Từ những năm đầu của thâp niên 50 thế kỷ trước người
ta hay nhăc nhiều đến dòng họ Ngô cũng vì dòng họ này đã sản sinh ra
một tổng thống cho nền đệ nhất Cộng Hòa và một người con dâu có tên Trần
Thị Lệ Xuân đóng vai trò đệ nhất phu nhân cho người anh của chồng vì
ông này không có vợ. Bà Lệ Xuân trở thành một khuôn mặt phụ nữ nổi bật
có vẻ đẹp sắc sảo làm tăng nét duyên dáng của chiếc áo dài hở cổ do
chính bà tạo kiểu, đồng thời cũng là một mệnh phụ đầy quyền lực được báo
chí Việt nam và Mỹ ngày ấy luôn chú ý không hẳn do sự hấp dẫn bề ngoài
mà lại do lưỡi bà quá sắc hay có những lời phát ngôn xúc phạm các đối
thủ chính trị của chồng bà (cố vấn Ngô Đình Nhu) và
anh chồng Bà (tổng thống Ngô Đình Diệm), đặc biệt khi nổ ra cuộc đấu
tranh của phong trào quần chúng muốn loại bỏ chế độ hồi 62-63.
Tôi không bàn khía cạnh chính trị ở đây nhưng lại có vài suy nghĩ tản mạn về hai nguời con gái của bà, Ngô đình Lệ Thủy, cô chị, Ngô đình Lệ Quyên, cô em. Tôi biết mặt và có dịp gặp cô chị vài lần khi chúng tôi là những sinh viên của Đại học Văn khoa Sài gòn đầu thập niên 60. Do vấn đề an ninh cô luôn bị các mật vụ hạn chế sự giao tiếp với các đồng bạn, chỉ trừ vài người cả nam lẫn nữ trong phong trào Thanh sinh công (một tổ chức thân hữu thanh niên sinh viên công giáo).
Tôi không bàn khía cạnh chính trị ở đây nhưng lại có vài suy nghĩ tản mạn về hai nguời con gái của bà, Ngô đình Lệ Thủy, cô chị, Ngô đình Lệ Quyên, cô em. Tôi biết mặt và có dịp gặp cô chị vài lần khi chúng tôi là những sinh viên của Đại học Văn khoa Sài gòn đầu thập niên 60. Do vấn đề an ninh cô luôn bị các mật vụ hạn chế sự giao tiếp với các đồng bạn, chỉ trừ vài người cả nam lẫn nữ trong phong trào Thanh sinh công (một tổ chức thân hữu thanh niên sinh viên công giáo).
Khác với tính cách của
mẹ, cô có nét đẹp thùy mị, vừa học giỏi, ngoan đạo vừa tế nhị kín đáo.
Cô hay đóng góp vào quỹ
từ thiện của phong trào (bằng tiền xin của mẹ) và trong lối giao tiếp
không hề tỏ lộ cô là cháu tổng thống hoặc bà mẹ sắc sảo của mình. Chúng
tôi rất buồn khi biết cô bị tử nạn trong một tai nạn giao thông tại Rome
mấy năm sau ngày nhà Ngô sụp đổ.
Cũng tại thành phố này, 44 năm sau trong một buổi sáng bận rộn của người dân đô thị, báo chí đưa tin về một tai nạn đường phố khi một xe gắn máy cọ quẹt vào chiếc xe bus chở học sinh, người phụ nữ khoảng trung niên do không đội mũ bảo hiểm đã bị tử thương. Nhưng đây không phải là tin tai nạn bình thường mà cái chết của người phụ nữ đã gây xúc động và sự chú ý của dự luận thành Rome, từ các giới chức cao cấp trong chính phủ đến thị trưởng thành phố, từ các hồng y viên chức tòa thánh đến các bạn đồng môn, trí thức La Mã. Tên người ấy là Ngô đình Lệ Quyên, một tiến sĩ Luật gốc Việt đang làm việc cho cơ quan Caritas, một tổ chức từ thiện uy tín của tòa thánh La Mã.
Báo chí hải ngoại cũng đã viết nhiều về cô không phải vì cô là con út của ông bà Ngô đình Nhu, nhưng vì cô đã làm vinh dự cho phụ nữ gốc Việt tại hải ngoại khi cô có một sở học vừa cao vừa uyên bác, lại dùng nó làm phương tiện để bảo vệ cho quyền lợi của những người di dân nghèo trên đất Ý, có thể có cả người Việt mình. Các cống hiến nghiệp vụ của cô và tấm lòng cảm thông nỗi bất hạnh của những người kém may mắn trong xã hội đã được các giới chức cao cấp của nước Ý, đất nước tạm dung khi cô theo mẹ đến đây từ khi 4 tuổi, nhìn nhận và đánh giá cao. Dù cô không xin nhập quốc tịch Ý và muốn giữ nguyên căn cước gốc gác của mình, hệ lụy đã làm cô không thể trở thành giáo sư luật tại các đại học của Ý, nhưng vinh dự thay cô đã được tổng thống Ý dựa trên đề nghị của bộ trưởng nội vụ đặc cách cấp quốc tịch Ý cho cô trong tư cách một di dân đã có nhiều cống hiến cho quốc gia sở tại.
Tôi càng khâm phục hơn khi cô yêu và lấy một người chồng Ý, cô vẫn đặt tên cho con trai duy nhất của mình mang họ mẹ là Ngô đình Sơn, một đứa cháu ngoại mà bà Lệ Xuân rất yêu và hãnh diện. Cũng chuyện quốc tịch, tôi đã có bài tiểu luận, Tôi là người Việt nam (đăng trên Việt Báo ) bàn về cách xưng hô làm sao cho phù hợp với tư cách vừa là công dân đất nước tạm dung vừa gìn giữ bảo tồn được cái căn cước gốc Việt của mình, để một khi mang quốc tịch mới vì những lý do riêng tư của từng cá nhân nhưng không hề chối bỏ gốc gácvề quê hương bản quán.
Từ trường hợp cá biệt của tiến sĩ Ngô đình Lệ Quyên bất giác tôi liên tưởng đến một nhà trí thức khác, cũng họ Ngô nhưng sanh trưởng tại Hà nội. Ông là một tiến sĩ trẻ của ngành toán học, được nhà nước gửi đi du học tại Pháp. Hai năm trở lại đây, ông được báo chí Việt nam và quốc tế ca ngợi khi giới toán học thế giới đã trao cho ông giải FIELDS, một giải thưởng danh giá được coi như Nobel về Toán dành cho những ai có đóng góp xuất sắc cho ngành toán học. Lẽ ra thì vinh dự này phải thuộc về ông và những người đồng hương đồng bào của ông, Việt nam nói chung, nhưng điều làm người ta ngạc nhiên khi trong dòng lý lịch của người nhận giải, tiến sĩ Ngô Bảo Châu lại được kể là công dân của Cộng Hòa Pháp! Tổng thống Pháp Sarkozy đã gửi điện mừng và hãnh dện về người công dân của mình và mới đậy giaó sư Ngô Bảo Châu đã được nuớc Pháp tặng huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh, một danh dự cao nhất dành cho những ai làm vẻ vang cho Pháp quốc. Tất nhiên trước một vinh dự lớn của một trí thức người Việt, một người họ đã đào tạo từ trong nước thì nhà nước Hà nôi cũng không bỏ lỡ cơ hội, cũng gióng trống khua chiêng, ôm ấp đứa con yêu của nuớc Việt XHCN và dành những hình thức tưởng thưởng cao nhất cho tiến sĩ Bảo Châu về thành tựu xuất sắc này.
Câu chuyện ở đây là tại sao tiến sĩ Ngô Bảo Châu mang hộ chiếu và quốc tịch Pháp, và dưới con mắt các bè bạn và đồng nghiệp của ông nơi ông hiện nay đang giảng dạy tại Mỹ (University of Chicago) thì ông là người Pháp gốc Việt chứ không phải là người thuần Việt như lúc ông mới rời Hà nội ra đi.
Không cần phải chờ đợi để được lý giải, người tiến sĩ toán thẳng thắn cho biết ông đã lấy song tịch, có nghĩa là hai quốc tịch vừa Pháp vừa Việt. Sao lại phải làm như vậy. Ông thật thà cho biết ông vẫn yêu tổ quốc ông, ông vẫn là người Việt, nhưng sở dĩ ông tự nguyện xin vào quốc tịch Pháp một phần là nghĩa cử muốn cám ơn các giáo sư Pháp đã bảo trợ và dạy dỗ ông và lý do thứ hai (nghe thực dụng hơn) là ông muốn dùng passport của Pháp để dễ dàng đi lại một khi ông phải trao đổi các kiến thức và thành tựu toán học với đồng nghiệp trên toàn thế giới, kể cả dùng quốc tịch này để dễ được thu nhận vào các viện nghiên cứu toán học danh giá của Mỹ và các nuớc phát triển châu Âu.
Thú thật tôi chẳng cần thắc mắc thêm, chỉ có suy nghĩ là hai tiến sĩ trẻ gốc Việt , một nam một nữ, một sanh đẻ Hà nội, một khai sanh Sài gòn, nhưng khi thành đạt họ đã có lối hội nhập với xứ sở tạm dung qua hai cách nhìn khác nhau, qua hai trải nghiệm không giống nhau, một mang tính thực dụng, một nặng tính bảo thủ, nhưng nói cho cùng thì cả hai nhà trí thức họ Ngô bằng công sức và quyết tâm của mình đã đem sở học và tấm lòng dâng hiến phục vụ cho khoa học và tha nhân làm hãnh diện lây cho những người đồng hương đồng xứ, trong đó có cả tôi và những người Việt tha hương.
Đỗ Xuân Tê
(Cali tháng tư nhìn lại)
Cũng tại thành phố này, 44 năm sau trong một buổi sáng bận rộn của người dân đô thị, báo chí đưa tin về một tai nạn đường phố khi một xe gắn máy cọ quẹt vào chiếc xe bus chở học sinh, người phụ nữ khoảng trung niên do không đội mũ bảo hiểm đã bị tử thương. Nhưng đây không phải là tin tai nạn bình thường mà cái chết của người phụ nữ đã gây xúc động và sự chú ý của dự luận thành Rome, từ các giới chức cao cấp trong chính phủ đến thị trưởng thành phố, từ các hồng y viên chức tòa thánh đến các bạn đồng môn, trí thức La Mã. Tên người ấy là Ngô đình Lệ Quyên, một tiến sĩ Luật gốc Việt đang làm việc cho cơ quan Caritas, một tổ chức từ thiện uy tín của tòa thánh La Mã.
Báo chí hải ngoại cũng đã viết nhiều về cô không phải vì cô là con út của ông bà Ngô đình Nhu, nhưng vì cô đã làm vinh dự cho phụ nữ gốc Việt tại hải ngoại khi cô có một sở học vừa cao vừa uyên bác, lại dùng nó làm phương tiện để bảo vệ cho quyền lợi của những người di dân nghèo trên đất Ý, có thể có cả người Việt mình. Các cống hiến nghiệp vụ của cô và tấm lòng cảm thông nỗi bất hạnh của những người kém may mắn trong xã hội đã được các giới chức cao cấp của nước Ý, đất nước tạm dung khi cô theo mẹ đến đây từ khi 4 tuổi, nhìn nhận và đánh giá cao. Dù cô không xin nhập quốc tịch Ý và muốn giữ nguyên căn cước gốc gác của mình, hệ lụy đã làm cô không thể trở thành giáo sư luật tại các đại học của Ý, nhưng vinh dự thay cô đã được tổng thống Ý dựa trên đề nghị của bộ trưởng nội vụ đặc cách cấp quốc tịch Ý cho cô trong tư cách một di dân đã có nhiều cống hiến cho quốc gia sở tại.
Tôi càng khâm phục hơn khi cô yêu và lấy một người chồng Ý, cô vẫn đặt tên cho con trai duy nhất của mình mang họ mẹ là Ngô đình Sơn, một đứa cháu ngoại mà bà Lệ Xuân rất yêu và hãnh diện. Cũng chuyện quốc tịch, tôi đã có bài tiểu luận, Tôi là người Việt nam (đăng trên Việt Báo ) bàn về cách xưng hô làm sao cho phù hợp với tư cách vừa là công dân đất nước tạm dung vừa gìn giữ bảo tồn được cái căn cước gốc Việt của mình, để một khi mang quốc tịch mới vì những lý do riêng tư của từng cá nhân nhưng không hề chối bỏ gốc gácvề quê hương bản quán.
Từ trường hợp cá biệt của tiến sĩ Ngô đình Lệ Quyên bất giác tôi liên tưởng đến một nhà trí thức khác, cũng họ Ngô nhưng sanh trưởng tại Hà nội. Ông là một tiến sĩ trẻ của ngành toán học, được nhà nước gửi đi du học tại Pháp. Hai năm trở lại đây, ông được báo chí Việt nam và quốc tế ca ngợi khi giới toán học thế giới đã trao cho ông giải FIELDS, một giải thưởng danh giá được coi như Nobel về Toán dành cho những ai có đóng góp xuất sắc cho ngành toán học. Lẽ ra thì vinh dự này phải thuộc về ông và những người đồng hương đồng bào của ông, Việt nam nói chung, nhưng điều làm người ta ngạc nhiên khi trong dòng lý lịch của người nhận giải, tiến sĩ Ngô Bảo Châu lại được kể là công dân của Cộng Hòa Pháp! Tổng thống Pháp Sarkozy đã gửi điện mừng và hãnh dện về người công dân của mình và mới đậy giaó sư Ngô Bảo Châu đã được nuớc Pháp tặng huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh, một danh dự cao nhất dành cho những ai làm vẻ vang cho Pháp quốc. Tất nhiên trước một vinh dự lớn của một trí thức người Việt, một người họ đã đào tạo từ trong nước thì nhà nước Hà nôi cũng không bỏ lỡ cơ hội, cũng gióng trống khua chiêng, ôm ấp đứa con yêu của nuớc Việt XHCN và dành những hình thức tưởng thưởng cao nhất cho tiến sĩ Bảo Châu về thành tựu xuất sắc này.
Câu chuyện ở đây là tại sao tiến sĩ Ngô Bảo Châu mang hộ chiếu và quốc tịch Pháp, và dưới con mắt các bè bạn và đồng nghiệp của ông nơi ông hiện nay đang giảng dạy tại Mỹ (University of Chicago) thì ông là người Pháp gốc Việt chứ không phải là người thuần Việt như lúc ông mới rời Hà nội ra đi.
Không cần phải chờ đợi để được lý giải, người tiến sĩ toán thẳng thắn cho biết ông đã lấy song tịch, có nghĩa là hai quốc tịch vừa Pháp vừa Việt. Sao lại phải làm như vậy. Ông thật thà cho biết ông vẫn yêu tổ quốc ông, ông vẫn là người Việt, nhưng sở dĩ ông tự nguyện xin vào quốc tịch Pháp một phần là nghĩa cử muốn cám ơn các giáo sư Pháp đã bảo trợ và dạy dỗ ông và lý do thứ hai (nghe thực dụng hơn) là ông muốn dùng passport của Pháp để dễ dàng đi lại một khi ông phải trao đổi các kiến thức và thành tựu toán học với đồng nghiệp trên toàn thế giới, kể cả dùng quốc tịch này để dễ được thu nhận vào các viện nghiên cứu toán học danh giá của Mỹ và các nuớc phát triển châu Âu.
Thú thật tôi chẳng cần thắc mắc thêm, chỉ có suy nghĩ là hai tiến sĩ trẻ gốc Việt , một nam một nữ, một sanh đẻ Hà nội, một khai sanh Sài gòn, nhưng khi thành đạt họ đã có lối hội nhập với xứ sở tạm dung qua hai cách nhìn khác nhau, qua hai trải nghiệm không giống nhau, một mang tính thực dụng, một nặng tính bảo thủ, nhưng nói cho cùng thì cả hai nhà trí thức họ Ngô bằng công sức và quyết tâm của mình đã đem sở học và tấm lòng dâng hiến phục vụ cho khoa học và tha nhân làm hãnh diện lây cho những người đồng hương đồng xứ, trong đó có cả tôi và những người Việt tha hương.
Đỗ Xuân Tê
(Cali tháng tư nhìn lại)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét