Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Nỗi buồn tiếng Việt

Chu Dậu
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng 50 năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ xa lạ, vì không được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khỏang mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chỉ giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản bắc việt toàn chiếm miền nam VN, 30 tháng 4 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt lưu vong ở ngoại quốc. Người ta theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành 1 phần của tiếng Việt ngày hôm nay.
Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng, than ôi, hầu hết những thay đổi đó đều là xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm. Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?
Nếu sự thay đổi đưa lại 1 chữ Hán Việt để thay thế 1 chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là 1 thay đổi xấu, nếu dùng 1 chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Cộng bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt 1 chữ sai nghĩa, thì đây là 1 sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:
1) Chất lượng: Đây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính (quality). Lượng là số nhiều ít (quantity). Theo Hán Việt Tự Đìển của Thiền Chừu, thì lượng là: đồ đong, cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta cứ nhắm mắt dùng 1 chữ sai và dở như thế? Không có gì bực mình hơn khi mở 1 tờ báo tiếng Việt phải đọc thấy chữ dùng sai trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mại. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ”chất lượng". Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước Việt.
2) Liên hệ: Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay tràn ra các cộng đồng VN ở nước ngoài. Liên hệ là có chung với nhau 1 nguồn gốc, 1 đặc tính. vc dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ tiếng Việt ”nói chuyện" cho đúng và giản dị. Chữ ”liên hệ” trong tiếng Anh là ”to relate to..", chứ không phải là ”to communicate to..."
3) Đăng ký: Đây là 1 chữ mà vc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu. Đến khi chiếm toàn VN, vc đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước. Trước đây ta đã có chữ ghi tên hoặc ghi danh để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ ”register" của tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi chữ ”liên hệ” để chứng tỏ ý nô lệ ngưòi Tầu.
4) Xuất khẩu, cửa khẩu: Người Tàu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng (port). Cho nên ta nói xuất cảng (export), nhập cảng (import). Vc nhắm mắt theo tàu gọi là xuất khẩu, nhập khẩu. Chữ khẩu của Tàu có thể dùng để chỉ miệng nữa. Thí dụ như có câu Khẩu Phật tâm xà. Dùng chữ khẩu đôi khi dễ bị hiểu lầm và khó dùng. Trước năm 1975 ta thường dùng chữ phi trường Tân Sơn Nhất(TSN), hay phi cảng TSN, hay hải cảng Cam Ranh, cảng Saigon, hải cảng Hải Phòng. Người miền Bắc vì vc bản chất tay sai ngoại bang từ tinh thần cho đến thể xác, hành động nên đã bắt chước người Tàu dùng chữ khẩu thí dụ xuất khẩu, nhập khẩu, phi khẩu TSN, hải khẩu Hải Phòng,vv. Khi viết tin liên quan đến VN, ta đọc bản tin của vc để biến tin tức, rồi khi viết lại cứ sao y bản chánh dùng luôn những chữ nô lệ văn hoá của Tàu mà vc dùng thành ra nhiều người không biết dùng mãi thành thói quen khó mà sửa đổi.
5) Khả năng: Chữ này tương đương với chữ ability, và chỉ dùng cho người, tức là chủ từ có thể tự gây ra hành động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở VN người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ tường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Thí dụ: Thay vì nói ”Trời hôm nay có thể mưa” thì người ta lại nói ”Trời hôm nay có khả năng mưa” nghe vừa nặng nề, dài và sai.
6) Tranh thủ: Thay vì dùng chữ cố gắng" vừa rõ ràng, giản dị và đúng thì người ta lại dùng chữ ”tranh thủ" vừa tối nghĩa, nặng nề và sai. Bởi vì vc có tinh thần nô lệ người Tàu nên chúng cũng bắt dân VN phải theo chúng mà ra cái tệ nạn này. Thay vì nói ”các anh hãy cố gắng làm cho xong việc này trước khi về” thì vc nói ”các anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về”. Một khẩu hiệu vc thường dùng là ”làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm". Lần đầu khi nghe câu này, chúng tôi cứ thắc mắc không hiểu chữ tranh thủ là muốn nói gì. Tại sao không dùng chữ cố gắng nghe giản dị và dễ hiểu ”làm ngày không đủ cố gắng làm đêm"
7) Khẩn trương: Trước năm 1975, chúng ta đã cười người bộ đội vc, khi họ dùng chữ này thay cho chử ”nhanh chóng". Nhưng than ôi, ngày nay sau hơn ba mươi mấy năm cai trị VN, vc đã làm cho chúng ta những người VN có thói quen dùng chữ ”tranh thủ”. Đây là 1 hành vi làm thoái hoá tiếng Việt Nam. Thay vì nói ” àm nhanh lên” thì người ta nói ”làm khẩn trương lên”
8) Sự cố, sự cố kỹ thuật: trước đây ở miền nam VN thường dùng chữ ”trở ngại ”, ” trục trặc" hay ”vấn đề”, ”trở ngại kỹ thuật" hay giản dị là ”hỏng” những chữ này tương đương với chữ ”problem". Từ khi vc chiếm miền nam chúng bắt người dân phải dùng chữ ”sự cố". Thay vì nói ”xe tôi bị hỏng” thì ở VN bây giờ lại nói ”xe tôi có sự cố”.
9) Tham quan: trước đây ở miền nam dùng chữ ”viếng thă”, ”đi xem”, hay ”đi thăm”. Khi miền nam bị vc chiếm thì chữ ”tham quan” bị bắt buộc dùng. Thay vì nói ”tôi đi Nha Trang chơi” người ở VN nói ”tôi đi tham quan Nha Trang”, hoặc ”tôi đi thăm lăng Minh Mạng” người ở VN nói ”tôi đi tham quan lăng Minh Mạng”.
10) Nghệ nhân: Trước đây chúng ta gọi những người này là ”nghệ sĩ”. Mặc dù đây cũng là chữ Hán Việt, nhưng người Tàu không có chữ ”nghệ sĩ” nên họ dùng chữ ”nghệ nhân”. Có người nghĩ rằng ”nghệ nhân” cao hơn chữ ”nghệ sĩ”, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ vc dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ người Tàu.
11) Chuyển ngữ: Đây là chữ mới, xuất hiện trên báo chí VN ở nước ngoài trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Đó là chữ ”dịch”, hay ”dịch thuật”. Dịch tức là chuyển ý một chữ từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Bà Đoàn Thị Điểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn, Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh và Hoà Bình của Leon Tolstoi, vv... Người Việt ở nước ngoài bây giờ hình như có cái mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ ”dịch” thì mình kém giá trị đi, nên họ theo chữ ”chuyển ngữ” để thấy mình oai hơn. Chữ ”dịch” không làm cho ai kém giá trị đi, chữ ”chuyển ngữ” cũng chẳng làm tăng phẩm chất bài viết hơn. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, đúng, rõ ràng, giản dị và trong sáng mà thôi. Chữ ”chuyển ngử” nghe cho kêu chứ không làm tài năng tăng lên lên chút nào, trái lại nó cho thấy sự thiếu tự tin, cầu kỳ không cần thiết của tác giả.
12) Tư liệu: Trước đây người miền nam dùng chữ ”tài liệu”, rồi để cho khác người miền nam, vc dùng chữ ”tư liệu”. Chú ý chữ tư ở đây có nghĩa là riêng tư, liệu là tài liệu như vậy chữ này nói đúng nghĩa là ”tài liệu riêng của người viết”. Bây giờ nhiều người Việt cứ nhắm mắt mà dùng chữ ”tư liệu” để chỉ chữ ”tài liệu” mặc dù nhiều khi tài liệu là tài liệu trong thư viện chứ không phải là tài liệu riêng của người viết. 13) Xử lý: trước khi bị vc chiếm miền nam, chúng ta dùng chữ ”giải quyết” hay ”đối phó” cho 1 sự kiện hay 1 vấn đề, tình huống xảy ra. Chữ ”xử lý” hoàn toàn là chữ của người Tàu. Chữ này vừa mơ hồ và tối nghĩa. Ví dụ: Thay vì nói ”anh hãy giải quyết chuyện này gấp vì nó rất quan trọng” thì người ở VN nay thường nói ”anh hãy xử lý chuyện này gấp vì nó rất quan trọng”. Thay vì nói ”quân địch bất ngờ tấn công vào ban đêm nhưng quân ta đã kịp thời đối phó với tình huống nguy kịch lúc đó" thì người ở VN nói ”quân địch bất ngờ tấn công nhưng quân ta đã kịp thời xử lý với tình huống nguy kịch lúc đó”. Chữ ”xử lý" ở đây không đúng bằng chữ ”đối phó” bởi vì chữ xử lý không xác định rõ tình trạng lúc đó. Nếu nói theo nghĩa ”đối phó” thì có nghĩa là quân ta đang đối phó với sự tấn công thình lình của địch quân nhưng vẫn chưa biết kết quả ra sao. Nếu dùng chữ ”giải quyết” thay cho ”đối phó” thì kết quả đã rõ mặc dù quân địch tấn công bất ngờ nhưng quân ta đã đẩy lui được địch quân. Đối với chữ ”xử lý” thì chúng ta rất mơ hồ không biết kết quả ra sao.
Những danh từ kỹ thuật mới:
Thời đại điện tử, computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh. Các ngôn ngữ chữ cùng gốc (Đức, Pháp,vv..) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hoá những chữ ấy mà dùng. Riêng VN thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của Tàu ), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không hiểu nghĩa những chữ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ kỹ thuật, nhưng họ biết là những chữ ấy dùng để chỉ những kỹ thuật, vật ấy. Tại sao ta không Việt hoá các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hoá nhiều chữ tương tự khi tiếp xúc với kỹ thuật phương Tây. Ví dụ : Chúng ta Việt hoá chữ ”pomp" thành ”bơm” ( bơm xe, bơm nước ), chữ ”soup” thành ” xúp”, chữ ”phare” thành ”đèn pha" , chữ ” refrigerator” thành ”tủ lạnh”, air-craft, avion thành ”máy bay”, chữ ”tank” thành ”xe tăng”, chữ ”cyclo” thành ”xích lô”, chữ “mitraillette” thành ”súng tiểu liên”, chữ ”savon” hay ” soaf” thành ” xà phòng”,” xà bông”, chữ ”manggis” (tiếng Mã Lai ) thành ”quả măng cụt”, chữ ”durian” thành ”quả sầu riêng”, chữ ”bougie” thành ”bu gi”, chữ ”manchon" thành ”đèn măng xông", chữ ”boulon" thành ”bù long", chữ ” gare” thành ”nhà ga”.... Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị vc dịch qua tiếng Việt như sau: Scanner: dịch là”máy quét". Trời ơi! máy quét, thế còn máy lau, máy rửa đâu? Mới nghe tưởng là máy quét nhà! Data Communication: dịch là ”truyền dữ liệu”. Sao không dịch là ”liên lạc dữ liệu” vì liên lạc đây có thể là gởi hoặc nhận. Trong khi chữ ”truyề” chỉ có 1 chiều. Digital camera: dịch là ”máy ảnh kỹ thuật số”. Nghe làm như có liên quan đến xe số tay hay xe số tự động vậy. Sao không Việt hoá gọi là ”máy thu hình đi-di-tang" hay ”máy ảnh đi-gi-tang". Database: dịch là ”cơ sở dữ liệu”. Sao không dịch là ”nơi trữ dữ liệu”, nghe chữ ”cơ sở” cứ tưởng là cơ sở làm ăn buôn bán, hay cơ sở công cộng. Software: dịch là ”phần mềm”, hardware dich là ”phần cứng” mới nghe cứ tưởng nói là đàn ông , đàn bà. Chữ ”hard" trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa ” khó”, hay ”cứng”, mà còn có nghĩa là ”vững chắc” ví dụ như trong chữ ”hard evident” (bằng chứng xác đáng)...chữ ”soft” trong chũ ” soft benefit” (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ lại dịch là ”quyền lợi mềm" sao? Network: dịch là ”mạng mạch”. Mới nghe cứ tưởng liên quan đến ngành Nông Lâm Súc vì cứ tưởng dính dáng đến nghề nông vì có luá mạch, luá mì. Sao không Việt
hoá gọi thẳng là ”mạng nét”? Cache memory: dịch là ”truy cập nhanh”. Ở đây chữ ”truy cập” nghe khó hiểu. Sao không gọi là ”bộ nhớ ẩn” hay ”bộ nhớ nhanh"? Computer monitor: dịch là ”điều phối” hay ”màn hình”. Sao không gọi là ”màn hình vi tính”? bởi vì màn hình có thể là màn hình không liên hệ với vi tính VCR dịch là ”đầu máy” (Như vậy đuôi máy đâu? Như vậy những thứ khác không có đầu?) Sao không gọi VCR như mình thuờng gọi tv (hay ti-vi) hay ”máy truyền hình”. DVD hay DVR thì dịch là gì? Radio: vc dịch là ”cái đài”. Trước đây trong miền nam dịch là ”máy truyền thanh" hay Việt hoá chữ này thành ra-đi-ô hay ra-đô. Nay bắt chước vc gọi là ”cái đài” vừa sai, kỳ cục. Đài phải là cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh, đài truyền hình, đài thiên văn,vv ...) chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được. Chanel: vc dịch là ”kênh". Trước đây trong miền nam đã dịch chữ ”tv chanel" thành chữ ”đài” như đài số 5, đài truyền hình VN... gọi là kênh nghe như đang nói về 1 con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang. Thí dụ như kênh đào Suez hay đi đào kênh, thuỷ lợi Ngoài ra đối với chúng ta, Saigon luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là ”Saigon-Nha Trang",”Saigon-Vũng Tàu”, ”Saigon - Cần Thơ”,..... trên cuống vé máy bay hàng không VN người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt chúng ta ở nước ngoài cứ dùng tên của 1 tên chó chết phản quốc hại dân để gọi tên thành phố thân yêu của chúng ta? Đi về VN tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?
Đây chỉ là vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tàu luôn mất. Tất nhiên vì đảng việt cộng (vc) độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở VN, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếngViệt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các truyền thông báo chí ở nước ngoài lại cứ bắt chước vc ở trong nước dùng những chữ của vc bắt người dân trong nước phải dùng? Cái khôi hài nhất là nhiều người trong giới truyền thông báo chí vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường là giáo sư trung học) hay là các người giữ chức vụ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hoá Việt Nam ở ngoài nước. Trước đây, Phạm Quỳnh đã từng nói: ”Truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn, tiếng Việt còn thì nước ta còn” , bây giờ TruyệnKiều vẫn còn mà cả tiếng Việt lẫn nước Việt lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc thuộc. Than ôi!
Ngôn sử - Thờ Kỳ Đồ Đá đến Đồ...Đểu!!!
Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon, hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử". Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi: - Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây. - Lịch sự? - À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi. - Tiền lùi? - Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây. Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu. Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười: - Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu. Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn: - Thế mày nghĩ gì về những từ mới này?
Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói: - Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have. Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn". Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ. Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp: - Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu. Vô Danh
Thuật ngữ tin học Vn
Chuyện xảy ra ở một tiệm bán computer tại VN Một ông khách bước vào tiệm vi tính nói với cô bán hàng: - Cô ạ, tôi thấy hình như phần mềm của cô không tương thích với cấu hình phần cứng của tôi ở nhà. Khi vừa cài đặt phần mềm của cô vào ổ đĩa cứng của tôi thì sự cố đã xảy ra. Bộ xử lý trung ương của tôi đột nhiên yếu hẳn đi rồi lịm luôn. Tôi nghĩ là cô có sẵn mầm bệnh nội trú âm thầm. - Ấy chết, anh đừng nói vậỵ. Phần mềm của em tốt lắm mà. Bảo đảm sạch sẽ, mọi người ai dùng qua cũng hài lòng. - Không đâu, thực sự là có vấn đề. - Thế thì lúc cài đặt anh đã kích hoạt đúng mức chưa? Anh có điều chỉnh cổng vào cho cân đối không? - Có chứ. Tôi đã làm đầy đủ các thao tác theo trình tự bài bản hẳn hòi. - Thế anh có thể nào cho em xem công cụ của anh được không? Anh chàng vội đưa cái còm lên. Cô bán hàng săm soi một hồi rồi nói : - Em thấy công cụ phần cứng của anh đã cũ và yếu lắm rồi. Thế hệ của anh như thế này thì làm sao mà xử lý phần mềm đời mới như của chúng em. Phải nâng cấp thôi anh ạ... Anh có muốn sử dụng thêm loại công cụ tiện ích bổ sung không? Hàng Trung Quốc mới về, tốt lắm! - Thế nó có phục hồi và tăng cường chức năng cho tôi không cô? - Có chứ anh. Nó giúp tái hồi bộ vi xử lý, tăng kích thước bộ mạch chính và làm tăng tốc xung nhịp của anh nữa! - Ðược rồi, cô cho tôi cái ấy ngay đi. - Vậy xin anh đặt phần cứng lên đây ngay để em truyền vào nhá. Tiếc cái là bây giờ băng thông của em quá hẹp nên anh chịu khó dẫn truyền chậm chạp từng ít một. Ðừng tham mà tiếp thu nhanh nhé, kẻo làm chúng em nghẽn mạch, còn bao nhiêu khách hàng sau đang chờ kia kìa.
Thơ tỏ tình của CÁN NGỐ Buổi đầu tiên anh PHÁT HIỆN được em
Nòng anh vô cùng HỒ HỠI
Nếu như em NHẮT TRÍ
Anh về TRANH THỦ vói thầy me
Xin được ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ đời em.
Đây nà QUAN HỆ nơi có ánh sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét