Uyên Vũ (eThongLuan) - "...từ sự gợi hứng của NXB Giấy Vụn đã xuất hiện hàng loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” khác hoặc một số tác giả đã tự xuất bản tác phẩm của mình, hầu hết đều là thân hữu của nhóm Mở Miệng và hầu như đều xuất hiện tại Sài Gòn..."
-Ngày 26/4/2011 vừa qua, tại Argentina trong khuôn viên Hội Chợ Sách Quốc Tế Buenos Aires lần thứ 37, và trong khuôn khổ của chương trình Thủ Đô Sách Thế Giới Buenos Aires 2011. Hiệp Hội Xuất bản Quốc tế IPA đã trao Giải Tự Do Xuất Bản cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà Xuất Bản Giấy Vụn tại Việt Nam, vì tấm gương can đảm của anh trong việc cổ xúy cho quyền tự do xuất bản.Được vinh danh giữa cộng đồng tri thức quốc tế, được ghi nhận những nỗ lực to lớn trong nhiều năm gian khó, Bùi Chát và NXB Giấy Vụn xứng đáng thành một biểu tượng cho trí thức trẻ Việt Nam dám dấn thân, dám đặt vấn đề về thời đại mình đang sống. Nhưng nhìn kỹ hành động và công việc Bùi Chát đã làm, tôi đoan chắc anh không hề muốn trở thành một thứ biểu tượng trong tủ kính. Anh chỉ muốn hành động và việc làm của anh trở thành bình thường như phải có.Trở về nước sau vài ngày nếm trải tự do, vừa đặt chân lên tổ quốc hôm 30/4/2011 anh lập tức bị bắt giữ, bị khám xét nhà, tịch thu bằng tưởng lệ của IPA trao, anh cũng bị tịch thu sách vở, tịch thu phương tiện làm việc và đối diện với hoàn cảnh ngặt nghèo trong tương lai. Điều ấy lại càng chứng tỏ điều mà tại các nước tự do, dân chủ là bình thường thì ngay chính quê hương của Bùi Chát lại là hành vi nguy hiểm đến nỗi phải bắt giam ngay lập tức. Và như thế, thêm một lần nữa Bùi Chát và các bằng hữu trong NXB Giấy Vụn xứng đáng được vinh danh.Bùi Chát, một nhà thơ Việt Nam nghèo, trẻ, sinh sống tại một nhà trọ bé xíu, sâu hút đằng sau những ngõ ngách nhỏ hẹp của thành phố Sài Gòn. Thế giới hàng ngày của anh là ngập tràn sách vở, là những quán cóc vỉa hè. Láng giềng là những công nhân xanh mặt vì đói, là chuột bọ chạy ngổn ngang, là những cô gái điếm nhạt nhòa son phấn và các bợm nhậu ngồi thâu đêm dọc bờ kênh Nhiêu Lộc đen sì. Lang thang khắp nơi trên chiếc xe "made in China" cũ mèm, anh tất bật tìm mua từng ram giấy, soạn bản thảo, sửa morasse, chăm chút tờ bìa, rồi kiếm chỗ photocopy, đóng xén từng cuốn sách với thái độ kính cẩn... và mang biếu độc giả.
Rõ ràng, hành vi ấy là bất bình thường với một thanh niên Việt, càng bất thường với một cử nhân văn chương tại Việt Nam. Thay vì kiếm một chân biên tập viên cho một nhà xuất bản "chính thống" hay xông pha làm một nhà báo "chân trong chân ngoài" như hàng vạn nhà báo Việt đang làm và có thể kiếm "bẫm". Chát dường như thích vẩn vơ bên lề và không dấu giếm niềm ngưỡng mộ thế giới vỉa hè. “Thơ rác, thơ nghĩa địa, thơ vỉa hè” ra đời từ đấy. Và đấy được coi như là một cuộc cách mạng thơ ca Việt Nam. Đã có nhiều bình luận về thứ thơ này, tất nhiên là sự dè bỉu, khinh miệt từ vài mục văn học của mấy tờ báo to; từ những búa rìu nặng nề lẫn khoa trương trịch thượng của vài ông ngự sử văn chương tự phong. Chát đã đạp đổ quá nhiều đền đài miếu mạo văn chương Việt bằng thái độ cà rỡn, hoạt kê. Nhưng để điểm lại thơ Việt khoảng 10 năm gần đây, không thể không nhắc đến Bùi Chát và nhóm Mở Miệng mà anh cùng với những người bạn khai sinh năm 2001 (dù đôi lúc phải viết tắt tên các nhà thơ nhóm này trong những bài bình luận thơ trên báo chí và sách).Mở Miệng. Tại sao lại là Mở Miệng? Đơn giản là vì những vần điệu giả tạo “nên thơ” của thơ Việt trong một thời gian dài đã mòn vẹt khuôn sáo, nhất là thứ thơ tụng ca đã bị xã hội tẩy chay từ lâu. Sống giữa những ngột ngạt của ý thức hệ và những giáo điều áp đặt lên xã hội và văn chương nghệ thuật, tự do suy nghĩ và biểu đạt đã trở thành món hàng xa xỉ, thơ Việt như những vũng ao dày đặc rong rêu. Mở Miệng là một nhu cầu bứt phá, là tuyên ngôn tôn vinh cá tính, là đòi hỏi tự do sáng tạo, khai phóng khỏi trì trệ. Suốt chiều dài văn học sử Việt Nam, văn chương thi phú luôn gánh trên vai sứ mạng to lớn “văn dĩ tải đạo”, vì lẽ đó, người cầm bút vừa tự đặt mình vào vị trí cao cả, vừa gồng mình chịu đựng nó. Mở Miệng thay đổi quan niệm đó bằng cách bông đùa, tung hứng với văn chương nghiêm nghị và xóa lằn ranh giữa văn chương bác học và văn chương bình dân. Mở Miệng để phản ảnh cách chân thực cuộc sống chung quanh, dẫu chọn cách phóng túng nhất để biểu đạt vẫn còn hơn tự dìm thơ trong giả trá. Chát nói: “Khi khai sinh Mở Miệng, chúng tôi muốn cổ xuý một cách tiếp cận khác đối với thơ Việt, và khi phong trào lớn mạnh, tất cả chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ khát vọng này trong các tác phẩm và đạo đức lao động của mình". Với những độc giả bình thường, thơ của Bùi Chát và Mở Miệng có thể gây sốc nặng vì cách thể hiện và những ngôn từ mà họ sử dụng, họ không ngần ngại dùng những câu chửi thề, những từ ngữ đầy dục tính. Thơ của họ như một lời thách thức, ném thẳng vào mặt các nhà “đạo đức”. Họ vứt bỏ không thương tiếc các quy ước, luật lệ trong thơ. Tác phẩm của họ có thể thoải mái dùng nhiều thủ pháp cài – đặt – lắp – ráp và phỏng nhại ngay cả những bài thơ lừng lẫy của tiền bối. Họ bày tỏ thái độ bằng cách nhổ toẹt vào các taboo. Nhưng như vậy liệu có thể gọi những gì Chát và Mở Miệng viết ra là “thơ” không? Thực sự thì họ đã thẳng thừng tuyên bố họ không làm thơ: “So với thẩm mỹ của quý vị, trong thẩm mỹ của quý vị, từ lâu rồi chúng tôi không làm thơ. Nhưng chúng tôi vẫn làm đấy, và ngày một đông những người cầm bút trẻ không làm thơ như các vị muốn; đúng hơn, không còn làm thơ trong cách nghĩ mà thẩm mỹ đã cũ nát và ấu trĩ, mà nhiều khi chẳng thuộc về ai, dù quý vị muốn ra sức níu giữ.” .Cách thức mà Bùi Chát cùng với Mở Miệng “làm thơ” như thế đã được coi lời là tuyên chiến với một xã hội đang ra sức bảo vệ sự “ổn định chính trị”; thái độ của họ được xem như một hành vi chính trị dù chắc chắn họ không làm chính trị chút nào. Hãy thử đọc một đoạn của Bùi Chát xem thơ và chính trị biểu lộ ra sao:Cộng sản là cái quái gì cóc cần biết, nhưng chắc chắn…
“Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
Sau cộng sản là ngày dài vô tư không ngã rẽ
Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
Sau cộng sản đi không trở lại
Sau cộng sản có người buồn bã không định hướng
Sau cộng sản là định mệnh
Sau cộng sản tạm thời chưa ai rõ
Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều cấp độ
Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy Vụn quang vinh mười lăm năm
Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
Sau cộng sản ánh sáng cởi mở
Khi đó chúng ta thoải mái làm người…”
(Trích trong tập Bài Thơ Một Vần của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn 10/2009)
-Lý Đợi, người cùng với Bùi Chát khai sinh NXB Giấy Vụn và các nhà thơ khác trong nhóm Mở Miệng đều đầy cá tính, có thể họ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi sử dụng những thủ pháp, nhưng mỗi người sở hữu một giọng thơ, mỗi giọng thơ ấy lại phản ánh thân phận từng người vốn đầy ắp nỗi nghi hoặc về cuộc đời, cuộc sống chung quanh.Bùi Chát cùng với nhóm Mở Miệng gồm Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán… qua sáng tác của mình đã làm một cuộc cách mạng trong thơ Việt, chí ít họ đã dám công khai mở miệng không úp mở, không đắn đo lẫn không cần xin phép, giữa một thời thơ Việt tẻ nhạt đang rụt rè cách tân và loay hoay tự cắt bỏ suy nghĩ. Mở Miệng gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi, mạnh mẽ trên nhiều diễn đàn vào đúng lúc cuộc cách mạng Internet tràn ngập không gian Việt Nam và đã khiến giới văn chương, nghệ thuật Việt Nam chột dạ. Tháng 6/2005 Viện Goethe ở Hà Nội mời nhóm Mở Miệng giao lưu và đọc thơ nhưng phải hủy bỏ vì áp lực của nhà cầm quyền. Mở Miệng khiến nhiều người liên tưởng đến các trào lưu văn học underground tại một số nước, các tác phẩm của Mở Miệng luôn gây sóng gió cách này hay cách khác từ hướng nhìn của nhà cầm quyền lẫn từ các bình luận văn học (không công khai) của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Trong khoảng thời gian trước sau năm 2002 đó, cũng đã có những ngòi bút thử nghiệm những cách tân văn học, song thái độ quyết liệt của Mở Miệng đã góp phần chính trong cung cách hành văn. Ta có thể thấy, những nhà văn, nhà thơ hiện nay có thể thoải mái sử dụng ngôn từ câu chữ “bụi bặm” mà chẳng ai thắc mắc, hoặc xét nét như lúc Mở Miệng xuất hiện đã phải hứng chịu. Phải chăng khuynh hướng thẩm mỹ văn học Việt đã dần thay đổi do chịu ảnh hưởng bởi nhóm Mở Miệng và những cây bút đồng quan điểm khai phá?Dĩ nhiên, những tác phẩm của Chát và Mở Miệng không bao giờ được phép đăng báo hoặc in ấn từ những cơ quan báo chí, xuất bản chính thống. Bùi Chát và nhóm Mở Miệng đã chọn một phong cách tự do, hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và phong cách mà họ theo đuổi. Đó là tự tuyển chọn, biên tập, in ấn, xuất bản, phát hành để mỗi tác phẩm đều được ra mắt như ý muốn không qua bất cứ sự trung gian hay kiểm duyệt nào. Và như thế, nhà xuất bản Giấy Vụn ra đời, đây cũng có thể là một cuộc cách mạng. Một cuộc cách mạng về xuất bản và cũng có thể nói là một cuộc cách mạng về sự tự do thể hiện trong các thể chế cộng sản.Ai cũng biết, văn học nghệ thuật cùng với truyền thông luôn được xếp vào vị trí trọng yếu tại các quốc gia cộng sản, ban văn hóa tư tưởng của các đảng cộng sản vạch ra đường lối, kế hoạch chi li ở từng thời điểm hầu chi phối mọi mầm mống tư tưởng “phi chính thống”. Từ cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga cho đến thời tư bản đỏ đại Hán đã có biết bao văn nhân, nghệ sĩ bị tra tấn, lưu đày và tận diệt; có biết bao nhiêu bản thảo phải lén lút gửi ra hải ngoại hoặc ngậm ngùi đút vào ngăn kéo…
-Năm 2002, Nhà xuất bản Giấy Vụn tại Việt Nam ra đời từ khát vọng tự do, từ tình yêu vô hạn đối với tư tưởng và sách vở của Bùi Chát cùng các bạn bè. Từ ấn phẩm đầu tiên là tập thơ Vòng tròn sáu mặt của sáu tác giả (Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Trần Văn Hiến, Hoàng Long và Nguyễn Quán) cho đến tác phẩm mới nhất Việt Nam – hành trình một dân tộc của Philippe Papin (do Nguyễn Khánh Long dịch, 2011), NXB Giấy Vụn đã ấn hành 30 đầu sách nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, dịch phẩm. Trong số đó có cả tác phẩm lừng danh Trại Súc vật của Geogre Orwell.Dù không được phép của nhà cầm quyền, ngay từ khi ra đời, NXB Giấy Vụn đã thực hiện rất đầy đủ và bài bản các quy ước xuất bản như một nhà xuất bản chuyên nghiệp. Các thông tin như: nhóm thực hiện, người chịu trách nhiệm xuất bản, người phát hành, người trình bày, nơi nộp lưu chiểu… đều được in trang trọng trong mỗi ấn phẩm. Cách thức ấy cũng nói lên nhóm thực hiện muốn công việc của họ là một công việc hết sức nghiêm chỉnh, chu đáo và có trách nhiệm đàng hoàng. Tuy là một nhà xuất bản không phép, những ấn phẩm của Giấy Vụn luôn được chăm chút về hình thức. Chính Bùi Chát đi lùng sục khắp nơi để mua loại giấy độc đáo nhất, đẹp nhất để in, đồng thời luôn tìm cách đổi mới hình thức trình bày. Ấn phẩm “Bài thơ một vần” của Bùi Chát đã khiến dịch giả và nhà phê bình văn học Cao Việt Dũng nhận định trên blog Nhị Linh của mình: “một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng”.Có thể nói, từ sự gợi hứng của NXB Giấy Vụn đã xuất hiện hàng loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” khác hoặc một số tác giả đã tự xuất bản tác phẩm của mình, hầu hết đều là thân hữu của nhóm Mở Miệng và hầu như đều xuất hiện tại Sài Gòn. Ta có thể thấy, NXB Tùy Tiện của Bỉm, Lề Bên Trái của nhà văn Đào Hiếu, Cửa của họa sĩ Trịnh Cung, Da Vàng của Huỳnh Lê Nhật Tân… rồi Tan Hinh Thuc Publishing Club, Minh Châu, Một Mình, Mũi Tên, Kông Kốc, Dieu Cay Books .v.v.. Hẳn nhiên, tất cả đều không thể so sánh với Giấy Vụn về quy mô và cách thức thực hiện. Rõ ràng, một cuộc cách mạng xuất bản mới đã hình thành, cuộc cách mạng không ầm ĩ nhưng đủ đánh dấu về sự biến chuyển nơi thái độ của một số nhà văn, nhà thơ của Việt Nam hiện đại. Cũng cần nhắc thêm, năm 2008 nhạc sĩ Tuấn Khanh đã tự hát, hòa âm, thu và mixed rồi biên tập, trình bày, phát hành album Bụi Đường Ca gồm các sáng tác của chính anh mà không cần xin phép bất cứ ai, sau đó anh đưa lên mạng internet, anh cho phép mọi người thoải mái bình luận và tải xuống miễn phí, như một cách thể hiện sự TỰ DO phải có của nghệ sĩ, một công dân thế giới, như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã ghi rõ.
-Trở lại việc Hiệp hội Xuất bản Thế giới IPA vinh danh Bùi Chát và NXB Giấy Vụn đó là vinh dự vô giá cho Bùi Chát, Mở Miệng, NXB Giấy Vụn và các ngòi bút độc lập. Công việc thầm lặng mà Bùi Chát làm nhiều năm nay đã được quốc tế công nhận, đó là niềm khích lệ cho những tiếng nói can đảm, là nguồn cổ vũ để bất cứ người viết nào cũng biết rằng vượt qua sợ hãi, mở miệng cất tiếng, vững chí can trường đều có thể gặt hái những thành quả lớn lao.Khi tôi viết những dòng này, nhà thơ Bùi Chát tuy đã được tạm thả nhưng vẫn đang bị thẩm vấn đâu đó tại một đồn công an Việt Nam. Có lẽ anh đang phải trả lời các cuộc thẩm vấn bất tận về giải thưởng của IPA, về hoạt động của NXB Giấy Vụn, về nhóm Mở Miệng, về ảnh hưởng của anh trên văn giới và xã hội. Không ai biết khi nào anh được trao trả tự do hoàn toàn. Dù sao đi nữa, tôi tin chắc Bùi Chát cùng với NXB Giấy Vụn, nhóm Mở Miệng đã ghi một dấu ấn nơi lịch sử văn học, lịch sử ngành xuất bản Việt Nam.
Nguồn : eThongLuan
-Ngày 26/4/2011 vừa qua, tại Argentina trong khuôn viên Hội Chợ Sách Quốc Tế Buenos Aires lần thứ 37, và trong khuôn khổ của chương trình Thủ Đô Sách Thế Giới Buenos Aires 2011. Hiệp Hội Xuất bản Quốc tế IPA đã trao Giải Tự Do Xuất Bản cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà Xuất Bản Giấy Vụn tại Việt Nam, vì tấm gương can đảm của anh trong việc cổ xúy cho quyền tự do xuất bản.Được vinh danh giữa cộng đồng tri thức quốc tế, được ghi nhận những nỗ lực to lớn trong nhiều năm gian khó, Bùi Chát và NXB Giấy Vụn xứng đáng thành một biểu tượng cho trí thức trẻ Việt Nam dám dấn thân, dám đặt vấn đề về thời đại mình đang sống. Nhưng nhìn kỹ hành động và công việc Bùi Chát đã làm, tôi đoan chắc anh không hề muốn trở thành một thứ biểu tượng trong tủ kính. Anh chỉ muốn hành động và việc làm của anh trở thành bình thường như phải có.Trở về nước sau vài ngày nếm trải tự do, vừa đặt chân lên tổ quốc hôm 30/4/2011 anh lập tức bị bắt giữ, bị khám xét nhà, tịch thu bằng tưởng lệ của IPA trao, anh cũng bị tịch thu sách vở, tịch thu phương tiện làm việc và đối diện với hoàn cảnh ngặt nghèo trong tương lai. Điều ấy lại càng chứng tỏ điều mà tại các nước tự do, dân chủ là bình thường thì ngay chính quê hương của Bùi Chát lại là hành vi nguy hiểm đến nỗi phải bắt giam ngay lập tức. Và như thế, thêm một lần nữa Bùi Chát và các bằng hữu trong NXB Giấy Vụn xứng đáng được vinh danh.Bùi Chát, một nhà thơ Việt Nam nghèo, trẻ, sinh sống tại một nhà trọ bé xíu, sâu hút đằng sau những ngõ ngách nhỏ hẹp của thành phố Sài Gòn. Thế giới hàng ngày của anh là ngập tràn sách vở, là những quán cóc vỉa hè. Láng giềng là những công nhân xanh mặt vì đói, là chuột bọ chạy ngổn ngang, là những cô gái điếm nhạt nhòa son phấn và các bợm nhậu ngồi thâu đêm dọc bờ kênh Nhiêu Lộc đen sì. Lang thang khắp nơi trên chiếc xe "made in China" cũ mèm, anh tất bật tìm mua từng ram giấy, soạn bản thảo, sửa morasse, chăm chút tờ bìa, rồi kiếm chỗ photocopy, đóng xén từng cuốn sách với thái độ kính cẩn... và mang biếu độc giả.
Rõ ràng, hành vi ấy là bất bình thường với một thanh niên Việt, càng bất thường với một cử nhân văn chương tại Việt Nam. Thay vì kiếm một chân biên tập viên cho một nhà xuất bản "chính thống" hay xông pha làm một nhà báo "chân trong chân ngoài" như hàng vạn nhà báo Việt đang làm và có thể kiếm "bẫm". Chát dường như thích vẩn vơ bên lề và không dấu giếm niềm ngưỡng mộ thế giới vỉa hè. “Thơ rác, thơ nghĩa địa, thơ vỉa hè” ra đời từ đấy. Và đấy được coi như là một cuộc cách mạng thơ ca Việt Nam. Đã có nhiều bình luận về thứ thơ này, tất nhiên là sự dè bỉu, khinh miệt từ vài mục văn học của mấy tờ báo to; từ những búa rìu nặng nề lẫn khoa trương trịch thượng của vài ông ngự sử văn chương tự phong. Chát đã đạp đổ quá nhiều đền đài miếu mạo văn chương Việt bằng thái độ cà rỡn, hoạt kê. Nhưng để điểm lại thơ Việt khoảng 10 năm gần đây, không thể không nhắc đến Bùi Chát và nhóm Mở Miệng mà anh cùng với những người bạn khai sinh năm 2001 (dù đôi lúc phải viết tắt tên các nhà thơ nhóm này trong những bài bình luận thơ trên báo chí và sách).Mở Miệng. Tại sao lại là Mở Miệng? Đơn giản là vì những vần điệu giả tạo “nên thơ” của thơ Việt trong một thời gian dài đã mòn vẹt khuôn sáo, nhất là thứ thơ tụng ca đã bị xã hội tẩy chay từ lâu. Sống giữa những ngột ngạt của ý thức hệ và những giáo điều áp đặt lên xã hội và văn chương nghệ thuật, tự do suy nghĩ và biểu đạt đã trở thành món hàng xa xỉ, thơ Việt như những vũng ao dày đặc rong rêu. Mở Miệng là một nhu cầu bứt phá, là tuyên ngôn tôn vinh cá tính, là đòi hỏi tự do sáng tạo, khai phóng khỏi trì trệ. Suốt chiều dài văn học sử Việt Nam, văn chương thi phú luôn gánh trên vai sứ mạng to lớn “văn dĩ tải đạo”, vì lẽ đó, người cầm bút vừa tự đặt mình vào vị trí cao cả, vừa gồng mình chịu đựng nó. Mở Miệng thay đổi quan niệm đó bằng cách bông đùa, tung hứng với văn chương nghiêm nghị và xóa lằn ranh giữa văn chương bác học và văn chương bình dân. Mở Miệng để phản ảnh cách chân thực cuộc sống chung quanh, dẫu chọn cách phóng túng nhất để biểu đạt vẫn còn hơn tự dìm thơ trong giả trá. Chát nói: “Khi khai sinh Mở Miệng, chúng tôi muốn cổ xuý một cách tiếp cận khác đối với thơ Việt, và khi phong trào lớn mạnh, tất cả chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ khát vọng này trong các tác phẩm và đạo đức lao động của mình". Với những độc giả bình thường, thơ của Bùi Chát và Mở Miệng có thể gây sốc nặng vì cách thể hiện và những ngôn từ mà họ sử dụng, họ không ngần ngại dùng những câu chửi thề, những từ ngữ đầy dục tính. Thơ của họ như một lời thách thức, ném thẳng vào mặt các nhà “đạo đức”. Họ vứt bỏ không thương tiếc các quy ước, luật lệ trong thơ. Tác phẩm của họ có thể thoải mái dùng nhiều thủ pháp cài – đặt – lắp – ráp và phỏng nhại ngay cả những bài thơ lừng lẫy của tiền bối. Họ bày tỏ thái độ bằng cách nhổ toẹt vào các taboo. Nhưng như vậy liệu có thể gọi những gì Chát và Mở Miệng viết ra là “thơ” không? Thực sự thì họ đã thẳng thừng tuyên bố họ không làm thơ: “So với thẩm mỹ của quý vị, trong thẩm mỹ của quý vị, từ lâu rồi chúng tôi không làm thơ. Nhưng chúng tôi vẫn làm đấy, và ngày một đông những người cầm bút trẻ không làm thơ như các vị muốn; đúng hơn, không còn làm thơ trong cách nghĩ mà thẩm mỹ đã cũ nát và ấu trĩ, mà nhiều khi chẳng thuộc về ai, dù quý vị muốn ra sức níu giữ.” .Cách thức mà Bùi Chát cùng với Mở Miệng “làm thơ” như thế đã được coi lời là tuyên chiến với một xã hội đang ra sức bảo vệ sự “ổn định chính trị”; thái độ của họ được xem như một hành vi chính trị dù chắc chắn họ không làm chính trị chút nào. Hãy thử đọc một đoạn của Bùi Chát xem thơ và chính trị biểu lộ ra sao:Cộng sản là cái quái gì cóc cần biết, nhưng chắc chắn…
“Sau cộng sản là sự sống chồng sự sống
Sau cộng sản là ngày dài vô tư không ngã rẽ
Sau cộng sản là ngẩng cao đầu
Sau cộng sản đi không trở lại
Sau cộng sản có người buồn bã không định hướng
Sau cộng sản là định mệnh
Sau cộng sản tạm thời chưa ai rõ
Sau cộng sản là cộng trừ nhân chia nhiều cấp độ
Sau cộng sản là em yêu tôi đâu cần chứng
Sau cộng sản là nhà xuất bản Giấy Vụn quang vinh mười lăm năm
Sau cộng sản là niềm tin ơi chào mi
Sau cộng sản ánh sáng cởi mở
Khi đó chúng ta thoải mái làm người…”
(Trích trong tập Bài Thơ Một Vần của Bùi Chát, NXB Giấy Vụn 10/2009)
-Lý Đợi, người cùng với Bùi Chát khai sinh NXB Giấy Vụn và các nhà thơ khác trong nhóm Mở Miệng đều đầy cá tính, có thể họ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi sử dụng những thủ pháp, nhưng mỗi người sở hữu một giọng thơ, mỗi giọng thơ ấy lại phản ánh thân phận từng người vốn đầy ắp nỗi nghi hoặc về cuộc đời, cuộc sống chung quanh.Bùi Chát cùng với nhóm Mở Miệng gồm Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán… qua sáng tác của mình đã làm một cuộc cách mạng trong thơ Việt, chí ít họ đã dám công khai mở miệng không úp mở, không đắn đo lẫn không cần xin phép, giữa một thời thơ Việt tẻ nhạt đang rụt rè cách tân và loay hoay tự cắt bỏ suy nghĩ. Mở Miệng gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi, mạnh mẽ trên nhiều diễn đàn vào đúng lúc cuộc cách mạng Internet tràn ngập không gian Việt Nam và đã khiến giới văn chương, nghệ thuật Việt Nam chột dạ. Tháng 6/2005 Viện Goethe ở Hà Nội mời nhóm Mở Miệng giao lưu và đọc thơ nhưng phải hủy bỏ vì áp lực của nhà cầm quyền. Mở Miệng khiến nhiều người liên tưởng đến các trào lưu văn học underground tại một số nước, các tác phẩm của Mở Miệng luôn gây sóng gió cách này hay cách khác từ hướng nhìn của nhà cầm quyền lẫn từ các bình luận văn học (không công khai) của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Việt Nam. Trong khoảng thời gian trước sau năm 2002 đó, cũng đã có những ngòi bút thử nghiệm những cách tân văn học, song thái độ quyết liệt của Mở Miệng đã góp phần chính trong cung cách hành văn. Ta có thể thấy, những nhà văn, nhà thơ hiện nay có thể thoải mái sử dụng ngôn từ câu chữ “bụi bặm” mà chẳng ai thắc mắc, hoặc xét nét như lúc Mở Miệng xuất hiện đã phải hứng chịu. Phải chăng khuynh hướng thẩm mỹ văn học Việt đã dần thay đổi do chịu ảnh hưởng bởi nhóm Mở Miệng và những cây bút đồng quan điểm khai phá?Dĩ nhiên, những tác phẩm của Chát và Mở Miệng không bao giờ được phép đăng báo hoặc in ấn từ những cơ quan báo chí, xuất bản chính thống. Bùi Chát và nhóm Mở Miệng đã chọn một phong cách tự do, hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và phong cách mà họ theo đuổi. Đó là tự tuyển chọn, biên tập, in ấn, xuất bản, phát hành để mỗi tác phẩm đều được ra mắt như ý muốn không qua bất cứ sự trung gian hay kiểm duyệt nào. Và như thế, nhà xuất bản Giấy Vụn ra đời, đây cũng có thể là một cuộc cách mạng. Một cuộc cách mạng về xuất bản và cũng có thể nói là một cuộc cách mạng về sự tự do thể hiện trong các thể chế cộng sản.Ai cũng biết, văn học nghệ thuật cùng với truyền thông luôn được xếp vào vị trí trọng yếu tại các quốc gia cộng sản, ban văn hóa tư tưởng của các đảng cộng sản vạch ra đường lối, kế hoạch chi li ở từng thời điểm hầu chi phối mọi mầm mống tư tưởng “phi chính thống”. Từ cuộc cách mạng vô sản tháng 10 Nga cho đến thời tư bản đỏ đại Hán đã có biết bao văn nhân, nghệ sĩ bị tra tấn, lưu đày và tận diệt; có biết bao nhiêu bản thảo phải lén lút gửi ra hải ngoại hoặc ngậm ngùi đút vào ngăn kéo…
-Năm 2002, Nhà xuất bản Giấy Vụn tại Việt Nam ra đời từ khát vọng tự do, từ tình yêu vô hạn đối với tư tưởng và sách vở của Bùi Chát cùng các bạn bè. Từ ấn phẩm đầu tiên là tập thơ Vòng tròn sáu mặt của sáu tác giả (Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Trần Văn Hiến, Hoàng Long và Nguyễn Quán) cho đến tác phẩm mới nhất Việt Nam – hành trình một dân tộc của Philippe Papin (do Nguyễn Khánh Long dịch, 2011), NXB Giấy Vụn đã ấn hành 30 đầu sách nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, dịch phẩm. Trong số đó có cả tác phẩm lừng danh Trại Súc vật của Geogre Orwell.Dù không được phép của nhà cầm quyền, ngay từ khi ra đời, NXB Giấy Vụn đã thực hiện rất đầy đủ và bài bản các quy ước xuất bản như một nhà xuất bản chuyên nghiệp. Các thông tin như: nhóm thực hiện, người chịu trách nhiệm xuất bản, người phát hành, người trình bày, nơi nộp lưu chiểu… đều được in trang trọng trong mỗi ấn phẩm. Cách thức ấy cũng nói lên nhóm thực hiện muốn công việc của họ là một công việc hết sức nghiêm chỉnh, chu đáo và có trách nhiệm đàng hoàng. Tuy là một nhà xuất bản không phép, những ấn phẩm của Giấy Vụn luôn được chăm chút về hình thức. Chính Bùi Chát đi lùng sục khắp nơi để mua loại giấy độc đáo nhất, đẹp nhất để in, đồng thời luôn tìm cách đổi mới hình thức trình bày. Ấn phẩm “Bài thơ một vần” của Bùi Chát đã khiến dịch giả và nhà phê bình văn học Cao Việt Dũng nhận định trên blog Nhị Linh của mình: “một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng”.Có thể nói, từ sự gợi hứng của NXB Giấy Vụn đã xuất hiện hàng loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” khác hoặc một số tác giả đã tự xuất bản tác phẩm của mình, hầu hết đều là thân hữu của nhóm Mở Miệng và hầu như đều xuất hiện tại Sài Gòn. Ta có thể thấy, NXB Tùy Tiện của Bỉm, Lề Bên Trái của nhà văn Đào Hiếu, Cửa của họa sĩ Trịnh Cung, Da Vàng của Huỳnh Lê Nhật Tân… rồi Tan Hinh Thuc Publishing Club, Minh Châu, Một Mình, Mũi Tên, Kông Kốc, Dieu Cay Books .v.v.. Hẳn nhiên, tất cả đều không thể so sánh với Giấy Vụn về quy mô và cách thức thực hiện. Rõ ràng, một cuộc cách mạng xuất bản mới đã hình thành, cuộc cách mạng không ầm ĩ nhưng đủ đánh dấu về sự biến chuyển nơi thái độ của một số nhà văn, nhà thơ của Việt Nam hiện đại. Cũng cần nhắc thêm, năm 2008 nhạc sĩ Tuấn Khanh đã tự hát, hòa âm, thu và mixed rồi biên tập, trình bày, phát hành album Bụi Đường Ca gồm các sáng tác của chính anh mà không cần xin phép bất cứ ai, sau đó anh đưa lên mạng internet, anh cho phép mọi người thoải mái bình luận và tải xuống miễn phí, như một cách thể hiện sự TỰ DO phải có của nghệ sĩ, một công dân thế giới, như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã ghi rõ.
-Trở lại việc Hiệp hội Xuất bản Thế giới IPA vinh danh Bùi Chát và NXB Giấy Vụn đó là vinh dự vô giá cho Bùi Chát, Mở Miệng, NXB Giấy Vụn và các ngòi bút độc lập. Công việc thầm lặng mà Bùi Chát làm nhiều năm nay đã được quốc tế công nhận, đó là niềm khích lệ cho những tiếng nói can đảm, là nguồn cổ vũ để bất cứ người viết nào cũng biết rằng vượt qua sợ hãi, mở miệng cất tiếng, vững chí can trường đều có thể gặt hái những thành quả lớn lao.Khi tôi viết những dòng này, nhà thơ Bùi Chát tuy đã được tạm thả nhưng vẫn đang bị thẩm vấn đâu đó tại một đồn công an Việt Nam. Có lẽ anh đang phải trả lời các cuộc thẩm vấn bất tận về giải thưởng của IPA, về hoạt động của NXB Giấy Vụn, về nhóm Mở Miệng, về ảnh hưởng của anh trên văn giới và xã hội. Không ai biết khi nào anh được trao trả tự do hoàn toàn. Dù sao đi nữa, tôi tin chắc Bùi Chát cùng với NXB Giấy Vụn, nhóm Mở Miệng đã ghi một dấu ấn nơi lịch sử văn học, lịch sử ngành xuất bản Việt Nam.
Nguồn : eThongLuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét