Nếu kể chuyện quá khứ trong kỷ niệm thì nhân dịp xin kể lại để mọi người cùng biết chiều hướng diễn tiến “dân tộc tính của dân VN ta” trong chế độ XHCN của csvn!
Số là vào cuối thế kỷ 20 hai vợ chồng chúng tôi có dịp cùng phái đoàn Pháp hành trình để viếng thăm từ Bắc chí Nam xứ Việt nam trên phương diện trao đổi Văn Hoá. Đây phải nói VN là một xứ mà trường hợp đặc biệt cá nhân chúng tôi không có kinh nghiệm sống với dưới chính thể của bất cứ chế độ nào, vì thế hy vọng mọi người sẽ cho những kỷ niệm này hoàn toàn khách quan!
Đáp xuống phi trường Nội Bài (nếu tiềm thức nhớ không lầm tên) dù là người Việt duy nhất trong đoàn, chúng tôi không có trở ngại hay bị vấn đề thủ tục hành chính gì của bản xứ! Một ưu điểm đáng kể! Kế cùng tên hướng dẫn tìm đổi tiền Hồ, trong khi chờ đợi chuyện trò, tôi chợt nhớ thấy cuối đường bay phi trường có một bầy trâu trầm ngâm trong nước bùn mà không có rào ngăn chắn an ninh gì cả nên tôi muốn biết mới bèn hỏi tại sao?!
Anh ta bèn cười nói tếu rằng : “nhỡ phi cơ không hãm thắng kịp thì có bầy trâu chắn hộ an toàn bảo đảm chăm phần chăm !”. (Xin miễn kể tình trạng vệ sinh cầu xí tại chỗ ... sau cuối không có giấy nên buộc phải xài tiền Hồ để qua cơn khổ nạn!........).
Anh ta bèn cười nói tếu rằng : “nhỡ phi cơ không hãm thắng kịp thì có bầy trâu chắn hộ an toàn bảo đảm chăm phần chăm !”. (Xin miễn kể tình trạng vệ sinh cầu xí tại chỗ ... sau cuối không có giấy nên buộc phải xài tiền Hồ để qua cơn khổ nạn!........).
Về tới Hà nội vào trú ngụ ở một khách sạn hạng khá (xin lỗi quên tên!) thấy nhân viên tiếp đón niềm nỡ khách hàng không phân biệt gốc tịch nên mọi người đều có ít nhiều thiện cảm. Nhưng có biết đâu tất cả liên lạc qua điện thoại của chúng tôi với toà đại sứ Pháp ở Hà nội đều được cơ quan quản trách khách sạn thông tường.
Chương trình thăm Văn miếu, viếng toà nhà triển lãm văn hoá tranh vẽ VN thì từ cổng vào thoạt tiên thấy một tượng Phật khá lớn bằng đá xanh dấu tích mới chạm. Thế mà cơ quan tổ chức Văn Hoá VN tự hào cho giá trị từ hơn 3000 năm: một lếu láo ba hoa bắc kỳ! Còn xem tranh thì chỉ thấy toàn những hình vẽ thô thiển trong chiêu bài ca tụng kháng chiến quân với hình HCM. Thế mới biết văn hoá VN chẳng qua là chiến tranh mà toàn dân bắt buộc phải ca tụng một kẻ theo thời cơ, vay tên mượn kiếp vô gia phả ?! Có nhiều câu hỏi trong lúc này ... nhưng miễn câu trả lời!
Kế vào Trung phần cổ kính trong dân tình chất phát hiền hoà khiến mọi người đều dành cho trọn mỹ cảm. Duy chuyện bọn chóp bu csvn sung công hoàng cung của bà Từ Minh Hoàng hậu (mẹ vua Thành Thái) -một di tích đáng được trùng tu cho lịch sử - để làm nơi tiếp đón du khách. Chương trình cho đêm Văn hoá VN tổ chức theo đề tài "Họp triều của Vua" !
Vua ngự triều trước các quần thần : chúng chọn một cặp dân lọ trong đoàn (như để phỉ mặt bọn Tây trắng) mà có biết đâu vì ngu dốt chúng không nghĩ rằng chúng đang chửi cả dân tộc Việt Nam (vì trong buổi lễ có 2 chúng tôi là dân Việt nam chính thống).
Không thèm nêu ra lý do, 2 chúng tôi thẳng thắn từ chối tiếp tục cuộc chơi này và tình nguyện tự túc về khách sạn không ăn tối để khỏi phiền lụy đến ai!
Chúng bèn sừng sộ lao xao cho tôi là phản động muốn thọc gậy bánh xe phá đám và nhất quyết bắt buộc chúng tôi phải ở lại cho đến tàn cuộc.
Sau khi thương lượng, ban tổ chức đồng ý dọn bàn riêng trong gian phòng kế bên với trang trí không kém vua chúa cho chúng tôi.... ngồi ngó ra xa ngoài hiên kia là nơi ăn cho đám tài xế và bọn hướng dẫn viên du lịch!
Để không làm mất mặt và phật lòng mọi bên, tôi đích thân mời tất cả vào ngồi cùng bàn ăn với chúng tôi rồi thân mật chia cho tất cả những thức ăn dọn riêng chúng tôi ... trong khi chúng tôi thận trọng dùng qua loa những thức ăn dọn lên của họ!
Tiếp tục cuộc du hành vào Nam -tp HCM- cũng ở khách sạn tiện nghi cách tiếp rước lịch thiệp đúng cách; duy có điều là dân bản xứ không được phép bén gót lên phòng. Hôm sau được mời viếng đô thành trong chiếc xe đen bóng nhoáng -hình như xe hiệu Citroën Traction 15 thì phải?!- mà tài xế giới thiệu là chiếc xe của tướng DVM trước kia?! khiến mọi người trong đoàn nghe kể phải đặt câu hỏi. Nhưng nào ai có biết!?.
Hôm sau cả đoàn vào ăn tối trong một tửu quán có món ăn thuần túy VN theo cách nấu nướng thích hợp cho ngoại quốc Âu phương (xin lỗi đã quên tên và hình như sau cùng là ... LONG!?). Tên giữ an ninh nơi cửa nhất định không cho tôi vào, mọi người hỏi tại sao ... vỡ lẽ ra là đến thời ấy người Việt bản xứ không được phép vào quán ăn. À ra thế! Trưởng đoàn phải can thiệp để cuối cùng tôi được vào ngồi bàn ăn trong sự ngờ vực với nét khinh ra mặt của đám nhân viên. Cám ơn sự tiếp đón nồng hậu này!
Ngồi bàn, bọn tiếp đải viên xem tôi như không có (ne pas!!) và dường như muốn phỉ mặt chúng không buồn dọn bất cứ thức uống ăn gì của tôi kêu cả! Mặc dù các bạn trong đoàn đề nghị kêu thết đải nhưng tôi từ chối vì chẳng biết sao mà không thấy một hương vị gì trong bửa ăn tối ấy. Phải chăng vì tủi nhục trước giống dân lạ kỳ : dù rằng bị trị, bị khinh mà vẫn chỉ biết khúm núm quỳ lụy trước khách ngoại quốc trong khi đối với đồng chủng đồng hương hải ngoại thì kênh kênh thể diện chó săn.
Than ôi, tôi tự hỏi phải chăng chế độ csvn đã thành công trong việc cải biến dân lành thành những bọn gian manh tráo trở đểu cán theo tư tưởng HCM?! (Tự nhũ là không có gì ngạc nhiên vì tất cả mọi người đều biết đó là một tên chôm mượn giả tạo thế mà tập thể vẫn hãnh diện xưng tụng một cách mù sì!).
Sau khi viếng các miền hậu giang cả đoàn trở lại Sàigòn ra phi trường TSN để kết thúc một cuộc hành trình khó quên! Thêm một cảnh quốc nhục vì bọn nhân viên phi cảng cố tình lọc lừa 2 chúng tôi sang hàng du khách VN như để kiếm chuyện, gây sự khó khăn ?! Cũng may vì sợ hụt chuyến bay, cả đoàn náo động can thiệp mạnh để chúng tôi được vào trở lại hàng ưu tiên dành cho đoàn ngoại quốc
Nghĩ tội cho trường hợp những cá nhân người Việt ở hải ngoại về VN, nếu sự kiện này xảy ra thì không biết sẽ ra sao hỡi ?!
Kết cuộc, sau khi máy bay cất cánh chúng tôi thở phào hít thở không khí tự do mà trong tâm không một chút lưu luyến và thề hứa sẽ không bao giờ ... không bao giờ trở lại du lịch trên xứ VN dù là nơi chôn nhau cắt rốn. Rất đơn giản vì ngày nay dân tình dân tính quá đổi thay không còn một giá trị nhân bản cũng như đất nước vô trật tự và đã trở thành đống rác quốc tế khổng lồ trong chủ thuyết toàn cầu hoá ... nhờ chế độ XHCN-CSVN!
Dầu sao cũng mặc, xin chúc tất cả vui hưởng một lễ Giáng Sinh an lành hạnh phúc và một năm mới 2012 Vạn sự Cát tường Như Ý!
Trúc Quỳnh, một CTV lâu năm của NCTG |
chuyện người Việt xấu xí
mời các bạn xem người Việt bốn ngàn năm văn hiến !
(NCTG) Chủ đề người Việt xấu xí hình như đã được viết đi viết lại quá nhiều, viết nữa, viết mãi mà vẫn không hết. Có lẽ vì nó xảy ra quá nhiều, quá thường nhật, đến mức chắc mỗi chúng ta ai cũng từng sưu tầm được một vài “cục tức” từ những hành vi xấu xí xung quanh.
Hôm nay, tôi lại góp thêm vài câu chuyện cười ra nước mắt cóp nhặt được sau những chuyến đi.
Người Việt ở Sài Gòn
* Tại chợ Bến Thành Lần đầu tiên cầm tiền Việt Nam, chồng tôi chưa kịp nhận diện giá trị tiền. Lúc hai vợ chồng vừa xuống khỏi taxi đến chợ Bến Thành thì một người đàn ông tật nguyền một chân chống nạng đến xin tiền. Chồng tôi rút luôn gần hai trăm ngàn ra đưa. Tôi giật mình: - Ối! Sao lại cho nhiều thế?Lúc tôi quay sang nhìn thì người đàn ông “tật nguyền” ấy - chắc nghĩ tôi sẽ giật lại số tiền đó hay sao mà nhanh như chớp, hai tay nhấc hai cái nạng, vác lên vai, co hai chân chạy thẳng. Ha ha ha. Chồng tôi lúc đầu choáng, xong lăn ra cười. Đến giờ mỗi khi nhắc lại vẫn cứ cười.
* Tại quầy lễ tân Khách sạn Riverside Sài Gòn Anh chị cho xem giấy kết hôn? - Chúng tôi không mang theo. Thế anh không thấy vợ chồng chúng tôi mang cùng họ trong hộ chiếu và cùng đến từ Đan Mạch à? - Nhưng đây là khách sạn 4 sao. Tất cả khách sạn 4-5 sao đều yêu cầu như vậy. - Chúng tôi xưa giờ toàn ở khách sạn 5 sao, hôm nay hết phòng nơi khác mới đến khách sạn 4 sao của anh để ở đấy chứ. Có thấy nơi nào quy định vậy đâu? - Không, khi một người Việt đi với một người nước ngoài thì bắt buộc xuất trình giấy kết hôn. - Thế người yêu đi với nhau cũng không được à? - Không, vì có thể là gái mại dâm. - Thế anh nói vợ tôi là gái à? - Vâng, không có giấy kết hôn thì bị coi là vậy.(Kết quả sau đó: Suýt choảng nhau!!!)
* Ngoài đường Hai vợ chồng tôi về Việt Nam chơi, mấy người chạy xe ôm cứ mời đi không ngớt (mà thiệt lạ, người ta mặc váy mà cứ mời đi xe ôm thì ngồi kiểu gì nhỉ??!). Tôi luôn miệng trả lời không, lấy lý do là vì thích đi bộ ngắm phố phường hơn. Nhóm xe ôm bám nhì nhằng cả 15 phút không được, mới buông giọng: “Xời ơi, keo gì mà keo thế? Nói cho cô em biết, cô em lấy chồng Tây thì phải chia sẻ cho đồng bào một chút, nhá?”.
* Trong công viên nước Hai vợ chồng và mấy đứa cháu đi công viên nước chơi, tôi đang chơi bóng dưới hồ tạo sóng với cháu gái thì một gã bơi đến:- Em ơi, sao em lại đẹp quá vậy? Mà người vừa nãy đứng cùng em là chồng em hả? Ôi, sao em lại lấy chồng Tây, anh là người Việt Nam, cũng đâu đến nỗi nào. Em bỏ nó, em lấy anh đi, nhé em!Mặc tôi ngó lơ, hắn cứ “bao vây” bằng những hành động và lời nói cợt nhả như thế dưới bể bơi hàng chục phút đến khi tôi không chịu nổi phải trèo lên bờ.
Người Việt ở Hà Nội
* Tại khu phố cổ, lúc 10 giờ đêm Hai vợ chồng dắt cô cháu gái đi chơi, nhìn thấy con búp bê trong cửa hàng đẹp quá, tôi ghé vào định mua cho cháu thì:- Ê ê, mười giờ đêm rồi, có biết phải mua gì chưa? Chắc chắn mua thì hẵng vào, nhá! - bà chủ cửa hàng chua một chất giọng còn mạnh hơn cả… giấm. - Chưa coi hàng chất lượng ra sao, sao biết chắc mua hay không hả cô? - tôi hỏi lại.Nghe vậy, bà chủ nhảy lên, tưởng muốn chạm nóc nhà.- Chắc thì hẵng vào, muộn rồi, không thì… xéo… cút xéo thẳng, đừng vào nhá.Hết hồn!
Người Việt ở Hạ Long
Tôi ngủ dậy muộn trên tàu du lịch ở vịnh Hạ Long, lúc nhìn xuống thấy có 2 cô gái trẻ trên hai chiếc thuyền (chợ nổi) treo bán đủ thứ bánh kẹo đang trò chuyện rất to. Không biết tôi là người Việt Nam, một cô chỉ vào chồng tôi, cười hả hê nói:- Này, lúc nãy tao mới bán cho ông Tây kia cái hộp bánh 220 ngàn đấy, lãi hẳn 200 ngàn mày ạ, hí hí hí. - !!!
Người Việt ở Sapa
Chồng tôi vào chợ Sapa hỏi mua giúp tôi một chai nước tẩy sơn móng tay. Hai bà bán hàng nói với nhau (rất to): “Nhớ xé cái mác giá đi, trên đó ghi có 2 ngàn à”. “Ừ! Thế nói nó giá bao nhiêu nhỉ. Năm chục ngàn nhỉ?”. “Ừ!”. - Fifty thousand Dong! (Năm chục ngàn) - bà ta nói với chồng tôi. Tôi đứng đó, bật cười:- Chứ không phải cái lọ đó giá chỉ 2 ngàn thôi sao hả chị? Tẽn tò!
Người Việt ở Pháp
Trong nhà hàng Cây Ớt – Quận 13, Paris
Hai vợ chồng chọn được 5-6 món, hào hứng ngồi chờ. Bàn bên cạnh là hai thực khách Pháp. Chủ nhà hàng mang ra một nồi thịt kho tộ, một đĩa xào (giống tôi đã đặt) nhưng lại bỏ lên bàn của hai vị khách Pháp. Có lẽ vì là người nước ngoài nên họ không biết, bắt đầu cắm cúi ăn. 5 phút sau, dường như phát hiện ra sự nhầm lẫn, bà chủ liền chạy ra, không nói câu nào, giựt mạnh nồi thịt kho và đĩa xào từ bến đó bỏ sang bàn tôi. Mặc kệ hai vị khách kia miệng đang há, tay đang cầm đũa cắm vào nồi thịt. - Này chị ơi, nhầm lẫn thì làm lại chứ bắt chúng tôi ăn thừa à? - tôi hỏi. - Nhầm có mấy phút mà làm sao? - Không, chị phải làm lại chứ. Khách người ta ăn vào rồi còn gì. - Không. Chi mà khó tính dữ vậy. Nhầm có chút xíu mắc chi tôi làm lại - mặt bà chủ cau có. - Vậy chị cho tính tiền nước đi, chúng tôi không ăn nữa - tôi chán nản nói. Hai vợ chồng chủ quán mang hóa đơn xuống bàn, rồi nói với nhau: - Lần sau nhớ mặt hai đứa này, đừng cho vào nhá. - Cũng chẳng ai muốn đến nữa đâu chị ơi - tôi lắc đầu cười méo mó. - Đến có mà tao tát vào mặt, nhá! - bà chủ tru tréo như còi xe lửa. Ôi, nghe muốn xỉu.
Còn bạn thì sao? Bạn đã gặp những chuyện tương tự như vậy bao giờ chưa?
Trúc Quỳnh, từ Đan Mạch - Viết tặng NCTG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét