quả của các nghiên cứu trích dẫn từ các công trình của giới làm khoa học.)Các món ngon được chế biến từ trái đu đủ chắc còn nhiều nữa, nhưng xin dành phần đó cho những nhà nấu nướng nhé; câu chuyện chính ở đây vẫn là “Đu đủ vs. Ung thư”.
Cũng cần nhắc tới ông Stan Sheldon, người Úc nổi tiếng vì đã dùng lá đu đủ tự chữa bịnh ung thư cho mình (8).
Hàng ngàn năm trước, thổ dân Úc châu đã biết dùng nước chiết lá đu đủ để trị bịnh. Năm 1962, ông Stan Sheldon, 70 tuổi, một bệnh nhân ung thư phổi được bác sĩ cho biết chỉ còn sống thêm 5 tháng nữa. May sao, ông được người mách cho biết bài thuốc lá đu đủ và đã uống nước sắc lá trong vòng 2 tháng. Sau đó ông đi khám, chiếu x–ray lại, thì lạ thay, cả 2 lá phổi đều sạch trơn. Các bác sĩ chuyên môn ban đầu không tin chuyện ấy, nhưng sau khi chính họ đích thân thử nghiệm thì thấy ông Sheldon quả đã hết bệnh ung thư. Các bác sĩ chịu thua, không giải thích được, chỉ còn cách khuyên bệnh nhân mình cứ tiếp tục uống lá đu đủ.
Bài thuốc của ông Sheldon (hay của thổ dân Úc), theo các bài viết trên mạng, là lá và cành đu đủ tươi nấu với nước trong 2 tiếng đồng hồ cho ra thuốc. Có thể cất nước thuốc vào tủ lạnh để uống dần, nhưng sẽ bị lên men sau 3, 4 ngày; nếu thấy nổi lên lợn cợn thì không nên uống nữa.
Còn có lời khuyên không nên dùng loại đu đủ đã bị biến đổi di truyền (GM –Genetically Modified, hay, GE – Genetically Engineered). Từ năm 1998, Hawaii đã thay đổi hệ di truyền của cây đu đủ để chống virus hữu hiệu hơn. Vì sản lượng cao nên loại đu đủ GM này được những nước khác như Thái Lan, Philippines, Malaysia nhập hạt từ Hawaii để trồng đại trà. Người ta cho rằng đu đủ GM có thể gây dị ứng, làm lờn thuốc trụ sinh, và không cho nhiều chất papain như đu đủ chưa bị biến thái (9).
Nhưng không có bài viết tiếng Anh nào nhắc đến việc cần uống nước lá đu đủ với mật mía như trong bài thuốc tiếng Việt ở trên. Có lẽ chỉ vì thuốc sắc có vị đắng nên kèm thêm mật cho ngọt cổ họng, cũng như trong gói thuốc bắc thường kèm theo trái xí mụi hay trái táo tầu vậy.
***
Trên đây là những tin tức thâu thập được trên mạng Internet. Cho tới nay, nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có thực sự tác dụng hay không, nếu có thì ở chừng mức nào, và các phản ứng phụ có thể xảy ra.
Tuy nhiên, tin lá đu đủ chữa được ung thư vẫn là một tin rất vui, rất đáng lưu ý. Tôi chuyển các websites về lá đu đủ cho người bạn nhưng không biết anh ta, một người Mỹ, có dám thử bài thuốc lá lẩu ấy hay không. Ước mong sao anh sẽ không cần dùng tới nó.
Hiện nay có 5 cách chính để điều trị ung thư: phẫu thuật (surgery), phép chữa bằng tia X (radiotherapy), phép chữa hoá học (chemotherapy), dùng hệ thống miễn dịch (biological therapy), và phép chữa bệnh dùng hormone (hormone therapy) (10).
Biết đâu trong tương lai sẽ có thêm cách thứ 6 – payaya therapy. Nếu thế các chợ sẽ bày bán lá đu đủ bên cạnh trái đu đủ; thêm cái siêu sắc thuốc là trọn bộ. Tới chừng đó nhà văn Văn Quang chắc sẽ giống ông Stan Sheldon, sẽ cười mà nói rằng, “Ối! Tui đã biết cái này từ khuya!” © DCVOnline
Nguồn trích dẫn:
(1) Chữa Ung Thư Bằng Lá Đu Đủ, Bá Nguyễn , haingoaiphiemdam.com, 14/11/2003.
(2) Công an cắt điện thoại, tịch thu laptop của nhà văn Văn Quang, 05/06/2009, nguoi-viet.com
(3) Lá đu đủ có chữa được bệnh ung thư?Trần Hương, 20/06/2010, vietduchospital.edu.vn
(4) Nam H. Dang, MD, PhD , medicine.ufl.edu
(5) Aqueous extract of Carica papaya leaves exhibits anti-tumor activity and immunomodulatory effects, Noriko Otsuki, Nam H. Dang, Emi Kumagai, Akira Kondo, Satoshi Iwata, Chikao Morimoto, 12/02/2009, herbalnet.healthrepository.org
(6) COM researcher finds cancer-fighting properties in papaya tea, Elizabeth Connor, news.medinfo.ufl.edu, 09/03/2010
(7) Chữa bệnh bằng đu đủ , s.tin247.com
(8) What people use when they have cancer and want to get well with alternative treatment, Wellness Warrior, jmblog.com, 12/03/2010
(9) Proplems with GM papaya, Michael Hansen, greenpeace.org, 02/05/2005
(10) Di truyền tế bào Soma và ung thư, Nguyễn Như Hiền, huse.edu.vn, 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét