Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Trung cộng và Brazil xung đột ngầm

Brazil muốn trở thành một bên trong cuộc chơi; Ấn Độ muốn theo kịp các nước; Nga muốn trở thành đầu tàu; Trung cộng muốn trở thành ông chủ. Trong bối cảnh đó, xung đột là điều không thể tránh khỏi.

*************

Hàng hóa giá rẻ của Trung công đang bóp chết ngành sản xuất của Brazil; sự tranh giành thị trường châu Phi là hai yếu tố chính đang có nguy cơ làm căng thẳng giữa Trung cộng và Brazil trong thời gian tới.

Trung công và Brazil là hai nước có tốc độ tăng trưởng ổn định, khu vực nhà nước năng động và chính phủ kiểm soát được người dân. Hai nước này sẽ có vị thế như nhau trên vũ đài quốc tế trong những thập kỷ tới. Cả hai đều rất ủng hộ một trật tự thế giới đa cực hơn và công bằng hơn. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ khái niệm của Brazil và Trung cộng về trật tự mới này, người ta thấy rõ ràng có một sự khác biệt lớn về hầu hết các vấn đề, từ vấn đề tiền tệ, biến đổi khí hậu đến nhân quyền.
Nhìn bề ngoài, hai nước có nhiều lý do để hợp tác và hỗ trợ kinh tế lẫn nhau. Brazil là nước xuất cảng rất nhiều hàng hóa, còn Trung cộng là nước tiêu thụ lớn. Hai nước không có chung biên giới, và họ đầu tư vào nền kinh tế của nhau. Chính phủ cũng như các doanh nghiệp quốc doanh của Trung cộng , vốn rất cần thực phẩm để nuôi sống 1,3 tỷ dân của mình, đang mua đất của Brazil và đầu tư vào các công ty của Brazil. Trung cộng cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil. Theo hãng tin Bloomberg, "nhập cảng và xuất cảng giữa hai nước đã lên tới 75,5 tỷ USD hồi năm ngoái".
Tuy nhiên, theo ông Ian Bremmer, Chủ tịch Tổ chức Âu-Á (cơ quan nghiên cứu và tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu hàng đầu), thế giới đừng chỉ nhìn bề ngoài mà sớm lạc quan về mối quan hệ này. Ẩn sau nó là những áp lực đang ngày càng dữ dội, cho dù chẳng nước nào chịu công khai thừa nhận thực tế đó.
Brazil tuy tránh trực tiếp chỉ trích Trung cộng nhưng điều đó không có nghĩa là giữa hai nước không có căng thẳng. Ngược lại, cẳng thẳng Brazil-Trung cộng đang ngày càng tăng. Trên thực tế, thái độ lưỡng lự của Brazil trong mối quan hệ với Trung cộng chính là triệu chứng chứng tỏ mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng phức tạp.
Nguyên nhân sâu xa và cốt lõi nhất khiến quan hệ Brazil-Trung cộng căng thẳng chính là các nhà sản xuất của Brazil đang bị tổn hại nghiêm trọng bởi hàng nhập cảng giá rẻ của Trung cộng . Chính hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã khiến ngành công nghiệp của Brazil không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, thậm chí là cả ở trong nước. Chính quyền của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã phản ứng bằng cách áp thuế nhập cảng đối với một số mặt hàng công nghiệp. Mặc dù không nêu đích danh Trung cộng, song rõ ràng hành động này nhằm vào hàng nhập cảng Trung cộng .
Tổng thống Rousseff cũng thực thi nhiều quy định nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân Brazil, nhưng những quy định đó lại tác động mạnh mẽ đến Trung cộng (chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất ôtô). Các công ty của Brazil và Trung công đang ngày càng cạnh tranh để thu hút việc làm trong ngành chế tạo cần tay nghề bậc trung.
Căng thẳng Trung cộng -Brazil không chỉ bộc lộ ở Brazil mà còn ở các khu vực sân sau của Trung cộng . Tại châu Phi, người ta nói nhiều đến các hoạt động đầu tư ngày càng ồ ạt của Trung công ở khắp lục địa này, nhưng hầu như chẳng ai chú ý đến các mối quan hệ đang được mở rộng của Brazil, đặc biệt là tại những nước nói tiếng Bồ Đào Nha như Angola, Mozambic, Ghuine... Sự tăng trưởng cũng như việc thúc đẩy vai trò của Brazil đều phụ thuộc vào những mối quan hệ với các nước nói trên, trong đó Công ty Dầu khí Quốc gia Brazil (Petrobras) là một nhân tố chính trong ngành dầu lửa của Angola và dự án than đá Moatize tầm cỡ thế giới của Công ty Vale ở Mozambic.
Do Brazil cạnh tranh và thách thức vai trò của Trung công (vốn được coi là nhà đầu tư chính ở châu Phi) nên giữa hai cường quốc này đã xuất hiện sự cạnh tranh ngày càng lớn. Cũng bởi vì Trung cộng có nguồn tài chính dồi dào hơn nhiều (so với Brazil) nên các công ty và nhiều quan chức chính phủ của Brazil coi "chính sách ngoại giao tiền mặt" của Trung cộng (rót một lượng lớn tiền mặt) là mối đe dọa tiềm tàng đối với các hoạt động đầu tư của Brazil tại khu vực này.
Tổng thống Brazil Rousseff cũng đã thực hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại, tập trung vào những vấn đề kinh tế. Điều này càng làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa Brazil và Trung cộng vì rõ ràng vấn đề kinh tế, chứ không phải là những quan ngại về an ninh, đang đẩy Brazil và Trung cộng vào tình trạng bất hòa. Dưới thời cựu Tổng thống Brazil Lula Inacio da Silva, tên của cuộc chơi này là thúc đẩy sự hợp tác Nam-Nam. Tuy nhiên, đương kim Tổng thống Rousseff dường như dễ bị tác động hơn trước những yêu cầu của các nhà công nghiệp Brazil, những người vẫn luôn phàn nàn về hàng nhập cảng giá rẻ của của Trung cộng. Kết quả là lập trường của bà Rousseff đối với Trung cộng trở nên nhiều sắc thái hơn và cứng rắn hơn
Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung cộng và Brazil), cho dù có thành lập ngân hàng phát triển, cũng không phải là một "gia đình" hạnh phúc. Trong thế giới toàn cầu hóa G-Zero hiện nay, có quá nhiều sự cạnh tranh. Các lợi ích và ưu tiên hàng đầu của các nước quá khác nhau. Họ không nhất thiết phải có chung ý thức hệ, chính trị hoặc mục tiêu. Đối với Brazil, cái mác BRICS mang lại cho họ uy tín; đó là bàn đạp giúp họ có một vị trí nổi bật hơn trên toàn cầu.
Brazil muốn trở thành một bên trong cuộc chơi; Ấn Độ muốn theo kịp các nước; Nga muốn trở thành đầu tàu; Trung cộng muốn trở thành ông chủ. Trong bối cảnh đó, xung đột là điều không thể tránh khỏi.

TỔNG HỢP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét