Sáng nay, như mọi buổi sáng khác, tôi lên mạng và một số forum đọc, cập nhật thông tin, ý tưởng. Và cũng như mọi buổi sang khác, tôi tiếp tục thấy những dòng chữ tiếng Việt chứa đựng sự sợ hãi. Những dòng chữ này ngày càng nhiều.Có lẽ vì ngày càng nhiều website & forum tiếng Việt cho nên những dòng chữ thể hiện sự sợ hãi này càng xuất hiện nhiều hơn, nhưng tôi biết, sau gần 20 năm ở và làm việc tại Việt Nam, sự sợ hãi này không hề tăng hay giảm, nó vẫn như vậy!Những câu như: “Chủ đề chính là quản trị, đề nghị không bàn điều gì liên quan đến chính trị”, hoặc, “... chỉ nên phân tích về kinh tế, đừng động chạm tới các vấn đề chính trị...”. được luôn nhắc nhở bởi quá nhiều người, từ những bạn trẻ còn đang đi học, đến các doanh nhân đã luống tuổi, từ một nhân viên mới chập chững làm việc đến các vị giám đốc doanh nghiệp, từ một người dân bình thường đến các vị thứ trưởng, bộ trưởng mà tôi đã từng gặp... Hầu hết những người tôi gặp này tại Việt Nam đều sợ hãi khi đụng vào chuyện chính trị cho dù nó chỉ là “bên lề” của chính trị!Trong khi đó, tại các nước phát triển như Úc, Canada, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Nhật Bản, v.v...
mọi người bàn bạc, trao đổi thoải mái! Với họ, kinh tế, triết học, chính trị, văn học, nghệ thuật, thể thao, du lịch, môi trường, và những lĩnh vực khác của xã hội đều liên quan mật thiết và ảnh hưởng nhau sâu sắc, nhất là kinh tế, chính trị và văn hoá! Họ thảo luận và ngay cả phản biện kịch liệt với nhau và với chính quyến đương thời nhằm để tìm ra những cách thức giải đáp có thể làm cho cuộc sống của họ hay của cả xã hội tốt hơn trong hiện tại hay tương lai. Họ không hề thể hiện bất kỳ một sự sợ hãi nào khi phát biểu ý kiến của họ. Có lẽ vì đó mà các xã hội này thay đổi và phát triển không ngừng?Có nhiều lần tham gia những cuộc hội thảo khoa học về quản trị hay kinh tế, tôi thấy khi phân tích những khó khăn, những rào cản vì “cơ chế” hay “cơ cấu”, thì cuộc thảo luận bắt đầu đụng vào cái phạm trù mà đại đa số chuyên gia hay thành viên khoa học đang tham dự cho là “chính trị”, thì hầu hết họ đều đồng ý rằng cần phải dừng, vì “không nên” tiếp tục phân tích ở góc độ này! Nhưng ai cũng biết chính những góc độ “cơ cấu” hay “cơ chế” này là thách thức bắt buộc phải vượt qua mới có thể có giải pháp tối ưu! Từ sự dừng lại đó, hầu hết mọi giải pháp khoa học hay quản trị một cách tối ưu không còn có thể hình thành được chỉ vì “nỗi sợ hãi” này! Cho dù nó hữu hình hay vô hình!Mọi sự tránh né vì sự sợ hãi này làm tôi liên tưởng tới hình ảnh thật buồn cười và thật tội nghiệp: hình ảnh con đà điểu vùi đầu xuống cát để không phải thấy điều nguy hiểm đang đến với mình!Chắc tôi phải chờ cho tới khi nào xã hội Việt Nam mình hết bệnh “sợ hãi” này và các nhà khoa học, quản trị, kinh tế, văn hoá hết làm những “con đà điểu”, thì khi đó mới có thể đóng góp một cách hiệu quả được! Ha!
mọi người bàn bạc, trao đổi thoải mái! Với họ, kinh tế, triết học, chính trị, văn học, nghệ thuật, thể thao, du lịch, môi trường, và những lĩnh vực khác của xã hội đều liên quan mật thiết và ảnh hưởng nhau sâu sắc, nhất là kinh tế, chính trị và văn hoá! Họ thảo luận và ngay cả phản biện kịch liệt với nhau và với chính quyến đương thời nhằm để tìm ra những cách thức giải đáp có thể làm cho cuộc sống của họ hay của cả xã hội tốt hơn trong hiện tại hay tương lai. Họ không hề thể hiện bất kỳ một sự sợ hãi nào khi phát biểu ý kiến của họ. Có lẽ vì đó mà các xã hội này thay đổi và phát triển không ngừng?Có nhiều lần tham gia những cuộc hội thảo khoa học về quản trị hay kinh tế, tôi thấy khi phân tích những khó khăn, những rào cản vì “cơ chế” hay “cơ cấu”, thì cuộc thảo luận bắt đầu đụng vào cái phạm trù mà đại đa số chuyên gia hay thành viên khoa học đang tham dự cho là “chính trị”, thì hầu hết họ đều đồng ý rằng cần phải dừng, vì “không nên” tiếp tục phân tích ở góc độ này! Nhưng ai cũng biết chính những góc độ “cơ cấu” hay “cơ chế” này là thách thức bắt buộc phải vượt qua mới có thể có giải pháp tối ưu! Từ sự dừng lại đó, hầu hết mọi giải pháp khoa học hay quản trị một cách tối ưu không còn có thể hình thành được chỉ vì “nỗi sợ hãi” này! Cho dù nó hữu hình hay vô hình!Mọi sự tránh né vì sự sợ hãi này làm tôi liên tưởng tới hình ảnh thật buồn cười và thật tội nghiệp: hình ảnh con đà điểu vùi đầu xuống cát để không phải thấy điều nguy hiểm đang đến với mình!Chắc tôi phải chờ cho tới khi nào xã hội Việt Nam mình hết bệnh “sợ hãi” này và các nhà khoa học, quản trị, kinh tế, văn hoá hết làm những “con đà điểu”, thì khi đó mới có thể đóng góp một cách hiệu quả được! Ha!
Ngô Thanh Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét