Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Tiền Bạc Và Bầu Cử TT Mỹ

Vi Anh

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 năm 2012. TT Obama, ứng cử viên duy nhứt của Đảng Dân Chủ đã công bố tái tranh cử, và bộ tham mưu chiến dịch tranh cử của Ông dự chi khoảng 1 tỷ Đô la. Nếu như thế, cuộc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai của TT Obama là một cuộc tranh cử tốn kém nhiều nhứt trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ.

Còn bên Đảng Cộng Hòa đối lập với TT Obama Dân Chủ có độ năm sáu chuẩn ứng cử viên đang ra mắt trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa theo thông lệ tổ chức tại các tiểu bang của bốn vùng Đông, Tây, Nam, Bắc. Quí vị này cũng gây qũy để tranh cử trước nhứt là được trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa đề chạy đua với ứng cử viên Dân Chủ là TT Obama. Và cho đến bây giờ theo con số ghi nhận được, cuộc chạy đua kiếm tiền ứng cử của mấy chuẩn ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa, số tiền gây qũy được của mỗi người cách biệt nhau khá xa. Và tất cả số tiền gây qũy của các chuẩn ứng cử viên đảng Cộng Hòa cộng lại vẫn còn thua xa số kiếm được của TT Obama, ứng cử viên Dân Chủ tái ứng cử nhiệm kỳ hai.


Nếu đúng như một số người nói ở Mỹ không có tiền thì đừng làm chánh trị, đừng ứng cử, thì chánh trị Mỹ là sân khấu để tài phiệt sơn đông mãi võ nổi hay chìm và lá phiếu của người dân tài phiệt mua trực tiếp hay gián tiếp qua truyển thông đại chúng nhứt là truyền hình Mỹ đang bao thầu công luận, đẩy báo chí ra rìa.

Trái lại theo dõi, nghiên cứu các cuộc bầu cử Mỹ người ta thấy cuộc chạy đua vào Nhà Trắng là một vấn đề có hai mặt: phiếu và tiền. Ứng cử viên phải đi gần khắp nước để vận động chẳng những cử tri mà mạnh thường quân nữa. Luật pháp Mỹ dự trù ứng cử viên có thể gây qũy từ công chúng nhưng cũng qui định mức độ ứng cử viên chi phí. Tiền bạc ngàn, triệu, tỷ mà các ứng cử viên xái trong chiến dịch tranh cử không phải là công qũy cấp, công qũy cấp không đáng kể. Cũng không phải là tiền túi của ứng cử viên. Qũy tranh cử là do cá nhân người dân hay các tổ chức ủng hộ giúp cho người mình thích ra tranh cử. Ý muốn của nhà lập hiến và lập pháp làm luật bầu cử là, muốn quần chúng hóa cuộc bầu cử. Người dân có đóng góp tiền cho ứng cử viên thì của đuu con sót, phải thiết tha với ứng cử viên và siêng năng đi bầu.

Theo ghi nhận của Center for Reponsive Politics, cho đến ngày 30-9-2011, người ta thấy số tiền gây qũy của 6 chuẩn ứng cử viên Cộng Hòa rất cách biệt nhau. Mitt Romney thu nhiều nhứt, được 32 triệu. Kế là Rick Perry 17 triệu và Ron Paul 12 triệu. Xa phía sau là ba ứng cử viên mội người thu không quá 5 triệu. Và Rick Santorum mới nhập cuộc sau được hơn 1 triệu thôi. Mỗi một ứng cử viên Cộng hòa, mỗi lần tranh luận, ra mắt cử tri Cộng Hòa và độc lập là mỗi cơ hội nhận được thêm tiền gây qũy.

Nhưng nếu cộng lại số tiền gây qũy được của sáu ứng cử viên Cộng Hòa, con số vẫn không bằng của TT Obama. Và trên con đường tiền bạc ứng cử các ứng cử viên Cộng Hòa không rượt lại TT Obama. TT Obama cho đến ngày nói trên đã kiếm đựoc 86 triệu.

Việc này không khó hiểu. Trong chiến tranh người viết sử là người chiến thắng. Trong chiến dịch tranh cử, người đương quyền là người mạnh thế hơn. Vì vậy mà Hiến Pháp Mỹ chỉ cho tổng thống ứng cử hai nhiệm kỳ thôi. Vị tổng thống đương nhiệm tái ứng cử có nhiiều ưu thế và lợi thế gây quỹ và vận động hơn. Các đại công ty, các thống đốc, các tướng lãnh và các mạnh thường quân, nhứt là các tài phiệt cần tổng thống đương nhiệm trong việc làm ăn hơn. Giúp tiền cho một ứng cử viện đương nhiệm tổng thống tái tranh cử là một đầu tư chắc hơn so với người mới tranh cử. TT tái tranh cử có thể đi vận động qua các chuyến công du thăm dân cho biết sự tình, bằng phương tiện nhà nước, thế lực của chánh quyền.

Tuy nhiên tiền gây qũy nhiều không nhất thiết là một bảo đảm thắng cử. Điều đáng chú ý, trong cuộc bầu cử năm 2007, chuẩn ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Mitt Romney gây qũy được 63 triệu, nhiều hơn TNS McCain, nhưng đại hội Đảng Cộng Hòa chọn TNS McCain làm ứng cử viên tổng thống của Đảng dù Ô. McCain chỉ gây qũy được 32 triệu.

Cũng thế, TNS Hillary Clinton của Đảng Dân Chủ gây qũy được 91 triệu, nhưng Đại Hội Đảng Dân Chủ chọn TNS Obama làm ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ dù Ô. Obama chỉ gây qũy được 80 triệu.

Nhưng cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 có một điều mới lạ. Tiền bạc có thể ảnh hưởng lớn tiêu cực, làm cuộc bầu cử nhiều đánh phá, bôi bẩn hơn. Số tiền ứng cử viên gây qũy được và xài, luật pháp lâu nay kiểm sóat rất chặt, kể cả ấn định mức thu chi. Trong cuộc bầu cử tổng thống kỳ này vai trò của các “Siêu Ủy Ban Vận Động Chánh Trị «Super PACs» rất lợi hại trong vấn đề tiền bạc. «Super PACs» mới này không nằm trong bộ tham mưu tranh cử chánh thức của ứng cử viên nhưng quyền thu chí rất lớn, hầu như luật bầu cử không thể kiểm sóat và chi phối gì được dù số chi thu của Siêu Ủy ban này rất lớn.

Siêu Ủy Ban này ra đời không do hiến pháp hay luật pháp Mỹ một cách chính danh. Mà do phán quyết, một hình thức giải thích hiến pháp của đa số quí vị trong Tối Cao Pháo Viện Mỹ, hồi năm 2010, tức trong thời TT Obama.

Trước đó trong cuộc bầu cử Mỹ, không có «Super PACs» tòan quyền chi thu để ủng hộ ứng cử viên. Trước đó chỉ có Ủy Ban Vận động Chánh trị PAC có nhiệm vụ vận động tiền cho ứng cử viên, nên bị luật chi phối nhiều thứ, chịu nhiều hạn chế như luật qui định mức độ thu và chi của ủy ban.

Nhưng nhơn danh quyền tự do ngôn luận bảo đảm bởi Hiến pháp Mỹ, Tối Cao Pháp Viện Mỹ phán định, rằng những hạn chế chi phối PAC chỉ áp dụng cho chiến dịch tranh cử chánh thức của ứng cử viên; còn tư nhân thì tự do đầu tư tiền bạc vào cho ứng cứ viên nào mình thích.

Phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện thường bị xem là giả đạo đức, nhưng luật là luật nhứt là luật do mười mấy ông tòa quan lớn tối cao. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện tạo điều kiện hợp pháp đề các Ủy Ban Vận Động Chánh trị nếu muốn có thể trở thành Siêu Ủy Ban Vận ộng Chánh Tri “Super PAC” với quyền tự do chi thu, hầu như không giới hạn nào cho ứng cử viên. Chỉ có một hạn chế duy nhứt là Siêu Ủy Ban không được dính líu trực tiếp với chiến dịch tranh cử chánh thức của ứng cử viên mà Ủy Ban ủng hộ, cụ thể không được rót tiền qua cho qũy của chiến địch tranh cử chánh thức của ứng cử viên.

Tiêu biểu như Siêu Ủy Ban tòan quyền và tự do dùng tiền gây qũy được để mướn báo chí, truyền thanh, truyền hình đánh bóng ứng cử viên Ủy Ban thích và bôi tro trét trấu ứng cử viên đối thủ với gà nhà.

Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, chuẩn ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa Newt Gingrich là nạn nhân đầu của siêu ủy ban ủng hộ Mitt Romney . Siêu Ủy Ban ủng hộ Mitt Romney cũng Cộng Hòa dùng tiền bạc mướn loan tải những quảng cáo bất lợi, biến thành một trận bão gió tanh mưa máu, dao to búa lớn chống Newt Gingrich bị sụt hạng ngay sau khi Newt Gingrich lên hạng nhứt, trên trước Mitt Romney.

Phán quyết của Tối cao Pháp Viện cấm không cho Siêu Ủy Ban trực tiếp dính líu với chiến dịch chánh thức, không cho phép rót tiền qua cho chiến dịch chánh thức, nhưng sau một lọat quảng cáo tiêu cực về Newt Gingrich và vô nước gà nhà Mitt Romney, người ta thấy chiến dịch của Mitt Romney gây qũy thêm được 8 triệu.

Tương lai còn hứa hẹn cho những Siêu Ủy Ban dùng tiền triệu để đưa ra những quảng cáo bôi tro trét trấu đối thủ hay đánh bóng, vô nước gà nhà.

Người được hưởng là các ông chủ truyền hình lớn. Ứng cử viên đối thủ có dịp giải trình, đính chánh, phản công những phanh phui. Cử tri có lợi là biết được thâm cung bí sử của các ứng cử viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét