Hoàn cảnh Việt Nam
Trong hoàn cảnh hiện tại, nước ta thu nhập bình quân đầu người chưa đạt được 800 USD. Ta nhập khẩu toàn vật dụng kỹ thuật cao, như máy móc, xe hơi, xe gắn máy, máy ảnh, TV, máy điện toán, điện thoại cầm tay, thức ăn uống đắt tiền, ngay cả xăng dầu.
Trong khi đó ta xuất dầu thô, gạo, cà phê, gỗ, than, bauxite. Ngân sách của ta năm nào cũng nhập siêu, nếu không có đô la của các nước cho vay và của Việt kiều gửi về thì ta không thể có nếp sống phồn hoa giống như ta chứng kiến ở Hà Nội và Sài Gòn. Đáng buồn và đáng hổ thẹn nhất là hầu hết thanh niên thanh nữ ta đều muốn “xuất ngoại”; cả triệu phụ nữ ta mong muốn lấy chồng ngoại quốc mà không biết sẽ bị đối xử như tôi đòi; và cả triệu thanh niên thanh nữ của ta cầm nhà cửa đất đai để “được” đi “xuất khẩu lao động” rồi bị tư bản chèn ép như nô lệ. Trong bối cảnh đó, ta nên xét lại làm cách nào gây thêm nội lực để tạo hạnh phúc và lòng tự tin cho người dân ta, cho con cháu ta.
Một chương trình làm nhà máy điện hạt nhân như dự kiến từ nay tới năm 2020 sẽ đưa đất nước đi sâu vào sự hãnh diện giả tạo, bởi vì hầu như 100% nhân lực cao cấp, vật liệu cao cấp, thiết bị cao cấp, ngay cả nhiên liệu hạt nhân và sự xử lý nhiên liệu thì VN đều phụ thuộc vào nước ngoài, không dùng đến trí tuệ Việt Nam. Ngay cả tiền đầu tư VN cũng phải đi vay. Tôi cầu mong những nhà làm chính sách của VN nên nghĩ rằng khi nhà máy ĐHN xây xong thì chúng ta phần lớn đã già hoặc đã chết.
Chúng có sản xuất điện không thì ta không biết, nhưng số tiền to lớn 20-30 tỉ nợ nần thì con cháu ta sẽ phải trả hoặc sẽ phải cầu khẩn quốc tế “giảm nợ.” Xưa kia, tôi thường nghe những người đi vay nợ ở làng quê năn nỉ người giàu có: ”Cụ cứ cho cháu mượn đi, sau này nếu cháu không trả được thì cái ‘út’ nhà cháu lên hầu cụ để trừ nợ!” Chẳng lẽ chúng ta muốn hoàn cảnh tương tự xảy ra cho con cháu ta trong tương lai, hoặc bắt chúng đào xới nguyên liệu thô của quốc gia đem bán, hoặc xuất khẩu cả 5 –10 triệu thanh niên thanh nữ của ta đi làm tôi mọi cho nhiều người trên thế giới?
Đứng về phương diện quốc phòng, trước tình hình hòa bình bấp bênh với các nước láng giềng, một hệ thống nhà máy ĐHN sẽ là mục tiêu đầu tiên bị phá hoại, và sẽ bị phá hoại rất dễ. Trong trường hợp đó, không những việc bảo vệ tổ quốc bị yếu hẳn đi, mà ví dụ có hòa bình vãn hồi thì kinh tế của ta cũng bị thui chột nhiều chục năm. Nên nhớ, việc dọn dẹp hay phá hủy một NMĐ/HN là vô cùng tốn kém và nan giải trong thời gian dài.
Ngân sách phiêu lưu cho điện hạt nhân có thể dùng tạo điện nội hóa và tạo công ăn việc làm cho nhiều triệu người dân. (BờM’S Blog)
Xu thế thời đại: Năng lượng an toàn sạch và xanh
Chắc chắn không hẳn giá dầu mỏ tăng hay ngày càng cạn kiệt khiến các quốc gia tiên phong trong lãnh vực năng lượng hạt nhân phải chuyển hướng sang năng lượng gió và mặt trời mà vì đã tốn kém còn ô nhiểm môi trường làm tăng lượng khí thải hiệu ứng lên nhà kính toàn cầu từ năng lượng hóa thạch của dầu mỏ và quan trọng hơn giờ đây người ta đã “cân đo đếm” được rất chính xác sự nguy hiểm “lợi bất cập hại” của những lò phản ứng hạt nhân trong các nhà máy điện nguyên tử còn hơn dao 2 lưỡi,
nó có thể giết chết thế hệ này còn kéo dài làm đau khổ cho thế hệ kế tiếp, ô nhiễm đất đai cây cỏ sinh vật môi trường không gì bù đắp tẩy rửa được bởi sự quản lý nó (NMĐ/HN) cho tuyệt đối an toàn là điều không thể, thực tế đã chứng minh điều đó và một sự chọn lựa “an toàn là trên hết” từ nguồn năng lượng khác cho dù có là giá nào phải trả trong tương lai đó là xu thế tất yếu mà mọi quốc gia văn minh hiện đang hướng đến.
GWEC: (Global Wind Energy Council) - Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu
Một báo cáo mới đưa ra từ Hội đồng năng lượng gió toàn cầu dự đoán rằng: Bất chấp những khó khăn tạm thời về chuỗi cung ứng, các thị trường năng lượng gió quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm 2006, tổng công suất lắp đặt năng lượng gió tăng 25% trên toàn cầu, tạo ra một giá trị 18 nghìn tỷ (18 billion) euro, tức 23 nghìn tỷ (23 billion) dollar Mỹ của thiết bị mới và nâng công suất năng lượng gió toàn cầu lên đến hơn 74 GW.
Trong khi Liên minh châu Âu vẫn là thị trường hàng đầu về năng lượng gió với hơn 48GW công suất lắp đặt, các châu lục khác như Bắc Mỹ và châu Á đang phát triển nhanh chóng. Ngoài 10 thị trường điện gió hiện hành, các thị trường điện gió mới đã xuất hiện ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh trong năm 2012. Nhà máy điện gió công suất 6,8GW vừa đi vào hoạt động năm 2011 ở Mỹ có thể cung cấp điện cho 2 triệu gia đình. Do đó, sản lượng điện gió của nước này sẽ tiếp tục tăng, dự báo chiếm 20% sản lượng điện quốc gia vào năm 2030. Brazil đã tăng công suất điện gió của nước này lên 1.500MW trong khi Canada đạt 1.267MW. Các nước đang phát triển như Honduras, Cộng hòa Dominican ở Mỹ Latinh và Cape verde ở châu Phi đã tăng công suất điện gió lên gấp 12 lần.
Trung Quốc là nước có sản lượng điện gió tăng nhanh nhất thế giới với công suất điện gió tăng 18GW, trong khi con số này của Mỹ là 6,8GW, tiếp theo là các nước Ấn Độ, Đức, Anh, Canada và Tây Ban Nha. Công suất sản xuất điện năng từ gió của Trung Quốc đạt hơn 25.100 megawatts và lĩnh vực sản xuất điện năng từ gió trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế chính của quốc gia. Với lợi thế bờ biển dài và diện tích đất dồi dào, tạo nên cho quốc gia này triển vọng lớn về nguồn tài nguyên năng lượng từ gió.
Để giảm dần sự phụ thuộc vào than đá và dầu hỏa, trong năm nay (2012) Trung Quốc sẽ xây dựng 2 nhà máy năng lượng mặt trời qui mô lớn ở hai tỉnh cao nguyên phía Tây là Thanh Hải và Vân Nam. Dự án ở Thanh Hải với vốn đầu tư ban đầu 1 tỉ NDT (khoảng 146 triệu USD), khi hoàn tất, có thể trở thành nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới. Theo Hiệp hội Năng lượng tái sinh Trung Quốc, tiềm năng phát triển năng lượng Mặt trời của nước này là rất lớn. Hằng năm, hơn 2/3 diện tích đất liền của Trung Quốc đón nhận hơn 2.200 giờ nắng chói, nhiều hơn các nước và khu vực có cùng vĩ độ như Nhật Bản và châu Âu. Với lợi thế này, tiềm năng dự trữ năng lượng Mặt trời của nước này ước tính tương đương 1.700 tỉ tấn than. (VietNamNet)
Việt Nam có nhiều ưu thế - Tại sao không?
Thực tiển như GWEC (Global Wind Energy Council) phân tích nói trên và các cận cảnh đã phơi bày cũng như viễn cảnh đầy “cô đơn” thì nhân loại đã hiểu chính xác, sứ mạng của những nhà MĐ/HN gần như đã tới hồi chấm dứt, Việt Nam muốn hay không cũng phải hiểu điều này cho dù cái XHCN không muốn “hòa tan” thì cũng nên “hòa nhập”. Khi có rất nhiều điều kiện thiên nhiên thổ nhưỡng ưu đãi cho quốc gia hướng đến phát triển nguồn năng lượng mới thay thế bổ sung đầy thuận lợi nhưng nếu vì “quyền lợi nhóm hay cục bộ” bè phái, cá nhân, bảo thủ, cố chấp mà xem nhẹ đi ngược với trào lưu thế giới là có tội với lịch sử và thiếu trách nhiệm nhân dân.
Xem tiếp kỳ sau: VI Điện hạt nhân - Ý đảng không phải là lòng dân! (Kỳ 6)
http://danlambaovn.blogspot.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét