Lễ Nhậm Chức Tổng Thống của Ông Diệm 1954
…..
Nguyễn Văn Lục (NVL): Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách
của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang.
Điều gì đã thêm vào như thế?
Vĩnh Phúc (VP):Thêm vào vì mình không hài lòng với lần xuất
bản đầu tiên, thấy cần tìm kiếm thêm nhân chứng. Chẳng hạn tìm hiểu thêm con
người của ông Ngô Đình Cẩn. Ông có cướp đoạt tài sản của người ta không, có cho
bộ hạ khủng bố đối lập không? Những nhân chứng mới như Nguyễn Tường Bá, Nguyễn
Tường Thiết, cháu và con trai Nhất Linh giúp soi sáng thêm về chủ tâm quyên
sinh của ông Nhất Linh để phản đối chế độ? Ngoài ra còn những nhận xét, đánh giá
quý báu của cụ Võ Như Nguyện, một nhân vật theo rất sát với ông Ngô Đình Khôi
rồi ông Diệm. Cuộc phỏng vấn cụ Võ Như Nguyện quả thực hữu ích, vì nó củng cố
thêm cho những điều tôi đã trình bày trong lần xuất bản đầu tiên.
Nhưng thích thú không
kém là những lời của nhân chứng cựu đại úy tùy viên Lê Châu Lộc. Nhờ Lê Châu
Lộc ta hiểu thêm “ con người “ Ngô Đình Diệm như thế nào trong những hoàn cảnh
cay nghiệt của vai trò một tổng thống, thấu hiểu được những cá tính con người
ông ấy và nhất là cái cõi riêng tư, những nỗi niềm trăn trở và cô đơn của ông
ấy.
Nhà văn, nhà viết sử làm
sao đạt được cái cõi riêng ấy để hiểu được một con người?
NVL: Tôi cũng nhìn ra
được điều ấy, khi đọc những phần nhận xét của Lê Châu Lộc. Đó là những thứ tư
liệu ròng mà không dễ có được. Đỗ Thọ cũng viết về ông Diệm, nhưng để tình cảm
lấn lướt nhiều quá. Người đọc bị ngộp. Cảm thấy không tự nhiên.
Nhưng đâu là huyền thoại
và sự thật về con người Ngô Đình Diệm?
VP: Theo tôi thì giá đọc
được chính bài viết thì vẫn hơn là những điều tôi nói ra đây. Nhưng về cá nhân
ông ấy, tôi nghĩ ông là người có đạo đức và về phương diện chính trị, ông là
người có lòng với đất nước, với dân tộc, trước ông và sau ông, thật cũng khó có
người sánh bì.
NVL: Ông có nghĩ rằng,
những ý kiến của ông về ông Diệm sẽ có một số người phản đối, thậm chí coi ông
Diệm là thứ độc tài ác ôn, gia đình trị, ba đời Gia tô bán nước, làm tay sai
cho giặc?
VP: Chính vì còn có
những người nghĩ như thế nên mới có vấn đề cần giải trừ những huyền thoại và
những sự thật về con người ấy. Với lại không ai cấm họ nói viết ra như thế, với
điều kiện họ đưa ra được bằng cớ khả tín Vâng, vấn đề là nói sao cũng được,
miễn là có bằng cớ khả tín.
NVL: Nói chuyện bằng cớ,
thưa ông, đã có lần ông chủ bút báo ĐT gửi cho tôi một bức hình gia đình ông
Diệm và hỏi xem tôi nghĩ gì? Hình ảnh một già đình quan lại thuộc hàng Thượng
thư triều đình ba đời làm tay sai cho Pháp mà như thế sao?
VP: Vâng, bức hình mà
ông nói chính là bức hình thứ nhất ở trang 305 trong sách của tôi, do cựu trung
úy Nguyễn Minh Bảo lấy đựơc trong phòng ông Diệm trong cuộc đảo chính 1/11/63.
Theo tôi, bức hình nói lên tất cả. Trông rõ cái cảnh nghèo khó, thanh bạch của
gia đình ông ấy. Ông Diệm, ông Thục đi chân đất, quần áo nhếch nhác lôi thôi
như bất cứ một gia đình nông dân nghèo túng nào.
Nhưng ông nói thật hay
nói đùa đấy? Lấy đâu ra ba đời làm tay sai cho Pháp, mà ông Diệm làm tay sai
cho Pháp hồi nào?
NVL: Có thể là tại vì
ông Diệm có lý tưởng và nhờ ông sống độc thân, không bị ràng buộc vào gia đình
nên ông mới hết lòng với dân, với nước.
VP: Có thể lắm và chắc
cũng không thể không nghĩ tới điều đó. Có vợ con thì nó khác.
NVL: Ông có nghĩ rằng khi
đọc sách của ông, sẽ có người nghĩ rằng, ôi cha Vĩnh Phúc này là tên Bắc kỳ,
công giáo di cư, Hố Nai?
VP: Cười, cứ để họ hiểu
lầm. Người như ông Diệm còn không thiếu kẻ hiểu lầm, thì phần tôi có nghĩa lý
gì.
NVL: Phần tôi, tôi đặc
biệt chú trọng đoạn Lê Châu Lộc, tùy viên của ông Diệm kể buổi sáng hôm ấy ông
Diệm phải tiếp kiến đô đốc Felt tại Đàlạt. Ông có nhận xét gì về buổi gặp gỡ
lịch sử này?
VP: Ông tinh ý lắm, nêu
dẫn đoạn ông Diệm gặp đô đốc Felt là điểm thắt nút mối bang giao hợp tác giữa
chính phủ Mỹ và ông Diệm trong suốt 9 năm. Buổi sáng hôm ấy, ông Diệm nôn nóng
khác thường, tức giận đạp đổ ghế vì sĩ quan tùy viên tới chậm. Cái tức giận tùy
viên chỉ là cái cớ thôi. Cái chính là lá bài sắp lật ngửa. Và tôi nghĩ rằng:
Ván bài lương tâm và trả giá giữa người Mỹ và ông Diệm nằm ở buổi tiêp kiến hôm
đó trước khi ông Diệm bị thảm sát. Đó là bản chúc thư giã từ sau 9 năm cầm
quyền, một lần chót nói lên cái quan điểm khác biệt giữa người Mỹ và ông Diệm.
Những kẻ viết sử sau này thường bác bỏ luận cứ này để biện hộ cho việc lật đổ
ông ấy.
Không có người Mỹ, cuộc
đảo chánh đó không có cơ thành tựu.
VP: Vừa rồi, ông đang
hỏi tôi về con người ông Diệm. Tôi chưa nói hết, thì đấy, con người ấy có thể
khoan dung ngay cả đối với kẻ thù. Nhưng cũng con người đó có thể nóng như lửa,
mặt đỏ gay, hầm hầm, giộng ba toong thình thình trên sàn máy bay vì thấy treo
cờ Vatican, vứt hồ sơ vào mặt ông Nhu mà không cho tùy viên lượm lại. Nhưng chỉ
trong chốc lát, ông tổng thống nguôi giận.
Nhưng ngược lại, ông lại
tỏ ra rất bình tĩnh khi dinh độc lập bị ném bom. Lê Châu Lộc nhận thấy ông Diệm
vẫn ngồi đọc sách một cách bình thản hỏi: “Cái chi đó ?” “ Dạ người ta bỏ bom
mình”. “ Thế à, mà ai bỏ bom vậy? “
Theo Lê Châu Lộc, Làm
tùy viên cho ông Diệm là khổ lắm. Theo ông đi kinh lý tối ngày, bất kể thì giờ,
bất kể ngày đêm. Bằng máy bay, bằng trực thăng, bẵng xe, bằng xuồng, “ thăm dân
cho biết sự tình”. Có lần phải kê ghế bố mà ngủ trong khi bên dưới lõng bõng
nước. Những chuyến đi vất vả và nguy hiểm như thế cũng không làm ông Tổng Thống
nản lòng, vì ông muốn đến tận nơi hẻo lánh nhất, hoàn cảnh khó khăn nhất để đem
lại nguồn an ủi cho binh sĩ.
Thử hỏi sau này có anh
lãnh đạo nào làm được như thế không?
Hình Tổng Thống
Ngô Đình Diệm ngủ ngon lành trên láng tre ọp ẹp trong 1 lần đi kinh lý.
NVL: Tôi cũng nghĩ như
vậy. Có ông lãnh đạo nào bỏ ra vài lần thăm dân, thăm trường học trong suốt
những năm về sau này? Chữ kinh lý, tôi nghĩ là chữ đặc quyền dùng cho ông Diệm.
Sau này chữ đó không còn có trong tự điển nữa .. Vậy mà thời ông Diệm, ciné chỉ
chiếu những chuyện gì đâu.
VP: Ông nhắc tôi mới
nhớ. Tôi còn nhớ hồi đó, ciné hát xong bài chào cờ là hát bài suy tôn Ngô Thổng
thống. Đáng nhẽ phải bỏ tù cái thằng cha nào đã nghĩ ra cái bài hát thối tha:
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống. Bài đó giết ông Diệm từng ngày, từng
giờ không cần gươm giáo đấy. Vứt bài hát đó vào cầu tiêu và chiếu lên hình ảnh
ông Tổng Thống đi bốt, lội bùn, sắn quần lên tới đầu gối thì còn gì đẹp bằng
nữa?[1]
NVL: Vâng, quả đúng như
vậy.
VP: Nay thì đến lúc tôi
hỏi ngược lại ông: Đọc lần tái bản này ông thấy thế nào ?
NVL: Phải nói bản cũ,
tôi đọc nhiều lần, mỗi lần muốn viết điều gì về chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi đều
dở ra tham khảo. Nhưng chê trước đã. Thật ra, không phải chê mà ấm ức.
Thứ nhất, cuốn sách
không có cái nhìn tổng thể lớp lang về chế độ ấy. Nó thiếu văn mạch của những
chuỗi sự kiện nối tiếp nhau. Nó nêu ra đó rồi để cho độc giả tùy ý chọn lựa
thái độ. Quả là có rộng lượng và tôn trọng độc giả. Sự kiện từng mảnh của chế
độ ấy như chính ông nói với tôi, như đống gạch. Có viên lành lặn, viên vỡ. Rồi
ông bày hàng ra, ông đẩy cái trách nhiệm đánh giá cho các nhà sử học, cho người
đọc. Mà như chúng ta biết đấy. Nhà sử học nào đã làm được công việc ấy? Trong
khi đó, đáng nhẽ là trách nhiệm của ông phải làm?
Thứ hai, về phương pháp
làm việc, ông đã chọn cách viết chỉ dựa trên nhân chứng, một thứ Oral History,
rất khả tín, thời thượng. Phải chăng, đó là lối làm việc theo thói quen từ BBC
của ông? Nhưng lối viết nêu dẫn nhân chứng lại rất áp đảo, trấn áp người đọc.
Chẳng hạn khi chính Lê Châu Lộc nói rằng, ông Diệm nghe tin phi công Phạm Phú
Quốc ở trong tù bị bọn công an hành hạ đến nơi đến chốn. Ông Diệm không an tâm
sai Lê Châu Lộc đến nhà giam xem thử. Lê Châu Lộc bắt Phạm Phú Quốc dơ tay cho
xem có bị thương tích không. Không có. Chỉ nêu sự việc: Một người đã ném bom
tính giết mình, đã không bị đưa ra tòa, không bị cho đi mò tôm là may, lại còn
thăm hỏi. Chuỗi sự kiện đó dẫn đưa tới việc phải thừa nhận: Ông Diệm là người
tốt. Không lạ gì, sau đó, Phạm Phú Quốc đã viết thư xin lỗi ông Diệm.
Tôi chỉ nói, lối viết đó
có tác dụng thuyết phục, vì nó vượt lý luận, bịt miệng những ai muốn nói khác,
muốn bôi nhọ.
Ở trên, tôi nói ấm ức,
vì ông không xử dụng tài liệu. Ông cũng đã nêu ra những lý do khi ông cho rằng
những hồi ký, những sách viết về chế độ ấy do các nhà văn, nhà chính trị, nhà
báo viết bố láo, bố lếu, bóp méo lịch sử cho dù dùng tài liệu ngoại quốc viết
cũng tào lao, rất là bôi bác. Nói chung là như thế.
Nhưng này, ông chê người
ta viết bố láo, bố lếu. Vậy có thể nào ông cho biết đích danh một tác giả hay
một cuốn sách viết bôi bảc?
VP: Cái này thì xin ông
tha cho. Tôi chỉ nói được là nhiều lắm, tôi tránh nói ra. Độc giả đọc họ là
biết rồi. Sau khi anh em ông Diệm bị giết, nhiều người đã viết quá sai sự thật
chỉ nhằm mục đích câu độc giả. Sau 1975, cũng thế. Ngay cả những bầy tôi, sau
này viết về chủ mình, cũng phản bội, viết bôi bác, nói trắng ra đen. Theo tôi,
viết như thế không xứng đáng một người cầm bút.
Chính vì vậy, tôi chọn
lựa không xử dụng tài liệu của bất cứ ai.
NVL: Chọn lựa như thế,
đúng ra là chọn lựa tư cách là một nhà báo hay nhà sử?
VP: Nhà báo thì cung cấp
thông tin, dữ kiện. Còn nhà sử cung cấp kiến thức. Nói như thế thì ông biết tôi
là nhà gì rồi?
NVL: Cũng đúng, nhưng
tôi xin bổ túc, Trần Trọng Kim kiến thức sử đâu có bao nhiêu, nhưng sự trung
thực thì lồng lộng mà kẻ hậu bối chỉ biết cúi đầu khâm phục.
VP:Tôi cũng không nghĩ
gì khác ông. Chúng ta cùng nói chung một thứ ngôn ngữ: Sự can đảm và lòng trung
thực. Đó là những đức tính cần có của một người cầm bút.
NVL: Khi ông dùng chữ
bày tôi viết về chủ mình thì gián tiếp người đọc như tôi cũng hiểu bầy tôi là
ai rồi ?
VP: Ấy chớ, xin ông đừng
diễn dịch xa quá.
NVL: Trong biến cố Phật
giáo, mặc dầu ông đã cố gắng phỏng vấn một số người như cụ Quách Tòng Đức, TT
Thích Tâm Châu và ngay cả ông Đặng Sỹ v.v.. Phần trả lời của TT Tâm Châu chưa
đầy đủ lắm. Phải nói về vai trò của TT ấy như thế nào, vai trò của TT Trí Quang
có tính cách quyết định về đường lối đâu tranh chống chính quyền? Nguyên đo đưa
đến sự đổ vỡ đến tách ra thành hai khối Phật giáo ? Phần ông Đặng Sỹ thì tránh
né trả lời. Chính tôi cũng liên lạc với ông được hai lần, nhưng ông cứ khất
lần. Rất tiếc nay người nhà ông báo cho tôi biết ông mới qua đời. Thế là một
dấu mốc lịch sử bị đứt quãng. Nhưng tôi vẫn thấy còn cần đào sâu thêm nữa để có
thể khai thông một số vấn đề chưa sáng tỏ như vụ nổ đài phát thanh Huế v.v…
Những người như đại úy Minh, văn phòng cố vấn chỉ đạo của ông Cẩn có thể đóng
góp cho rõ thêm vai trò ông Cẩn và đặc biệt TT Trí Quang, sau 1975, ông rút vào
bóng tối một cách khó hiểu như có điều gì không tiện nói. Im lặng ở đây là
vàng. Ông cần lên tiếng và nên lên tiếng. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?
VP: Thật ra những người
như ông Ngô Đình Nhu đáng nhẽ phải để lại những Mémoires thì đỡ cho chúng ta
biết bao nhiêu. Hình như các người làm chính trị ở Việt Nam không có thói quen
viết nhật ký. Tôi cũng nghĩ đến trường hợp TT Thích Trí Quang nhưng quá khó
gặp. Cả TT Hộ Giác một khuôn mặt đấu tranh nổi bật thời đó hiện còn sống ở Mỹ,
tôi cũng cố tìm cách tiếp xúc nhiều lần mà không đựơc. Tôi sẽ đặc biệt lưu tâm
đến trường hợp này trong lần tái bản sau.
Tồng Thống Ngô Đình Diệm tiếp các tăng sư Phật Giáo tại Dinh Gia
Long.
NVL: Tôi xin góp ý thêm
về vấn đề tài liệu. Tôi được biết là TT Trí Quang có viết về biến cố Phật giáo
63, gần như không phổ biến. Cho dù có được phổ biến, với lối viết Oral History
của ông, dĩ nhiên ông sẽ không xử dụng. Thật tiếc. Cũng vậy, tôi thấy có những
tài liệu từ phía C.S như của cán bộ Cộng Sản Mười Hương chẳng hạn. Rất là hữu
dụng, một cái nhìn từ phía bên kia, đưa ra một quan điểm đánh giá hoàn toàn
trái ngược với phía VNCH. Mười Hương viết về thân phận những cán bộ nằm vùng bị
chính quyền VNCH bắt, sau 1975 lại bị CS nghi ngờ không xử dụng. Mười Hương đã
nhận xét về kẻ thù số 1, không đợi trời chung là ông Ngô Đình Cẩn như thế nào,
trong đó đánh giá rất cao vai trò ông Cẩn trong việc tiễu trừ CS nằm vùng. Đọc
Mười Hương để thấy rằng kể cả ông Diệm, ông Nhu cho đến người dân miền Nam,
nhất là miền Trung đã đánh giá quá thấp con người Ngô Đình Cẩn.
Luật Sư Võ Văn Quan thăm ông Ngô Đình Cẩn tại
Khám Chí Hoà.
Một cán bộ Cộng Sản thứ gộc
như Mười Hương đánh giá cao Ngô Đình Cẩn thì cũng là điều để chúng ta suy nghĩ
chứ. Cũng như luật sư Quan rất khinh ghét ông Cẩn, nhưng lúc biện hộ cho Ngô
Đình Cẩn, nhận ra con người ấy đáng nể, đáng kính, đáng thương và đã khóc khi
nghe Ngô Đình Cẩn bị lên án Tử hình và đã viết hồi ký về vụ án này.
Hình bên: Bút tích của Ông Cẩn cám ơn LS.
Quan. Ông Cẩn không vô tích sự
đến như thế, ông không ngu dốt đến như thế. Cách hành xử của ông có thể do lối
dùng người không chính thống, không hành chánh, nhưng hiệu quả thì có. Miền
Trung yên áng một phần nhờ ông Cẩn. Quét sạch bọn Cộng Sản nằm vùng do một tay
ông.. Đối với Phật giáo, thử hỏi ai là người bao che ông Thích Trí Quang, ai
tiến cử các TT Trí Quang, Thiện Minh gọi là “ đồng chí” Trí Quang, Thiện Minh
như chính ông đã viết trong sách trang 76. Ai khuyến cáo các tướng vùng phải
giúp đỡ các khuôn hội Phật Giáo, ai giúp đỡ tiền bạc sửa chữa Từ Đàm, ai đã
ngăn chặn việc hạ cờ Phật giáo sau khi người dân Huế đã lỡ treo rồi mới có lệnh
nhắc nhở từ Saigon ? Vâng ai?
Tôi phải nói rằng, Ngô
Đình Cẩn nhạy bén chính trị, dù ít học đã làm chính trị theo bản năng. Chưa
chắc gì ông đã thích Phật giáo, nhưng đã biết cách thức hành xử thế nào đối với
cái nôi Phật giáo miền Trung mà công giáo chỉ vỏn vẹn có 4%.
Vậy mà con người ấy theo
tôi đã bị đời khinh rẻ, bị oán hận, bị gán ghép nhiều thứ, bị chính những người
mà mình hết lòng giúp đỡ hận oán nhất.
Tôi thì không. Khẳng
định là không, vì hiểu một con người không hẳn là dễ.
Lịch sử còn đó để thấy
điều tôi nói cần được suy nghĩ lại. Có thể chính ông cũng không đồng ý, bởi vì
ông chỉ chú ý nhiều đến ông Diệm, ông Nhu, nhất là ông Tuyến.
Cười.
Dám ông cũng bất công
lắm.
Nay thì phải nói một
điều. Cuốn sách của ông viết, tất cả giá trị nó nằm trong tinh thần muốn tôn
trọng sự thật. Thấy trắng nói trắng, thấy đen nói đen. Đọc là thấy. Nhiều lần
trong lúc nói chuyện, ông cũng nhấn mạnh tới điều này và chỉ điều này thôi. Như
trong lời mở đầu, ông tặng vợ con và không quên tặng những người yêu sự thật.
Hy vọng là tôi có trong
số những người ấy.
Cùng cười.
NVL: Nay cuộc đàm đạo
giữa tôi và ông có thể hướng vào nhân vật chính của cuốn sách: Con người ông
Diệm với tất cả cái xấu, cái tốt, cái bất cập, cái sai trái khuyết điểm, cái bị
vu oan, cái bị người đời oán ghét, nguyền rủa.
Theo ông, ông nghĩ gì về
ông Diệm?
VP: Trước hết, mình
không phải là người ở cạnh ông Diệm để có thể đưa ra những nhận xét trực tiếp về
ông ấy. Nhưng qua những người đã từng sát cánh với ông Diệm thì phải nhìn nhận
như sau:
Ông Diệm là một người
đạo đức, sống như một nhà tu hành, không có tham vọng vật chất và thật sự có
lòng yêu nước, thương dân. Ông tự tin vào lương tâm trong sáng của mình nên
muốn bắt mọi người phải nghe theo. Cứ như Lê Châu Lộc, tùy viên của ông Diệm kể
lại thì hằng ngày, ông xem lễ vào sáng sớm. Nếu không có lễ thì cầu nguyện. Ông
quỳ gối giang hai tay ra, cầu nguyện. Sau đó, tắm rửa, thay đồ, rồi làm việc.
NVL: Thế thì đi tu cho
rồi
VP: Xưa nay người ta chỉ
làm được một việc nếu muốn giỏi. Không thể vừa đi tu vừa làm chính trị.. Được
việc này thì hỏng việc kia. Làm chính trị, mà đạo đức như nhà tu, không biết
lừa lọc tráo trở thủ đoạn nên mới bị phản và mất mạng. Nhưng cũng phải nói anh
em ông Diệm có óc “ tỵ quyền”, nghĩa là bảo vệ quyền thế của mình.
Những Bùi Văn Thinh, Lê
Quang Luật, Trần Văn Tuyên, Trần Văn Lý… đều không được dùng chỉ vì tỏ ra nổi
quá. Năm 1996, ông Như Phong kể lại với tôi rằng, ông Lê Quang Luật đã đưa ra
nhận xét:”anh em nhà ấy họ chỉ nghĩ tới họ trước “. Rồi nặng tình họ hàng quá.
Thấy anh em làm bậy mà không dám ngăn cản vì quá nể nang. Ví dụ để cho ông Cẩn,
bà Nhu lộng hành. Để ông Thục tổ chức lễ Ngân khánh linh đình, với ông Chủ tịch
Quốc hội Trương Vĩnh Lễ làm chủ tịch ban tổ chức…
Riêng về buổi lễ tổ chức
mừng Ngân khánh Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, tôi xin nói rõ thêm .
Có một chi tiết về ông
Ngô Đình Nhu, xin nói ra đây. Thứ nhất, tôi được nghe kể lại từ một người bạn
dạy đại học Huế cho biết rằng, theo cha Luận kể lại, khi được biết có việc tổ
chức lễ Ngân khánh ông Ngô Đình Thục. Ông Nhu rất khó chịu và không dám nói
thẳng ra, ông bèn kêu Linh Mục Cao Văn Luận, viện trưởng viện đại học Huế vào
Sàigòn gấp. LM Luận vội vào và không biết có chuyện gì. Ông Nhu cho cha Luận
hay nhờ cha Luận, nói với Đức cha hủy bỏ việc tổ chức lễ Ngân khánh, hoặc làm
một cách khiêm tốn, nho nhỏ thôi. Dĩ nhiên chẳng ai nghe và bọn bầy tôi đã tổ
chức rềnh rang buổi lễ ấy đến chướng mắt mọi người. Những kẻ nịnh thần chính là
những kẻ giết chết gia đình họ Ngô. Ông Nhu là người chống giáo trị –anti
–clérical– theo nghĩa đạo ra đạo, đời ra đời tách biệt nhau. Nhưng mình ông làm
được gì?
NVL: Theo tôi thì chế độ
Ngô Đình Diệm bị rất nhiều người thù hận. Sau cái chết của họ và cho đến bây
giờ, qua sách vở, qua những hồi ký, qua những tiếp xúc với giới Phật tử.- Xin
lỗi ông nhé – hình như sự oán hận đó vẫn còn. Theo ông, điều gì đã làm cho
người ta oán hận đến như thế và về phần những người như ông Diệm, ông đối xử ra
sao với Phật giáo? Có chính sách tiêu diệt người Phật giáo hay không? Có những
sách vở tài liệu đưa ra con số 300 ngàn người bị tù đầy hoặc bị ám hại?
VP: Người nào đưa ra con
số 300 ngàn người thì cứ đưa ra bằng cớ, nhưng người ở đâu mà lắm thế? Người nào
còn nghi ngờ, xin làm ơn cho biết có bao nhiêu, mấy trăm, mấy ngàn? Có những
trường hợp cấp dưới nó làm mà ông Tổng Thống, ông Nhu có thể không biết, xin
cũng cứ nêu ra, cụ thể là những nhân vật đối lập như ông A hay ông B v.v…
Riêng tôi, với tư cách
người cầm bút, tôn trọng sự thật, tôi biết có những người chủ tâm ám sát ông
Diệm như cụ Hà Thúc Ký, phi công Phạm Phú Quốc và tên Cộng Sản Hà Minh Trí. Vậy
mà họ được đối xử đàng hoàng. Ngay ở các nước dân chủ Tây Phương, tội ám sát
người sẽ bị xử ra sao? Nhất là ám sát một Tổng thống?
Hà Minh Trí ám sát hụt
ông Diệm ở Ban Mê Thuột, chỉ bị tù, sau 1975 được thả. Một mật vụ thời ấy cho
tôi biết họ đề nghị đẩy tên Hà Minh Trí từ trên lầu xuống cho chết, rồi bảo là
là tai nạn. Ông Nhu không cho, bảo cứ giam lại.
Cụ Hà Thúc Ký, nay ở
bang Maryland. Chính tôi đã phỏng vấn cụ và cụ cười kể rằng:” Hồi xưa tôi định
ám sát ông Diệm. Nhà tôi ở đường Công Lý, gần trường Quốc Anh, tôi chủ tâm đào
một đường hầm ra đến đường Công Lý, cách khoảng 50 thước và chôn 20 kg chất nổ
rồi chờ xe ông Diệm đi qua, sẽ giật mìn để ám sát ông Diệm”. Tôi hỏi rằng khi
cụ bị bắt họ đối xử ra sao. Cụ trả lời :
- Lạ nhất là không bao
giờ họ đánh đập.Tôi lúc nào cũng nghĩ rằng hễ bị ông Diệm bắt là bị giết liền
chứ không thể sống được, vì tôi làm cho ổng mệt lắm.
Còn ông Phạm Phú Quốc
thì theo lời tôi phỏng vấn ông Lê Châu Lộc, ông cho biết như sau. Một đêm Tổng
Thống Diệm gọi Lê Châu Lộc hỏi:. “Anh có nghe cái đó không? (Nghe Quốc bị tra
tấn dã man không)
- Dạ không
- Thấy báo cáo vậy.
Xuống thăm nó nghe. Coi có vậy không, về cho tôi biết.
Lê Châu Lộc đi gặp Phạm
Phú Quốc theo lệnh Tổng Thống:
- Tổng thống sai tôi
tới, hỏi xem anh có bị hành hạ không .
- Không có.
- Anh dơ tay tôi coi,
anh có bị rút móng tay không?
- Không, nhưng tôi có
viết một lá thư, nhờ anh đem về được không?
- Tôi không có nhiệm vụ
đó. Anh để mấy người điều tra họ lo chuyện đó.
Cũng theo Lê Châu Lộc,
chính ông Võ Văn Hải là người đưa ông Nguyễn Chánh Thi ra máy bay để trốn sang
Nam vang. Nếu không có lệnh của ông Diệm, liệu ông Hải có dám làm chuyện này
không ?
NVL: Nhưng còn những
trường hợp các ông Tạ Chí Diệp, Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn, Vũ Tam Anh thì
sao? Họ bị giết, bị thủ tiêu ?
VP: Phải nhìn nhận, đây
là vết đen của chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Hà Thúc Ký kể rằng đảng viên Đại việt
bị tra tấn hay bị thủ tiêu. Nhưng cần lưu ý là những vụ này đều xảy ra vào cuối
triều Ngô Đình Diệm, năm 1963, lúc mà ông Tuyến đã bị cho ra rìa và do đó đám
mật vụ công an lộng hành dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Cảnh sát
công an, và Nguyễn Văn Hay, Dương Văn Hiếu làm phó tổng giám đốc. Theo ông Cao
Xuân Vỹ , ông có hỏi Đại tá Nguyễn Văn Hay khi ông này vào trình hồ sơ cho ông
Diệm. Ông Diệm phê:”Thanh toán cho xong.” Tụi bộ hạ là Khưu Văn Hai và đàn em
hiểu thanh toán là đem giết. Thế là Nguyễn Bảo Toàn và Tạ Chí Diệp bị giết oan.
Còn Hồ Hán Sơn thì Trần Kim Tuyến cho là các phe của Cao Đài diệt nhau. Ông Cao
Xuân Vỹ cũng có lần hỏi thẳng ông Ngô Đình Nhu về vụ Tạ Chí Diệp, ông Nhu bảo
Accident.
NVL: Xin ngắt lời ông
một chút. Tôi nhận thấy chế độ hành chánh thời ông Diệm quá tập trung về dinh
Độc Lập. Chẳng hạn một chuyện treo cờ Phật giáo cũng phải trình TT, đáng nhẽ
tỉnh trưởng phải lo chuyện này. Nhất nhất chuyện gì từ tướng vùng đến các bộ
trưởng đều đợi lệnh TT. Ông Nhu trở thành thứ Thủ tướng bất đắc dĩ.
VP: Nhận xét của ông,
nhiều người cũng nghĩ như thế.
NVL: Lại còn những tiếng
đồn về lãnh chúa miền Trung với những vụ thủ tiêu người nữa .
VP: Cái này tôi chỉ có
thể viết lại theo lời cụ Võ Như Nguyện thôi. Theo cụ Nguyện, ông Cẩn là người
có máu tham lam, tham nhỏ thì rồi đến lúc tham lớn. Chẳng hạn như việc mua lại
khách sạn Morin? Mua bằng gì ? Khách sạn này do ông Nguyễn Văn Yến làm chủ. Ông
bị bắt giam đến nỗi chết trong tù Phần tôi — Vĩnh Phúc — tôi vẫn còn thắc mắc là
có phải ông Yến chết là do mật vụ ông Cẩn đánh cho chết không? Rồi đến nhà thầu
khoán Phương cũng bị chết. Tiền đâu mà ông Cẩn mua khách sạn Thuận Hóa? Chủ
Hotel Embassy trong Sàigòn để tên Lê Văn Hiệp. Cái Hotel Maxim ở Paris cũng để
tên Lê Văn Hiệp nhưng thực sự là của ông. Còn đất đai ngoài miền Trung thì để
tên Lê Trọng Quát.
NVL: Trong vụ xử Phan
Quang Đông ngày 26/3/64, tòa án cách mạng họp ở Huế đã xét xử Phan Quang Đông
về các tội cố sát, bắt giam trái phép, sách thủ tiền bạc và lũng đoạn kinh tế.
Các tội đó liên hệ đến 19 nạn nhân từ 26/10/55 – 1/11/63. Vào Năm 1963, gia
đình ông Yến đã đệ đơn TT Diệm cứu xét. Ông Diệm giao cho ông Đỗ Mậu, cục
trưởng an ninh quân đội. Ông này sợ liên lụy lại trao cho đại úy Phạm Bá Thích
ở Huế. Cuộc điều tra kết quả ra sao thì không ai được biết. Nhưng chắc chắn đã
đưa đến cái chết của Phan Quang Đông. Ở Sàigòn thì vào ngày 25/6/64, Dương Văn
Hiếu Nguyễn Thiện Dzai và Nguyễn Tư Thái bị kết án khổ sai chung thân và Phan
Khanh 10 năm khổ sai.
VP : Người ta bảo Phan Quang
Đông phải chết, cũng như Đặng Sỹ phải lãnh án tù, vì các tướng đảo chính muốn
làm vừa lòng một số nhà lãnh đạo Phật giáo quá khích.
Các tướng lãnh
dưới thời Tổng Thống Diệm, đa số là Phật Tử, chỉ có 2 người theo đạo Công Giáo
là ông Huỳnh Văn Cao và Đề Đốc Hồ Tấn Quyền, như vậy TT. Diêm kỳ thị Phật Giáo
ở chỗ nào?
NVL: Đây là câu hỏi mấu
chốt, câu hỏi có thể còn gây tranh luận, là đầu mối cho việc lật đổ ông Diệm
hay ít ra là cái cớ cho việc lật đổ ông: ông Diệm, ông Nhu có kỳ thị Phật giáo
hay không?
VP: Câu hỏi coi vậy
không khó để trả lời. Nếu tôi làm chính trị thì ngay cho dù tôi có đố kỵ với
Phật giáo, tôi vẫn tỏ ra thân thiện với Phật giáo. Ông Diệm, ông Nhu đủ khôn
ngoan để làm việc đó. Vấn đề là cấp dưới như tỉnh trưởng, quận trưởng làm bậy
mà ông Tổng thống không thể kiểm soát hết được, theo như nhận xét của Hòa
thượng Thích Tâm Châu. Nhưng, Ông Diệm không phải là loại người đóng kịch giỏi
đến như thế?
NVL: Đóng kịch hay chắc
phải dành cho ông Nguyễn Khánh, Trần Văn Đôn?
VP: Không, ông Hồ đóng
hay hơn chứ. Khánh, Đôn sao bì được. Khánh phải gọi là diễu dở.
Theo lời kể của Lê Châu
Lộc, chính TT Quảng Liên, Hiệu trưởng trường Bồ Đề gần chợ Cầu Muối đã được ông
Diệm cho xuất ngoại du học, và chính ông Diệm đã tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma 10
ngàn đô-la để giúp người tỵ nạn Tây Tạng.
Phần cụ Võ Như Nguyện,
lúc còn làm Chủ tịch Uỷ ban Nội vụ Quốc Hội, đã đưa các TT Trí Thủ, Thiện Minh,
Trí Quang vào gặp Tổng thống Diệm để xin đổi tên Hội Phật giáo Thừa Thiên thành
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngày hôm sau ông Diệm ký liền.
Còn chuyện này không kém
quan trọng: Xưa nay, người ta thường bảo các ông Diệm Nhu ra lệnh tấn công
chùa, gọi là kế hoạch “nước lũ”. Việc đem lực lượng cảnh sát tấn công chùa là
một quyết định vụng về của chế độ. Đã đành có nhiều tướng lãnh mà đứng đầu là
Tôn Thất Đính, đề nghị tấn công chùa. Nhưng trách nhiệm người lãnh đạo vẫn là
ông Tổng Thống. Sự sáng suốt, sự khôn ngoan của người lãnh đạo để đâu? Hay cũng
bảo rằng đằng sau chuyện này có bàn tay người Mỹ?
Tôi đã hỏi ba người, ở 3
tư thế khác nhau:
NVL: Xin cắt ngang ông
một lần nữa về cách thức của ông khi chọn người để phỏng vấn. Sự chọn lựa có
chủ đích của ông giúp nâng mức độ khả tín của cuốn sách. Ngoài ông Trần Kim
Tuyến là điều cần thiết cho sự hình thành cuốn sách này không tránh được. Những
tên tuổi khác đã không có mặt như Lâm Lễ Trinh, Đỗ Mậu là một sự không có mặt
có ý nghĩa? Tuy nhiên, có một người mà tôi nghĩ rằng nên được phỏng vấn lắm. Đó
là cụ Đoàn Thêm. Tôi biết chút ít về con người cụ Đoàn Thêm. Cụ là người làm
việc bên cạnh ông Diệm, nhưng không ưa tính nết ông Diệm, nếu không nói là ghét
và đố kỵ. Nhưng qua những ghi chép trong: Việc Từng Ngày, người ta thấy cụ nhận
xét chi li, tỉ mỉ và khá là CÔNG BẰNG đối với ông Diệm. Thật sự không cần ca
tụng hay nịnh ông Diệm như một số sách đã viết. Theo tôi, chỉ cần viết công
bằng, viết trung thực cũng đủ rồi. Rất tiếc là nay cụ Đoàn Thêm cũng đã mất
rồi.
VP: Cám ơn hảo ý của ông
trong những nhận xét về các nhân vật được phỏng vấn, ông đã nói trúng ý tôi.
Riêng cụ Đoàn Thêm tôi đã cố thử xin phỏng vấn nhưng khó lắm, vì cụ dè dặt. Nay
rất tiếc cụ dã qua đời. Bây giờ xin trưng dẫn ý kiến của ba người đó.
Ông Cao Xuân Vỹ: “Việc
tấn công chùa là do đề nghị của các tướng. Ông Nhu nói với tôi thế này: Phải
giải quyết vụ Phật giáo cho xong, không thì anh em binh sĩ ngoài tiền tuyến
không an tâm. Sau đó, tôi có hỏi các tướng, các ông chối hết. Nhưng mấy anh em
ấy họp nói rằng, chính Tôn Thất Đính chủ trì phiên họp. Nhưng đứng ra hành động
là Lực lượng đặc biệt và Cảnh sát.”
Ông Cao Xuân Vỹ cũng có
mặt ở chùa Xá Lợi, lúc chùa bị tấn công. Chắc hẳn những điều ông nói là đúng.
Cụ Quách Tòng Đức: Có lẽ
với vai trò của cụ là Đổng lý văn phòng phủ Tổng thống, cụ cũng có thể biết
được tường tận vụ khủng hoảng Phật giáo. Nhà cụ lại ở ngay cạnh chùa Xá Lợi nên
cũng thấy cuộc tấn công chùa. Đây là những câu tôi hỏi cụ: “Có đàn áp Phật giáo
hay không?” “ Không có đàn áp Phật giáo. Chính phủ giúp xây chùa Xá Lợi và
nhiều chùa khác. Ông Diệm vốn biết nhược điểm của mình là người Thiên Chúa, ông
cố giữ quân bình. “ Ai ra lệnh tấn công chùa?” “ Lúc đó ra lệnh miệng thôi à.
Tấn công chùa là Cảnh sát, không phải quân đội. Tôi ở ngay bên, các chùa cũng
để loa rầm rộ lắm. Nghe họ hô những khẩu hiệu ghê lắm. Xem thường chính phủ
lắm”. “ Có vài tướng đề nghị đánh chùa?” “ Chắc là các tướng như tướng Đính có
ý kiến đánh vào các chùa. Tôi thấy khi có vụ Phật giáo rồi, cụ Diệm buồn. Tôi
đoán thấy ông hơi chán nản. Phật giáo làm quá rồi, ổng không muốn làm việc nữa.
Một số công việc tôi trình lên. Ổng nói đưa cho ông Nhu. Tôi không thấy ông Nhu
có tham vọng thay ông Diệm. Không thấy gì “.
Hòa Thượng Tâm Châu:
Theo Ông Cao Xuân Vỹ :” Ông Tâm Châu không biết gì cả, vừa là nạn nhân, vừa là
anh hùng”.Tôi đã hỏi Hòa thượng Tâm Châu như sau:
- Theo Hòa Thượng, Tổng
thống Diệm và ông Nhu có kỳ thị Phật giáo không?
- Thực ra đối với TT
Diệm khi đó tôi có gặp thì biết, ngài là người nho học. Ngài có tinh thần dân
chủ hơn. Còn vấn đề kỳ thị, thì tôi không dám nói có hay không có. Chắc chắn
thì tôi nói thẳng thắn ở cấp trên thì đương nhiên hiểu biết rộng hơn cấp thừa
hành dưới, hoặc là chẳng hạn bị ảnh hưởng của Tổng giám mục Ngô Đình Thục là
người vẫn muốn làm sao tôn giáo mình phát triển, nên tìm phương thức.. Có thể
người dưới làm những cái nó sinh ra chuyện không tốt. Tôi tin tưởng là cấp trên
không đến nỗi nào.
- Hồi đó sự phát triển
Phật giáo nói chung, mà điển hình là sự phát triển các chùa chiền, có gì trở
ngại không?
- Thực ra không có gì
trở ngại. Nó chỉ có vấn đề trong sự bình thường chỗ nào làm chùa mà xin phép
thì được xét thôi. Chung chung không có gì cả.
- Không bị trở ngại?
- Chỗ nào thì tôi không
biết chứ trong Sàigòn thì tôi không thấy.Tôi thực sự không thấy.
- Hôm cảnh sát tấn công
chùa, Thầy đang ở đâu?
- Tôi đang ở chùa Xá
Lợi. Tôi cũng bị bắt, bị giam, nhưng không biết là giam ở đâu. Giam cho đến
ngày 2/11/1963 mới được về.
- Thầy có bị hành hung
không?
- Đánh đập thì không có.
- Phong trào tranh đấu
Phật giáo có bị ảnh hưởng của Cộng Sản không?
- Dạ không. Không có. Ở
miền Trung thì tôi không biết, nhưng trong Nam thì tôi không thấy có vấn đề
Cộng Sản. Về sau mới có chứ lúc ấy không có gì .
- Riêng thầy, Cộng sản
có cho người liên lạc không?
- Tôi không bao giờ có,
tôi chống Cộng từ Bắc.
- Thầy nghĩ sao về thầy
Trí Quang? Người ta nói thầy Trí Quang thiên Cộng?
- Tôi không được gặp
thầy Trí Quang nhiều. Ngài ở ngoài Trung. ChỈ nói thẳng thắn cái cao vọng của
cụ ấy nặng hơn, chứ còn Cộng Sản thì không biết sao cả.
VP: Cần nói thêm là
ngoài một số viên chức chính phủ làm bậy để lấy điểm, còn một số cha di cư lợi
dụng tên tuổi ông Diệm để trục lợi.
NVL: Có thể ông cho biết
một vài trường hợp cụ thể.
VP: Thì như ông Cha
Khai, đi đâu cũng lấy danh nghĩa người của Tổng Thống . Ông Diệm đã gọi vào và
từ đấy, ông không còn được héo lánh đến dinh Độc Lập như trước nữa.
NVL: Còn một người nữa
không thể không nói đến. Bà Ngô Đình Nhu. Nếu Thượng Tọa Trí Quang có thể làm
rung chuyển nước Mỹ thì Bà Nhu có thể làm lung lay chế độ? Ông đồng ý chứ?
VP: Đồng ý một nửa. Câu
hỏi của ông có tính gài bẫy, trả lời cũng chết, không trả lời cũng chết
NVL: Tôi có cảm tưởng
ông có vẻ ghét, khinh thường bà Nhu về những ngôn ngữ, cử chỉ xấc xược của bà
ấy. Mặt khác, tôi lại có cảm tưởng ông biện hộ, bênh vực bà ấy. Chẳng hạn,
trong sách ông cố tình chứng minh rằng bà ấy không kinh tài, không tham nhũng,
hối lộ? Điều đó có mâu thuẫn không?
VP: Không có gì là mâu
thuẫn cả. Ghét là một chuyện. Ghét tính nết, không ưa. Nhưng ông cho phép tôi
dùng lại chữ của ông đã dùng, tôi phải CÔNG BẰNG với bà ấy.
Theo tôi, bà là nạn nhân bị bôi nhọ một cách thô bỉ nhất thời ông Diệm.
NVL: Xin cho vài tỉ dụ
cụ thể.
VP: Nó hạ cấp đến chả
muốn nói ra đây như ghế khoái lạc, phòng bà Nhu bốn phía lắp gương, ngủ với ông
Diệm, giữa thanh thiên bạch nhật ngồi trên lòng ông Diệm, ỏn ẻn bá vai bá cổ.
NVL: Tôi nghĩ rằng, đối
với Hà nội khi họ bôi bẩn bà Nhu, nó không còn chỉ nhằm vào cá nhân bà Nhu và
chế độ ấy nữa, nó vượt lên trên những bôi nhọ cá nhân. Nó trở thành chính sách,
đường lối của nhà cầm quyền Hà nội bấy giờ nhằm bôi xấu miền Nam.
Bà Ngô Đình Nhu trong một cuộc tập bắn súng.
Họ dùng những sách báo
bôi bẩn chế độ miền Nam để tuyên truyền chống lại miền Nam. Miền Nam đã để sơ
hở về điều này. Ở miền Nam thì Cộng Sản khuynh đảo, thổi phồng bịa đặt để gây
rối loạn. Ở ngoài Bắc thì ngược lại bưng bít, ém nhẹm và xuyên tạc miền Nam.
Điều đó cho thấy Cộng
Sản chỉ có thể tồn tại bằng sự che đậy, gian trá và lừa đảo.
Đồng thời, nó cảnh báo
chúng ta phải cảnh giác một số những cây viết ngoài nước, một số diễn đàn điện
tử đang tuyên truyền cổ võ làm tay sai cho Cộng Sản.
Tôi cũng xin được phép
bạch hóa một vài tác giả mà ông vẫn muốn né tránh, không tiện hài tên họ ra. Đã
đến cái thời điểm phải đưa tên họ ra rồi. Đó là những tác giả như ông Mặc Thu,
Lê Trọng Văn ( cán bộ Cộng Sản ) Nguyễn Đắc Xuân ( cán bộ Cộng sản ) Hoàng
Trọng Miên.
VP: Trước đây, tôi đã
không thể nào mường tượng nổi ảnh hưởng tai hại của những cuốn sách do họ viết.
Bởi vì, miền Nam có tự do viết, ngay cả bôi nhọ. Người đọc tự mình phải biết
chọn lựa đọc và chọn thế đứng của mình.
Nhưng nay thì tôi đau
xót nhìn nhận rằng, ảnh hưởng đó xâm nhập vào tim óc, lục phủ ngũ tạng của một
số người một cách vô thức rồi. Chẳng hạn, sau biến cố 1/11/63, đợi đến năm
1964, chính quyền của mấy ông Tướng đã mang trưng bầy tại phòng Thông Tin Đô
Thành một chiếc ghế được mênh danh là Ghế Khoái Lạc, biểu tượng sự sạ đọa của
chính quyền Ngô Đình Diệm. Mà thực ra đó chỉ là cái ghế của thợ uốn tóc, có thể bấm cho lên xuống, ngả ra, xoay qua
xoay lại, mà bà Nhu cho đem vào dinh Độc lập, vì bà không muốn ra ngoài làm
tóc. Không biết khi bà Nhu ngồi trên ghế đó thì có cảm giác khoái lạc như có
sóng trong bụng em không? Và cũng không biết rằng có ai đó, một phụ nữ, bất kể
là ai đã ngồi thử để biết thực hư thế nào? Ghế khoái lạc thì có. Bà Nhu đã
ngồi, đã khoái lạc. Chỉ rất tiếc sau đó đã không ai ngồi thử để minh chứng cho
lời cáo buộc bà Nhu là sự thật?
NVL: Nhưng điều chắc
chắn là nó thỏa mãn và đem lại sảng khoái cho hàng ngàn, hàng vạn người đọc
cuốn sách Đệ Nhất phu nhân của Hoàng Trọng Miên mà trong thư viện VN chỗ tôi ở
cũng bày ra vài cuốn.
Đến lượt ông Nguyễn Đắc
Xuân viết một bài đăng trên Giao Điểm, theo ông Nguyễn Đắc Xuân, phái đoàn sinh
viên của ông được các sĩ quan hướng dẫn cho biết, muốn vào phòng bà Nhu bắt
buộc đi qua phòng ông Diệm. Ở đây ám chỉ sự thông đồng giữa bà Nhu và ông Diệm.
Trong phòng bà Nhu thì chung quanh đều có lát gương bốn phía và được giải thích
công dụng của chúng để làm gì? Một ám chỉ rất vô giáo dục?
VP:Tôi nghĩ, một cái
dinh của một Tổng Thống không thể * lụi xụi *, phòng nọ sát phòng kia như cái
tâm * lụi xụi * của Nguyễn Đắc Xuân được. Không biết dinh Gia Long thế nào, cho
dù nó bằng nửa dinh Độc Lập đi, tôi xin mạn phép nói về sự bài trí trong dinh
Độc Lập để độc giả tiện so sánh. Theo cụ Quách Tòng Đức, dinh Độc Lập có hai
tầng, tầng dưới có hai phòng khánh tiết tráng lệ và có văn phòng cố vấn Ngô
Đình Nhu, văn phòng Bộ trưởng phủ tổng thống, văn phòng đổng lý, văn phòng Tổng
thơ ký phủ tổng thống và nhân viên. Tầng trên chia ra ba phần: phần giữa là hai
phòng khánh tiết lớn, phía trái của hai phòng khánh tiết dành làm văn phòng và
phòng ngủ của tổng thống, rồi phòng sĩ quan tùy viên. Phòng tổng thống Diệm
trang trí sơ sài với cái giường nhỏ bằng gỗ, một bàn tròn và ba ghế da. Nơi
đây, ông Diệm thường dùng cơm và tiếp bộ trưởng, tướng lãnh. Phía phải phòng
khánh tiết là nơi cư ngụ của gia đình bà Nhu. Sự bài trí như thế có quy củ, có
sự trang trọng đúng cái *protocole* của một dinh tổng thống. Có lẽ nào nó lùi
xùi, lẹo tẹo, phòng bà Nhu dính sát phòng ông Diệm?
Phải khinh mình và khinh
người đọc lắm mới dám viết như vậy.
Tôi nghĩ thêm rằng,
trong đám sinh viên hơn hai chục người còn lại, rất có thể có những người khác
đọc bài này sẽ không ngần ngại lên tiếng. Tôi hy vọng là như thế ? Có gì ghê
gớm lắm đâu? Nếu quả thực bà Nhu là như thế thì bà chỉ là một thứ đàn bà dâm
đãng? Trong thiên hạ, thiếu gì những người đàn bà như thế? Nếu có cũng chỉ là
chuyện bình thường. Còn nếu quả thực bà không như thế thì những người còn có
chút công tâm cần trả lại danh dự cho bà. Vả lại, một người không cần thông
minh cũng có thể thấy rằng nếu là người dâm đãng thì bà Nhu phải tìm những
người đàn ông khoẻ mạnh, đẹp trai, có vô số trong hàng sĩ quan hay công chức
cao cấp. Cớ gì bà lại chọn ông anh chồng gần như một nhà tu, lùn tì, bụng phệ,
buổi sáng chỉ thích ăn điểm tâm cháo trắng với cá kho?
NVL: Việc ông Nguyễn Đắc
Xuân viết chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng nó trở thành đại sự khi mới đây, tôi sửng
sốt đến sợ hãi qua bài viết ngắn của ông Bùi Tín: Kết thúc cuộc đối thoại vô
bổ, đăng trên Talawas, ra ngày 3/1/07 và lá thư của ông Nguyễn Trung Lương,
cũng trên Talawas, đề ngày 10/1/97.
Chỉ trong vài dòng của
ông Bùi Tín, tôi khám phá ra được sự tàn bạo, sự đê tiện, sự khốn nạn và bất
hạnh cho những ai phải sống trong chế độ Cộng sản. Ông Bùi Tín viết như thế
này:” Tôi đã tìm hiểu và suy nghĩ rất kỹ.. Không có chuyện ông Diệm tằng tịu
với bà Lệ Xuân, ông Diệm không có vợ thật sự cũng không có con riêng, con hoang
..”
VP: Theo tôi, phải chăng
kể từ cuối những năm 1950, ông Bùi Tín cũng như nhiều người khác ngoài Bắc đều
tin là thật chuyện hủ hóa của bà Nhu với ông Diệm? Và ông Bùi Tín phải mất
nhiều năm tháng, nhiều ám ảnh mới truy ra điều vu cáo ông Diệm là chuyện gian
dối? Thì ra, trong suốt những năm tháng ấy, ông tin chuyện ông Diệm tằng tịu
với bà em dâu là có thật?
NVL: Tôi tự hỏi đã có
bao nhiêu người được như ông Bùi Tín, còn biết tra vấn, cất công tìm hiểu và
sau đó có cái may mắn để truy tìm ra được sự thật? Trong khi đó, người trong
Nam chỉ coi truyện đó như loại chuyện tiếu lâm tào lao xích đế?
Phải chăng người dân
miền Bắc đã bị nhiễm độc, tuyên truyền đến nỗi có thể tin được một câu chuyện
như thế?
VP: Tôi có đọc lá thư của ông Nguyễn Trung Lương gửi cho ông Bùi Tín. Ông Lương cho biết, vào cuối những năm 50, khi còn ngồi ghế nhà trường Hà nội, ông đã nghe và tin chắc thế: Ông Diệm ngủ với bà Nhu. Ông Lương còn cho biết thêm Hoài Thanh đã có lần tiết lộ bà Thụy An, dính líu đến Nhân Văn giai phẩm, thường ăn chơi với bọn trong Ủy Ban kiểm soát đình chiến như bọn Gia Nã Đại và bọn NVGP đã dùng Thụy An làm Mỹ nhân kế với những văn nghệ sĩ trẻ dại dột như Phùng Quán, Lê Đạt .. Hiện nay, ông Lê Đạt hay có mặt ở tòa báo Tia Sáng của Văn Thành chắc có thể lên tiếng cải chính? Câu chuyện về những hệ thống tuyên truyền rỉ tai, đầu độc dư luân, ngụy tạo, chụp mũ, bôi bẩn của chính quyền Cộng Sản còn tinh vi hơn thế nữa: đến cái độ mà người dân mất cảnh giác đến không phân biệt đâu là thật, đâu là giả nữa NVL: Nay đã đến lúc chúng ta phải tạm ngưng hai buổi trọn mạn đàm với ông. Tôi phải thú thực là trong suốt hai buổi mạn đàm đó, chúng ta có dịp trao đổi nhiều điều bổ ích. Còn quá nhiều chi tiết mặc dầu tôi đã thu vào băng, tôi cũng không tiện ghi hết ra đây. Có một số điều tôi đã ghi chú riêng về cảm tưởng của tôi về buổi mạn đàm này, tôi đã nói ở phần đầu xin khai triển thêm, xin được thưa với ông: – Thứ nhất, ông có một trí nhớ tuyệt vời. Trong hai ngày mạn đàm, tôi là người phần lớn ngồi nghe, ông là người nói. Ông đã nói liên miên trong suốt hai ngày làm việc, nói không ngưng nghỉ. Không một tờ giấy trước mặt. – Thứ hai, mặc dầu có cảm tưởng ông biện giải cho những sự thật về ông Diệm, tôi không tìm thấy nơi ông một chút xíu nào về một cảm tình quá độ, một partie-prise, ông vẫn gây cho tôi một cảm tưởng, biện hộ hẳn là có, nhưng vẫn thong dong thoải mái, vẫn có một thái độ khách quan chừng mực, trí thức và cẩn trọng. – Thứ ba, và đây có thể là điều quan trọng nhất, ông bằng mọi cách mọi giá tôn trọng sự thật như thái độ chọn lựa cân bằng các người được phỏng vấn. Chọn người được phỏng vấn ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho sự kiện được nêu ra đạt được độ khả tín cao. Ông không có thói quen cường điệu hóa một sự việc, một biến cố, chủ quan cho rằng mình nắm được sự thật. Có những điều tôi đặt ra cho ông mà ông không nắm rõ, ông thẳng thắn thú nhận là điều này ông không biết rõ. – Thái độ lương thiện trí thức đó của một người cầm bút như ông với cuốn sách này: Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người. Chẳng hạn hai ông Diệm Nhu không kỳ thị tôn giáo, không đàn áp, giết, hay giam cầm hằng vạn người đối lập. Ông Nhu không hút thuốc phiện. Ông Diệm không ăn cắp nghiên mực của vua Tự Đức theo lời tố cáo của Nguyễn Đắc Xuân, không giết Trịnh Minh Thế như lời tố cáo của Lê Trọng Văn. Nhất là ông Diệm không có chính sách đàn áp, giết hại người Phật Tử như biến cố Đài phát thanh. Và theo như lời nhận xét của ông Tuyến:” Mọi chuyện diễn ra như một định mệnh đã được an bài”. – Nói đúng ra, ông có lòng can đảm và sự trung thực. Cuốn sách của ông sau này sẽ là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai muốn biết một số sự thật về chế Ngô Đình Diệm. Mong là cuốn sách sẽ được nhiều bạn đọc để biết sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm. Đặc biệt nhất là giới trẻ sau này.
VP: Tôi có đọc lá thư của ông Nguyễn Trung Lương gửi cho ông Bùi Tín. Ông Lương cho biết, vào cuối những năm 50, khi còn ngồi ghế nhà trường Hà nội, ông đã nghe và tin chắc thế: Ông Diệm ngủ với bà Nhu. Ông Lương còn cho biết thêm Hoài Thanh đã có lần tiết lộ bà Thụy An, dính líu đến Nhân Văn giai phẩm, thường ăn chơi với bọn trong Ủy Ban kiểm soát đình chiến như bọn Gia Nã Đại và bọn NVGP đã dùng Thụy An làm Mỹ nhân kế với những văn nghệ sĩ trẻ dại dột như Phùng Quán, Lê Đạt .. Hiện nay, ông Lê Đạt hay có mặt ở tòa báo Tia Sáng của Văn Thành chắc có thể lên tiếng cải chính? Câu chuyện về những hệ thống tuyên truyền rỉ tai, đầu độc dư luân, ngụy tạo, chụp mũ, bôi bẩn của chính quyền Cộng Sản còn tinh vi hơn thế nữa: đến cái độ mà người dân mất cảnh giác đến không phân biệt đâu là thật, đâu là giả nữa NVL: Nay đã đến lúc chúng ta phải tạm ngưng hai buổi trọn mạn đàm với ông. Tôi phải thú thực là trong suốt hai buổi mạn đàm đó, chúng ta có dịp trao đổi nhiều điều bổ ích. Còn quá nhiều chi tiết mặc dầu tôi đã thu vào băng, tôi cũng không tiện ghi hết ra đây. Có một số điều tôi đã ghi chú riêng về cảm tưởng của tôi về buổi mạn đàm này, tôi đã nói ở phần đầu xin khai triển thêm, xin được thưa với ông: – Thứ nhất, ông có một trí nhớ tuyệt vời. Trong hai ngày mạn đàm, tôi là người phần lớn ngồi nghe, ông là người nói. Ông đã nói liên miên trong suốt hai ngày làm việc, nói không ngưng nghỉ. Không một tờ giấy trước mặt. – Thứ hai, mặc dầu có cảm tưởng ông biện giải cho những sự thật về ông Diệm, tôi không tìm thấy nơi ông một chút xíu nào về một cảm tình quá độ, một partie-prise, ông vẫn gây cho tôi một cảm tưởng, biện hộ hẳn là có, nhưng vẫn thong dong thoải mái, vẫn có một thái độ khách quan chừng mực, trí thức và cẩn trọng. – Thứ ba, và đây có thể là điều quan trọng nhất, ông bằng mọi cách mọi giá tôn trọng sự thật như thái độ chọn lựa cân bằng các người được phỏng vấn. Chọn người được phỏng vấn ở nhiều góc độ khác nhau khiến cho sự kiện được nêu ra đạt được độ khả tín cao. Ông không có thói quen cường điệu hóa một sự việc, một biến cố, chủ quan cho rằng mình nắm được sự thật. Có những điều tôi đặt ra cho ông mà ông không nắm rõ, ông thẳng thắn thú nhận là điều này ông không biết rõ. – Thái độ lương thiện trí thức đó của một người cầm bút như ông với cuốn sách này: Cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm sẽ giúp bạch hóa một số điều đã bị ngộ nhận theo tin đồn hoặc theo những luận điệu bôi bẩn, chụp mũ của một số người. Chẳng hạn hai ông Diệm Nhu không kỳ thị tôn giáo, không đàn áp, giết, hay giam cầm hằng vạn người đối lập. Ông Nhu không hút thuốc phiện. Ông Diệm không ăn cắp nghiên mực của vua Tự Đức theo lời tố cáo của Nguyễn Đắc Xuân, không giết Trịnh Minh Thế như lời tố cáo của Lê Trọng Văn. Nhất là ông Diệm không có chính sách đàn áp, giết hại người Phật Tử như biến cố Đài phát thanh. Và theo như lời nhận xét của ông Tuyến:” Mọi chuyện diễn ra như một định mệnh đã được an bài”. – Nói đúng ra, ông có lòng can đảm và sự trung thực. Cuốn sách của ông sau này sẽ là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai muốn biết một số sự thật về chế Ngô Đình Diệm. Mong là cuốn sách sẽ được nhiều bạn đọc để biết sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm. Đặc biệt nhất là giới trẻ sau này.
Đồng bào thăm mộ Tổng Thống và các anh em của ông tại Việt Nam.
Xem toàn bộ bài này ở
Link sau:
NgôThế Linh Tripot.com
NgôThế Linh Tripot.com
[1] Dưới thời Bộ
trưởng thông tin Trần Chánh Thành, ông đã phát động sự hình thành Phong trào
Cách Mạng Quốc Gia, đồng thời cho phổ biến bài hát trên trong các rạp ciné.
Thoạt tiên là bài Quốc ca, tiếp đến là bài suy tôn Ngô tổng thống. Năm 1975,
ông Thành tự tử bằng cách uống thuốc độc chết tại nhà. Trích Lâm Lễ Trinh, 9
năm bên cạnh TT Ngô Đình Diệm Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm
visited President Ngo Dinh Diem page. Bài Thơ Nỗi Lòng – Chí Sĩ Ngô Ðình
Diệm (Trần Việt Yên) Vấn Ðề NÐD được cử làm Thủ Tướng (HNT & TTNÐ) TT Ngô
Ðình Diệm: Thử thách đầu tiên (HNT & TTNÐ) TT Ngô Ðình Diệm: Giai đoạn cực
kỳ gây cấn (HNT & TTNÐ) TT Ngô Ðình Diệm: Tái thiết miền Nam (HNT &
TTNÐ) Vòng Hoa Tưởng Nhớ (Trương Phú Thứ) Cái Chết của TT Ngô Ðình Diệm (Aladin
Nguyen) Cuộc đảo chánh ám sát TT Ngô Ðình Diệm (Aladin Nguyen) Phỏng vấn hai
cựu tướng Khiêm và Xuân Bài học từ một sự tuẫn tiết (TS Lâm Lễ Trinh) Bốn mươi
năm ngậm ngùi (Trương Phu’ Thứ) Cầu nguyện với Cố TT Ngô Ðình Diệm (Phan Thiết)
Về những đàn anh lớn (Nguyễn Tường Phong) Phản Tướng – Bọn ác ôn côn đồ (Tú
Gàn) Những bí mật được tiết lộ sau 40 năm (Tú Gàn) Những Giờ Ðịnh Mệnh (Tú Gàn
– Sài Gòn Nhỏ) Bốn mươi năm sau tỉnh hay mê (BS Nguyễn Tiến Cảnh ) CS nghĩ sao
về Cố TT Ngô Ðình Diệm? (BS Tôn Thất Thiện) Nghĩa Biển Tình Sông – (Hoài cảm
của Trần khắc Kính) Sign Memorial guestbook View President
Ngo Dinh Diem guestbook Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm
View and sign Guestbook Xin vui lòng lưu bút tưởng niệm đến các
vị Anh Hùng của QLVNCH và các đồng bào nạn nhân đã bị cộng sản sát hại tại
Huế. Please visit and sign our guestbook to honor the ARVN Heoes and to
remember the thousands of civilians murdered in Hue City in 1968. since
Memorial Day 1999 Memorial homepage Sitemap Liberation – Giải Phóng
Tưởng Niệm CHT Sở Bắc Tiễn biệt Cố Đại Tá Ngô Thế Linh Biệt Hải – Sở
Phòng Vệ Duyên Hải Nha Kỹ Thuật QLVNCH Lịch Sử Nha Kỹ Thuật Hoạt động của BK Sở
Bắc tại Bắc Việt Paradise island (Cù Lao Chàm) Hoài cảm của T.70 Trường Võ Khoa
Thủ Đức Oan hồn trên xứ Huế – Mậu Thân 1968 Tổng Thống Ngô Ðình Diệm Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng Chiến Dịch Vinh Danh Lá
Cờ Vàng Thuyền Nhân Tỵ Nạn Cộng Sản 50 Năm Tội Ác Cộng Sản (html) A life for Freedom
and Democracy TAPS – Colonel Ngô Thế Linh Sea Commandos – Coastal Security
Strategic Technical Directorate History of Strategic Technical Directorate
Paradise island (Cù Lao Chàm) Sacred Sword of the Patriots League Presidential
Unit Citation for SOG An ARVN Hero by T.70 Thu Duc ARVN Military Officer
Academy Viet Cong “Strategy of Terror” President Ngo Dinh Diem (54-63)
President Nguyen Van Thieu (67-75) VN Coastal Raiders part 1, part 2, part3 The
Lost Commandos (MACV-SOG) MACV-SOG Commandos (RT Idaho) Campaign for the
Vietnamese Yellow Flag Boat People tragedy 50 Years of VN Communist Crimes
Please bookmark this page, more pictures and articles will be added
later.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét