Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Huyền thoại Tiên Rồng

Nguyễn Việt Nho
 
I. THÁCH GIẢI

Nghe tiếng đồn anh người hay chữ
Nếu như anh giải thử nghe thông
Thì em sẽ lấy làm chồng
Diêu bông anh khỏi bỏ công đi tìm (1)!
Xin hỏi anh: loài chim loài rắn (2)
Rắn phủ (3) chim sao đẕng sinh con ?
“Trắng đen trăm trứng vuông tròn
Năm mươi theo Mẹ, nữa còn theo Cha”
Thì phải hiểu nghĩa là sao nhỉ ?
Và năm mươi (50) cái lý làm sao ?
Tại sao mình gọi “đồng bào” ?
Còn Rồng Tiên nghĩa thế nào hả anh ?

Em thưc tình công danh không chuộng
Cửa nhà to, ao ruộng cũng không
Chỉ mong sao được tấm chồng
Văn hóa Tiên Tổ người không hững hờ …

II. ĐÁP LỜI THÁCH GIẢI

Vài vần thơ, đáp thơ em hỏi
Cho dẫu anh vụng nói, vụng làm
Hừng hờ không nỡ lòng cam
Mượn vần thơ cóc mạn đàm cùng nhau:
Rằng: khá khen em làu huyền thoại (4)
Nhưng “Rắn”, “Chim”, nào phải rắn chim!
“Ngôn bất ngôn” (5) nghĩa cần tìm
Con đường Lý Đạo ẩn chìm bên trong …
Chuyện “Rắn, Chim” Tiên Long Hồng Lạc
Là để mong diễn đạt Đạo Thường (6)
Không nằm trong loại văn chương
Chữ sao nghĩa vậy, thói thừờng, chung chung …
Nói: “Rắn Chim không cùng một thể”:
Một chỉ Dương, một để chỉ Âm
Âm Dương khác thể là mầm
Cho hết mọi thứ, trung tâm mọi loài …
Rắn là Rồng: chỉ nòi Càn (___), mạnh
Tiên là chim: chỉ tánh Khôn (_ _), nhu
Càn Khôn giao cấu, sớt bù
“Cái con tùng dí” (7), lõm u (8) giao hòa …
Để từ đó sinh ra trăm thứ (9)
Số một trăm (100): số-chữ (10): Lôi (Rồng)
Một trăm con của Bà Ông (11)
Từ hình Hà Lạc kết lồng vào nhau (12)
Trăm đen trắng mở đầu Lý Số (13)
Để từ đây sách cổ Dịch Kinh
Trinh nguyên Sách Ước (14) kết tinh
Không bằng ngôn ngử mà hình Rồng (___) Tiên (_ _) (15)
Lời huyền thoại lưu truyền dòng tộc
Rằng: Trăm con từ gốc Âm Dương
Rồi một trăm rẽ đôi đường:
Nửa Âm xuống biển, nửa Dương lên rừng (16)
(Hai nửa nầy xin đừng có nghĩ
Là năm mươi (50) trong lý thập phân
Dùng trong: đong, đếm, đo, cân…
Mà là lý số mới lần nghĩa ra)
Số năm mươi (50) nếu ta đem đổi
Dùng một, không (1, 0) theo lối nhị phân
Để rồi, rồi đổi chuyển dần
Sang hệ lý số ta cần xét tra
Và như thế sẽ là con TIẾT (17)
Đoài (Chằm) trong, ngoài Thủy bọc bao
Tượng hình Thủy Trạch dâng trào
Nên TIẾT mang nghĩa núi cao gôm về (18)
Còn năm mươi rời quê ra biển (19)
(Có nghĩa là hướng tiến ngược chiều
Của năm mươi TIẾT vừa nêu)
Mang hình lửa đốt tiêu điều quê hương (20)
Hỏa Sơn Lử là đường (trí giả) (21)
Năm mươi con tất tả theo Cha
Và năm mươi (50) nữa ở nhà
Đi theo đường Mẹ gọi là “nhạo sơn” (22)
Dẫu hai nửa, dẫu nhân, dẫu trí (23)
Cũng cùng chung một lý Âm Dương
Nên tuy núi biển đôi đường
Nhưng trong tự tánh Đồng Tương cùng tìm (24)
Và trăm trứng của “chim”, của “rắn”
Dẫu gừng cay, muối mẕn không xa (25)
Trăm con cùng bọc Mẹ Cha (26)
(“Cùng bọc” Hán Việt dịch ra “đồng bào”)
Giờ Rồng Tiên nghĩa sao đã tỏ
Ta giải xong em có giữ lời ?
Chuyện “tòn tem” (27) hãy thuận chơi
“Gậy mo”, “tùng dí” dạy đời truyền sinh

III. THAY LỜI KẾT

Xin chớ vội phê bình: chuyện tục!
Xin đừng khinh di chúc Ông Cha
Dịch Kinh Văn Hóa Tiên gia (28)
Chỉ dùng triết tự (29) Ông (___), Bà (_ _) viết nên
Xin Nam tộc chớ quên điều đó
Bởi Bắc phương chúng nó chỉ mong
Mình quên Văn Hóa Tiên Rồng
Để chúng dễ đẕt ách tròng dịch nô
Xin hết thảy phường, đồ vong quốc
Xin nhắn cùng đấng, bậc Tây thông
Và xin nói với nô hồng (30)
Sớm về nguồn cội, kẻo không: muộn rồi!

_______________


CƯỚC CHÚ:
(1): Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm
(2): Theo huyền thoại Tiên Rồng Chia Con, Rồng Lạc Long Quân thuộc dòng thủy tộc là loài rắn, Tiên Âu Cơ là thần Bạch Điểu là loài chim. Nếu hiểu theo nghĩa bình thường, chữ sao nghĩa vậy thì rắn và chim khác giống không thể giao phối để sinh con, nhưng “rắn và “chim” của huyền thoại không mang ý chỉ loài rắn và loài chim mà nó là hai huyền tự mang nghĩa ám chỉ hai hai thể thuộc dương và thuộc âm (chỉ tính thể chứ không là vật thể), là thuộc tính của Càn và thuộc tính của Khôn. Và, khi Càn Khôn khác thể và kết hợp từ đó sinh mọi loài, mọi thứ…
(3): Phủ: Phủ nọc, nhãy đực, giao cấu chỉ sự làm tình của loài thú vật.
(4): Huyền thoại: Huyền là khép kín, dấu; thoại chuyện kể. Huyền thoại: là chuyện kể chứa bên trong những điều cao siêu, huyền diệu và chỉ có thể tìm ra ý nghĩa đích thực của nó qua các huyền tự (chữ chứa ẩn nghĩa như Rồng Tiên, Tiết Liêu… ), huyền số (số dưới dạng thập phân nhưng không nhằm để cân, đo, đong, đếm mà nhầm chứa huyền ý và ta chỉ có thể biết khi đổi nó sang hệ lý số, như con 4.000 (năm văn hiến), 100 (con), 50 (lên núi), 50 (xuống biển, 18 đời Hùng Vương…), hoẕc huyền đồ (hình chứa huyền ý như hình Thái cực, hình Tứ tượng, hình Bát Quái, Lạc thư, Hà đồ…)… chứa trong nó và thiếu những cái “huyền” nầy chuyện sẽ không được xem là một huyền thoại. Có thể nói chỉ có dòng Việt mới có huyền thoại mà các tộc dân khác không có được vì thiếu các thứ “huyền” trên, hầu hết họ chỉ có thần thoại hoẕc nhân thoại mang nhiều tính huyễn hoẕc trong đó.
(5): Ngôn bất ngôn (Lão tử): Lời không lời
(6): Đạo Thường: Lão Tử gọi là Thường Đạo: là Đạo Thường Hằng, Đạo muôn đời đúng, chỉ ra những qui luật thiên nhiên, tự nhiên chi phối chu trình sinh thành trụ diệt sinh… của vật chất mà Phật Giáo gọi là chu trình sắc không, không sắc… Ngoài ra Thường Đạo còn mang nghĩa là Đạo của người Việt Thường, cổ Vìệt, tức Đạo Dich được hình thành không bằng ngôn ngữ qui ước mà bằng hai Đạo tự Càn (___) Khôn (_ _) hay Rồng Tiên
(7): “Con cái tùng dí”: Con là con C…, cái là cái mo, cái mu, cái L…, là hình ảnh cây gậy dí vào mo, nhắc đến lễ hội cổ của người của dòng Việt. Ngày nay, một số sắc dân thiểu số ở miền Bắc Việt Nam còn duy trì lễ tục nầy: trong lễ hội một nhóm người nhảy múa quanh cái mo cau, dùng gậy chọc vào mo và hát: “Cái sự là sự thế nào? Cái sự là sự thế nầy” nhằm diễn ý Đại Đạo Sinh Tồn của muôn loài đều từ sự giao cấu của cái Âm (mo) và Dương (gậy) mà sinh nẩy… tựa như trong điện toán ngày: mọi sự không ngoài con 0 và 1 như nhà tỉ phú Bill Gate đã phát biểu…
(8): Lõm, U: hình tượng của sinh thực vật cái và đực (bộ phận sinh dục của giống cái và giống đực) mà Dịch (Kinh Dịch) dùng con Khôn (_ _) và con Càn (___) để viết ra tượng hình cho âm và dương
(9): Trăm thứ: muôn loài, muôn vật; số 100 chỉ ra số tối đa như trăm phần trăm, trăm họ, trăm năm (trăm năm trong cõi người ta. Nguyễn Du)… bởi con trăm viết ra lý số là con Thuần Chấn (Lôi), có nghĩa là Rồng, là sự bùng nổ, tối đa…
(10): Số-chữ: Các con Dịch số thuộc hệ 3 hào của Bát Quái cũng như 6 hào của Kinh Dịch nó vừa là con số, lại mang cái lý chứa trong nó nên nó được gọi là chữ số.
(11), (12), (13): Ông Bà: Chỉ Ông Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ là Ông Bà Tổ Huyền Thoại của Huyền sử Việt. Nên lưu ý: Huyền sử không là thực sử hay cổ sử mà là dòng sử chỉ ra chu kỳ sinh hóa của muôn loài vì vậy hai từ Ông Bà ở đây phải xem như một huyền tự mang nhiều ẩn nghĩa như để ám chỉ Trời Đất, Càn Khôn, Âm Dương, Vuông Tròn… và ngoài những nghĩa nầy còn có ý chỉ hai đồ hình Hà Đồ hình tròn với 55 chấn đen trắng và Lạc thư hình vuông với 45 chấn tròn đen trắng, và tổng số hai hình là 100 chấm đen trắng âm dương ( xem hình) mà huyền thoại gọi là bọc Âu Cơ của Cha Rồng Mẹ Tiên. Chính chiếc bọc trăm nầy đã hình thành hệ Văn Hóa Vô Ngôn Lý Số, không bằng chữ Viết mà bằng các con số mang lý tính âm dương (Xin xem Hệ Lý Số trong Văn Hóa Cổ Việt XB 2004 của cùng tác giả)
(14): Sách Ước: Là “huyền sách” của dòng Việt (Bách Việt), không sử dụng chữ viết “Sách Ước trinh nguyên không một chữ” mà bằng hai đạo tự Càn (___) Khôn (_ _). Sách Ước chính là bộ Kinh Dịch nguyên thủy (Chỉ có các chữ số âm dương gọi là 64 quái hay qủe mà không có phần thoán từ và hào từ được đời sau thêm vào…). Đọc “sách” này qua tượng hình, hình thành bởi hai vạch (___) và (_ _) mà huyền tự gọi là Rồng (Dương), Tiên (Âm). Chính sách nầy là sách mà lhi sanh thời Khổng Tử ao ước “được sống thêm để học cho bớt sai lầm”
(15): Rồng Tiên: huyền tự chỉ Càn (___), Khôn (_ _), mang tượng hình sinh thực vật của giống đực và cái; qua tượng nầy con lý số được hình thành, chứa trong nó tượng hình và tượng ý, từ đó giúp ta hiểu được sự lý của sự vật.
(16): Nửa xuống biển nửa lên rừng: Mỗi nửa là 50 con, gồm “50 con theo Cha xuống biển và 50 theo Mẹ lên núi” (Huyền thoại Tiên Rồng Chia Con) nhằm nói lên qui luật tán tụ, hay ly tâm hướng tâm của vật chất, cũng là qui luật tuần hoàn sắc không, không sắc… Và, nếu hai nửa nầy được lý giải qua lý số, nó sẽ cho ta thấy được lý tính âm dương của mỗi nửa, sẽ được làm sáng nghĩa hơn ở các phần kế dưới.
(17): Tiết: Thủy Trạch Tiết: Tiết là con lý số của huyền số 50 dương, là nửa “theo Mẹ” (Muốn biết về các con lý số và cách chuyển đổi ba hệ toán số xin đọc Văn Hóa Cổ Việt phần viết về Ba Hệ Số Toán Số).
(18): Núi cao gôm về: Lời huyền thoại là “Theo Mẹ lên núi” diễn tả ý do con 50 Tiết thể hiện ra như là hình ảnh của nước khắp nơi: biển, hồ toàn nước nên phải gôn lên chỗ cao gọi là “lên núi”
(19): Rời quê ra biển: từ ý của lời huyền thoại là “theo cha ra biển”
(20): Lửa đốt tiêu điều quê hương: là hình ảnh con Hỏa Sơn Lữ. Con Lữ là lữ thứ, lữ khách, là phải rời bỏ quê hương. Lữ có tượng hình và tượng ý là: Hỏa (lửa, ngoại quái), trên Sơn (Quê hương đất Mẹ, nội quái); huyền thoại nói là “50 con theo Cha ra biển” lấy từ ý con Lữ. Con lý số Lữ nầy được hình thành bằng cách đẕt dấu trừ trước con Thủy Trạch Tiết là con 50 con dương số và khi làm vậy các dấu âm dương sẽ chuyển để thành Hỏa Sơn Lữ (đẕt dấu trừ vì số con theo cha đi ngược chiều lại với số con đi theo Mẹ. Cũng có thể giải nghĩa cách khác là: chuyển con trừ 50 hay là 50 âm số, viết sang lý số là con Hỏa Sơn Lữ
(21): Trí gỉa là: “Trí giả nhạo thủy” (Thủy là nước, là biển; ra biển là con đường trí, bởi quái Khảm (Thủy) có nghĩa là gian nan, khó khăn mà để đối đầu nó cần phải dùng đến trí để giải nên Hán nho chữ nghĩa hóa nó ra là: “trí giải nhạo thủy”.
(22): “Nhạo Sơn”: Nhân giả nhạo Sơn, là đường tâm hay đường nhân, nghĩa có được từ ý của huyền số “50 con theo Mẹ lên núi”.
(23): Dẫu nhân, dẫu trí: Dẫu là “Trí gỉa nhạo thủy” hay “nhân gỉa nhạo sơn”….
(24): Đồng Tương: Huyền tự chỉ nơi hay chỗ tương đồng giữa hai phần tố mang tương phản nhưng vẫn có điểm tương đồng (trong âm vẫn có dương, trong dương có âm), nghĩa đen chỉ nơi nước và đất cùng hôi tụ (tức là vùng đồng ruộng, đồng tương). Tuy “Núi”, “biển”: âm dương khác thể nhưng tự tánh của nó là Âm hấp dẫn Dương, Dương tìm âm để kết hợp, như trong thiên hai giống đực cái, gái trai tìm đến nhau…
25): Dẫu rừng cay muốn mẕn không xa: Từ ý của câu ca dao: “Tay bưng đĩa muối chấm gừng, gừng cay muối mẕn xin đừng bỏ nhau”: Gừng là sản phẩm của Đất Mẹ (Âu Cơ), muối là sản phẩm của Long Cung là quê Cha (Lạc Long Quân), tuy “xa mẕt nhưng không cách lòng”!
(26): Bọc Mẹ Cha: Bọc Cha Rồng Mẹ Tiên chỉ bọc 100 trứng đen trắng (gái trai) do hai hình Vuông Tròn Hà Lạc chồng lên nhau mà thành.
(27): “tòm tem”: “Heo kêu con khóc chồng đòi tòn tem… Bây giờ em đã xong rồi…Heo no, con nín: tòn tem thì tòn!” (Ca dao)
(28): Tiên gia: Nhà Tiên còn gọi là Gia Tiên, tức Mẹ Âu Cơ của tộc Việt.
(29): Triết tự: Chữ triết, chỉ mẫu tự Dương Càn (___) và Âm Khôn (_ _); trong kinh Tổ Tiên Chánh Giáo Đại Đạo Sinh Tồn có nhắc đến loại chữ “Triết” nầy:
“Kinh Châu Dương Việt hai miền
Triết tự văn hóa lưu truyền sử xanh”
(30): Nô Hồng: Nô lệ đỏ và nói lái lại là Nông Hồ (Nông Đức Mạnh và ***)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét