Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Thư gửi bầu sô Dũng Taylor, Nam Cali


Sau khi TCDV đưa lá thư của Dược Sĩ Nguyễn Thị Yến Tuyết, Châu Úc gởi Thúy Nga Paris lên các Diễn Đàn, đã có những bài viết thêm về việc này của các vị khác…
Sau đây là một lá thư như „tâm tình“ của một người lính BĐQ/QLVNCH gởi cho Dũng Taylor, Nam Cali. Đặc biệt, các Anh lớn cũng như nhỏ trong binh chủng BĐQ tại Hải Ngoại đều biết MN Charlie Brown Phương, nhất là những người về dự Đại Hội 50 năm BĐQ tại Nam Cali năm 2010, đều đã gặp mặt người em Mũ Nâu thân thương này.
Riêng bổn báo Chủ Nhiệm cũng một thời “đội” Mũ Nâu và đã thường xuyên trao đổi  tâm tình với Chalie Brown Phương qua đường điện thoại viễn liên…
Hôm nay, nhân cái lá thư của Chị DS Nguyễn Thị Yến Tuyết đã “gợi hứng” cho MN Charlie Brown Phương viết những giòng này cho “nhân vật” Dũng Taylor đã từng là “bầu Sô” tại Thủ Đô của Người Việt Tị nạn CS…
Kính mời Qúy Vị „thưởng lãm”
Germany, 23.5.2011
Chủ Nhiệm TCDV,
Lý Trung Tín aK LTT, Tiền Đồn NATO
------------------------------------------------------------------------------------
         HAI "CON NAI" VÀNG NGƠ NGÁC.
"Phải có cái tôi đáng ghét của người này thì công luận mới thấy được cái tôi đáng thương nơi người khác"
                                                                                                                                                         &n bsp; Charlie Brown Phương.
(1)    Mến gởi Nguyễn Anh Dũng.

Anh Phương lần đầu biết Dũng (Taylor) là vào ngày 20.3.1990 ở Utica New York, qua sự giới thiệu của bà Rosemarie Battisti (315) 823 3156, một ân nhân đáng kính của nhiều trẻ em Việt lai "Mỹ", nguyên Giám Đốc Trung Tâm Mohawk Valley Hướng Trợ cho Người Tỵ Nạn (Mohawk Valley Resouce Center for Refugee. 888 Bleecker St, Utica, NY 13503. (315) 738 1083). Lúc ấy Dũng đang vừa học (đại học) vừa đi làm, thường làm việc thiện nguyện ở "trung tâm tỵ nạn" và còn cố gắng lập hội "con ó non" cho anh chị em lai ở Utica nữa chớ ! Anh cũng nhớ tư cách của Dũng lúc đó và mến phục nhân cách ấy cùng những việc làm hữu ích mà những em lai khác khó làm đưọc. Dũng nói chuyện bằng tiếng Việt khá rõ ràng, tuy hơi ồn ào nhưng mạch lạc, thẳng thắn và không chêm tíếng Anh vô như nhiều người khác. Cá tính của Dũng từ tốn, lịch sự, có ý thức, rất hào phóng nhưng riêng về nhận thức thì sự hiểu biết về cộng sản còn rất kém. So với những em lai sinh ra vào đầu những năm 60 như Dũng, thì em có lẽ là người thành đạt và may mắn nhất. Gia đình Dũng là một trong rất ít những người được đến Mỹ sớm nhất, ngay sau lúc Đạo Luật Di Trú Trẻ Em Lai vừa được ký ở quốc hội trong tháng 9. 1982 (Amerasian Immigration Act, PL 97-359). Thuở anh em mình còn ở Utica, Dũng đang sống với mẹ tại căn nhà số 1020 Morris St (315) 797 9246, đúng không, và Dũng cũng thường bị đau đầu vì cô bạn gái (lai) tên là Hà. Có vài lần Dũng tâm sự với anh rằng : ..."Ước mơ của em sau đại học là theo ngành hàng không dân sự, trở thành một phi công để được đi khắp bốn phương trời. Nhưng Hà cứ lộn xộn như vậy làm sao em bay được.."
Cùng lúc đó anh Phương cũng đang đau đầu vì gặp một tình cảnh éo le với Trần Lệ Hà (lai) mà anh xem như người em gái, trong lúc đó thì Trương Minh Hà (Thanh Hà) vừa xách vali
tới Utica. Có lần Dũng buột miệng than thở (có mặt ông Thomas Bass, người sau này tìm được ba của Phương Thảo) : "Hà ở đâu mà nhiều dữ vậy...nhưng sao toàn....hà bá không hà"!
                                                                                                                 **********
Thế mà đã hơn 20 năm trôi qua, từ lúc anh rời Utica vào tháng 10.1990 để đi Hawaii. Gần đây, qua báo chí của người Việt ở Mỹ, anh mới biết Dũng không được thỏa nguyện với ước mơ được làm phi công, mà lại thành một ông "bầu", chuyên tổ chức những chương trình ca nhạc tại các sòng bài và các nơi có đông ngưòi Việt tỵ nạn cộng sản. Thế rồi Dũng bắt đầu đưa vài "ca sĩ" từ trong nước ra hát, mọi chuyện vẫn êm thắm. Ban đầu anh cũng mừng cho Dũng, dù sao cũng đã có được một mái ấm gia đình, thành đạt trong cuộc sống và vẫn khoẻ mạnh như xưa. Dũng quả được nhiều may mắn hơn các anh chị em lai bất hạnh khác.  Nhưng rồi sóng gió đã nổi lên khi trong một chương trình do Dũng tổ chức lại có "Đàm Vĩnh Hưng", một "ca sĩ" có những lời lẽ khiếm nhã với cộng đồng người Việt, có một tư cách rất lố bịch và một lý lịch đỏ lòm là cán bộ của Vẹm trên mặt trận "văn hoá vận". Nhận thấy cộng đồng chống đối Dũng thật quyết liệt, anh vô Google gõ tìm chữ Dũng Taylor trên Youtube. Kết quả anh coi được những thước phim ngắn (clips) nói về Dũng qua các lần phỏng vấn do giới truyền thông ở Nam California thực hiện. Sau khi xem vài "clips", anh rất buồn về sự đổi thay và thật thất vọng về những lời nói của Dũng khi trả lời báo chí.  Anh sẽ không "vạch lá tìm sâu" hoặc bắt bẻ hết từng lời từng chữ mà Dũng đã phân bua trước ống kính, làm như thế chẳng hay ho gì mà lá thư này sẽ dài lê thê vô ích (anh còn phải viết thư cho Thanh Hà nữa). Ở đây anh chỉ chọn một câu ngắn mà Dũng đã lập đi lập lại nhiều lần để phân tích cho Dũng thấy cái sai lầm tai hại của câu nói ấy. Đó là câu :..."Tôi chỉ làm văn nghệ. Tôi không làm chính trị thì đừng đem chuyện chính trị gán ép cho tôi.."  . Dũng ơi cái câu này anh đã nghe nhiều lắm rồi, nhất là câu "tôi không làm chính trị". Nghe nhiều nhất là từ những kẻ thường về Việt Nam, không phải để thăm thân nhân, mà để lợi dụng đồng tiền đặng du hí, tìm lạc thú trên xác thân đang khổ đau của đồng bào mình, hoặc những kẻ đem tiền về hợp tác làm ăn  với bọn cán bộ đảng viên nhưng chống chế rằng .."ít ra tôi cũng giúp được một số người có được việc làm"..(!?).  Về thăm quê hương ai mà không muốn. Nhưng thực ra kẻ về thăm không nhiều lắm nếu so với kẻ về chơi. Những người hay dùng câu nói nêu trên để bào chữa cho sự đốn mạt của mình, Dũng biết rồi đó, cứ 10 người thì đã có tới 7 người bị vưóng vào các mưu sâu kế đôc của Vẹm. Có kẻ vì nhục và uất hận đành phải tự tử, kẻ vô tù, người bị gạt mất hết vốn liếng, kẻ bị Vẹm tống cổ ra khỏi Việt Nam với hai bàn tay trắng, kẻ bỏ của chạy lấy người, và kẻ bị Vẹm gài vô những thế độc mà suốt đời không thể nói ra vì "há họng mắc quai" !  Những nạn nhân đó thì nhiều lắm lắm!   Nhưng khi quay trở lại nước ngoài chẳng có bao nhiêu người đủ can đảm nói ra sự nhục nhã đó. Vô tình họ lại làm cho những người khác nối tiếp nhau mang tiền về nuôi bọn cán Vẹm ngày càng thêm giàu sụ, nhưng dân nghèo thì lê lết khắp nơi. Chuyện này giống như kẻ ngu đem tiền đi đánh bạc, dù đã biết tay chia bài là một thằng điếm thúi. Lúc đầu nó để cho  thắng được vài ván, mà trong cờ bạc hễ ai thắng được ít-nhiều thì la toáng lên để cả làng biết cho oai! Nhưng khi bị cháy túi rồi, chẳng ai dám hó hé một lời, dại gì để thiên hạ biết mình ngu! Đó là cái vòng tròn hiểm ác mà bọn Cộng Việt đang áp dụng khá thành công đối với những ai muốn về nước và thường bô lô ba la rằng "tôi không làm chính trị".
                                                                                                        
Dũng hiểu như thế nào về chữ "chính trị"?  Anh Phương sẽ không giải thích dông dài làm chi vì hai chữ chính và trị nó bao la lắm. Nó bao trùm và gắn liền với mọi lãnh vực trong xã hội loài người tự ngàn xưa. Ví dụ ta quyết định bỏ phiếu bầu cho người này mà không bầu cho người kia, đó là sự chọn lựa trong chính trị. Chọn lựa sách, báo để coi hay chọn bạn mà chơi cũng là một quyết định nằm trong phạm trù chính trị. Chọn mua xe của hãng này mà không là hãng khác cũng là một thái độ chính trị. (Xin lỗi) Ông Tất Đạt Đa dứt khoát từ bỏ
ngôi thái tử, đi vào đời tìm chân lý cứu độ chúng sinh cũng là một hành động chính trị. (Xin lỗi) Ông Jesus lìa xa gia đình, đi tìm tông đồ và rao giảng đức tin để cứu chuộc nhân loại
cũng là những quyết định chính trị, dù thời của ngài chưa có chữ chính trị như hôm nay. Chân lý này hay triết lý kia của các triết gia dù giống hay khác nhau cũng nằm trong phạm trù
chính trị.
Vì ý nghĩa và vai trò của chính trị bao trùm khắp nơi trong xã hội, nên mãi tới thời cận đại những nhà tư tưởng mới hệ thống hóa nó, họ chọn lọc những điều thiết yếu nhất trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như thế quyền, thần quyền, văn hóa, học thuật, quân sự v.v. và sau cùng đã cho ra đời một loại vũ khí mới, gọi là "chiến tranh chính trị" (cộng sản học rất thuộc bài về loại "vũ khí" này). Nói tóm lại : "Chiến tranh chính trị  là một hình thức đấu tranh bằng tư tưởng. Người ta dùng tư tưởng như một vũ khí để thu phục nhân tâm và đánh bại đối phương trên một chiến trường không tiếng súng" (trích từ một bài học về CTCT ở TTHL Biệt Động Quân/Dục Mỹ/Việt nam Cộng Hòa).
Đối với cảnh ngộ bi thảm của thế hệ Việt Nam lai Mỹ, trong đó có anh Phương, có Dũng, dù chúng ta không muốn làm chính trị nhưng tự thân chúng ta là kết quả của những mưu đồ chính trị cấp quốc tế.  Và sau này bọn con buôn chính trị quốc tế đó (hơn một trăm năm qua đang khống chế chính trường Mỹ) cũng đưa chúng ta vào mục tiêu chính trị để bắt tay với Vẹm.  Việc ông Henry Kissinger "quên" các tù binh Mỹ, chỉ là cái kế để họ có cớ quay lại hợp tác với Vẹm, chờ dịp là chiếm cái chợ trời bát nháo khổng lồ sống nhờ chữ Giả ở phiá Bắc, đó cũng một thủ thuật chính trị dù tù binh là chuyện quân sự. Những ngày giữa tháng 4.1975, họ liên lạc với Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa để bàn chuyện đưa  gần cả trăm chiến hạm qua Phi Luật Tân, ngoài thì nói rằng để cứu tàu quân sự không rơi vào tay cộng sản, nhưng thật ra họ chẳng muốn hải quân Vẹm có nhiều tàu chiến, việc này sẽ cản trở kế hoạch của họ là đang dụ con thằn lằn (mạo nhận là con rồng) mò ra vũng cạn Biển Đông để chặt đuôi của nó, đây cũng là đòn chính trị dù là chuyện nhà binh. Chúng nó dàn xếp với Vẹm để lôi anh chị em chúng ta ra khỏi đất mẹ, nói là đưa về nước cha nhưng không cho quốc tịch cũng là một âm mưu chính trị dù đây là chuyện đạo nghĩa. Và việc Mỹ yêu cầu Vẹm thả các tù nhân chính trị ra các trại khổ sai để họ "cho" định cư ở Mỹ, bên ngoài thì được tiếng là "đồng minh" biết chuộc lỗi lầm cũ, nhưng bên trong thì họ đã đưa khỏi Việt Nam những mầm mống biến loạn chắc chắn phải có trong tương lai, giúp Cộng Việt sống ổn định sau thời gần chết đói và bắt đầu uống thuốc (độc) của tư bản, đó cũng là chính trị nhưng được bọc trong mỹ từ là nhân đạo. Sau ngày Vẹm cướp miền Nam, có vô số các bà mẹ vì sợ hãi (dĩ nhiên) sự bạo tàn của chúng mà đau lòng vứt bỏ những đứa con thơ dại của mình ra lề đường, đó cũng là một thái độ chính trị. Nhưng cũng có nhiều người khác, trong đó có má của Dũng, dù lo sợ nhưng can đảm giữ con lại và nuôi con trong đói khổ, đó là quyết định chính trị. Chúng ta nôn nao chờ đợi ngày được phái đoàn ODP phỏng vấn, mong được sớm thoát khỏi chế độ của Vẹm thì đó cũng là ý tưởng chính trị tuy chúng ta không nhận biết. Vì vậy đâu phải những hội đoàn, đảng phái, các vị dân cử như  Andrew Quách, Trần Thái Văn mới làm chính trị mà tất cả những ai chấp nhận lìa xa quê hương tìm đến một xứ sở mới, dù dưới bất cứ một hình thức nào cũng đều là hành động chính trị (sự chọn lựa thể chế để mưu sinh). 
Nên: Trong bối cảnh đối đầu nhau giữa người Việt hải ngoại và Vẹm ở trong nước, những ai tổ chức đưa phụ nữ ra thi hoa hậu, đưa ca sĩ trong nước ra hát, đưa sách, báo, phim ảnh v.v
của cộng sản đến nơi có người tỵ nạn cộng sản ở thì sự việc này không chỉ là hành động chính trị, đó là sự khiêu khích chính trị, sự nhục mạ và hành hạ vết thương nội tâm của những người đã từng khổ đau vì cộng sản. Việc làm đó không còn nằm trong ý nghỉa của văn nghệ văn gừng gì nữa cả! Trước khi những "nghệ sĩ" ấy đặt chân ra hải ngoại, Vẹm nó đã đưa
chính trị vô trong đầu của họ rồi. Đâu phải ai muốn ra nước ngoài ca "hét" là đi cái ào đâu Dũng, mà do Cộng Vẹm quyết định và người được cho đi còn phải cam kết trung thành với
chế độ về mặt chính trị nữa đó chớ! Dù những "ca sĩ" ra ngoài không làm điều chi cả về mặt chính trị, nhưng cộng sản đã lợi dụng vào việc đó để dần dần lấn lướt qua các lãnh vực khác,
rồi khống chế cộng đồng tỵ nạn bằng thứ vũ khí không tiếng súng là" đấu tranh chính trị" (cộng với "đấu tranh vũ trang" là hai quả đấm của hai tay để cộng sản đi làm loạn đó).
Các "bầu sô" của Nam Hàn chắc chắn không dám mời  một đoàn "ca sĩ" của Bắc Hàn đến Seoul, rồi để họ tự do hát những bài ca được sáng tác dưới chế độ cộng sản. Cộng đồng tỵ nạn cộng sản của Cuba cũng chẳng có "bầu sô" nào dám làm việc đó ở Florida.  Cộng Vẹm có bao giờ cho "bầu sô" ở hải ngoại tổ chức đưa các "ca sĩ" về hát đâu? Nếu có cho về hát lẻ tẻ một vài người thì cũng phải hát những bài mà chúng đã kiểm duyệt. Đó, "bầu sô" tuy không làm chính trị nhưng Vẹm nhờ có họ mới đưa chính trị vào công việc của "bầu sô". 
Đối với thứ cộng sản cặn bã, vô liêm sỉ, quỷ quyệt và tàn bạo như cộng Vẹm hôm nay, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng sỡ dĩ ngày này Vẹm vẫn còn ngồi trên đầu dân tộc là vì: Ngoài sự tiếp máu cầm chừng của tài phiệt quốc tế, Cộng Việt còn thường xuyên tấn công người Việt Nam ở khắp nơi vì Vẹm đang xài chiến thuật "cách phòng thủ tốt nhất là tấn công" (Tôn Tử Binh Pháp của Tôn Võ, sinh khoảng năm 545 trước lịch Tây, năm mất không rõ). Phải luôn ở trong thế tấn công thì địch sẽ hoang mang, suy yếu và chia rẽ. Thời chiến thì còn đưa quân đi đánh phá khắp miền Nam, thời "bình" thì Vẹm chỉ cần tung cán bộ đi khắp xó, từ hang cùng ngõ cụt ở trong nưóc cho tới những nơi có người Việt sống tại nước ngoài. Số cán bộ đến được Mỹ (chẳng hạn) phần nhiều đều có giấy tờ cư trú hợp pháp, nhờ các chương trình định cư mà chính phủ Mỹ dành cho trường hợp Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Những cán bộ này làm đủ nghề, họ len lỏi vào những cộng đồng người Việt tỵ nạn để tìm một vị thế có lợi cho việc hoạt động, và không bao giờ họ trực tiếp làm những điều gì phạm pháp để được an toàn.  Vẹm ở trong nước chỉ cần có một bản lý lịch khái quát về "kẻ được chọn", một vài tấm hình, làm nghề chi, nhà ở đâu- mấy người, bà con giòng họ, bạn bè sống tại tỉnh nào và số điện thoại. Vậy là đủ! Nhờ có cán bộ "ngang dọc" khắp nơi, nên lúc nào Vẹm cũng có dư thông tin về những biến cố sắp xảy ra trong các cộng đồng người Việt, nếu các biến cố này có thể làm hại chuyện gì đó của  chế độ, chúng sẽ có cách phá hoại hoặc tấn công từ trong bóng tối. Ngược lại, chúng ta chẳng thắy Vẹm đâu hết! Biết trước, ra tay trước, cứ dài dài như vậy mà tấn công liên tiếp vào hàng ngũ người Việt tỵ nạn thì đến cả Cộng Mỹ cũng chẳng biết đâu mà lần.  Mặt trận văn hoá vận ở Mỹ của Vẹm được yểm trợ bằng mặt trận kinh tế vận ( "kinh tài" hợp pháp) cũng ngay trên đất Mỹ. Có tiền mới có kinh phí cho cán bộ hoạt động suông sẻ hơn và bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu mà Vẹm muốn.   
                                                                                                         
Dũng thân mến.
Anh Phương rất mong có ngày chúng ta gặp lại. Lúc đó anh em mình sẽ cùng nhắc lại các kỷ niệm thuở còn ở Utica, nhất là những nàng...Hà đã đi qua đời chúng ta như những áng mây
luôn đổi thay hình bóng và nổi trôi trong vô định. Anh nhớ mãi và cảm ơn Dũng đã đối xử tốt và mến trọng anh vào những tháng ngày quen biết Dũng ở Utica mà chẳng phải vì anh đã từng là "đại diện trẻ em lai Mỹ ở Việt Nam".  Và để chấm dứt bức thư này, anh xin được nói sơ qua về cái tôi đáng ghét của mình cũng chỉ để giúp Dũng hiểu thêm về hai chữ chính trị. Những lời anh đã chép ra ở trên, là những kinh nghiệm mà cuộc đời anh đã trải trong quá khứ như Dũng sẽ biết qua các dòng bên dưới. "Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận", vì vậy anh đã biết những con rận như tài phiệt quốc tế (siêu quyền lực), siêu cộng sản như Cộng Mỹ, ma cô cộng sản như Cộng Vẹm, tất cả chúng nó là thủ phạm đã gây ra những trang sử thảm khốc đầy máu lệ cho quê hương Việt Nam chúng ta nói riêng, và khắp nơi trên thế giới nói chung.  Có những điều Dũng chưa biết về anh, cũng như ông Thomas Bass, chỉ biết lem nhem mà đã dám viết về đời Charlie Brown Phương, Thanh Hà, Nguyễn Anh Dũng trong cuốn "VIETNAMERICA".  Nay anh kể ra với hy vọng Dũng sẽ biết thêm về mưu sâu kế độc của Vẹm đối với những người hay nói: "tôi không làm chính trị".
*Dũng không biết anh sinh năm 1955, chẳng phải 1960 như trong hồ sơ của Mỹ.
*Dũng nào hay ba của anh đã có mặt ở Hà Nội và Hải Phòng từ đầu năm 1954, một là để chuẩn bị "nhân sự" sẽ ở lại, hai là lo việc sẽ đưa người di cư vào miền Nam dù lúc đó Pháp chưa thua ở Điện Biên Phủ nên Hiệp Định Geneva cũng chưa ra đời, quê hương ta bị cắt chia cũng do sự xếp đặt của tài phiệt quốc tế.
*Dũng không biết anh đã sống đời lính từ năm 10 tuổi với Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Đà Nẵng và Chu Lai (từ 1965 đến 1970). Đã trải qua 5 năm (1970-1975) trong binh
chủng Biệt Động Quân/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
*Dũng không biết anh đã từng là một cán bộ "Thanh Niên Xung Phong" của Vẹm.
*Dũng chẳng hay anh còn là một "gián điệp", bí danh Thanh Phong, bí số Z- 22, trực thuộc Cục Địch Vận A-15 của Vẹm. "Nhiệm vụ" của anh (cũng như nhiều Vẹm khác) là tìm mọi
cách trà trộn vào hàng ngũ của những người Việt chống cộng, từ đảng phái, hội đoàn cho tới truyền thông và nghệ thuật.
*Dũng nào biết lúc còn ở Utica, anh đã từng tiếp xúc với viên chức của Cục Điều Tra Liên Bang để phúc trình về vấn đề tình báo Vẹm đang thâm nhập vào các cộng đồng tỵ nạn của 
người Việt Nam tại Mỹ (trong đó có chương trình về trẻ em lai, là một trong nhiều lối đi để Vẹm tới Mỹ). Người anh Phương tiếp xúc là ông Joseph Tim Deyo (đã về hưu)- 315 735
8718 (ai không tin cứ gọi mà hỏi) thuộc văn phòng Utica ( FBI Utica Office, NY 13501, 315 732 2517 ).
*Dũng cũng không biết lúc đến Hawaii, ngoài vấn đề Vẹm thâm nhập, anh còn phúc trình về tù binh Mỹ mất tích ở Việt Nam, Vẹm đã làm gì họ sau năm 1975? Mỹ biết hết cả rồi!
Người anh tiếp xúc là ông John William Pape (đã về hưu) thuộc FBI Honolulu Office, HI 96850, 808 521 1411.
                                                                                                 
"Một cái cây xanh tươi nhiều hoa lắm quả là nhờ vào cái gốc bền chắc của nó. Một con người tự phá hủy nguồn gốc của mình, thì có sống cũng chỉ như loài cây hoang cỏ dại".
Anh tin rằng Dũng vẫn tự hào mình là một người Việt Nam, dù là lai cũng vẫn có một cội nguồn, một quê hương đã nuôi mình lớn khôn. Hãy gắng giữ hương thơm cho quê mẹ. Để
làm việc đó, hãy tiếp sức với thế hệ cha anh thì chúng ta mới có thêm sức mạnh để ném kẻ cướp và bán nước là Cộng Vẹm vào thùng rác lịch sử.
Nhớ cho anh gởi lời chào kính đến bác gái, cho anh gởi lời chào với hiền thê của Dũng. Chúc Dũng và gia đình mãi mãi có được nhiều niềm vui trong cuộc sống. Thương mến.
Anh : Charlie Brown Phương.   Hawaii 22/5/2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét