Ngược dòng lịch sử, đọc lại bài viết của tạp chí nổi tiếng và uy tín trên thế giới "Time" để hiểu Madame Nhu là ai. Trong những năm 1960s Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu, chưa tiếp xúc nhiều với văn hóa và tiến bộ của Âu Mỹ, người dân thì còn bị mù chử với tỷ lệ rất cao. Tiếp theo là chiến tranh sau khi thoát khỏi thực dân Pháp, nhưng đã có 1 phụ nữ sống và nhìn trước thời đại như Madame Nhu (xóa bỏ luật đa thê, đòi quyền tham chính cho phụ nữ, cải tổ xã hội, dẹp bỏ tệ nạn hút thuốc phiện, thành lập các hội đoàn phụ nữ trong xã hội…). Thật khâm phục! Vì vậy "Time" ví von Madame Nhu là con cháu tiếp nối của Hai Bà Trưng thật không sai.
Bài viết được X-café chuyển ngữ cách đây gần 1 năm.
Số báo ra ngày 09 tháng Tám, 1963:
ONG CHÚA
Lịch sử Việt Nam có vô số nữ anh hùng. Phụ nữ thường là những vị tướng. Vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên, hai chị em Bà Trưng đã dấy quân khởi nghĩa chống lại quân Trung Quốc đô hộ. Một trong những nữ tướng của họ đã sinh con tại chiến trường rồi cột đứa bé vào lưng, hai tay vung gươm dẫn quân đánh giặc. Năm 248, một thiếu nữ 23 tuổi vận bộ giáp vàng, cưỡi voi dẫn quân chống giặc ngoại xâm.
Ngày nay, người phụ nữ dữ dội và có lẽ can đảm nhất ở Nam Việt Nam mặc quần sa tanh thon thả cùng chiếc áo dài bó sát ngực với tà áo xẻ cao đến ngang hông, đi gặp địch thủ bằng xe Mercedes có tài xế riêng. Thay vì dùng gươm, vũ khí của bà là một nguồn nghị lực vô tận, một vẻ hấp dẫn chết người, một đầu óc cứng rắn tàn nhẫn, một miệng lưỡi cay độc, một chiến sĩ Cơ Đốc giáo - và quan trọng hơn cả là quyền lực của gia đình mà bà đang làm dâu. Bà chính là Madame Ngô Đình Nhu, vợ của người em trai và cũng là người tín cẩn nhất của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bên cạnh việc đóng vai là Đệ nhất Phu nhân của vị Tổng thống độc thân, bản thân bà là một trong hai hoặc ba nhân vật quyền thế nhất trong nước và do đó cũng là hiện thân của những trở ngại của đất nước.
Trong những quốc gia phương Tây, chắc hẳn bà sẽ là một lực lượng chính trị đáng gờm. Trong một quốc gia Đông phương với hàng thế kỷ lạc hậu và đổ máu, bà có lẽ đáng sợ hơn bất cứ con người nào khác - sự sợ hãi trong hoàn cảnh này không đồng nghĩa với lòng kính trọng hoặc yêu thích.
Những hiệp sĩ Mỹ
Một phụ nữ yếu đuối với sắc đẹp rực rỡ, bà chỉ cao khoảng 1.58 khi mang giầy cao gót - một người vẫn giữ được vẻ đẹp thiếu nữ mặc dù đã có bốn con - Madame Nhu không giống như bề ngoài của bà. Đối với những người đối lập, bà là biểu tượng của những sai trái của chế độ xa rời, độc tài, gia đình trị của Diệm. Nhưng nếu bà là một con người chuyên quyền, tự phụ, đạo đức giả, độc đoán và tàn ác thì trong bà cũng toát ra một sức mạnh, quyết tâm và can đảm. Đối với người khác dường như bà thuộc về một dòng dõi vương quyền đầy bí hiểm của thế kỷ 18, hoặc bà có dáng vẻ của một hoàng hậu Trung Hoa - hoặc cả hai.
Vai trò chính thức của bà là Phó chủ tịch Quốc hội và người đứng đầu của phong trào phụ nữ Nam Việt Nam, nhưng Madame Nhu có thể sai khiến các tướng lĩnh quân đội, các vị Bộ trưởng, và ngay cả Tổng thống. Mặc dù Diệm thường miễn cưỡng nghe theo bà, ông cũng thường xuyên nhường nhịn mỗi khi bà hống hách xông vào văn phòng của ông, và ngay cả việc để bà đổi ngược mệnh lệnh của chính ông, vì ông vô cùng so sợ việc xích mích gia đình bị lộ ra ngoài.
Ba năm trước, khi một nhóm lính dù mưu toan đảo chính Diệm, một trong những yêu sách đầu tiên của họ là bắt buộc Madame Nhu phải rời khỏi dinh tổng thống. Bà cảm thấy tự hào về việc này và đã khoe rằng trong mấy năm qua Hoa Kỳ từng tìm cách buộc Diệm giới hạn quyền lực của bà nhưng đã không thành công. Bà đã giận dữ tấn công giới báo chí Mỹ chống Diệm ở Sài Gòn và tố cáo người Mỹ nói chung là đang đóng vai trò "Hiệp sĩ" - luôn yêu thương những kẻ yếu thế nhưng lại mù tịt về việc kẻ yếu thế ấy là ai.
Với đất nước đang trong hiện trạng âm ỉ của cơn khủng hoảng tôn giáo, theo bà thì Phật giáo rõ ràng không phải là người yếu thế mà là những "kẻ khiêu khích đội lốt nhà sư." Bà liên tục phản đối lời khuyên hoà giải của Hoa Kỳ cũng như những nỗ lực nửa vời tạm bợ của Diệm. Bà đề nghị phải đối phó với những Phật tử biểu tình bằng cách "đánh họ mạnh gấp ba." Khi Quảng Đức, một nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối chính quyền sáu tuần tước, Madame Nhu đã không lấy làm xúc động. Những người Phật tử đã "phục rượu một nhà sư cho say rồi nướng thịt ông," bà đã tàn nhẫn tuyên bố với phóng viên đài CBS. "Và ngay cả việc thiêu sống cũng không được thực hiện trên cơ sở tự lực vì họ đã dùng xăng ngoại nhập."
Tại Washington, toà đại sứ Nam Việt Nam đã chính thức lên tiếng phủ nhận rằng lời tuyên bố của Madame Nhu chỉ đại diện cho quan điểm riêng của bà chứ không phải của chính phủ. Lời phủ nhận này đặc biệt gây chú ý, vì đại sứ Trần Văn Chương chính là thân phụ của Madame Nhu, người đang cực lực phản đối bà - trong đó chỉ một phần là do chính quyền từng trưng thu nguồn tài sản to lớn của ông bảy năm về trước. Bà cũng đã phản đối ông, gọi ông là một kẻ hèn nhát.
Bốn anh em
Hoa Kỳ đang thực tâm giúp đỡ Nam Việt Nam chống lại du kích quân Việt Cộng do Trung Quốc hậu thuẫn, vì dựa theo "lý thuyết domimo" - nếu Nam Việt Nam đổ thì Lào và Cambodia sẽ bị hở sườn, Thái Lan cũng sẽ bị dính líu, và toàn bộ bán đảo Mã Lai sẽ bị đe doạ. Hoa Kỳ đang đổ 1 triệu đô-la mỗi ngày vào đất nước này và cũng đã gửi sang 14 nghìn "cố vấn" quân sự tài giỏi và cứng rắn để tăng cường nỗ lực của chính phủ trong cuộc chiến chống lại quân du kích Cộng sản. Trong những thăng trầm quân sự vô vọng này có hai câu hỏi nổi bật được đặt ra: Có thể thắng cuộc chiến này khi Tổng thống Diệm và gia đình của ông ta đang nắm quyền? Và có thể thắng được mà không cần đến họ?
Là một phần của truyền thống vương quyền Khổng giáo ở Nam Việt Nam, gia đình Tổng thống Diệm không có nhiều ủng hộ thật tình nhưng đang nắm giữ chặt chẽ hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia. Dù tồi tệ nhưng nó cũng giúp giữ được một thứ trật tự ổn định trong một khu vực đã từng nằm trên bờ vực của sự hỗn loạn suốt mấy mươi năm qua. Bộ tứ anh em nổi tiếng trong gia đình Diệm là:
- Ngô Đình Thục, người anh cả 66 tuổi, là một Tổng Giám mục Công giáo ở Huế. Ông nắm giữ rất nhiều tài sản trên danh nghĩa của nhà thờ, và có vài người thân tín nằm trong nội các của Diệm. Diệm đã liên tục tìm cách để Thục được vào chức Giám mục đang trống chỗ ở Sài Gòn, nhưng Vatican đang lo lắng vì những chính sách đàn áp dữ dội của Diệm đã làm hoen ố hình ảnh của Công giáo tại Nam Việt Nam, đã từ chối lời đề nghị này. Họ cũng tảng lờ mọi gợi ý về việc Tổng Giám mục Thục có thể trở thành một Hồng y. Thục là người duy nhất trong các anh em mà Madame Nhu không dám chỉ trích, và ông cũng thường dàn xếp những lục đục trong gia đình.
- Ngô Đình Cẩn, 50 tuổi, trên danh nghĩa ông hoàn toàn không giữ một chức vụ nào trong chính quyền, nhưng trên thực tế ông điều khiển thành phố Huế và nhừng vùng phụ cận ở miền trung Việt Nam. Dù thế, không như những anh em mình, Cẩn chưa bao giờ xuất ngoại, không theo học đại học, và quản lý lãnh thổ của mình như một lãnh chúa thời xưa, cuộc chiến ở miền trung cao nguyên đã tiến triển tốt đẹp hơn nhiều hơn bất cứ nơi đâu ở Nam Việt Nam. Là một người mê gái kinh niên, Cẩn đã lãnh chịu cơn lôi đình của Madame Nhu: "Chú ấy là một người bướng bỉnh, ưa hờn giận, và cực kỳ lỗi thời đối với phụ nữ." Nhưng bà cũng công nhận rằng, "chúng tôi cảm thấy yên tâm khi có chú ấy ở Huế."
- Ngô Đình Luyện, 48 tuổi, đã xuất ngoại từ năm 1954, ông đang là đại sứ của Nam Việt Nam tại Anh cũng như một số quốc gia Âu châu khác. Madame Nhu đã khinh thường khả năng của Luyến ra mặt và thường gọi ông một cách nhạo báng là một kẻ "tài tử".
- Ngô Đình Nhu, 52 tuổi, mang chức phận của một cố vấn chính trị và nhà lý luận của Tổng thống Diệm. Trong căn phòng cách âm bày đầy sách và đầu thú rừng của mình trong dinh tổng thống, ông không ngừng thuyết giảng về giá trị của "thuyết nhân vị", một hỗn hợp lý thuyết thâm tuý bao gồm Khổng giáo, thuyết tập quyền và phẩm hạnh Công giáo được Diệm gọi là "công thức" để điều hành chính quyền. Nhu kiểm soát lực lượng công an chìm và cố vấn Diệm trong việc thăng chức quân đội, bổ nhiệm chính phủ và những hợp đồng với tư nhân. Bên cạnh ông còn lãnh đạo Đảng Cần Lao với 70 nghìn đảng viên trong cả nước, nhiệm vụ của họ chủ yếu là mật báo với cảnh sát hành vi của những người hàng xóm.
Bất đồng
Những chỉ trích của Madame Nhu thường gây khó chịu - bà từng cho rằng Tổng thống Diệm không mạnh mẽ như người ta tưởng. Nhưng mặc dù đôi khi có những bất đồng, Madame Nhu luôn hết mình bảo vệ Diệm và những người thân. "Tôi chưa từng biết ai nhân đạo, từ tâm và hào hiệp như anh em họ Ngô Đình," bà phóng đại. "Họ không thuộc về thế gian này. Họ không hại đến một con muỗi."
Sự gắn bó căn bản giữa bà và anh em Diệm rất mật thiết và rất Á Đông. Trong quá khứ, phụ nữ Nam Việt Nam thường đưa tiền cho chồng mình đi viếng tiệm thuốc phiện hoặc nhà chứa với mục đích quản lý họ chặt chẽ hơn. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, có hàng nghìn nam giới công khai làm việc với người Pháp nhưng trường hợp phụ nữ hợp tác với Pháp thì hiếm. Ngày nay phụ nữ Nam Việt Nam kiểm soát phần lớn của cải, và ở nhà họ được gọi là những nội tướng. Sức mạnh mẫu hệ được tập hợp bởi quan điểm truyền thống của người Việt như một khối đoàn kết chống ngoại xâm. Nhưng trong trường hợp của Madame Nhu thì gia đình chồng của bà đã chiếm ưu tiên hơn gia đình ruột thịt. Bà đã bất đồng với với cha, mẹ và em gái của mình. Chính trong gia đình Diệm Madame Nhu đã tìm thấy được vị thế và quyền lực mà bà hằng mong mỏi.
Lệ Xuân
Bà ra đời "khoảng 38 năm" trước trong một gia đình phong kiến địa chủ giàu có nhất Việt Nam. Tên thật của bà là Trần Lệ Xuân, có nghĩa là mùa xuân đẹp, và trong căn nhà của gia đình ở Hà Nội, bà có đến 20 người hầu. Được dạy dỗ tại gia, bà chưa đỗ trung học, bà theo học múa ba-lê và từng độc diễn tại Nhà hát Quốc gia Hà Nội. Bà nói tiếng Pháp nhuần nhuyễn, và hiện tại bà nói chuyện chủ yếu bằng ngôn ngữ này. Bà viết những diễn văn của mình bằng tiếng Pháp trước khi chúng được dịch sang tiếng Việt.
Bà nhớ rằng bà đã không hạnh phúc, không được yêu thương và luôn nổi loạn chống lại mẹ mình, một phụ nữ nổi tiếng có tiệm trang điểm ở Hà Nội. "Nếu bà không công bằng," đứa con gái đã giận dữ bảo bà, "Tôi sẽ không nghe bà nữa." Khi Lệ Xuân được 16, bà gặp Ngô Đình Nhu, chuyên viên lưu trữ chính của Thư viện Đông Dương và người đang ngưỡng mộ mẹ bà. Việc mẹ bà bắt bà phải xưng là "cháu gái" với Nhu làm bà vô cùng đau khổ. Nhu đã cho cô cháu gái nhỏ mượn sách, dạy cô học tiếng Latin. Phải liên tục ở dưới bóng của mẹ, Madame Nhu muốn lấy chồng để thoát ly khỏi gia đình. Bà không màng đến danh sách những chàng rể trẻ do mẹ đưa ra. Bà nhớ lại một cách điềm tĩnh, "Rồi tôi tự bảo mình, tại sao không lấy người đàn ông ấy, Ngô Đình Nhu?"
Vợ chồng Nhu cưới nhau vào năm 1943. Bà cải đạo từ Phật giáo sang đạo Công giáo của chồng mình. Bà nói "Thánh lễ là liều thuốc đạo đức của tôi." Lệ Thuỷ, con gái bà, ra đời vào năm 1946, và tiếp theo sau là hai con trai Trắc và Quỳnh và con gái Lệ Quyên. Madame Nhu thú nhật một cách thẳng thắng rằng bà "chưa từng gặp một tình yêu sét đánh. Tôi đọc thấy trong sách vở nhưng không tin là nó có thực. Hoặc có lẽ chỉ rất ít người có được."
Khẩu phần cơm
Ba năm sau khi vợ chồng Nhu cưới nhau thì chiến tranh Đông Dương bùng nổ. Tất cả anh em họ Ngô Đình đều tham gia chống Cộng và chống thực dân bằng đường lối quân sự. Thân phụ Ngô Đình Khả từng là một quan lại của triều đình cũ nhưng đã từ chức để phản đối sự cai trị của Việt Nam của người Pháp, mặc dù không còn xu dính túi, ông đã tự canh tác trên mảnh ruộng thuê bên cạnh những người nông dân hàng xóm. Bản thân Diệm cũng đã rời bỏ chính trường trước Thế Chiến thứ II vì không muốn làm việc cho Pháp. Cũng theo chiều hướng ấy, vợ chồng Nhu và gia đình cũng chống lại cả "quân đội giải phóng" Việt Minh lẫn người Pháp với vị Hoàng đế bù nhìn Bảo Đại. Khi Việt Minh chiếm đóng Huế, họ đã bắn chết người anh cả của Diệm và đứa con duy nhất của ông ấy, họ cũng đã bắt giữ Diệm suốt mấy tháng trước khi trả tự do cho ông. Nhu và Cẩn đều thoát khỏi tay Cộng sản nhưng Madame Nhu, đứa con gái mới sinh và bà mẹ chồng đều bị bắt vào tháng Chạp 1946.
Trong suốt bốn tháng, Madame Nhu sống chỉ với hai bát cơm mỗi ngày tại một ngôi làng xa xôi do Cộng sản nắm giữ. Bà chỉ có mỗi một chiếc áo, hai chiếc quần và một áo khoác. "Tôi rất ghét chiếc áo khoác ấy," bà kể. "Nó có kiểu thắt lưng ong và rất thời trang. Trong suốt mấy tháng nó là chiếc chăn duy nhất của tôi. Sau đấy tôi nguyện sẽ chỉ mặc những chiếc áo khoác rộng và thực dụng hơn. Đôi tay được chau chuốt mịn màng của Madame Nhu luôn là chủ đề nhạo báng đối với những người nhà quê thô lỗ đang giam giữ bà. "Tôi không chịu nỗi bọn Cộng sản," bà nói. "Tôi không biết tại sao họ xem tôi như một đứa trẻ con. Hình như họ đã nhẹ tay với tôi."
Khi quân đội Pháp bắt đầu chiếm lại vùng nông thôn, những người canh giữ Madame Nhu định nhanh chóng rút lui về phía bắc. Nhưng vì bà mẹ chồng không thể kham nổi một chuyến đi cực nhọc như thế, Madame Nhu được phát cho một giấy thông hành để sang ngôi làng bên cạnh. Với đứa con và bà cụ già, Madame Nhu đã náu lại trong một nữ tu viện trong làng cho đến khi lực lượng người Pháp đến. Không bao lâu sau bà đã đoàn tụ với Nhu.
Khoảng thời gian hạnh phúc
Quan điểm chống thực dân của cả gia đình Ngô Đình làm cho người Pháp nghi ngờ về họ. Sau khi tạm trú trong thành phố nghỉ mát Đà Lạt, vợ chồng Nhu lặng lẽ tổ chức việc hậu thuẫn rộng rãi cho chuyến hồi hương của Diệm, người đang lưu vong tại Hoa Kỳ. Nhu thành lập một tờ báo và phát triển triết lý nhân vị của mình. Để lấy lòng những người nghèo vốn là tiềm năng hậu thuẫn, Madame Nhu từ chối khoản trợ cấp dồi dào của gia đình, tự đi chợ, đạp đi khắp Đà Lạt trên một chiếc xe đạp.
Năm 1954, sau thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ, người Pháp đã tuyệt vọng và đáp ứng đòi hỏi nền độc lập cho Việt Nam của Diệm, đang sống lưu vong và đưa ông về nước để tìm cách qui tập dân chúng bị đã chiến tranh dày vò và chia sẻ những gì còn lại với Việt Minh. Hai tuần sau khi Diệm được đặt lên ghế Thủ tướng, người Pháp mệt mỏi và chán chường đã chia Việt Nam làm đôi tại bàn thương lượng Geneva; Việt Minh chiếm phía bắc với những mỏ than và sắt, Diệm giữ miền nam, bao gồm cả Sài Gòn và vùng châu thổ sông Mê Công mầu mỡ.
Ấn tượng đầu tiên
Miền nam Việt Nam mà Diệm thừa hưởng đang trong tình trạng hỗn loạn. Nền kinh tế tả tơi, bộ máy hành pháp và quản lý không hoạt động. Quân đội thì do một tay chân của Pháp, tướng Nguyễn Văn Hinh cầm đầu, ông luôn tìm mưu lật đổ Diệm, và hệ thống cảnh sát và an ninh được điều khiển bởi những băng cướp đường sông Bình Xuyên nổi tiếng, những người đã mua chuộc sự "đồng thuận" của vị vua bù nhìn Bảo Đại với giá 1 triệu đô-la. Ở vùng nông thôn, hai giáo phái với quân đội được trang bị đầy đủ, Cao Đài và Hòa Hảo đang nắm giữ hai vùng lãnh địa riêng.
Trong những buổi dạ tiệc tại Sài Gòn, Tướng Hinh, Thủ lĩnh Quân đội, thường xuyên đe dọa một cuộc đảo chánh và đùa rằng sau khi lật đổ chính quyền, ông sẽ đày tất cả thành viên của gia đình Diệm ra nước ngoài ngoại trừ Madame Nhu, ông nói ông sẽ giữ bà làm vợ bé. Một hôm Madame Nhu gặp mặt Hinh tại một buổi tiệc. Một người kể lại là bà bước đến gần ông và nói: "Ông sẽ không bao giờ lật đổ được chính phủ này vì ông không có gan. Và nếu ông đảo chánh, ông sẽ không bao giờ đoạt được tôi vì tôi sẽ móc họng ông trước."
Từ lúc ấy, Sài Gòn bắt đầu thật sự lưu ý đến Madame Ngô Đình Nhu.
Thật là kỳ lạ, bà là tiếng nói đầu tiên và duy nhất trong một thời gian dài đòi hỏi việc đối đầu với những kẻ thù của chính quyền. Bà gọi chồng bà là "hèn nhát" vì đã đề nghị thỏa hiệp với băng đảng Bình Xuyên. Trong một lần tổ chức buổi biểu tình chống Bình Xuyên, bà bị những người bao vây đe dọa. Bà nhảy lên xe và thách thức "Có giỏi thì bắt tôi đi!" rồi lái xe đâm thẳng vào đám người dữ tợn đang lăm lăm súng trung liên. Cuối cùng gia đình phải gửi bà sang một nữ tu viện tại Hồng Kông để giữ bà im lặng trong thời gian tìm cách hòa giải các phe nhóm. "Nơi ấy giống như thời Trung Cổ," bà nói, "nhưng tôi học được tiếng Anh." Khi bà quay lại Sài Gòn ba tháng sau đó, bà vẫn sôi sục ý muốn đối đầu. Cuối cùng, Diệm dẹp tan Bình Xuyên, bắt Tướng Hinh phải lưu vong và đưa quân về miền quê để dẹp bỏ những giáo phái.
Ý trời
Việc Diệm thu tóm được quyền lực mặc cho những trở ngại là điểm nổi bật nhất của ông. Nhưng hàng loạt những âm mưu vừa qua đã làm tăng thêm sự nghi ngờ của ông đối với người ngoài. Ông ít khi ra khỏi dinh thự của mình ở Sài Gòn và hầu như không có liên hệ gì với người dân thường. Khoảng cách giữa Diệm và quần chúng còn bị đẩy xa bởi quan điểm chiến sĩ Công giáo của ông. Vị "Đầu lĩnh Công giáo" cho rằng việc ông trị vì là do "ý trời" và người dân phải có "nghĩa vụ" tôn thờ Tổng Thống.
Nhưng chính chủ trương nữ quyền nóng nảy của Madame Nhu lại gây bất mãn nhất đối với những người Việt theo chủ nghĩa truyền thống. Vào năm 1956 bà được bầu vào Quốc Hội, và lập tức bắt tay vào chiến dịch nâng cao vị thế của người phụ nữ Việt, vốn không có quyền lợi pháp lý và có thể bị chồng bỏ rơi bất cứ lúc nào. Trong những trường hợp ấy, Madame Nhu nói rằng người phụ nữ Việt là "mãi mãi là một đứa trẻ, một người hầu không công, một con búp bê không hồn." Vào năm 1958 bà áp lực Quốc Hội thông qua Đạo luật Gia Đình đầy tai tiếng, trong đó xử tù những ai ngoại tình và đưa tục đa thê, vợ bé và ly dị (ngoại trừ trường hợp đặc cách bởi tổng thống) ra khỏi vòng pháp luật. (*)
Với vài giọt lệ ở khóe mắt, Madame Nhu than thở rằng ban đầu bà cũng nhận thấy là "tôi đã làm nhiều người đau khổ vì Đạo luật Gia Đình của mình - những người mắc tội ngoại tình nhưng thật sự yêu nhau." nhưng bà lại trấn tĩnh và nói thêm: "Nhưng xã hội không thể hy sinh đạo đức và pháp luật vì vài cặp tình nhân cuồng nhiệt. Tôi đã quyết định bảo vệ danh dự gia đình."
"Ái Nữ"
Ngoài việc thông qua đạo luật, Madame Nhu còn cấm mãi dâm, ngừa thai, phá thai, đá gà và gái nhảy. Bà nói, "Nhảy nhót với cái chết cũng đủ rồi", ám chỉ đến cuộc chiến hiện tại. Tại Sài Gòn, phong cách sống mới bắt đầu xuất hiện, và người ta bắt đầu lên án Madame Nhu đang tìm cách áp đặt nhừng tiêu chuẩn khắt khe của Công giáo lên xã hội miền Nam Việt Nam đang muốn có một đời sống tình dục phóng khoáng hơn. Bản thân bà thường đi bơi ở câu lạc bộ Cercle Sporttif thời thượng, nhưng bà thường tránh xa nếu thấy có quá nhiều người mặc áo hai mảnh. Ngay cả vài viên chức chính phủ cũng kín đáo nhìn nhận rằng chiến dịch đạo đức này chỉ dẫn đến việc làm tăng thêm ác cảm của công chúng đối chính quyền Diệm một cách không cần thiết.
Tin tưởng vào tư cách bản thân và mặc kệ những người chỉ trích, Madame Nhu còn thành lập một lực lượng phụ nữ bán quân sự, có vai trò như một đội quân danh dự mà các thành viên (gọi là "ái nữ") được lĩnh lương cao gấp đôi lính bình thường. Madame Nhu bảo rằng "Những phụ nữ này là sĩ quan, không phải là lính trơn." Bà còn thành lập Phong trào Phụ nữ Liên Đới, tương tự như tổ chức Hội Thiếu niên Đông phương, gồm khoảng 1.2 triệu thành viên chuyên giám sát các trường dạy nghề và các trung tâm phúc lợi, và còn đóng vai trò của một mạng lưới tình báo trên toàn quốc.
Vu khống thay vì can đảm đối mặt
Bà Đệ Nhất Phu Nhân thường xem Diệm như một kẻ vụng về; bà thảo ra một danh sách với những tiên đoán về hậu quả sẽ ra sao nếu ông không chịu nghe theo lời khuyên của bà và rồi bắt ông ký vào để sau này bà có thể đắc thắng nếu chúng xảy ra như dự đoán. Bà còn xem thường cả Giáo hoàng John XXIII. "Tội nghiệp Giáo hoàng," bà nói sau khi Giáo hoàng ban hành Thông tri Pacem in Terris kêu gọi tăng cường phúc lợi xã hội. "Ông ta muốn làm vừa lòng tất thảy mọi người với bản thông tri. Nhưng điều gì làm vừa lòng mọi người thì cũng dễ bị lợi dụng." Bà cũng có thái độ cứng rắn với cả Chúa. Khi cầu nguyện cho những dự định của mình, bà nói, bà thường đưa ra một danh sách gồm những lời hứa của mình; khi bà thực hiện chúng, bà nói với Chúa: "Con đã thực hiện mọi điều kiện," và yêu cầu được giúp đỡ nhiều hơn.
Madame Nhu không cho mình là một người chống nam giới. "Tôi không có lý do gì để ghét đàn ông cả," bà nói. "Họ luôn đối xử tốt với tôi." Bà là một diễn viên bẩm sinh, và một cái khẻ nhẹ bằng chiếc quạt ngà thanh mảnh của bà cũng ảnh hưởng mạnh như loạt trống đại. Trong một buổi tiệc ngoại giao vài năm trước, Đô đốc Hoa Kỳ Arthur Radford, lúc ấy còn là Tổng Tham mưu Trưởng, dùng tay ôm eo bà và hỏi "Bà thực sự muốn gì, quí bà bé nhỏ?"
Với quyền lực khổng lồ của mệnh phụ bé nhỏ này, không tránh được những đồn đãi tại Sài Gòn, liên hệ bà với những câu chuyện về tham nhũng, nhưng chưa bao giờ có được những bằng chứng rõ ràng. "Sau những cáo buộc ấy," bà nói, "Tôi đoán rằng mình sẽ bị họ chĩa mũi tấn công vào đời sống tình cảm." Bà nói đúng. Những quán cà phê Sài Gòn tràn ngập những câu chuyện lăng nhăng trong phủ. Nhưng ngay cả với những kẻ thù tồi tệ nhất của bà cũng bác bỏ những chuyện đồn đãi, được lưu truyền bởi những kẻ không dám tấn công bà trực diện.
Càng cua
Tấn công vào Madame Nhu trở nên cay độc hơn khi cuộc khủng hoảng Phật giáo ngày một trầm trọng vì bà đã tự biến mình thành người lớn tiếng chống đối Phật giáo mạnh mẽ nhất. Bề ngoài thì khủng hoảng này hình thành từ mối mâu thuẫn đơn giản giữa đa số Phật giáo và 1.5 triệu tín đồ Công giáo trong nước. Nhưng cuộc đối đầu đã biến thành những cáo buộc về đàn áp tôn giáo và phản ánh khoảng cách trong dân chúng vì họ có rất ít đồng cảm với một chính quyền và gia đình trị vì của Diệm đã không làm gì để có được sự ủng hộ của họ. Trong bối cảnh ấy, khía cạnh Công giáo có thể đã được cường điệu hóa.
Tín đồ Phật giáo và Công giáo ở Việt Nam từ lâu đã là kẻ thù. Ngay cả ngày hôm nay, những người Phật giáo vẫn cho rằng dân Công giáo là "chiếc càng đã giúp con cua Pháp chiếm đóng Việt Nam". Madame Nhu nói rằng tổ tiên Phật giáo của bà từng chém giết những người Công giáo và vài thập niên trước, một đám đông Phật giáo đã thiêu sống hầu hết gia tộc Ngô Đình trong một thánh đường. Nhưng kể từ khi nắm giữ chính phủ vào năm 1954, Diệm cũng đã rất cố gắng trong việc tránh đụng chạm đến đa số Phật giáo. Có ít hơn một phần ba trong tổng số 17 bộ trưởng trong nội các và 12 tướng lĩnh quân đội của ông là người Công giáo; việc người Công giáo chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống hành chính và 123 ghế của Quốc hội phần lớn là nhờ hệ thống giáo dục Công giáo tốt và sâu hơn. Bất cứ khi nào phong phanh ý kiến chống đối thì chính quyền cũng đối xử với Công giáo giống như mọi tầng lớp khác; hai người Công giáo dính dáng đến cuộc đảo chính năm 1960 đã bị tuyên án tù nhiều năm và ba linh mục đã bị giam giữ hoặc buộc phải lưu vong vì đã phê phán chính quyền.
Nhưng đa số người Việt vẫn cho rằng Diệm rõ ràng đã thể hiện sự thiên vị cho Công giáo. Không may cho Diệm là sự phản kháng của Phật giáo đã sôi sục tại yếu điểm lớn nhất - ngay tại giáo xứ Huế của người anh Ngô Đình Thục. Tại một buổi lễ nhà thờ vinh danh Thục, Diệm đã nổi trận lôi đình vì họ chỉ cắm cờ phướng Công giáo mà không có cờ quốc gia, ông đã ra lệnh cho viên chức chính quyền không được để việc này xảy ra nữa. Ba ngày sau, binh lính chính phủ cấm đoán Phật giáo treo cờ của họ tại lễ Đức Phật Đản sanh lần thứ 2.507. Khi người Phật giáo phản đối, binh lính chính phủ đã ngu xuẩn bắn chết chín người biểu tình. Việc này đã khởi đầu sự phản đối của Phật giáo, khiến cho cảnh sát lại đàn áp mạnh hơn.
Vòng tròn góc cạnh
Trọng tâm những đòi hỏi của Phật giáo là tự do hội họp, bãi bỏ bất công về đời lẫn đạo, trên hết - và cũng là điều cay đắng nhất với Diệm - chính quyền phải công khai nhận trách nhiệm về thảm họa ở Huế. Những đòi hỏi này dường như quá nhỏ để gây ra những trở ngại lớn, nhưng chúng chỉ là số lẻ trong muôn vàn những nỗi bất bình.
Madame Nhu và chồng phản đối việc nhượng bộ dù chỉ một phân với Phật giáo, e rằng việc thối lui sẽ được hiểu như là dấu hiệu yếu thế, dẫn đến những đòi hỏi chính trị mới mạnh mẽ hơn. Trong buổi nói chuyện với những nữ quân nhân tuần trước, bà gọi sự phản đối của Phật giáo là "một hành động đê tiện," biến Phật giáo trở thành "tầng lớp đạo đức giả đáng khinh." Bà gọi những người lãnh đạo Phật giáo là "muôn đời là những kẻ nô lệ, nếu không phải là cho người khác, thì ít nhất cũng là cho sự ngu xuẩn của họ." Trên hết, bà cáo buộc rằng những người Phật giáo đang bị Cộng sản lũng đoạn. Trong khi chính phủ Hoa Kỳ phản đối lời cáo buộc này, nhìn chung thì nhiều Phật tử cởi mở hơn với ảnh hưởng Marxist.
Chi nhánh cởi mở Đại Thừa của Phật giáo bắt rễ sâu trong làng mạc miền Nam Việt Nam, là thứ tín ngưỡng hỗn hợp của nông dân, bao gồm thờ cúng linh vật, tổ tiên, bùa chú và niệm kinh. Nhưng những vị sư mặc áo cà sa ở Sài Gòn và Huế thì uyên bác hơn. Nhà học giả Hoa Kỳ Holmes Welch cho rằng nhiều Phật tử tin rằng Phật giáo và Cộng sản có nhiều điểm chung. "Họ thực hành những điều mà những người Cộng sản cho đến nay cũng chỉ mới nói bằng lời - không tư hữu tài sản, đời sống cộng đồng, hy sinh bản thân vì người khác và hòa bình thế giới," ông nói. "Thật sự thì Đức Phật khác Marx, nhưng những khác biệt này có thể được giải biện." Tuần qua, trước sự phẫn nộ của Madame Nhu, Diệm dường như đã nhượng bộ để cho tình hình Phật giáo lắng dịu. "Tổng thống thường muốn cái mà người Pháp gọi là 'vòng tròn có góc,'" bà nói một cách mỉa mai. Ông ấy muốn hòa giải "theo mong muốn của người Mỹ, êm dịu, không đổ máu, mọi người đều bắt tay nhauu" Nhưng khủng hoảng Phật giáo có thể tái phát bất cứ lúc nào. Các viên chức Hoa Kỳ ở Sài Gòn lo ngại rằng việc chính quyền không nhượng bổ chỉ mang ảnh hưởng chia rẽ trong cuộc chiến chống lại Việt Cộng, trong đó đoàn kết chính trị là chìa khóa của thành công.
Quá nhanh, quá mỏng
Cuộc chiến đang trở nên xấu và bất phân thắng bại hơn bao giờ. Sài Gòn lại đưa ra những dự đoán hùng hổ hơn. Tướng Paul Harkins, tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam nói rằng cuộc chiến sẽ chấm dứt vào tháng Chạp; các số liệu cho thấy năm qua Việt Cộng đã tổ chức trung bình 120 cuộc tấn công mỗi tuần, và trong bảy tháng đầu của năm nay, con số trung bình giảm xuống còn 74. Nhưng số liệu cũng chỉ vô nghĩa ở Nam Việt Nam. Mặc dù thiệt hại khoảng 1.000 người mỗi tháng, Cộng sản đã tăng cường số quân thiện chiến của họ từ 18.000 lên đến 23.000 người.
Cũng có vài lý do để lạc quan. Đã có những tiến triển quan trọng ở vùng cao nguyên, nơi các toán Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ đã huấn luyện được 150 nghìn người dân tộc thiểu số trở thành một lực lượng miền rừng cứng rắn, được đào tạo tốt, đã tấn công có hiệu quả những đường tiếp tế của Việt Cộng từ Bắc Việt Nam. Chính quyền đã bắt đầu một chương trình thử nghiệm nhằm xây dựng khoảng 12 nghìn "ấp chiến lược", những ngôi làng được phòng thủ mà nông dân được bảo vệ bởi những dân quân được đào tạo và trang bị đầy đủ khỏi sự tấn công của Việt Cộng. Đã có 9.750.000 người - chiếm 65% dân số - đã được định cư trong 7.500 ấp chiến lược vừa được xây dựng.
Các viên chức Hoa Kỳ e ngại rằng chương trình ấp chiến lược, do chồng của Madame Nhu chỉ đạo, đang tiến triển quá nhanh và quá mỏng, và có quá nhiều điểm trọng yếu vẫn chưa thực sự có khả năng chống lại những cuộc tấn công dai dẳng của Cộng sản. Hơn nữa, trong vùng chiến lược quan trọng Châu thổ sông Mekong, Việt Cộng được trang bị đầy đủ đang hoạt động hầu như tự do. Lần đầu tiên trong nhiều tháng, Cộng sản đã liên tục tấn công với tầm cỡ tiểu đoàn và đang ngày càng chứng tỏ rằng họ muốn đứng vững và chống lại lực lượng chính phủ thay vì ẩn nấp trong những cánh đồng.
Bằng chứng tạo phản
Tất cả những tư lệnh quân đội Việt Nam đang chiến đấu với một mắt hướng về Sài Gòn. Các tướng lĩnh không muốn huy động binh với quân số lớn vì Diệm không vừa lòng những tướng nào có quá nhiều tử vong. Luôn e sợ một cuộc binh biến khác chống lại chính phủ của ông, Diệm cũng không tin tưởng những vị tướng tài và thuyên chuyển họ liên tục nhằm ngăn cản họ xây dựng cơ sở quyền lực.
Tại Sài Gòn, tạo phản trở thành một căn bệnh. Hầu như mỗi ngày đều có một âm mưu đang thành hình hoặc ít nhất là được đề cập đến. Diệm và gia đình đều nhận biết được những tin tức này và thần kinh họ cũng khá tốt. Cho rằng đảo chính sẽ xảy ra nếu cuộc khủng hoảng Phật giáo không được kìm chế, Nhu luôn giữ mạng lưới mật vụ tinh vi của mình trong tình trạng báo động. Trong các "trung tâm cải huấn" của chính phủ trên toàn quốc có khoảng 20 nghìn trại viên chính trị. Theo một báo cáo, kế hoạch dự phòng đảo chính bao gồm việc rút những trung đoàn từ những vùng bị Việt Cộng tấn công nặng nề nhất về lại thủ đô, một kế hoạch "cố tình gây nguy hiểm" nhằm làm cho người Mỹ e sợ rằng đảo chính sẽ làm lợi cho Cộng sản.
Đấy cũng thực sự là mối lo của Hoa Kỳ.
Những thuộc hạ cao cấp
Phản đối chính của Hoa Kỳ đối với Diệm không phải vì ông là một nhà độc tài mà là một nhà độc tài không có khả năng. Những tiêu chuẩn chính đáng của Hiệp hội Phụ nữ Cử tri không thể áp dụng vào một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, và Madame Nhu có lý khi bà bào chữa cho sự đàn áp đối lập của nhà cầm quyền: "Chúng tôi cho rằng sự chống đối của Cộng sản cũng đã quá đủ trong thời chiến, nhưng chúng tôi sẽ có đối lập công khai khi thời bình cho phép." Vấn đề là cách cai trị của Diệm không dựa trên sự cứng rắn mà dựa trên sự hỗn loạn; việc cố tình ông phá rối đường lối tổ chứclà phương pháp nhằm làm cho đối phương mất phương hướng. Những bộ trưởng bị lấn quyền bởi một hệ thống gồm những "thuộc hạ cao cấp", trên thực tế còn có vị thế cao hơn cấp trên của họ vì họ nhận lệnh trực tiếp từ dinh tổng thống. Mối hoài nghi lớn rằng những việc này sẽ thay đổi sau một cuộc đảo chính.
Bất cứ tư lệnh quân đội nào, một số trong họ thật sự trung thành với Diệm, cũng sẵn sàng chiếm lấy quyền lực, và chắc chắn rằng họ sẽ sẵn sàng nghe theo lời khuyên của Hoa Kỳ hơn là từ Diệm. Người em của ông cũng cần được loại bỏ vì giả thiết chung cho rằng bản thân Nhu cũng muốn chiếm lĩnh quyền lực. Một số người Mỹ nghĩ rằng ông có hiệu lực hơn vì đã chứng tỏ khả năng quản lý trong chương trình ấp chiến lược. Nhưng Hoa Kỳ vẫn không chắc rằng những giải pháp thay thế Diệm sẽ là một tiến bộ thực sự. Các nhà chiến lược Hoa Kỳ cũng nghi ngờ rằng một cuộc đảo chính chỉ sẽ tạo ra những cuộc đảo chính liên hoàn cho đến khi một nhân vật thực sự mạnh mẽ xuất hiện, và điều này sẽ dẫn đến lỗ trống quyền lực chỉ có lợi cho Việt Cộng.
Trong cái lò chiến tranh, sợ hãi và âm mưu này, Hoa Kỳ đang gửi Henry Cabot Lodge, một người có thần kinh vững sang thay thế Đại sứ Frederick E. Nolting, người trong vòng 2 năm qua ở Sài Gòn đã hoàn toàn ủng hộ Diệm. Hoa Kỳ đang hy vọng - nhưng không quá tin tưởng - rằng Lodge có thể làm Diệm dễ tiếp thu lời khuyên của Hoa Kỳ hơn. Cho dù Diệm làm bất cứ điều gì, thì ít nhất cũng có một nhà lãnh đạo Nam Việt Nam lắng nghe lời cố vấn với một nụ cười mê hồn, và có thể sẽ từ chối chấp nhận nó. Madame Nhu rất nôn nóng đợi Lodge đến. Để ý đến tên lót của ông, bà nói: "Chúng tôi được biết rằng trong gia đình ông ấy, họ chỉ trò chuyện với Chúa." Khi được nói là điều này cũng giống như ở gia đình bà, bà trả lời: "Trong trường hợp ấy, Tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, với Chúa ở giữa."
------------------------------
* Những người phản đối Đạo luật nói rằng Madame Nhu bảo trợ nó chỉ để ngăn cản người em rể không được ly dị người em gái hơi bay nhảy của bà, nhưng bà Đệ nhất Phu nhân thẳng thừng bác bỏ điều này. Bà nói một cách nhẹ nhàng: "Tôi biết rõ rằng em tôi cũng muốn ly dị nếu cô ấy tìm được người hợp hơn." Hiện nay người em gái thật sự muốn ly dị, nhưng không chắc là Tổng thống Diệm sẽ đặc cách.
* Những người phản đối Đạo luật nói rằng Madame Nhu bảo trợ nó chỉ để ngăn cản người em rể không được ly dị người em gái hơi bay nhảy của bà, nhưng bà Đệ nhất Phu nhân thẳng thừng bác bỏ điều này. Bà nói một cách nhẹ nhàng: "Tôi biết rõ rằng em tôi cũng muốn ly dị nếu cô ấy tìm được người hợp hơn." Hiện nay người em gái thật sự muốn ly dị, nhưng không chắc là Tổng thống Diệm sẽ đặc cách.
Friday, Aug. 09, 1963
South Viet Nam: The Queen Bee
The history of Viet Nam is full of heroines. Women often served as gen erals. In the 1st century A.D., the Trung sisters raised an army and started a rebellion against Viet Nam's Chinese overlords; one of their female com manders gave birth to a child on the battlefield, then strapping her infant on her back and brandishing a sword in each hand, led her troops against the Chinese. In 248, a 23-year-old girl put on a suit of golden armor, climbed on the back of an elephant, and led her army into the field against Viet Nam's foreign invaders.
Today the most formidable and in some ways the bravest woman in South Viet Nam wears tapered satin trousers and a torso-hugging ao-dai, split from ankle to waist, and rides to meet her foes in a chauffeur-driven black Mer cedes. Instead of swords, her weapons are bottomless energy, a devastating charm, a tough, relentless mind, an acid tongue, a militant Roman Catholi cism — and, most important, the power of the family into which she married. She is Mme. Ngo Dinh Nhu, wife of President Ngo Dinh Diem's younger brother and closest brain-truster. In ad dition to acting as official First Lady for the bachelor President, she is in her own right one of the two or three most powerful people in the country and in a sense embodies all its problems.
In any Western nation she would be a political force to be reckoned with. In an Oriental country burdened with cen turies of ignorance and bloodshed, she is probably more feared than any other man or woman — and fear under such conditions can mean power beyond ei ther respect or popularity.
American Ivanhoes. A fragile, ex citing beauty who stands only 5 ft. 2 in. in high heels — who has kept her girlish grace though she is the mother of four — Mme. Nhu does not look the part. To her critics she symbolizes everything that is wrong with the remote, authoritarian, family-dominated Diem regime. But if she is vain, arbitrary, puritanical, imperious and devious, she also exudes strength, dedication and courage. To some it seems that she belongs in an intrigue-encrusted 18th century court, or that she should wear the robes of a Chinese empress — or both.
Her only official positions are those of Deputy in the National Assembly and chief of South Viet Nam's women's movements, but Mme. Nhu orders around army generals, Cabinet minis ters, and even the President. Though he is often reluctant to go along with her, Diem regularly yields to her when she bursts imperiously into his study, and even allows her to countermand his own orders, because he desperately fears a public display of family friction.
When a group of disaffected South Vietnamese paratroopers attempted a coup against Diem three years ago, one of their first demands was that Mme.
Nhu be removed from the presidential palace. She was flattered by the attention, and also brags that the U.S. has tried unsuccessfully for years to get Diem to curb her power. She bitterly attacks the anti-Diem U.S. press corps in Saigon and accuses Americans generally of being a lot of "Ivanhoes"—perpetually in love with the underdog but confused about just who the underdog is.
In the country's current, festering religious crisis, as she sees it, the Buddhists are certainly not underdogs but "provocateurs in monks' robes." She has consistently opposed the U.S. counsel of moderation and Diem's own halfhearted efforts to temporize. Her recommendation for dealing with Buddhist demonstrators: "Beat them three times harder." When the Buddhist monk, Quang Due, burned himself to death in protest against the regime six weeks ago, Mme. Nhu was unimpressed. The Buddhists "barbecued one of their monks, whom they intoxicated," she savagely told a CBS reporter last week. "And even that burning was not done with self-sufficient means, because they used imported gasoline."
In Washington, the South Vietnamese embassy formally repudiated Mme. Nhu's statement as representing only her views and not that of the government. The disclaimer was particularly intriguing, because the ambassador, Tran Van Chuong, is Mme. Nhu's father, who violently disapproves of her —and only partly because the government expropriated his vast property seven years ago. She in turn disapproves of him, once called him a coward.
The Brothers Four. The U.S. is deeply committed to hold South Viet Nam against the Chinese-backed Viet Cong guerrillas, because—according to the old "falling domino theory"—Laos and Cambodia would be outflanked, Thailand caught in a vise, and the Malay Peninsula severely threatened if South Viet Nam were to fall. The U.S. is pouring $1,000,000 a day into the country and has sent 14,000 tough, savvy military "advisers" to sharpen the government's war effort against the Red guerrillas. Amid the frustrating military ups and downs, the overriding questions are two: Can the war be won with President Diem and his relatives in control? Can it be won without them?
Part of South Viet Nam's closely knit Mandarin aristocracy, the President's family commands little popular support but firmly dominates the country's political and economic structure. For all its faults, it also represents an order of sorts in a place that has been on the brink of chaos for decades. The remarkable quartet of Diem's brothers:
∙ Ngo Dinh Thuc, 66, the eldest, is Roman Catholic Archbishop of Hue (pronounced Whey), controls large amounts of property in the name of the church, and has placed several favorites in Diem's Cabinet. Diem repeatedly tried to get Thuc transferred to the vacant See of Saigon, but the Vatican, which is distressed by the extent to which Diem's repressive measures have tarnished the image of Catholicism in South Viet Nam, vetoed the suggestion. It has also ignored all hints that Archbishop Thuc might become a cardinal. Thuc is the only one of the brothers whom Mme. Nhu does not criticize, and he often arbitrates family disputes.
— Ngo Dinh Can, 50, technically holds no government post at all, but in fact runs the city of Hue and surrounding central Viet Nam. Although, unlike his brothers, Can has never been abroad, did not go to a university, and runs his fiefdom like an old warlord, the war in the central highlands is going far bet ter than anywhere else in South Viet Nam. An inveterate ao-dai chaser, Can has incurred Mme. Nhu's wrath: "He is stubborn and touchy, and unbearably obsolete concerning women." But, she concedes, "we all feel safer to have him in Hué."
∙ Ngo Dinh Luyen, 48, has been abroad since 1954, serves as South Viet Nam's Ambassador to Great Britain and several other European countries, Mme. Nhu is openly contemptuous of Luyen's ability and sneeringly calls him "a dilettante."
∙ Ngo Dinh Nhu, 52, functions as political counselor and theoretician for President Diem. From his soundproofed palace office, surrounded by books and stuffed animal heads, he tirelessly preaches the merits of "personalism," an abstruse amalgam of Confucianism, autocracy and Catholic morality that Diem calls his "formula" for government. Nhu controls the secret police and advises Diem on army promotions, government appointments and business contracts. On the side he runs the Revolutionary Labor Party, whose 70,000 members throughout the nation spend most of their time informing the police about their neighbors.
Falling Out. Mme. Nhu's criticism —she has even suggested that President Diem is not as forceful as he might be — is a frequent irritant. Yet despite occasional bickering, Mme. Nhu fiercely defends Diem and the others. "I have never met anyone as human, warmhearted and chivalrous as the Ngo Dinh brothers," she says extravagantly. "The world is not made for them. They would not hurt a mosquito."
The basic bond between her and the brothers is intense, and very Asian. In the past, South Viet Nam's women deliberately gave their husbands money to dissipate on opium and prostitutes in order to control them better. During the Indo-China war, thousands of men worked openly for the French, but cases of women collaborators were rare. Today women control much of South Viet Nam's wealth, and in her home a wife is called noi tuong, or "general of the interior." Matriarchal strength is compounded by the traditional Vietnamese view of the family as monolithic and united against all outsiders, but in Mme. Nhu's case, her family by marriage takes precedence over her own blood. She has fallen out with her father, mother and sister. It is in Diem's clan that Mme. Nhu finds the place and the power she craves.
Beautiful Spring. She was born "about 38" years ago into one of the wealthiest, most aristocratic landowning families in Viet Nam. Her maiden name was Tran Le Xuan, which means Beautiful Spring, and at her family's home in Hanoi she was waited on by 20 servants. Tutored at home, she never finished high school, took ballet lessons, once danced a solo at Hanoi's National Theater. She learned to speak French fluently, today mostly converses in that language, writes all her speeches in French before having them translated into Vietnamese.
As a child, she remembers herself as unhappy, unloved, and in rebellion against her mother, a celebrated local beauty who kept the Hanoi equivalent of a salon. "If you are unjust," the young girl told her fiercely, "I will ignore you." When Beautiful Spring was 16, she met Ngo Dinh Nhu, chief archivist at the Indo-China Library and an admirer of her mother's. To Beautiful Spring's distress, Mother forced her to address herself to Nhu as "your little niece." Nhu lent his little niece books, helped her with her Latin lessons. Constantly in her mother's shadow, Mme. Nhu wanted to marry and get out of her house. Her mother's list of selected young men held no interest for her. "Then," she recalls matter-of-factly, "I said to myself, 'Why not that man, Ngo Dinh Nhu?' "
The Nhus were married in 1943. She converted from Buddhism to her husband's Catholic faith, today says that "the sacraments are my moral vitamins." Her daughter, Le Thuy, was born in 1946, and was followed by sons Trac and Quyhn, and daughter Le Quyen. Candidly Mme. Nhu admits that she has "never had a sweeping love. I read about such things in books, but I do not believe that they really exist. Or perhaps only for a very few people."'
Rice Diet. Three years after the Nhus were married, the Indo-China war broke out. All the Ngo Dinh brothers were militantly anti-Communist and anticolonialist. Their father, Ngo Dinh Kha, had been an officer in the old imperial court but quit in a dispute with Viet Nam's French overlords, despite being virtually penniless, and went out and farmed his rented rice fields side by side with his peasant neighbors. Diem himself left politics before World War II rather than work with the French. In that tradition, Nhu, his wife and family were opposed both to the Red Viet Minh "army of liberation" and to the French with their puppet Emperor, Bao Dai. When the Viet Minh overran Hué, they shot Diem's oldest brother and the brother's only son, for months held Diem himself captive before turning him loose. Nhu and Can both escaped from the Reds, but Mme. Nhu, her infant daughter and her aged mother-in-law were taken prisoner in December 1946.
For four months, Mme. Nhu lived on only two bowls of rice a day in a remote Communist-held village. She had only one blouse, one pair of pants and one coat. "I got to hate that coat," she says. "It was wasp-waisted and very fashionable. But for months it was my only blanket. After that, I always said I would only own loose, practical coats, just in case." Mme. Nhu's smooth, well-kept hands were a constant source of contemptuous amusement for her tough peasant captors. "I cannot bear the Communists," she says. "They considered me a child, I don't know why. They seemed to have some indulgence for me."
When the French army began moving out into the countryside, Mme. Nhu's captors prepared a hasty retreat north. But because her mother-in-law was incapable of making such an arduous trip, Mme. Nhu was granted a safe-conduct pass to a nearby village. With her child and the old woman, Mme. Nhu holed up in a convent in the village until the French forces arrived. Shortly afterward she was reunited with Nhu.
The Happy Time. The anticolonialist views shared by the whole Ngo Dinh family made the French regard the Nhus with suspicion. Settling in the resort town of Dalat, the Nhus quietly set about organizing popular support for the return to Viet Nam of Diem, who was in exile in the U.S. Nhu ran a paper and worked to develop his philosophy of personalism; to win favor among poor, potential supporters, Mme. Nhu turned down her family's hefty allowance, shopped for her own groceries, pedaled around Dalat on a bicycle.
In 1954, after their disastrous defeat at Dienbienphu, the French in desperation met the exiled Diem's demand for Vietnamese independence and sent him back to Viet Nam to try to rally his war-shattered people and to salvage something from the Viet Minh. Two weeks after Diem was installed in Saigon as Premier, the weary and discouraged French sliced Viet Nam in half at the Geneva bargaining table; the Viet Minh took the north with its coal and iron, and Diem was left with the south, including Saigon and the rice-rich Mekong River delta.
First Notice. The South Viet Nam that Diem inherited was in a state of anarchy. The economy was in shreds, and there was no functioning executive or administrative machinery to run the government. The army was run by a French puppet, General Nguyen Van Hinh, who was constantly plotting against Diem, and the police and security forces were controlled by the notorious Binh Xuyen river pirates, who had bought the "concession" from puppet Emperor Bao Dai for $1,000,000. In the countryside, two religious sects with well-armed private armies, the Cao Dai and the Hoa Hao, ran two virtually independent fiefs.
At Saigon cocktail parties, Army Boss General Hinh used to threaten a coup almost daily and joke that when he overthrew the government he would exile every member of Diem's family except Mme. Nhu, whom, he said, he would keep as a concubine. One day Mme. Nhu finally met Hinh face to face at a party. She walked over to him, recalls an observer, and said: "You are never going to overthrow this government because you don't have the guts. And if you do overthrow it, you will never have me because I will claw your throat out first."
That was when Saigon began to take serious notice of Mme. Ngo Dinh Nhu.
In the face of superior odds, hers was the first—and for a long time the only —voice to demand a showdown with the government's foes. She called her own husband "cowardly" for recommending a compromise with the Binh Xuyen gangsters. Once, arranging a demonstration against them, she was surrounded by a hostile crowd of Binh Xuyen. She jumped into her car, cried, "Arrest me, if you can!" and drove straight through the ring of tommy-gun-toting toughs. Finally, the family shipped her out to a convent in Hong Kong to keep her quiet during a period of attempted conciliation. "It was just like the Middle Ages," she says, "but that's where I learned English." When she returned to Saigon three months later, she was still spoiling for a fight. Finally, Diem smashed the Binh Xuyen, forced General Hinh into exile, and sent his troops into the countryside to crush the dissident sects.
Mandate from Heaven. Diem's consolidation of power over all odds was his finest moment. But the strain of constant intrigue had increased his distrust of all outsiders. He seldom ventured from his palace in Saigon, was almost completely out of touch with his people. The gap between Diem and the masses was widened by his militant Catholicism. The "Catholic Mandarin" believed that he ruled by a "mandate from heaven" and that it was the people's "duty" to honor the President.
But it was Mme. Nhu's flaming feminism that most antagonized the traditionalist Vietnamese. In 1956 she was elected to the National Assembly, immediately began a campaign to upgrade the status of Vietnamese women, who had no legal rights and could be dis carded by husbands at will. In these circumstances, said Mme. Nhu, a Vietnamese woman was "an eternal minor, an unpaid servant, a doll without a soul." In 1958 she rammed through the Assembly her controversial Family Bill, which made adultery a prison offense and outlawed polygamy, concubinage, and—except by special presidential dispensation—divorce.*
With tiny tears at the corners of her eyes, Mme. Nhu recently sighed that she had trouble at first appreciating "that I made many people unhappy with my Family Bill—people who were in illegitimate liaisons but who were strongly in love." Pulling herself together, she adds: "But society cannot sacrifice morality and legality for a few wild couples. I have chosen to defend the legitimate family."
"My Darlings." In a succession of bills, Mme. Nhu banned prostitution, contraceptives, abortion, organized animal fights and taxi dancing. Referring to the war, she said, "Dancing with death is enough." In Saigon, "twist easies" began to spring up, and criticism mounted that Mme. Nhu was trying to impose rigid Catholic standards on South Viet Nam's easygoing sexual mores. She herself used to go swimming at the fashionable Cercle Sportif. but stayed away when she saw too many bikinis. Even some government officials privately said that the morality crusade resulted only in increased and unnecessary public hostility toward the Diem regime.
Sure of her infallibility and contemptuous of her critics, Mme. Nhu set up a women's paramilitary corps, a parade ground force whose members ("my darlings") get paid twice as much as army regulars. Snapped Mme. Nhu: "The women are officers, not simple soldiers." She also organized the Wo...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét