Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Những mẩu chuyện ngắn bên lề về Christian Wullf, Tổng Thống Đức - Nhìn người lại nghĩ đến ta!

Ngọc Châu (Nam Đức 10-01-2012)


Trong thời gian qua chúng ta đã nghe nói hay đọc nhiều bài viết liên quan đến Xì-Căng-Đăng "Credit" của Tổng Thống Đức. Nếu tường thuật thật kỹ thì thú thật khả năng chưa cho chép, chưa nói đến chuyện tốn rất nhiều bút giấy mà chuyện vẫn còn tiếp tục. Vì vậy, người viết lần lượt đúc kết vài mẩu chuyện ngắn để giới thiệu cùng độc giả.

* Christian Wulff xứng đáng được chúng ta thương hại

"Ai có rất nhiều để mất, cũng có thể chịu đựng được!". Và đó là thảm kịch về Tổng thống Christian Wulff , phản ảnh cho sự tổn thương của giới thăng tiến (nói chung) và đạt địa vị nhanh chóng trong xã hội.

Tất cả bắt đầu đối với một người đàn ông 49 tuổi, Thống đốc từ 5 năm qua, 500.000 € chính là trở ngại lớn thực sự cho ông!. Người vừa làm đám cưới muốn dành cho người vợ mới, trông có vẻ bự con hơn và rực sáng đứng bên cạnh ông sẽ là người vợ đầu tiên có một ngôi nhà để ở cho phù hợp, do đó, ông đã đi vào một vùng "màu xám", nôm na ông muốn có một sự bảo đảm về tài chánh để thực hiện ý nguyện trên. Thế là ông đã cần đến sự giúp đỡ của nhà kinh doanh Egon Geerkens, người bạn giàu có của ông Wulff.


VN mình thường nói khi thích, thương thì cái chi cũng xí xóa và cho qua, nhưng khi không còn cảm tình và xa hơn nữa ghét rồi thì chuyện con rắn cũng có thể vẽ thành Rồng. Trường hợp của Wulff nằm trong định luật này. Người ta bắt đầu phanh phui nhiều mẩu chuyện liên quan đến "con người và đời tư " của vị Tổng Thống mà lâu nay họ kính nể!.

Họ đã phổ biến tin nói rằng cho dù ông Wulff trong gần 2 thập niên qua có thể xem như là một "điểm sáng" trong nền chính trị Đức. Tuy nhiên sau khi ly hôn vào năm 2008 dường như ông rất thiếu thốn, có thể nói "không tài sản" (nguyên văn: mittellos!) để mua một căn nhà, vì thế đành phải chấp nhận sự giúp đỡ của các nhà doanh nghiệp thân thiện.

Đỉnh cao danh vọng trên chính trường mà ông Christian Wulff đạt ở Cộng hòa Liên Bang Đức đã không được đặt nằm sẵn trong nôi dành cho ông ta. Phải biết rằng ông Wulff đã lớn lên trong điều kiện khó khăn, mẹ bị bệnh nặng và riêng ông cố gắng giúp chị em cùng cha khác mẹ làm bài tập. Thời thanh niên không được nuôi dưỡng bằng những "chiếc muổng bằng vàng", nhưng thường có đầy đủ tham vọng, với kỷ luật, siêng năng và cứng rắn với chính mình và người khác nên đã vượt qua, để lại đàng sau ông những đớn đau. Quá khứ của Wulff là như vậy mà chính người viết bây chừ mới rõ thêm chút xíu nữa về "lý lịch" đương kim TT Đức.
* Một câu chuyện ngắn khác được đề cập đến sau cuộc phỏng vấn TT Wulff của hai đài truyền hình ARD và ZDF. Tít của bài báo ngắn được đặt ra mà tôi tạm phóng dịch là: "Wulff cũng thuộc về nước Đức, nhưng thuộc thành phần nào?".
Nguyên nhân có chuyện này do sự phát biểu của Wulff mà ra. Ông ta nói: "Tôi muốn là Tổng Thống của một nước, trong đó người ta có thể mượn tiền từ bạn bè" (nguyên văn: Wulff will Präsident von einem Land sein, in dem man sich Geld von Freunden leihen darf - ngưng trích).
Ông Wulff đã kéo gấp thắng tay trong cuộc phỏng vấn của ARD và ZDF tuần qua và nói như trên. Thế là người ta, nhất là giới phóng viên nhà báo, bắt đầu vạch lá tìm sâu, mổ xẻ và bàn tán câu nói của Wulff. Họ đưa dữ kiện là những ai phục vụ, chịu trách nhiệm cho xứ sở này ít khi có được bạn bè với tài sản nửa triệu Euro.

Ngoài ra, họ còn nghi vấn " những gì Wulff đã nói và những điều không nói. Ông ta nghĩ thế nào và có thể muốn nghĩ thế nào về điều đó ". Qua sự giải thích ông Wulff muốn đạt được một sự giải thoát hay chỉ là đi thêm một bước để đưa đến bờ vực thẳm (Abgrund)! Điểm then chốt trong câu nói của Wullf mà người ta đã tìm ra được: "Ông Wulff đã cho biết là ông ta không làm điều gì sai trái, nhưng tất cả cũng không phải hoàn toàn đúng ". Một sự thú nhận mà theo thiển ý người viết mang tích cách "huề cả làng kiểu không vi phạm luật mà cũng không hoàn toàn đúng, thì phải hiểu xa hơn có nghĩa là sai!". Đúng là "biện chứng luận" của những người làm chính trị.

Trở lại câu hỏi "Wulff cũng thuộc về nước Đức, nhưng thuộc thành phần nào?" thì người ta viện dẫn ngay rằng Đức là một quốc gia có sự chia rẽ trầm trọng. Không chỉ giữa người giàu và người nghèo, người Đức (Bio-German) và người Đức với nguồn gốc di cư, Đông và Tây, nhưng đặc biệt là giữa những người làm việc và những người để cho đồng tiền của họ làm việc.
Giữa những người tham lam "săn giá, mặc cả" và những người biết giá trị của chất lượng; giữa những người "tốt" chỉ biết đi hết tiệc tùng (buổi liên hoan = Party) này rồi nhảy qua Party khác để cảm thấy có được niềm vui và người tốt bụng không tham dự những buổi hòa nhạc từ thiện (Benefiz-Konzerte) nếu họ muốn (ý nói tiết kiệm) giúp những đứa bé bị đói khát tại Phi Châu.
Điều đáng ngạc nhiên là đất nước này vẫn hoạt động tốt, không phải cảm ơn những "người bạn" của Christian Wulff, nhưng hãy mang ơn những người đàn ông đổ rác và các nhân viên cứu hỏa, mấy ông cảnh sát và các y tá, các nghệ nhân và những người làm nghề xây cất, các công nhân ở hãng Ford và các thủ quỹ tại (siêu thị) Aldi. Tóm lại là những người "ở bên ngoài" như những nhà chính trị "bên trong" nói, là giấy phép cho nhân quyền có thể được ngủ qua đêm tại nhà bạn bè giàu có. Và "những người bên ngoài kia", không có bạn bè cho họ vay ngay nửa triệu Euro đã phải cảm thấy rằng bị gạt khi họ nghe Christian Wulff nói ông sẽ "không là Tổng Thống tại một quốc gia mà không có thể vay tiền từ bạn bè!.". Kết luận người ta mỉa mai: " Vậy thì ông nên để lại chức Tổng Thống đi!", nghĩa bóng nói Wulff nên từ chức là vừa.
Người ta còn đi xa hơn nữa, vậy ông Wullf hãy quyết định chọn điều nào quan trọng hơn đối với ông ta mà làm. Là Tổng Thống hay sự vay tiền với lãi suất thấp từ bạn bè, có thể một phần tiền trong đó họ kiếm ra được đôi khi không trong sạch cho lắm. Không ai bị cưỡng bách phải đi theo con đường chính trị cả; còn có rất nhiều nghề đứng đắn hơn mà qua đó không phải cung cấp các tài khoản về việc làm của mình, không bị dị nghị là đã ngủ qua đêm trên giuờng hay ghế sofa tại nhà của bạn bè.
* Một mẫu chuyện khác đánh giá Wulff là "một trong những hiệp sĩ không trả phí tổn"

Người Mỹ nói: "There ain't no such thing as a free lunch" (tạm dịch: Không có những điều gì như một bữa ăn trưa miễn phí). "Không có gì nhận được là miễn phí" hoặc "tất cả mọi thứ đều có cái giá của nó." Một vị Thống Đốc với mức thu nhập hàng năm khoảng 150.000 € có thể nói là được trả lương thấp so với các ông chủ của hãng VW hay một Hedgefonds-Manager, nhưng ông không lệ thuộc vào các lời khuyên và sự giúp đỡ của người khác.
Ông Wullf còn có thêm những đặc quyền riêng bằng hiện vật như xe để đi công tác, nhà ở và cơ hội trở thành một người của lịch sử mà các thế hệ tốt nghiệp trường trung học hay sinh viên viết đề cập đến trong những bài tiểu luận. Đó là những điều có giá trị, lợi ích hơn tiền bạc. Và để đạt được điều này, ông phải từ bỏ vài "chuyện", cho dù nếu nó chỉ là một trò chơi đá banh bàn với Carsten Maschmeyer và Veronica Ferres.
Vâng, Christian Wulff thuộc về nước Đức, Đức của người thích tiệc tùng và thợ săn mặc cả giá, nước Đức của hiệp sĩ được Eventmanager trả mọi chi phí và của những người "thăng tiến", nhìn lên ngưỡng mộ những ai đạt được địa vị cao hơn. "Bằng cách đối phó với những vụ việc như thế Wulff đã không đáp ứng được trách nhiệm" dựa theo cuộc phỏng vấn với ARD và ZDF.
Đúng, "người ta" không có (ý nói ông Wulff thiếu tinh thần trách nhiệm!). Vì vậy "người ta" nên ra đi và đừng gây dao động này kia đối với người thứ ba.
* Một quan điểm khác là khuyên Wulff không nên vay tiền bạn bè.

Có lẽ xã hội nào cũng vậy, từ Âu sang Á Châu. Giới bảo vệ người tiêu thụ cũng lên tiếng khuyên bảo TT Wulff là đừng vay tiền bạn bè. Ông Michael Weinhold, đại diện cho phát ngôn viên của Hiệp Hội cố vấn cho những người vay tiền (AG SBV) đưa ra nhận xét có sự mâu thuẫn khi vay tiền bạn bè. Nếu tất cả trôi chảy thì chẳng sao hết. Khác với ngân hàng, người ta có thể thỏa thuận với nhau lãi suất thấp và thời gian trả lui lâu hơn. Nhưng theo nữ chuyên gia "tín dụng" Hjördis Christiansen thì chuyện "xích mích" khó thể tránh khỏi nếu gặp trở ngại không trả lui được. Trong trường hợp nhận thư "nhắc nhở " và cuối cùng phải nhờ đến toàn án giải quyết thì tình bạn sẽ tan vỡ. Bà ta nói tốt hơn nên vay tiền ngân hàng vì ngay từ đầu có sự giao ước rõ ràng giữa đôi bên, lý do ngân hàng muốn thu lợi khi cho vay tiền.

* Sự chỉ trích, bàn cãi không nằm ở chỗ vì TT Wulff úp úp mở mở khi trả lời và giải thích những thắc mắc đã được nêu lên, nghe đâu có đến 400 câu hỏi?. "Nạn nhân" kế tiếp là ngôi nhà ông Wulff mua với giá 500 ngàn Euro.

Họ đem ngôi nhà lên bàn mổ và cho rằng ngôi nhà tọa lạc tại vùng"noble", vùng mà xung quanh được đánh giá là giàu có, cho dù Hannover không phải là Newengland, nơi mà Bill Clinton ở. Lối kiến trúc của ngôi nhà cũng chẳng phải đơn giản, tầm thường etc ...Rồi từ đó người ta lại đặt vấn đề khi quan sát kỹ ngôi nhà của vợ chồng ông Wulff, để rồi tự hỏi: "Cái gì thuộc về Đức?. Ngôi nhà của một nông dân thuộc về Đức? hay chúng ta phải hiểu dưới ngôi nhà của nông dân đó chỉ còn là một "Baumarktkette" (tạm phóng dịch dãy nhà bằng gỗ) mà qua danh mục (Katalog) quảng cáo thì ngôi nhà này nổi bật lên, mang tính cách phô trương, như là một kiểu mẫu kiến trúc?.

Thay lời kết:

Người bạn của tôi từ Bắc Đức, DaD, một bác sĩ chuyên khoa tim gởi cho vài tin liên quan đến Tổng Thống Đức, Christian Wulff và nhờ chuyển ngữ sau khi nghe biết tôi có viết giới thiệu cho đồng hương ngoài nước Đức biết vụ Xì-Căng-Đan "Credit" của TT Wulff ở Đức. Thay vì "phóng dịch" nhiều tin nhận được tôi chỉ tóm lược những điểm chính, khác với hai bài viết trước đây một tí. Tôi đã nêu lên vài nhận định của người bản xứ, thực tế có, mỉa mai cũng có của họ đối với vị Tổng Thống để mọi người từ đó có thể so sánh, nhất là nhưng đồng hương vì hoàn cảnh ít nghe TiVi hay không có thể đọc được tin tức báo chí Đức.

Qua những sự kiện thu thập được từ người Đức tôi bỗng dưng nghĩ đến Việt Nam, nơi mà 36 năm rồi chưa về được dù chỉ đi du lịch. Không phải tôi thiếu điều kiện "để áo gấm về làng" nhưng tôi không muốn, nói theo kiểu thi sĩ Ngô Minh Hằng "không muốn chính mình phản bội mình khi đã quyết định chọn nước Đức làm nơi tạm dung, quê hương thứ hai của tôi!".

Nhìn người rồi nghĩ đến ta mà buồn không ít. Đức là một nước "DÂN CHỦ" nên khác hẳn với VN, đang theo thể chế cộng sản. Dân Đức được hưởng đầy đủ quyền làm người. Tổng Thống là người đứng đầu quốc gia nhưng khi làm sai điều gì đều bị chất vấn, chỉ trích nặng nề, thậm chí còn "bông đùa bằng những tranh hí hoạ" mà chẳng gặp khó khăn chi cả. Không phải làm giàu vì tham nhũng như ở Việt Nam theo tin trên Internet đâu nha, chỉ mới vay có 500 ngàn thôi để mua nhà ở, chỉ mới "đi nghỉ hè miễn phí do bạn bè bao, hay giúp quảng cáo ra mắt sách ..." là bị chống đối lên án này kia vì luật Đức cấm nghị sĩ nhận quà cáp, hối lộ mà chẳng ai làm khó dễ. Viết bài lên án chỉ trích, thậm chí đòi hỏi TT Wulff phải từ chức, biểu tình chống việc làm của ông Wullf mà không bị công an ngăn cản hay bị bắt bớ giam cầm. So với cộng sản độc tài, Dân Quyền và Tự Do Báo Chí, Ngôn Luận được tôn trọng triệt để tại Đức. Nếu đem so sánh với những căn nhà của đảng viên hay cấp lãnh đạo của cộng sản và những nhà độc tài như Gadhafi, Mubarak, Ben Ali ... tại Trung Đông trước đây thì chẳng nhằm nhò hay thắm thía vào đâu hết.

Ngoài ra, nếu chúng ta khách quan đem so mức lương của Tổng Thống Đức hay Mỹ, Pháp, Anh .... thì cấp lãnh đạo cộng sản VN làm thể nào có thể so sánh được tính theo hối xuất nhưng điều quái lạ và khó hiểu họ sống sung túc, và cho dù dành dụm khéo đến đâu lâu lắm mới đạt được nhưng họ lại giàu có hơn nhiều, nhà cao cửa rộng. Và đừng nói chi cho xa xôi, với ngôi nhà của Wulfff mà giới chống đối cho là sang trọng thật ra chẳng có giá trị nào đáng kể so với nhà của Nguyễn tấn Dũng (NtD) hay con gái của NtD, dựa theo hình ảnh chúng ta thấy phổ biến trên liên mạng. Cho nên phải công nhận giới lãnh đạo các nước độc tài họ giỏi hơn Wulff rất nhiều!

Khi nào thì người dân Việt chúng ta mới được quyền chất vấn, đặt vấn đề với cấp lãnh đạo hay công khai viết những bài chỉ trích họ mà không bị gặp khó khăn về an ninh như hiện tại đang xảy ra giống như giới phóng viên và dân chúng Đức đang làm đối với Tổng Thống Christian Wulff, người đứng đầu của cường quốc Đức ???

* Ngọc-Châu (Cuối Năm Tân Mão, Nam Đức_10-01-2012)

* Tài liệu tham khảo: AFP, DPA, Spiegel Online, Yahoo-News, Welt Online.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét