Đã
37 năm xa biển, xa tàu kể từ 30 tháng tư 1975. Những thủy thủ VNCH ngày
xưa nay người trẻ nhất cũng đã sáu chục và người lớn tuổi nhất cũng đã
trên tám mươi. Thời gian trôi qua nhanh như một dòng sông và rồi tất cả
thủy thủ còn lại nầy sẽ chờ ngày ra biển khơi lần cuối. Đó là biển khơi
của cuộc đời. Nhân dịp tháng tư đen, chúng ta gặp nhau để ôn lại vài
điều đáng ghi nhớ về các thủy thủ Việt Nam.
Ngày 5 tháng 6 năm 1948, một cuộc họp tại vịnh Hạ Long, giữa cao ủy Pháp Robert và 8 vị đại diện các đảng phái Việt Nam gồm các ông Nguyễn Văn Xuân, Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí, Nguyễn Khoa Toàn, Dình Xuân Quảng, Trần Văn Hữu, và Lê Văn Hoạch, dưới sự chứng kiến của Cựu Hoàng Bảo Đại. Sau đó, ngày 8 tháng 6 năm 1949, tại điện Elysée, Paris, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol đã long trọng cùng Hoàng Đế Bảo Đại, Quốc Trưởng Việt Nam ký một văn kiện xác nhận và nói rõ việc Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam và công nhận nền độc lập của Việt Nam(1).
Căn cứ vào văn kiện nầy, các cơ chế của Quốc Gia Việt Nam được chính thức thành lập. Trong cơ chế nầy có quân đội Quốc Gia Việt Nam, trong đó có Hải Quân. Hải Quân Việt Nam được chính thức thành lập bởi dụ số 2, ban hành ngày 6 tháng 3 năm 1952. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang được xây cất ngày 12 tháng 7 năm 1951. Tháng 9 năm 1952, các khóa huấn luyện Sĩ Quan và Doàn Viên được bắt đầu. Những năm đầu Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang thuộc Hải Quân Pháp. Sau hiệp định Geneve, ngày 20 tháng 7 năm 1954, Pháp chuyển giao Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang cho Hải Quân Việt Nam vào tháng 7 năm 1955.
Các Sĩ Quan Hải quân khóa 1 có 6 vị ngành chỉ Huy là các ông Lê Quang Mỹ, Trần Văn Chơn, Lâm Ngươn Tánh, Chung Tấn Cang, Trần Văn Phấn, Hồ Tấn Quyền. Và 3 Sĩ Quan ngành cơ khí là các ông Đoàn Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lịch, Lương Thanh Tùng. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung Tâm Huấn Luyến Hải Quân Nha Trang bắt đầu huấn luyện khoá 1 Đoàn Viên tức các Thủy Thủ chuyên nghiệp đầu tiên gồm 150 khóa sinh, sau đó 25 khóa sinh ưu tú được lựa chọn để theo học khóa 1 Hạ Sĩ Quan(Maistrancier) tại Việt Nam và một số khoảng 12 người lần lượt qua Pháp học các lớp cao đẳng chuyên nghiệp, thời gian học tập là 8 tháng. Thời đó các thủy thủ Việt Nam đều là các chàng trai trẻ, khỏe, đẹp. Tùy khả năng và kiến thức, mỗi người được lựa chọn vào một nghề riêng và phải có trình độ tiếng Pháp khá nghĩa là phải biết nói và viết được tiếng Pháp, tương đương với lóp đệ tứ thời bấy giờ vì chương trình giảng dạy đều bằng Pháp ngữ và các giảng viên và huấn luyện viên đều là người Pháp.
Qua những oan khiên chồng chất, những nổi đau quằn quại của cuộc chiến Việt Nam và cuộc sống nhiều thách thức trên xứ người. Những thủy thủ già thỉnh thoảng tìm gặp nhau trên các quán cà phê vỉa hè hay một nơi nào đó quen thuộc trong các khu người Việt sinh sống trên đất khách quê người. Các chàng trai oai hùng ngày nào với màu áo xanh nước biển ngang dọc trên các Duyên Đoàn, Giang Đoàn hay các thủy thủ với áo trắng tung bay trên các chiến hạm ra khơi nay tóc đã ngã màu bạc trắng như bọt biển. Bên ly cà phê nóng, họ thường nhắc đến những câu chuyện xưa trong các chuyến hải hành trên sông, trên biển. Họ cũng say sưa kể lại cho nhau nghe các hải cảng khắp các đại dương và các người tình xa lạ. Đôi lúc họ lại nhắc đến tên một vài người bạn đã gục ngã trong các trận đánh kinh hồn giữa ta và địch ở các địa danh như Tuyên Nhơn, Hồng Ngự, Ba Rài, Cổ cò, U Minh, Hàm Luông, Ba Động, Vũng Rô, Hoàng Sa…Họ là các thủy thủ, dày dạn gió sương, mê cuộc sống hải hồ, nhanh nhẹn, trẻ trung đủ các cấp bậc và ngành nghề như Bí Thư, Kế Toán, Giám Lộ, Trọng Pháo, Vận Chuyển, Cơ Khí, Phòng Tai, Điện Khí, Điện Tử, Thám xuất, Vô Tuyến, Quản Kho, Y Tá, Tiếp Vụ, Hỏa Đầu Vụ. Những lớp thủy thủ đầu tiên sau nầy là những cán bộ nòng cốt, là những viên gạch chắc chắn, bền vững cho toàn bộ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 5 tháng 6 năm 1948, một cuộc họp tại vịnh Hạ Long, giữa cao ủy Pháp Robert và 8 vị đại diện các đảng phái Việt Nam gồm các ông Nguyễn Văn Xuân, Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí, Nguyễn Khoa Toàn, Dình Xuân Quảng, Trần Văn Hữu, và Lê Văn Hoạch, dưới sự chứng kiến của Cựu Hoàng Bảo Đại. Sau đó, ngày 8 tháng 6 năm 1949, tại điện Elysée, Paris, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol đã long trọng cùng Hoàng Đế Bảo Đại, Quốc Trưởng Việt Nam ký một văn kiện xác nhận và nói rõ việc Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam và công nhận nền độc lập của Việt Nam(1).
Căn cứ vào văn kiện nầy, các cơ chế của Quốc Gia Việt Nam được chính thức thành lập. Trong cơ chế nầy có quân đội Quốc Gia Việt Nam, trong đó có Hải Quân. Hải Quân Việt Nam được chính thức thành lập bởi dụ số 2, ban hành ngày 6 tháng 3 năm 1952. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang được xây cất ngày 12 tháng 7 năm 1951. Tháng 9 năm 1952, các khóa huấn luyện Sĩ Quan và Doàn Viên được bắt đầu. Những năm đầu Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang thuộc Hải Quân Pháp. Sau hiệp định Geneve, ngày 20 tháng 7 năm 1954, Pháp chuyển giao Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang cho Hải Quân Việt Nam vào tháng 7 năm 1955.
Các Sĩ Quan Hải quân khóa 1 có 6 vị ngành chỉ Huy là các ông Lê Quang Mỹ, Trần Văn Chơn, Lâm Ngươn Tánh, Chung Tấn Cang, Trần Văn Phấn, Hồ Tấn Quyền. Và 3 Sĩ Quan ngành cơ khí là các ông Đoàn Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lịch, Lương Thanh Tùng. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung Tâm Huấn Luyến Hải Quân Nha Trang bắt đầu huấn luyện khoá 1 Đoàn Viên tức các Thủy Thủ chuyên nghiệp đầu tiên gồm 150 khóa sinh, sau đó 25 khóa sinh ưu tú được lựa chọn để theo học khóa 1 Hạ Sĩ Quan(Maistrancier) tại Việt Nam và một số khoảng 12 người lần lượt qua Pháp học các lớp cao đẳng chuyên nghiệp, thời gian học tập là 8 tháng. Thời đó các thủy thủ Việt Nam đều là các chàng trai trẻ, khỏe, đẹp. Tùy khả năng và kiến thức, mỗi người được lựa chọn vào một nghề riêng và phải có trình độ tiếng Pháp khá nghĩa là phải biết nói và viết được tiếng Pháp, tương đương với lóp đệ tứ thời bấy giờ vì chương trình giảng dạy đều bằng Pháp ngữ và các giảng viên và huấn luyện viên đều là người Pháp.
Qua những oan khiên chồng chất, những nổi đau quằn quại của cuộc chiến Việt Nam và cuộc sống nhiều thách thức trên xứ người. Những thủy thủ già thỉnh thoảng tìm gặp nhau trên các quán cà phê vỉa hè hay một nơi nào đó quen thuộc trong các khu người Việt sinh sống trên đất khách quê người. Các chàng trai oai hùng ngày nào với màu áo xanh nước biển ngang dọc trên các Duyên Đoàn, Giang Đoàn hay các thủy thủ với áo trắng tung bay trên các chiến hạm ra khơi nay tóc đã ngã màu bạc trắng như bọt biển. Bên ly cà phê nóng, họ thường nhắc đến những câu chuyện xưa trong các chuyến hải hành trên sông, trên biển. Họ cũng say sưa kể lại cho nhau nghe các hải cảng khắp các đại dương và các người tình xa lạ. Đôi lúc họ lại nhắc đến tên một vài người bạn đã gục ngã trong các trận đánh kinh hồn giữa ta và địch ở các địa danh như Tuyên Nhơn, Hồng Ngự, Ba Rài, Cổ cò, U Minh, Hàm Luông, Ba Động, Vũng Rô, Hoàng Sa…Họ là các thủy thủ, dày dạn gió sương, mê cuộc sống hải hồ, nhanh nhẹn, trẻ trung đủ các cấp bậc và ngành nghề như Bí Thư, Kế Toán, Giám Lộ, Trọng Pháo, Vận Chuyển, Cơ Khí, Phòng Tai, Điện Khí, Điện Tử, Thám xuất, Vô Tuyến, Quản Kho, Y Tá, Tiếp Vụ, Hỏa Đầu Vụ. Những lớp thủy thủ đầu tiên sau nầy là những cán bộ nòng cốt, là những viên gạch chắc chắn, bền vững cho toàn bộ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Ảnh
do Lưu Thanh Vương chụp. Hàng đầu từ trái sang phải: Lương Thanh Vương,
Bùi Văn Chuốt, Nguyễn Ban, Nguyễn Triệu Khâm, Lê Huệ Nhi(Úc), Đặng Văn
Nhi.Hàng nhì (ngồi) từ trái sang phải:Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Đình Đông,
Hoàng Thọ Thu, Đào Ngọc Thanh, Trần Văn Khê, Nguyễn Hào Cường, Lý Thành
Quy, Cao Hữu Vinh, Hồ Tấn Thuần.Hàng ba từ trái sang phải: Phạm Trãi,
Ngô Văn Điều, Lê Thành Võ, Tô Văn Phương, Trần Hữu Khánh, Trần Hữu Thu,
Huỳnh Văn Treo, Vũ Đình Thọ, Dương Bạch Quang, Đỗ Công Thành, Trần Hữu
Phụng, Hoàng Đình Báu, La Xuân Kiều, Nguyễn Phú Lợi, Mã Thành Tâm, Huỳnh
Kim Gia, Trần Quang Tài, Trần Đình Liệu, Nguyễn Ngọc Bạch, Châu Ngọc
Tuấn, Nguyễn Hữu Xuân.
Như vậy Hải Quân là một quân
chủng với nhiều ngành nghề chuyên nghiệp. Năm 1952 là năm đầu tiên
trường Sĩ Quan Hải Quân cũng như trường Đoàn Viên Hải Quân được thành
lập và ra đời. Kể từ đó đến nay đã tròn 60 năm. Để đánh dấu một đoạn
đường dài, một số thủy thủ già Việt Nam muốn rủ nhau ăn một bữa cơm thân
mật ở nhà hàng California tại miền Nam Cali Chủ Nhật ngày 15 tháng 4
năm 2012. Đứng ra mời gọi có các anh Cao Hữu Vinh, Trần Quang Tài, Trần
Hữu Phụng …
Hiện diện trong bữa cơm hôm đó có 6 vị thâm niên thuộc khóa 1 Đoàn Viên như ông Trần Văn Khê, Cao Hữu Vinh, Nguyễn Hào Cường, Hoàng Thọ Thu, Đào Ngọc Thanh và Lý Thành Quy và nhiều vị của các lớp sau. Ngoài ra cũng có nhiều cựu Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang đến tham dự như NT Huỳnh Kim Gia, NT Nguyễn Hữu Xuân và các Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang khóa 11, khoá 12 và khoá 13. Tổng cộng gần 50 vị. Anh Cao hữu Vinh đại diện các cựu thùy thủ Hải Quân Việt Nam đầu tiên đứng lên nói lý do buổi cơm thân mật. Anh Trần QuangTài đi từng bàn rót chút rựơu vang đỏ vào ly mỗi người để tỏ tình đoàn kết, gắn bó qua bao năm tháng xa quê hương của những người lính biển. Anh Tài còn có biệt danh là Tài Béo, trước năm 1975, anh là chủ Nhà Hàng Nổ(Liamone) của Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Hải Quân đậu trên sông Sài Gòn cạnh Hải Quân Công Xưởng. Được biết anh Vinh cũng là người Hạ Sĩ Quan đầu tiên làm thuyền trưởng Giang Vận Hạm LCU ( Landing Craft Utility)HQ 533.
Sau năm 1975, các cựu chiến sĩ Hải Quân VNCH lần lượt qua Mỹ theo nhiều diện khác nhau và cũng đã gặp nhiều khó khăn ban đầu nhưng rồi những con cháu lại thành công trên nhiều mặt của xã hội mới. Không thiếu những bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, thương gia, công chức cao cấp trong chính quyền cũng như trong quân đội Hoa Kỳ là con cháu của các vị thủy thủ già nầy. Thật đáng hãnh diện!
Bữa cơm thân mật bắt đầu lúc 10 giờ 30. Đây chỉ là một cuộc gặp mặt nhỏ các cựu thủy thủ ở hải ngoại vùng Orange County mà thôi. Tất cả nâng ly chúc sức khoẻ nhau và mong thỉnh thoảng có những buổi gặp mặt thân mật như vậy để hàn huyên tâm sự trong không khí chan hòa nắng ấm của miền Nam California.
Đối diện chúng tôi lả người thủy thủ già Trần Văn Khê tuy đã 85 nhưng vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Anh Nguyễn Hào Cường tuổi trên 80, rất nhệ sĩ, sẳn sàng biểu diễn kèn “harmonica” khi anh em yêu cầu. Anh Lý Thành Quy, một thủy thủ già luôn sốt sắng và nhiệt tình yểm trợ Đặc San Lướt Sóng, tờ báo của Hội Ái Hữu Hải Quân VNCH. Các anh còn lại người nào cũng còn nhanh nhẹn và yêu đời. Nhân dip họp mặt bất thường nầy tôi đã quen biết anh Lưu Thanh Vương, xưa là một thủy thủ trọng pháo, nay là một nhiếp ảnh gia nghệ thuật VN tại Hoa Kỳ 1983. Anh cũng đã xuất bản sách ảnh nghệ thuật ”My Homelands” với nhiều hình ảnh đẹp của nước Mỹ và của quê hương Việt Nam dấu yêu.
Qua sự ước lượng của các vị cựu Hải Quân có khoảng gần 70 ngàn thanh niên Việt Nam đã phục vụ dưới lá cờ của HQ Việt Nam Cộng Hòa. Mà những thủy thủ già nầy là những người tiên phong đã có những hoạt động tích cực trong thời gian ở Hải Quân. Hy vọng các thế hệ sau, con cháu của những người lính biển nầy sẽ hiểu được thêm về những điều mà các em chưa biết về cha ông mình đã làm gì trong một chiều dài cuộc chiến hơn 20 năm.
Tham dự bữa cơm thân mật của những thủy thủ già mới thấy cái thân thiết của những chàng trai hải hồ xưa. Hinh như nói chuyện với nhau một hồi thì ít nhiều ai cũng biết nhau, không Giang Đoàn thì Duyên Đoàn, không Hạm Đội thì Bộ Tư Lệnh Vùng. Càng nói chuyện càng xích gần nhau như trong một đại gia đình. Hàn huyên tâm sự trong bầu không khí ấm áp mới thấy tình chiến hữu khi tuổi về già.
Hôm nay, tất cả gần 50 người cựu thủy thủ Việt Nam ngồi ở đây chỉ mơ ước một Việt Nam sớm có thanh bình, tự do và dân chủ. Họ không bao giờ quên những nhánh sông quen, những vùng biển lạ, và cả những ánh sáng lập lòe của các ngọn hải đăng trong các chuyến hải hành khi đêm xuống và trong mưa gió bão bùng. Người thủy thủ già nay ngồi nhớ chiến hạm, nhớ dòng sông, nhớ hải đảo như những người tình ray rức nhớ nhau. Dù tuổi già chồng chất, người thủy thủ vẫn còn mang áo trắng trong trái tim như hoa biển vương đầy thân chiến hạm. Dù ở đâu, người thủy thủ già vẫn còn mộng phiêu du, khát khao ngày tháng cũ để có dịp về thăm lại quê hương, tìm lại giấc mộng ban đầu. Tuy đôi chân không còn cứng cáp như xưa nhưng ánh mắt, nụ cười tiễn đưa nhau ngày đó vẫn còn chập chờn như ánh sao đêm.
Nói đến đây tôi lại nhớ một đoạn trong bài thơ “Hoa Biển” của nhà thơ Vũ Thất đã nói lên tâm trạng, niềm khắc khoải, chợt đến rồi chợt đi như cái thú đau thương của người thủy thủ già bên ly cà phê đắng:
Áo trắng anh mang cho trọn kiếp
Còn em một buổi để rồi thôi.
Rồi thôi hồ hải dài năm tháng
Chiến hạm về đâu chẳng đổi đường.
California ngày 3 tháng 5-2012
Tam Giang Hoàng Đình Báu
(1)Tham khảo Hải Sử. Lược sử Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Hiện diện trong bữa cơm hôm đó có 6 vị thâm niên thuộc khóa 1 Đoàn Viên như ông Trần Văn Khê, Cao Hữu Vinh, Nguyễn Hào Cường, Hoàng Thọ Thu, Đào Ngọc Thanh và Lý Thành Quy và nhiều vị của các lớp sau. Ngoài ra cũng có nhiều cựu Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang đến tham dự như NT Huỳnh Kim Gia, NT Nguyễn Hữu Xuân và các Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang khóa 11, khoá 12 và khoá 13. Tổng cộng gần 50 vị. Anh Cao hữu Vinh đại diện các cựu thùy thủ Hải Quân Việt Nam đầu tiên đứng lên nói lý do buổi cơm thân mật. Anh Trần QuangTài đi từng bàn rót chút rựơu vang đỏ vào ly mỗi người để tỏ tình đoàn kết, gắn bó qua bao năm tháng xa quê hương của những người lính biển. Anh Tài còn có biệt danh là Tài Béo, trước năm 1975, anh là chủ Nhà Hàng Nổ(Liamone) của Câu Lạc Bộ Sĩ Quan Hải Quân đậu trên sông Sài Gòn cạnh Hải Quân Công Xưởng. Được biết anh Vinh cũng là người Hạ Sĩ Quan đầu tiên làm thuyền trưởng Giang Vận Hạm LCU ( Landing Craft Utility)HQ 533.
Sau năm 1975, các cựu chiến sĩ Hải Quân VNCH lần lượt qua Mỹ theo nhiều diện khác nhau và cũng đã gặp nhiều khó khăn ban đầu nhưng rồi những con cháu lại thành công trên nhiều mặt của xã hội mới. Không thiếu những bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, thương gia, công chức cao cấp trong chính quyền cũng như trong quân đội Hoa Kỳ là con cháu của các vị thủy thủ già nầy. Thật đáng hãnh diện!
Bữa cơm thân mật bắt đầu lúc 10 giờ 30. Đây chỉ là một cuộc gặp mặt nhỏ các cựu thủy thủ ở hải ngoại vùng Orange County mà thôi. Tất cả nâng ly chúc sức khoẻ nhau và mong thỉnh thoảng có những buổi gặp mặt thân mật như vậy để hàn huyên tâm sự trong không khí chan hòa nắng ấm của miền Nam California.
Đối diện chúng tôi lả người thủy thủ già Trần Văn Khê tuy đã 85 nhưng vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Anh Nguyễn Hào Cường tuổi trên 80, rất nhệ sĩ, sẳn sàng biểu diễn kèn “harmonica” khi anh em yêu cầu. Anh Lý Thành Quy, một thủy thủ già luôn sốt sắng và nhiệt tình yểm trợ Đặc San Lướt Sóng, tờ báo của Hội Ái Hữu Hải Quân VNCH. Các anh còn lại người nào cũng còn nhanh nhẹn và yêu đời. Nhân dip họp mặt bất thường nầy tôi đã quen biết anh Lưu Thanh Vương, xưa là một thủy thủ trọng pháo, nay là một nhiếp ảnh gia nghệ thuật VN tại Hoa Kỳ 1983. Anh cũng đã xuất bản sách ảnh nghệ thuật ”My Homelands” với nhiều hình ảnh đẹp của nước Mỹ và của quê hương Việt Nam dấu yêu.
Qua sự ước lượng của các vị cựu Hải Quân có khoảng gần 70 ngàn thanh niên Việt Nam đã phục vụ dưới lá cờ của HQ Việt Nam Cộng Hòa. Mà những thủy thủ già nầy là những người tiên phong đã có những hoạt động tích cực trong thời gian ở Hải Quân. Hy vọng các thế hệ sau, con cháu của những người lính biển nầy sẽ hiểu được thêm về những điều mà các em chưa biết về cha ông mình đã làm gì trong một chiều dài cuộc chiến hơn 20 năm.
Tham dự bữa cơm thân mật của những thủy thủ già mới thấy cái thân thiết của những chàng trai hải hồ xưa. Hinh như nói chuyện với nhau một hồi thì ít nhiều ai cũng biết nhau, không Giang Đoàn thì Duyên Đoàn, không Hạm Đội thì Bộ Tư Lệnh Vùng. Càng nói chuyện càng xích gần nhau như trong một đại gia đình. Hàn huyên tâm sự trong bầu không khí ấm áp mới thấy tình chiến hữu khi tuổi về già.
Hôm nay, tất cả gần 50 người cựu thủy thủ Việt Nam ngồi ở đây chỉ mơ ước một Việt Nam sớm có thanh bình, tự do và dân chủ. Họ không bao giờ quên những nhánh sông quen, những vùng biển lạ, và cả những ánh sáng lập lòe của các ngọn hải đăng trong các chuyến hải hành khi đêm xuống và trong mưa gió bão bùng. Người thủy thủ già nay ngồi nhớ chiến hạm, nhớ dòng sông, nhớ hải đảo như những người tình ray rức nhớ nhau. Dù tuổi già chồng chất, người thủy thủ vẫn còn mang áo trắng trong trái tim như hoa biển vương đầy thân chiến hạm. Dù ở đâu, người thủy thủ già vẫn còn mộng phiêu du, khát khao ngày tháng cũ để có dịp về thăm lại quê hương, tìm lại giấc mộng ban đầu. Tuy đôi chân không còn cứng cáp như xưa nhưng ánh mắt, nụ cười tiễn đưa nhau ngày đó vẫn còn chập chờn như ánh sao đêm.
Nói đến đây tôi lại nhớ một đoạn trong bài thơ “Hoa Biển” của nhà thơ Vũ Thất đã nói lên tâm trạng, niềm khắc khoải, chợt đến rồi chợt đi như cái thú đau thương của người thủy thủ già bên ly cà phê đắng:
Áo trắng anh mang cho trọn kiếp
Còn em một buổi để rồi thôi.
Rồi thôi hồ hải dài năm tháng
Chiến hạm về đâu chẳng đổi đường.
California ngày 3 tháng 5-2012
Tam Giang Hoàng Đình Báu
(1)Tham khảo Hải Sử. Lược sử Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét