Trước đây, cũng trên blog này, tôi đã viết một loạt bài khá dài về chuyện yêu nước, với lập luận đại khái: Yêu nước là một thứ tình cảm phổ biến, mạnh mẽ và đầy yêu sách với những đòi hỏi nghiêm ngặt về sự trung thành và dấn thân nhưng lại khá nguy hiểm. Nguy hiểm thứ nhất là nó dễ dẫn đến tư tưởng bài ngoại, từ đó, chiến tranh và các cuộc xâm lăng vô cùng tàn bạo. Nguy hiểm thứ hai, dễ thấy hơn, là bị lợi dụng cho quyền lợi và tham vọng quyền lực của một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân nào đó.
Một trong những cách lợi dụng lòng yêu nước cổ điển và phổ biến nhất là đồng nhất nước và một thế lực chính trị nào đó. Ngày xưa, kéo dài cả hàng ngàn năm, đó là sự đồng nhất giữa quốc gia và triều đại: yêu nước và trung quân là một. Tận tụy hy sinh cho vua, dù là một ông vua cực kỳ ngu dốt, tham lam, độc ác và ích kỷ vẫn được xem là biểu hiện của lòng yêu nước. Chống lại vua, dù là một vị vua như Lê Chiêu Thống, vẫn bị kết tội là “phản quốc”.
Sau này, dưới chế độ cộng sản, người ta lại bày ra trò mới: đồng nhất quốc gia và chế độ. Bởi vậy mới có câu khẩu hiệu lừng lẫy một thời: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Hậu quả của thứ tình yêu nước ấy là đất nước càng ngày càng khốn cùng, dân chúng càng ngày càng mất tự do, truyền thống và văn hóa càng ngày càng suy đồi, tham nhũng càng ngày càng hoành hành. Một lúc nào đó, chủ nghĩa xã hội khắp nơi lần lượt sụp đổ, nhiều người mới tỉnh ngộ: cái gọi là tình yêu đối với chủ nghĩa xã hội ấy chỉ là một ảo tưởng. Lại là một thứ ảo tưởng đầy máu.
Bây giờ, trên nguyên tắc, Việt Nam vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng họ thừa biết đó chỉ là một màn kịch vụng, chẳng lừa dối được ai cả. Bởi vậy, câu khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, tuy không bị chính thức khai tử nhưng bị xếp vào một xó. Dường như không ai đủ vô liêm sỉ để lặp lại nữa.
Nhưng trong chiến dịch phản đối và bôi nhọ những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam thời gian vừa qua, giới tuyên truyền trong nước lại đưa ra luận điệu mới: Yêu nước cần phải đúng cách. Mà đúng cách là đúng chủ trương của Đảng. Đó chỉ là uyển ngữ của một luận điệu khác: Yêu nước là yêu Đảng. Vậy thôi.
Có điều, giới tuyên truyền lại không dám nói thẳng ra như vậy. Lý do rất dễ hiểu. Ngày xưa, người ta đồng nhất lòng yêu nước và trung quân chủ yếu dựa trên một lý thuyết có vị thế thống trị cả một thời đại dài: lý thuyết về thiên mệnh. Vua là con Trời. Kính Trời thì phải trung quân. Sau này, sự đồng nhất giữa lòng yêu nước và tình yêu đối với chủ nghĩa xã hội có thể đứng vững được một thời gian, dù ngắn, chủ yếu là nhờ tính chất lý tưởng của một thế giới đại đồng. Còn Đảng? Với công an thì nói như vậy cũng được. Vì quyền lợi của cả hai là một (Nhớ câu khẩu hiệu “Còn đảng còn mình” trước các trụ sở công an ở Việt Nam!). Nhưng với dân chúng thì khác. Làm sao người ta có thể chấp nhận việc đồng nhất giữa quốc gia và đảng, giữa gần 90 triệu dân và 3 triệu đảng viên đầy những đặc quyền đặc lợi như vậy được?
Trước, người ta hay sử dụng yếu tố lịch sử, đặc biệt qua các cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất trong nửa sau thế kỷ 20 để biện minh cho thế đứng của đảng cộng sản. Tuy nhiên, gần đây, dường như người ta cũng ngại làm điều đó. Nhắc lại quá khứ oai hùng ấy thì có ít nhất hai điều kẹt: Thứ nhất, có thể ảnh hưởng đến các quan hệ quốc tế, đặc biệt với hai cường quốc mà họ đang rất muốn cầu cạnh: Pháp và Mỹ; ngoài ra còn làm phật ý một kẻ mà họ đang run sợ: Trung Quốc (Xin nhớ lại hiện tượng người ta cạo xóa chữ Trung Quốc trong các tấm bia kỷ niệm chiến tranh biên giới năm 1979 mà các blogger Việt Nam đã nêu lên gần đây). Thứ hai, những hào quang trong quá khứ ấy không biết có lợi gì không chứ cái hại thì sờ sờ có thể thấy ngay được: nó chỉ làm nổi bật sự khiếp nhược của những người cầm quyền hiện nay.
Nhưng nếu không có vật gì bảo chứng thì làm sao có thể thuyết phục dân chúng chấp nhận việc đồng nhất yêu nước và yêu đảng để từ đó xem việc chấp hành chủ trương của đảng là biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước như điều giới lãnh đạo Việt Nam mong muốn?
Có lẽ chính giới lãnh đạo cũng không tự tin là họ có thể làm được điều đó. Bởi vậy mới có kiểu vu khống lạ đời: cho những người biểu tình chống Trung Quốc là muốn độc quyền yêu nước. Trong bài “Hãy thể hiện đúng lòng yêu nước”, ông Phó giáo sư – Tiến sĩ từng có thời làm Vụ trưởng một Vụ trong Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương (nay là Ban tuyên giáo trung ương) và là phó tổng biên tập báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam, Vũ Duy Thông viết: “Lòng yêu nước không phải đặc quyền của riêng ai, đúng như thế. Vậy lòng yêu nước cũng không phải đặc quyền của một số người đi biểu tình.”
Ủa, có ai nói như vậy đâu? Có ai dám nói là chỉ có những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc mới là yêu nước đâu? Có ai dám bảo những người ở nhà hoặc thậm chí đang lang thang dạo phố vào những ngà
y Chủ nhật sôi động như vậy là không yêu nước đâu?
Theo chỗ tôi biết, qua những gì mình đọc được, người ta chỉ muốn nói thế này: Có nhiều cách biểu hiện lòng yêu nước khác nhau, nhưng cái cách bẻ chân bẻ tay, đạp vào mặt những người đi biểu tình ngoài phố hoặc gõ cửa nhà đe dọa, không cho người ta đi biểu tình chống Trung Quốc nhất định không phải là yêu nước.
Ngược lại.
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Một trong những cách lợi dụng lòng yêu nước cổ điển và phổ biến nhất là đồng nhất nước và một thế lực chính trị nào đó. Ngày xưa, kéo dài cả hàng ngàn năm, đó là sự đồng nhất giữa quốc gia và triều đại: yêu nước và trung quân là một. Tận tụy hy sinh cho vua, dù là một ông vua cực kỳ ngu dốt, tham lam, độc ác và ích kỷ vẫn được xem là biểu hiện của lòng yêu nước. Chống lại vua, dù là một vị vua như Lê Chiêu Thống, vẫn bị kết tội là “phản quốc”.
Sau này, dưới chế độ cộng sản, người ta lại bày ra trò mới: đồng nhất quốc gia và chế độ. Bởi vậy mới có câu khẩu hiệu lừng lẫy một thời: “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Hậu quả của thứ tình yêu nước ấy là đất nước càng ngày càng khốn cùng, dân chúng càng ngày càng mất tự do, truyền thống và văn hóa càng ngày càng suy đồi, tham nhũng càng ngày càng hoành hành. Một lúc nào đó, chủ nghĩa xã hội khắp nơi lần lượt sụp đổ, nhiều người mới tỉnh ngộ: cái gọi là tình yêu đối với chủ nghĩa xã hội ấy chỉ là một ảo tưởng. Lại là một thứ ảo tưởng đầy máu.
Bây giờ, trên nguyên tắc, Việt Nam vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng họ thừa biết đó chỉ là một màn kịch vụng, chẳng lừa dối được ai cả. Bởi vậy, câu khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, tuy không bị chính thức khai tử nhưng bị xếp vào một xó. Dường như không ai đủ vô liêm sỉ để lặp lại nữa.
Nhưng trong chiến dịch phản đối và bôi nhọ những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam thời gian vừa qua, giới tuyên truyền trong nước lại đưa ra luận điệu mới: Yêu nước cần phải đúng cách. Mà đúng cách là đúng chủ trương của Đảng. Đó chỉ là uyển ngữ của một luận điệu khác: Yêu nước là yêu Đảng. Vậy thôi.
Có điều, giới tuyên truyền lại không dám nói thẳng ra như vậy. Lý do rất dễ hiểu. Ngày xưa, người ta đồng nhất lòng yêu nước và trung quân chủ yếu dựa trên một lý thuyết có vị thế thống trị cả một thời đại dài: lý thuyết về thiên mệnh. Vua là con Trời. Kính Trời thì phải trung quân. Sau này, sự đồng nhất giữa lòng yêu nước và tình yêu đối với chủ nghĩa xã hội có thể đứng vững được một thời gian, dù ngắn, chủ yếu là nhờ tính chất lý tưởng của một thế giới đại đồng. Còn Đảng? Với công an thì nói như vậy cũng được. Vì quyền lợi của cả hai là một (Nhớ câu khẩu hiệu “Còn đảng còn mình” trước các trụ sở công an ở Việt Nam!). Nhưng với dân chúng thì khác. Làm sao người ta có thể chấp nhận việc đồng nhất giữa quốc gia và đảng, giữa gần 90 triệu dân và 3 triệu đảng viên đầy những đặc quyền đặc lợi như vậy được?
Trước, người ta hay sử dụng yếu tố lịch sử, đặc biệt qua các cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất trong nửa sau thế kỷ 20 để biện minh cho thế đứng của đảng cộng sản. Tuy nhiên, gần đây, dường như người ta cũng ngại làm điều đó. Nhắc lại quá khứ oai hùng ấy thì có ít nhất hai điều kẹt: Thứ nhất, có thể ảnh hưởng đến các quan hệ quốc tế, đặc biệt với hai cường quốc mà họ đang rất muốn cầu cạnh: Pháp và Mỹ; ngoài ra còn làm phật ý một kẻ mà họ đang run sợ: Trung Quốc (Xin nhớ lại hiện tượng người ta cạo xóa chữ Trung Quốc trong các tấm bia kỷ niệm chiến tranh biên giới năm 1979 mà các blogger Việt Nam đã nêu lên gần đây). Thứ hai, những hào quang trong quá khứ ấy không biết có lợi gì không chứ cái hại thì sờ sờ có thể thấy ngay được: nó chỉ làm nổi bật sự khiếp nhược của những người cầm quyền hiện nay.
Nhưng nếu không có vật gì bảo chứng thì làm sao có thể thuyết phục dân chúng chấp nhận việc đồng nhất yêu nước và yêu đảng để từ đó xem việc chấp hành chủ trương của đảng là biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước như điều giới lãnh đạo Việt Nam mong muốn?
Có lẽ chính giới lãnh đạo cũng không tự tin là họ có thể làm được điều đó. Bởi vậy mới có kiểu vu khống lạ đời: cho những người biểu tình chống Trung Quốc là muốn độc quyền yêu nước. Trong bài “Hãy thể hiện đúng lòng yêu nước”, ông Phó giáo sư – Tiến sĩ từng có thời làm Vụ trưởng một Vụ trong Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương (nay là Ban tuyên giáo trung ương) và là phó tổng biên tập báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam, Vũ Duy Thông viết: “Lòng yêu nước không phải đặc quyền của riêng ai, đúng như thế. Vậy lòng yêu nước cũng không phải đặc quyền của một số người đi biểu tình.”
Ủa, có ai nói như vậy đâu? Có ai dám nói là chỉ có những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc mới là yêu nước đâu? Có ai dám bảo những người ở nhà hoặc thậm chí đang lang thang dạo phố vào những ngà
y Chủ nhật sôi động như vậy là không yêu nước đâu?
Theo chỗ tôi biết, qua những gì mình đọc được, người ta chỉ muốn nói thế này: Có nhiều cách biểu hiện lòng yêu nước khác nhau, nhưng cái cách bẻ chân bẻ tay, đạp vào mặt những người đi biểu tình ngoài phố hoặc gõ cửa nhà đe dọa, không cho người ta đi biểu tình chống Trung Quốc nhất định không phải là yêu nước.
Ngược lại.
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét