Hai
chuyển động của Bộ Quốc Phòng Mỹ trong tuần lễ thứ tư của tháng Tư năm
2012 – lập cơ quan tình báo mới và tái phối trí lực lượng thủy quân lục
chiến Mỹ ở Okinawa -- cho thấy Trung Cộng là mục tiêu quân sự của Mỹ ở Á
châu Thái bình Dương.
Một, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Hầu hết các thông tấn xã và báo chí của các siêu cường Âu, Mỹ ngày 24-4-12 đều loan tải tin Bộ Trưởng Léon Panetta vốn là cựu Giám đốc của CIA được cử qua làm Trưởng Quốc Phòng Mỹ thành lập mở một cơ quan tình báo mới đặc biệt cho quân đội.
Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp, họat động ngòai vùng có chiến trận Nó khác với cơ quan tình báo truyền thống của quân đội là DIA lâu nay có nhiệm vụ cung ứng tin tình báo chiến thuật trong vùng có chiến tranh. Trung Tướng Michael Flynn tuần trước được Bộ cử nhiệm vào làm giám đốc DIA và sẽ giám sát luôn cơ quan tình báo mới thành lập DCS này. DCS dự trù phát triển thêm vài trăm điệp viên trong những năm tới. Ứng viên chắc hẳn cần những người Mỹ gốc các nước Á châu Thái bình Dương.
DB Mike Rogers (Đảng Cộng hòa, bang Michigan) Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, gởi điện thư ủng hộ cơ quan tình báo mới này và sự phối họp với CIA.
Trong thời TT George W. Bush, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld muốn tăng gia khả năng tình báo quốc phòng sang những lãnh vực theo truyền thống thuộc CIA. Nhưng Bộ Quốc Phòng không làm được vì sự chống đối của CIA.
Nhưng bây giờ cơ quan CIA do một vị tướng lãnh chỉ huy, là Tướng David Petraeus. Nhiệm vụ tình báo của quân đội và của CIA thường chia xẻ và phối hợp với nhau. Nhân viên tình báo quốc phòng, thường làm việc trong các cơ sở của CIA tọa lạc trong tòa dại sứ Mỹ, thực tế đã cộng tác với nhau trong nhiều vấn đề ở hải ngọai.
Một cộng tác và phối hợp hài hòa và thành công của tình báo quốc phòng và CIA đã đưa đến kết quả thành công vượt mức trong cuộc hành quân hạ sát Ben Laden ở Pakistan, hồi năm 2011. Hai ngành cũng đã phối hợp trong việc theo dõi và bắt và giết những cán bộ chỉ huy lãnh đạo của Al-Qaida ở Yemen.
Với cơ quan tình báo mật DCS của quân đội mới thành lập chuyên trách về TC, và CIA có từ lâu, coi như TC bị hai cơ quan tai mắt của Mỹ, một quân sự và một dân sự, đặc biệt theo dõi.
Hai, về tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến. Song song với việc tăng cường hợp tác quân sự với Singapore, Philippines và Úc, Bộ Quốc Phòng và Bộ Tổng Tham Mưu liên quân Mỹ đã có kế hoạch đã được hai chính phủ Mỹ và Nhật đồng ý, Mỹ sẽ tái phối trí lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9,000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5,000 người, qua Úc 2,500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người .
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tuyên bố với báo chí rằng thỏa thuận này «là tất yếu phản ánh một thực tế trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh». Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.
Theo nhận định của phần đông chiến lược gia trên báo truyền thông quốc tế, việc bố trí lại lực lượng này của Mỹ là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á, trước sự trổi dậy của TC về quân sự, hành động bành trướng và giành thế hải thượng với Mỹ ở vùng biến Á châu Thái bình dương.
Ba, về hải lực và không lực dọ thám. Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công.
Thành phố Perth của nước Úc, như Tây Đô của Úc, với dân số hơn 1,5 triệu hồi năm 2006, chánh quyền Úc đã đồng ý cho được hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Tờ báo gối đầu giường của chính khách Mỹ là Washington Post cũng cho biết Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không ngươi lái của Mỹ. Quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương, theo tin của AFP.
Bốn và sau cùng, việc Mỹ lập cơ quan tình báo quân sự mới và điều quân của Mỹ như trên cho thấy TC là mục tiêu gần hay xa của Mỹ và Mỹ sẵn sàng để phòng ngự hay tấn công. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Daewin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Nhớ xưa trong Thế Chiền thứ hai, ở Á châu, sai lầm chiến lược của Nhựt là tấn công Trân châu Cảng quá sớm. Nếu chưa tấn công, Mỹ chưa tập trung vào chiến trường Á châu, chưa tấn công thẳng vào nước Nhựt. Bây giờ TC “quậy” quá sớm ở Á châu Thái bình Dương, trái với lời khuyên của Đặng tiểu Bình đừng lộ mặt quân sự để phát triễn kinh tế; nên Mỹ mới tập trung lực lương về Á châu Thái bình dương và được hầu hết các nước ủng hộ xem như lá chắn trước đà bánh trướng của TC.
Có người nói, TC không làm không được vì sự sống còn của vấn đề kinh tế của TC. Dưới đáy của vùng biển Đông Nam Á mà TC đang đơn phương xác quyết chủ quyên là trữ lượng dầu lửa và khí đốt nhiều hơn của Á rập Saudi, nước có nguồn dầu và khí lớn nhứt thế giới. TC đang bị lời nguyền rủa của dầu lửa./.
Vi Anh
Một, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Hầu hết các thông tấn xã và báo chí của các siêu cường Âu, Mỹ ngày 24-4-12 đều loan tải tin Bộ Trưởng Léon Panetta vốn là cựu Giám đốc của CIA được cử qua làm Trưởng Quốc Phòng Mỹ thành lập mở một cơ quan tình báo mới đặc biệt cho quân đội.
Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp, họat động ngòai vùng có chiến trận Nó khác với cơ quan tình báo truyền thống của quân đội là DIA lâu nay có nhiệm vụ cung ứng tin tình báo chiến thuật trong vùng có chiến tranh. Trung Tướng Michael Flynn tuần trước được Bộ cử nhiệm vào làm giám đốc DIA và sẽ giám sát luôn cơ quan tình báo mới thành lập DCS này. DCS dự trù phát triển thêm vài trăm điệp viên trong những năm tới. Ứng viên chắc hẳn cần những người Mỹ gốc các nước Á châu Thái bình Dương.
DB Mike Rogers (Đảng Cộng hòa, bang Michigan) Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, gởi điện thư ủng hộ cơ quan tình báo mới này và sự phối họp với CIA.
Trong thời TT George W. Bush, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld muốn tăng gia khả năng tình báo quốc phòng sang những lãnh vực theo truyền thống thuộc CIA. Nhưng Bộ Quốc Phòng không làm được vì sự chống đối của CIA.
Nhưng bây giờ cơ quan CIA do một vị tướng lãnh chỉ huy, là Tướng David Petraeus. Nhiệm vụ tình báo của quân đội và của CIA thường chia xẻ và phối hợp với nhau. Nhân viên tình báo quốc phòng, thường làm việc trong các cơ sở của CIA tọa lạc trong tòa dại sứ Mỹ, thực tế đã cộng tác với nhau trong nhiều vấn đề ở hải ngọai.
Một cộng tác và phối hợp hài hòa và thành công của tình báo quốc phòng và CIA đã đưa đến kết quả thành công vượt mức trong cuộc hành quân hạ sát Ben Laden ở Pakistan, hồi năm 2011. Hai ngành cũng đã phối hợp trong việc theo dõi và bắt và giết những cán bộ chỉ huy lãnh đạo của Al-Qaida ở Yemen.
Với cơ quan tình báo mật DCS của quân đội mới thành lập chuyên trách về TC, và CIA có từ lâu, coi như TC bị hai cơ quan tai mắt của Mỹ, một quân sự và một dân sự, đặc biệt theo dõi.
Hai, về tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến. Song song với việc tăng cường hợp tác quân sự với Singapore, Philippines và Úc, Bộ Quốc Phòng và Bộ Tổng Tham Mưu liên quân Mỹ đã có kế hoạch đã được hai chính phủ Mỹ và Nhật đồng ý, Mỹ sẽ tái phối trí lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9,000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5,000 người, qua Úc 2,500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người .
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tuyên bố với báo chí rằng thỏa thuận này «là tất yếu phản ánh một thực tế trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh». Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.
Theo nhận định của phần đông chiến lược gia trên báo truyền thông quốc tế, việc bố trí lại lực lượng này của Mỹ là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á, trước sự trổi dậy của TC về quân sự, hành động bành trướng và giành thế hải thượng với Mỹ ở vùng biến Á châu Thái bình dương.
Ba, về hải lực và không lực dọ thám. Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công.
Thành phố Perth của nước Úc, như Tây Đô của Úc, với dân số hơn 1,5 triệu hồi năm 2006, chánh quyền Úc đã đồng ý cho được hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Tờ báo gối đầu giường của chính khách Mỹ là Washington Post cũng cho biết Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không ngươi lái của Mỹ. Quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương, theo tin của AFP.
Bốn và sau cùng, việc Mỹ lập cơ quan tình báo quân sự mới và điều quân của Mỹ như trên cho thấy TC là mục tiêu gần hay xa của Mỹ và Mỹ sẵn sàng để phòng ngự hay tấn công. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Daewin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Nhớ xưa trong Thế Chiền thứ hai, ở Á châu, sai lầm chiến lược của Nhựt là tấn công Trân châu Cảng quá sớm. Nếu chưa tấn công, Mỹ chưa tập trung vào chiến trường Á châu, chưa tấn công thẳng vào nước Nhựt. Bây giờ TC “quậy” quá sớm ở Á châu Thái bình Dương, trái với lời khuyên của Đặng tiểu Bình đừng lộ mặt quân sự để phát triễn kinh tế; nên Mỹ mới tập trung lực lương về Á châu Thái bình dương và được hầu hết các nước ủng hộ xem như lá chắn trước đà bánh trướng của TC.
Có người nói, TC không làm không được vì sự sống còn của vấn đề kinh tế của TC. Dưới đáy của vùng biển Đông Nam Á mà TC đang đơn phương xác quyết chủ quyên là trữ lượng dầu lửa và khí đốt nhiều hơn của Á rập Saudi, nước có nguồn dầu và khí lớn nhứt thế giới. TC đang bị lời nguyền rủa của dầu lửa./.
Vi Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét